Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
CẢI HOÁN VÒI PHUN LPG ĐỘNG CƠ Ô TÔ THEO HƯỚNG GIẢM THIỂU<br />
HIỆN TƯỢNG ĐÓNG BĂNG TRÊN ĐỈNH VÒI PHUN<br />
LPG INJECTORS REFORM OF AUTOMOTIVE ENGINES TOWARDS REDUCING<br />
ICING ON THE TOP OF INJECTOR<br />
Nguyễn Thanh Tuấn1<br />
Ngày nhận bài: 24/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 26/5/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày khả năng sử dụng LPG như một nhiên liệu thay thế cho xăng ô tô. Vấn đề xảy ra là khi phun LPG<br />
dưới dạng lỏng do tính bay hơi của LPG với nhiệt độ rất thấp (khoảng -40 độ C) dẫn tới hiện tượng LPG sẽ đóng băng<br />
tại đỉnh và thân vòi phun. Giải pháp vấn đề này được đưa ra và đã thực hiện trong suốt thời gian qua trong chương trình<br />
nghiên cứu của Bộ môn Kĩ thuật giao thông - Khoa Máy trường Đại học Kĩ thuật Liberec - Cộng hòa Séc.<br />
Từ khóa: LPG injector, vòi phun, vòi phun ngắn, vòi phun dạng thân<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper presents the possibility of using LPG as an alternative fuel for spark ignition engines of automobiles. The<br />
problem occurs when injection of LPG in liquid phase, LPG evaporates at low temperatures (about -40 degrees C) led<br />
to the phenomenon of LPG will freeze on the top and injector body. The solution of this problem is given, and have made<br />
during the past in the research program of the Department of Transport - Faculty of Mechanical Engineering - Technical<br />
University of Liberec - Czech Republic.<br />
Keywords: LPG, injector body, alternative fuel, freeze<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao<br />
thông gây ra đang là vấn đề lớn cần quan tâm giải<br />
quyết. Nguyên liệu sạch LPG với thành phần chủ<br />
yếu là propane và butane được chiết xuất từ dầu khí<br />
có khả năng đốt cháy cao. Do vậy khi sử dụng nhiên<br />
liệu LPG sẽ giảm khí thải, góp phần tích cực bảo vệ<br />
môi trường. So với dòng xe cùng chủng loại, khi sử<br />
dụng nhiên liệu LPG sẽ tiết kiệm nhiên liệu gần 20%<br />
so với nhiên liệu xăng dầu [1], giá LPG cũng rẻ hơn<br />
so với xăng và dầu, và một thuận lợi nữa là khi chạy<br />
bằng LPG chúng ta không cần cải hoán, cải tạo hay<br />
điều chỉnh động cơ và các bộ phận liên quan.<br />
Sự vận hành của động cơ lưỡng nhiên liệu LPG<br />
hoặc xăng phụ thuộc vào tính chất hòa trộn nhiên<br />
liệu giữa LPG và không khí, những phát sinh xảy ra<br />
thường là do sự thay đổi về chất lượng của LPG (do<br />
sự xuất hiện của các chất khó bay hơi hay các tạp<br />
chất khác không mong muốn. Những trở ngại này<br />
<br />
1<br />
<br />
gần như được khắc phục khi sử dụng hệ thống<br />
phun LPG dưới dạng lỏng [2]. Trong quá trình tạo<br />
hồn hợp giữa LPG lỏng và không khí trên đường<br />
ống nạp sự bay hơi mạnh mẽ của LPG trong ống vòi<br />
phun làm giảm nhiệt độ của hỗn hợp nhiên liệu và<br />
làm tăng khả năng nạp đầy trong buồng đốt động cơ<br />
dẫn tới khả năng công suất động cơ tăng lên. Tuy<br />
