Cái bẫy 300 năm của nghệ sĩ: SOI sai hay Trần Lương đúng?
lượt xem 3
download
Trong bài, “Tức quá, người ta cứ nghĩ là Soi giỏi“, khi bạn Ngọc nói, “xem một cái gì đó cần phải có trải nghiệm dần dần rồi mới hiểu được nó. Giống như đọc một quyển sách, ban đầu bạn có thể thấy nó dở, bạn không hiểu gì. Gấp sách lại và đi làm chuyện khác, 10 năm sau đọc lại bạn có thể thấy mình trong đó.” Bạn Lê Hà vặn lại: “Tôi đồng ý là để đánh giá một cuốn sách (hay một tác phẩm nghệ thuật) có thể cần nhiều thời gian, hiểu biết và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cái bẫy 300 năm của nghệ sĩ: SOI sai hay Trần Lương đúng?
- Cái bẫy 300 năm của nghệ sĩ: SOI sai hay Trần Lương đúng? Trong bài, “Tức quá, người ta cứ nghĩ là Soi giỏi“, khi bạn Ngọc nói, “xem một cái gì đó cần phải có trải nghiệm dần dần rồi mới hiểu được nó. Giống như đọc một quyển sách, ban đầu bạn có thể thấy nó dở, bạn không hiểu gì. Gấp sách lại và đi làm chuyện khác, 10 năm sau đọc lại bạn có thể thấy mình trong đó.” Bạn Lê Hà vặn lại: “Tôi đồng ý là để đánh giá một cuốn sách (hay một tác phẩm nghệ thuật) có thể cần nhiều thời gian, hiểu biết và trải nghiệm… Tuy nhiên mọi thứ đều là tương đối, và với những loại hình nghệ thuật đến với khán giả một cách trực tiếp và đồng thời như nghệ thuật trình diễn thì cảm giác tức thời thường cũng là cảm giác đúng nhất. Nếu để đánh giá một bộ phim, vở kịch hay vở múa mà phải cần đến 10 năm mới ra được kết luận chính xác thì chắc tất cả các thể loại review (của giới chuyên môn lẫn công chúng) cho tất cả các loại hình nghệ thuật nói trên đều phải vứt xó hết bạn ơi…”
- Nghệ sĩ Trần Lương, trong một bài sau đó, lại nghĩ: “Tôi ngợ cái sự không cần 10 năm để đánh giá chín chắn một tác phẩm nghệ thuật m à vẫn đúng của bạn Lê Hà chắc là những thứ như phim sau khi sản xuất 1,2 năm được giải thưởng quốc tế ngay, hoặc sách best seller… Nhưng thử nghĩ xem điều rất lạ là có những đạo diễn quan trọng nhất của nền điện ảnh thế giới lại chưa bao giờ được giải Oscar mà chỉ lúc sắp chết mới được giải thành tựu cả đời”. SOI có ý kiến là: Coi nghệ thuật là một món ăn đi nhé, thì: 1 - ăn vào thấy ngon ngay mới là ngon, 2 – ăn vào thấy chưa ngon, về nhà nhớ lại tuần sau thấy ngon mới là ngon… theo Soi đều có những trường hợp rơi vào (1) hoặc (2) mà vẫn đúng. Nhưng Soi tin chắc rằng ông đầu bếp nào khi nấu cũng muốn bưng ra là khách xuýt xoa khen ngay, “Ồ đẹp quá, thơm quá, ngon quá”. Hiệu quả tức thời, Soi tin, bao giờ cũng là đích nhắm đầu tiên và trên hết của bất kỳ ai làm ra sản phẩm, dù là nghệ thuật hay phi nghệ thuật. Hiệu quả dài lâu đến sau, là thứ khẳng định giá trị, đồng thời là niềm an ủi cho người làm ra (“giờ mày không thấy ngon, 300 năm sau sẽ có đứa nhỏ rãi vì tao,”).
- Theo Soi nghĩ, nghệ sĩ thì nên tránh xa cạm bẫy “300 năm” kia, và đừng lạm dụng nó để bao biện; bởi hãn hữu lắm mới có một thiên tài “300″ như thế; mà được thế nhiều phần cũng là khoản bonus của người thưởng thức, đến người làm ra tác phẩm có khi cũng không ngờ. Còn phần chúng ta, những người sáng tác “thấp bé”, khi đang thực hiện tác phẩm, hãy nghĩ đến đích gần nhất, trách nhiệm nhất của một người thợ cao quý: làm ra một thứ có được hiểu quả trực tiếp, tức thời. Đừng hy vọng thời gian sẽ trả lời, sẽ sinh ra những con người hiểu ta. Bởi khi đó ta đã đi đâu rồi nhỉ? Văn Điển? Bình Hưng Hòa? Và người 300 năm sau nhận ra còn ích gì cho ta nào? Khi mới bước chân vào tập tọe viết báo, Soi nhớ mãi một câu chuyện mà chắc nhiều người đã biết: Trong rừng có chúa sơn lâm vừa cực kỳ hung ác vừa thích nghe chuyện tiếu lâm. Mỗi buổi kể chuyện thật căng thẳng vì phải có mặt tất cả các con trong rừng. Chuyện kể ra, chỉ cần một kẻ nào đó không cười là kẻ kể chuyện bị đem đi giết thịt. Hôm ấy đến lượt khỉ. Khỉ kể chuyện không ai cười nổi. Chúa sơn lâm cho đi thịt ngay. Đến lượt cá sấu, chuyện của hắn chỉ có nửa số thú cười. Cá sấu bị giết. Còn lại thỏ trắng, chị run run kể một câu chuyện vui. Chuyện vừa dứt, cả đám thú cười lăn lộn, chúa sơn lâm cũng cười to, suýt lăn khỏi ghế. Duy có con lừa đứng không nhúc nhích, mặt đăm đăm. Tuy đau lòng nhưng muốn giữ kỷ cương, chị thỏ trắng cũng bị đem đi giết. Ba ngày sau, khi cả rừng đang tịch mịch lo âu, bỗng nghe tiếng lừa cười ầm
- ĩ. Đám thú đổ đến xem, thấy lừa đang lăn lộn cười. Đợi đến khi dừng được, hỏi lý do, lừa vừa ôm bụng vừa nói: “Chuyện chị thỏ trắng kể hôm trước hay ơi là hay.” Đấy, không đáp ứng được cái nhu cầu thưởng thức tức thời của khán giả đem lại những hệ quả tai hại vậy. Túm lại, Soi đồng ý hoàn toàn với anh Trần Lương về tất cả những công đoạn khổ học để có thể hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm. Soi chỉ muốn thêm là: thời gian chúng ta sống trên đời không dài và là thời gian quan trọng nhất, nên trực giác (theo Soi) vẫn là phần chủ chốt, và những giá trị lật ngược về sau (thí dụ răng đen thành răng trắng) xét cho cùng cũng là từ những người KHÔNG cùng thời với ta, hệ thẩm mỹ của họ cũng khác, mà nhiều khi đến ta có sống lại cũng không xực nổi. Nghệ sĩ Trần Lương có ý kiến lại như sau: Nghệ thuật không sinh ra để cho bất cứ ai xem cũng thu được ái, ố, hỉ, nộ tắp lự! Vì thế nghệ thuật mới phân ra làm nhiều kiểu, nhiều dạng để là món ăn tinh thần cho các tầng lớp và nhóm người khác nhau. Bạn nào đó có nói là nghệ thuật thượng tầng chỉ để cho nhóm nhỏ những cái đầu sáng giá xem thôi, vậy nghệ thuật đó có xứng đáng với thiên chức của nghệ thuật không?