nhiên sự đóng băng trên đỉnh vòi phun là nguyên<br />
nhân khiến động cơ hoạt đông không đều và làm<br />
gia tăng nồng độ hydrocarbon ở đầu ra khí xả động<br />
cơ. Bài toán đặt ra là tìm giải pháp ngăn chặn hoặc<br />
giảm thiểu sự đóng băng ở đầu và thân vòi phun<br />
góp phần làm động cơ hoạt động êm dịu hơn và làm<br />
giảm ô nhiễm môi trường từ khí xả.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Vòi phun LPG lỏng được nghiên cứu và đã sản<br />
xuất thương mại. Một trong những nhà sản xuất lớn<br />
<br />
TS. Nguyễn Thanh Tuấn: Khoa Kỹ thuật giao thông - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
và có uy tín trong lĩnh vực này phải kể tới Công ty AVL<br />
của Hà Lan. Thiết bị này đã được phổ biến ở Châu Âu<br />
với tính ưu việt về tính năng của động cơ và tính kinh<br />
tế nếu so sánh với các sản phẩm cùng loại khác [3].<br />
Tuy nhiên sự đóng băng trên đỉnh vòi phun vẫn<br />
hiện hữu và là bài toán chung cần giải quyết. Trong<br />
chương trình nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng vòi<br />
phun của hãng AVL và đưa ra hai phương án kết cấu<br />
mới hướng tới việc làm giảm sự truyền nhiệt từ ống<br />
dẫn ra bề mặt của phần cuối vòi phun và giảm đường<br />
kính và chiều dài phần ống dẫn vòi phun với mục<br />
đích làm tăng áp suất LPG. Việc tăng áp suất trong<br />
ống dẫn sẽ làm chậm quá trình bay hơi LPG và giữ<br />
cho nền nhiệt độ LPG không xuống quá thấp.<br />
<br />
Số 1/2015<br />
Với mục đích nghiên cứu nhằm giảm thiểu đóng<br />
băng trên đỉnh vòi phun nên trong thực nghiệm này<br />
tác giả lắp đặt vòi phun trên một ống nhựa cứng<br />
hình trụ trong suốt (để thuận tiện quan sát hiện<br />
tượng ngay bằng mắt thường), ống trụ này được<br />
nối với ống nạp động cơ qua thiết bị gá đỡ cố định.<br />
Động cơ sử dụng trong nghiên cứu là động cơ<br />
Dawoo - Avia, động cơ này hoạt động giống như<br />
một động cơ lưỡng nhiên liệu và trong nghiên cứu<br />
này nó chỉ đóng vai trò đốt cháy phần LPG được<br />
phun ra từ vòi phun.<br />
Kết cấu các bộ phận của vòi phun LPG được<br />
thể hiện trong hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Kết cấu các bộ phận của vòi phun LPG<br />
<br />
Mục đích hướng tới khi thay đổi hình dạng phần<br />
cuối vòi phun là làm tăng áp suất trong ống dẫn luôn<br />
cao hơn áp suất mà tại đó LPG ở mức nhiệt độ trên<br />
00C. Giá trị áp suất phụ thuộc vào thành phần hỗn<br />
hợp có trong LPG (propane và butane). Nếu áp suất<br />
<br />
LPG cao hơn áp suất hơi bão hòa tại nhiệt độ 00C<br />
thì hiện tượng đóng băng sẽ không thể hình thành.<br />
Hai phương án mới cải tạo phần cuối vòi phun được<br />
đưa ra với hình dạng và kích thước được miêu tả<br />
tại hình 2.<br />
<br />
Vòi phun dạng ống nguyên thủy<br />
- Vật liệu: Thép<br />
- Đường kính ngoài Ø 3mm. đường kính<br />
trong Ø 1mm.<br />
- Chiều dài 41,5mm.<br />
<br />
Vòi phun dạng ống ngắn cải tạo<br />
<br />
Vòi phun dạng trụ cải tạo<br />
<br />
- Vật liệu: Thép<br />
- Đường kính ngoài Ø 0.6mm.<br />
đường kính trong Ø 0.4mm.<br />
- Chiều dài ống 25.5mm<br />
<br />
- Vật liệu: Nhôm hợp kim<br />
- Đường kính ngoài Ø 20 mm.<br />
đường kính trong Ø 0.6 mm.<br />
- Chiều dài ống 22 mm<br />
<br />
Hình 2. Phần cuối vòi phun LPG nguyên thủy và hai phương án cải tạo<br />
<br />
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu bằng thực nghiệm với cách thức đo<br />
trực tiếp nhiệt độ tại hai vị trí đỉnh và thân của phần<br />
cuối vòi phun. Hai vị trí này sẽ cho giá trị nhiệt độ ở<br />
từng chế độ phun và tốc độ động cơ, từ đó có thể so<br />
sánh được với phần cuối vòi phun đã được chế tạo<br />
và sử dụng trên thị trường.<br />
Cảm biến nhiệt độ phục vụ trong thí nghiệm là<br />
loại cảm biến kiểu K với dải đo nhiệt độ phù hợp<br />
trong nghiên cứu. Cảm biến này được nối với thiết<br />
bị đo HBM có kết nối máy tính với phần mềm chuyên<br />
dụng để lưu và xuất dữ liệu trong khi tiến hành<br />
thí nghiệm.<br />
<br />
Số 1/2015<br />
Chế độ thực nghiệm được tiến hành bằng cách<br />
thay đổi giá trị của thời gian mở van vòi phun LPG<br />
(1,2,4,6,8,10,12,14,15 ms) và tốc độ động cơ (1000,<br />
2000, 3000, 4000, 5000 vòng/phút).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Vòi phun LPG dạng ống nguyên thủy<br />
Vòi phun LPG được làm bằng ống thép với<br />
đường kính trong là 1mm và đường kính ngoài là<br />
3mm. Cảm biến nhiệt độ đặt tại ví trí cách đỉnh phía<br />
trên 5mm và cảm biến nhiệt độ thứ 2 gần đỉnh đầu<br />
ra vòi phun. Giá trị đo được thể hiện tại đồ thị hình 4.<br />
<br />
Hình 3. Cấu tạo vòi phun LPG dạng ống nguyên thủy và trạng thái làm việc của nó<br />
<br />
Hình 4. Nhiệt độ thân và đỉnh vòi phun đo được khi thí nghiệm bằng cách thay đổi thời gian phun<br />
và tốc độ quay của động cơ<br />
<br />
Sự bay hơi của LPG được thể hiện từ đồ thị hình 4. Đường kính của ống dẫn lớn nên áp suất LPG<br />
trong ống rất thấp và tỉ lệ bay hơi LPG tăng lên. Tại thời điểm lượng LPG được phun ít (chế độ không tải)<br />
nhiệt lượng truyền từ môi trường đủ để giúp LPG hóa hơi. Với sự tăng lên của cả lượng nhiên liệu phun<br />
vào ống nạp và tốc độ động cơ LPG bay hơi mạnh hơn khiến nhiệt độ giảm xuống nền nhiệt đủ để hình<br />
thành băng tại đỉnh vòi phun.<br />
2. Vòi phun dạng ống ngắn cải tạo<br />
Một vòi phun ngắn hơn được làm bằng thép với đường kính trong là 0.4 mm và đường kính ngoài là<br />
0.6 mm. Cảm biến nhiệt độ 1 được đo gần đỉnh trên của vòi phun, cảm biến nhiệt độ 2 được đặt gần đỉnh ra vòi<br />
phun. Nhiệt độ thu được thể hiện tại đồ thị thuộc hình 6.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
Hình 5. Cấu tạo vòi phun dạng ống ngắn cải tạo và trạng thái làm việc<br />
(được thiết kế phục vụ nghiên cứu)<br />
<br />
Giá trị nhiệt độ thu được có sự tăng lên đáng kể, áp suất giảm không đáng kể khiến cho sự bay hơi của<br />
LPG trong ống dẫn vòi phun diễn ra với một phần rất nhỏ, phần còn lại của sự bay hơi này diễn ra trong ống<br />
nạp của động cơ.<br />
<br />
Hình 6. Kết quả thí nghiệm đo nhiệt độ thân và đỉnh vòi phun ngắn với sự thay đổi thời gian phun<br />
và tốc độ quay của động cơ<br />
<br />
3. Vòi phun dạng trụ cải tạo<br />
Một vòi phun dạng trụ được sản xuất bằng hợp kim nhôm. Cảm biến nhiệt độ 1 được đo tại thân vòi phun<br />
(phần giữa), cảm biến nhiệt độ 2 được đặt gần đỉnh ra vòi phun. Nhiệt độ thu được thể hiện tại đồ thị thuộc hình 8.<br />
<br />
Hình 7. Cấu tạo vòi phun dạng trụ cải tạo và trạng thái làm việc (được thiết kế phục vụ nghiên cứu)<br />
<br />
76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
Hình 8. Kết quả thí nghiệm đo nhiệt độ thân và đỉnh vòi phun dạng thân với sự thay đổi<br />
thời gian phun và tốc độ quay của động cơ<br />
<br />
Nhiệt độ vòi phun dưới nhiệt độ xảy ra đóng<br />
băng tại chế độ phun với lượng nhiên liệu nhỏ và tốc<br />
độ động cơ thấp. Với lượng nhiên liệu phun nhiều<br />
hơn, áp suất LPG lớn, LPG bay hơi ít hơn khiến nền<br />
nhiệt độ trong ống dẫn vòi phun đủ cao hơn nhiệt độ<br />
sẽ hình thành băng. Đối với loại vòi phun này băng<br />
chỉ xảy ra rất ít tại đỉnh vòi phun.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Mục đích của nghiên cứu này là đi tìm giải pháp<br />
cho việc ngăn chặn quá trình đóng băng tại đỉnh và<br />
thân vòi phun LPG trong suốt quá trình phun nhiên<br />
liệu LPG lỏng vào ống nạp động cơ đốt trong ô tô.<br />
Một vài loại vòi phun đã được thiết kế và lắp đặt trên<br />
ống nạp động cơ. Kết quả thí nghiệm đầu tiên được<br />
<br />
tiến hành với vòi phun LPG nguyên thủy, ở đó đã<br />
bộc lộ những nhược điểm trong kết cấu khiến cho<br />
băng hình thành một cách trầm trọng, nguyên nhân<br />
từ việc bay hơi rất mạnh của LPG trong ống dẫn vòi<br />
phun. Với sự thay đổi kết cấu vòi phun mà cụ thể<br />
ở đây là giảm diện tích tiết diện ống (giảm tiết lưu),<br />
áp suất LPG có sự tăng lên. Vì vậy nhiệt độ LPG<br />
cũng tăng lên, làm giảm nguy cơ đóng băng, điều<br />
đó cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu sự ô nhiễm<br />
môi trường như đã phân tích ở trên.<br />
Vòi phun mới đã sẵn sàng thay cho vòi phun<br />
nguyên thủy nhưng cũng cần thêm sự tính toán tối<br />
ưu và những nghiên cứu thay đổi về tính năng của<br />
động cơ đốt trong khi đưa vào sử dụng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
LPG - nguyên liệu sạch.<br />
<br />
2.<br />
<br />
http://www.baomoi.com/Su-dung-LPG-nguon-nhien-lieu-sach/45/4816035.epi<br />
<br />
3.<br />
<br />
Ondřej Dráb, Stanislav Beroun, Martin Hošek: “Liquid LPG Injection - Modern Way Of Fuel Mixture Formation For Spark<br />
Ignition Engines”. Technical University of Liberec Czech Republic. 9th International Symposium Tatranské Matliare, June,<br />
14-17, 2010 Slovak Republic.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Nguyen Thanh Tuan, 2013. Doctor dissertation. Technical University of Liberec, Czech Republic.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77<br />
<br />