- Tôi e là bạn có nhầm lẫn! Sau một thời gian “en-nờ” tháng năm nhất định, nghệ thuật dù cao đến mấy cũng sẽ hòa vào đời sống (có thể gọi là quá trình Pop hóa), nghệ thuật càng cao, càng sống lâu, càng đem lại từ lợi ích kinh tế đến lợi ích nhân văn. Có đầy dẫn chứng, tôi chỉ lấy một ví dụ phổ thông: về Van Gogh, người sinh thời bị ghẻ lạnh, không bán được tranh, chết trong hoang loạn bần hàn. Nhưng 200 năm sau (và sẽ còn rất lâu sau này) tác phẩm và cuộc đời của ông là tài sản vô giá cho tâm hồn con người thưởng thức và hướng đến chân, thiện, mỹ… Ông nuôi cả một ngành công nghiệp Van Gogh với biết bao công nhân, thợ thủ công, người làm dịch vụ, sản xuất và bán đồ lưu niệm, chép, bán tranh phiên bản. Nhân viên bảo tàng, nhà nghiên cứu, phê bình. Công nhân nhà máy của hãng sơn dầu Van Gogh… còn có bao nhiêu người ăn theo: bảo hiểm, luật sư, đấu giá, sưu tầm, thiết kế, phục chế… Cũng tương tự như vậy với tất cả đồ high art khác ! Đến đây tôi muốn bàn cho rõ về cái nhận định rất chắc nịch của SOI: “ăn vào phải thấy ngon ngay”! (xin hiểu “thấy ngon” là khi xem tác phẩm có thể hiểu được, cảm được, có cảm xúc yêu, thích, vui, ghét. Có phải thế không SOI?) Tất nhiên là SOI có toàn quyền với khuynh hướng thưởng thức và cả khuynh hướng thẩm mỹ của mình. SOI cũng có thể rất thoải mái đưa ý kiến đánh giá tác phẩm của riêng mình lên mạng công cộng để chia sẻ, bàn luận và cả khám phá nữa ! Đến đây vẫn rất tươi tắn và dân chủ!
- Nhưng bỗng nhiên SOI trở thành cán bộ tuyên huấn, muốn định hướng thay cho nghệ sĩ sáng tác (!?) [Theo Soi nghĩ, nghệ sĩ thì nên tránh xa cạm bẫy “300 năm” kia, và đừng lạm dụng nó để bao biện; bởi hãn hữu lắm mới có một thiên tài “300″ như thế; mà được thế nhiều phần cũng là khoản bonus của người thưởng thức, đến người làm ra tác phẩm có khi cũng không ngờ. Còn phần chúng ta, những người sáng tác “thấp bé”, khi đang thực hiện tác phẩm, hãy nghĩ đến đích gần nhất, trách nhiệm nhất của một người thợ cao quý: làm ra một thứ có được hiểu quả trực tiếp, tức thời. Đừng hy vọng thời gian sẽ trả lời, sẽ sinh ra những con người hiểu ta. Bởi khi đó ta đã đi đâu rồi nhỉ? Văn Điển? Bình Hưng Hòa? Và người 300 năm sau nhận ra còn ích gì cho ta nào?] (trích trong comment của SOI) Đằng sau những “Cao quý”, “Trách nhiệm”, “Hiệu quả”, tôi thấy đây là 1 lập luận nguy hiểm nhưng duy ý chí! - Nguy hiểm vì đây là lập luận đầy chất thực dụng, dễ thuyết phục người sáng tạo trẻ! Nguy hiểm nữa là nó muốn mang đi cơ hội phấn đấu vinh danh cho một dân tộc còn đang trầm luân về sáng tạo nói chung và văn hóa nói riêng (trong đó những thứ nghệ thuật phục vụ và ăn liền đã đè chết những mơ ước và sự hoang tưởng thanh khiết.) Nhìn lại lịch sử loài người xem, khi nhắc đến dân tộc nào, nước nào, người ta thường nhắc đến danh nhân và tác phẩm văn hóa như là chứng chỉ văn minh của cộng đồng đó! Nếu không có thì mới khoe tôi đánh nhau giỏi lắm hay tôi giầu lắm!
- - Duy ý chí là vì luận điểm này không hề dựa trên thực tế! Sự sáng tạo của nghệ sĩ thành bại dựa trên cấp độ của: a) tài năng trời phú. b) dày công nghiên cứu, học hỏi và thực hành. c) sự may mắn của số phận và d) phẩm cấp của môi trường xã hội! Trong 4 mặt trên, nghệ sĩ chỉ tự quyết định được có một mặt ! Nghệ sĩ thiên tài không từ chối sự thiên tài của mình được, có người đã phải từ chối bằng cái chết. Vậy để thực hiện cái nghị quyết của SOI kia, nghệ sĩ nhiều phần không thể chủ động. Con đường sáng tạo nghệ thuật là một quá trình tương tác với nhiều ngã rẽ, những bước ngoặt chỉ qua thực nghiệm mới biết được (đôi khi một tai nạn lại dẫn đến thành công). Vì thế không thể lập trình cho sáng tạo được! Tôi cũng cảm thấy nghi ngại (về tính nguy hiểm của lập luận – có thể mình quá nhạy cảm chăng), vì nhận thấy có mùi quen quen giống cái món tuyên truyền đã phải nếm triền miên. Qua cách lập luận của SOI từ đoạn nghị quyết trích ở trên, đến câu truyện ngụ ngôn viện dẫn hậu quả của nhu cầu thưởng thức tức thời của khán giả. Tôi thấy cách viện dẫn làm tù mù, đánh bùn sang ao, dễ làm sự việc mất phương hướng! Thế là nghệ sĩ phải phục vụ loại nghệ thuật mà CON LỪA hiểu được ngay hay sao? Nếu không thì sẽ gây tai họa? Ôi SOI thâm thúy quá ! Nhưng sự viện dẫn hình như chẳng khớp vào ngữ cảnh đang bàn luận về thực chất của nhu cầu thưởng thức nghệ thuật (trong đó với ai thì “thưởng thức” bao hàm
- cả tính phát triển, nâng cao dân trí, cập nhật và nâng tầm văn minh nhân loại, còn với ai thì “thưởng thức” là giải trí, xả stress, viên mãn sau những giờ lao động cực nhọc?) Nhu cầu muốn có thức ăn tinh thần ăn vào thấy ngon ngay là quá chính đáng, và trên thực tế là thức ăn thấy ngon ngay đầy rẫy ở khắp nơi (chắc chắn là hơn nhiều lần số thức ăn “300 năm sau mới thấy ngon”). Hà cớ gì phải vận động tất cả nghệ sĩ sản xuất đồ ăn phải thấy ngon ngay. Phải chăng đây là tâm lí “ông Sebastian Bach ơi sao ông viết nhạc lí trí quá khó nghe nghê, sao không viết nuột đi một tí cho đông người hâm mộ ông hơn nhỉ ?”. Có một thực tế là người VN khi phải chuyển vùng văn hóa, thì với đa số, câu đầu tiên than là thức ăn không hợp, khó ăn quá ! (Hồi sau năm 75 người Bắc luôn chê thức ăn miền Nam ngọt quá, hay sau này khi đi ra nước ngoài cũng đủ lọai vấn đề với các loại thức ăn tây, tàu, ả rập, mễ…) Vậy có phải là do thức ăn của họ không ngon hay do mình bị biệt lập? Sự tự ái nho nhỏ (bởi nghi ngờ khả năng thẩm định của mình) là có thể hiểu được, ai cũng vấp phải. Điều quan trọng là tiếp cận và giải quyết vướng mắc này như thế nào. Phải biết rõ mình được chuẩn bị đến đâu, điều kiện của mình có đủ và phù hợp để khám phá một thứ nghệ thuật xa lạ hay không. Nếu thấy đủ hay muốn thì mới tiếp cận thứ tự, đúng chỗ, khoa học và có tần xuất! Chỉ có con đường khai phá thì mới không đi lo những thứ cực kì vớ vẩn: đời ngắn lắm, chờ đến bao giờ? Sao cứ thấy sản phẩm của ông tây mũi lõ là phải khen hay? Tại sao tôi thấy đẹp thế mà anh lại bảo sến?… Thức ăn tinh thần khó nuốt – cả loại tốt lẫn loại dở – vẫn tự nhiên sinh ra. Ta nên chấp nhận tích cực để tiếp cận và lí giải, hoặc chọn lấy cho mình những
- khu vực phù hợp với hành trang mình có là hợp tự nhiên và công bằng (có thể) ạ! Tôi xin phép nói thẳng những suy nghĩ, mong SOI và cả diễn đàn gìn giữ cuộc thảo luận tươi tốt và fairplay!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn