YOMEDIA
ADSENSE
Cải thiện mômen của động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc ở chế độ quá độ có tải trong dải tốc độ từ lân cận định mức đến định mức
89
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài báo trình bày ứng dụng phương pháp điều chế độ rộng xung cải biến để cải thiện đặc tính mômen của động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc ở chế độ quá độ có tải. Động cơ hoạt động ở tốc độ lân cận định mức và định mức.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cải thiện mômen của động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc ở chế độ quá độ có tải trong dải tốc độ từ lân cận định mức đến định mức
CẢI THIỆN MÔMEN CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA<br />
ROTOR LỒNG SÓC Ở CHẾ ĐỘ QUÁ ĐỘ CÓ TẢI<br />
TRONG DẢI TỐC ĐỘ TỪ LÂN CẬN ĐỊNH MỨC ĐẾN ĐỊNH MỨC<br />
HOÀNG TRỌNG ĐỨC<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày ứng dụng phương pháp điều chế độ rộng xung<br />
cải biến để cải thiện đặc tính mômen của động cơ không đồng bộ ba pha<br />
rotor lồng sóc ở chế độ quá độ có tải. Động cơ hoạt động ở tốc độ lân cận<br />
định mức và định mức. Động cơ được điều khiển theo phương pháp tựa từ<br />
thông rotor gián tiếp với bộ nghịch lưu áp năm mức kiểu cầu H nối tầng. Kết<br />
quả nghiên cứu được mô phỏng và kiểm chứng bằng phần mềm PSIM cho<br />
thấy đặc tính mômen ở chế độ quá độ có tải có biên độ dao động nhỏ và<br />
nhanh chóng xác lập hơn so với trường hợp sử dụng phương pháp điều chế<br />
độ rộng xung.<br />
Từ khóa: điều chế độ rộng xung cải biến, chế độ quá độ<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Quá trình làm việc của động cơ có thể chia thành các giai đoạn: quá độ và ổn định. Mỗi<br />
giai đoạn tương ứng với một chế độ làm việc. Chế độ quá độ có tải rất cần được quan<br />
tâm nghiên cứu, vì nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc ổn định hay không ổn định của<br />
động cơ [1], [3]. Sử dụng các phương pháp điều khiển động cơ hoặc thay đổi từng phần<br />
trong cấu trúc điều khiển động cơ nhằm thu được đặc tính mômen nhanh đạt trạng thái<br />
xác lập và giảm biên độ dao động (hay giảm độ quá điều chỉnh).<br />
Trong bài báo này, dùng cấu trúc điều khiển tựa từ thông rotor gián tiếp (Indirect Field<br />
Oriented Control-IFOC) để điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc<br />
[1]. Với cấu trúc điều khiển này, động cơ xoay chiều ba pha được điều khiển như động<br />
cơ một chiều. Bộ nghịch lưu áp 5 năm mức kiểu cầu H nối tầng (5L-CHB) tạo ra điện<br />
áp pha cung cấp cho động cơ có dạng sóng đa mức tiệm cận dạng sóng sin điều hòa. Sử<br />
dụng phương pháp điều chế độ rộng xung cải biến (Switching Frequency Optimal PWM<br />
: SFO-PWM) để điều chế cho bộ nghịch áp đa mức, thay cho phương pháp điều chế độ<br />
rộng xung (Subharmonic Pulse Width Modulation: SH-PWM). Các kết quả nghiên cứu<br />
trên mô phỏng về đặc tính mômen ở chế độ quá độ có tải ứng với trường hợp động cơ<br />
hoạt động ở tốc độ lân cận định mức và định mức có nhiều điểm lý thú.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ĐỘ RỘNG XUNG CẢI BIẾN<br />
Về mặt thuật toán điều khiển bộ nghịch lưu áp, phương pháp SFO-PWM kế thừa đầy đủ<br />
những ưu điểm của phương pháp SH-PWM. Đó là, tạo xung kích đóng-ngắt các khóa<br />
bán dẫn của bộ nghịch lưu áp trên cơ sở so sánh hai tín hiệu: sóng mang Ucr (carier<br />
signal) và điện áp điều chế Ur (modulation signal) [1], [2]. Phương pháp SH-PWM sử<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 48-55<br />
<br />
CẢI THIỆN MÔMEN CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA...<br />
<br />
49<br />
<br />
dụng điện áp điều chế Ur dạng sin, nhưng điện áp điều chế dùng trong phương pháp<br />
SFO-PWM có dạng “hình thang”. Ở đây, điện áp điều chế mỗi pha đã được biến đổi<br />
cùng một lượng như nhau và bằng thành phần thứ tự không. Các điện áp điều chế sẽ bị<br />
dịch đi cùng một độ lớn và giá trị điện áp trung bình trong một chu kỳ sóng mang sẽ<br />
thay đổi cùng một giá trị. Do đó, điện áp dây đầu ra của bộ nghịch lưu sẽ không thay<br />
đổi. Thành phần điện áp thứ tự không này còn được gọi là điện áp offset, đó là sóng hài<br />
bội ba dạng tam giác có tần số gấp 3 lần tần số của điện áp điều chế. Điện áp offset<br />
được tính toán từ tín hiệu lớn nhất trong ba tín hiệu điều chế và tín hiệu nhỏ nhất trong<br />
ba tín hiệu điều chế.<br />
Nếu gọi Ura, Urb, Urc là các điện áp điều chế của phương pháp SH-PWM thì điện áp<br />
điều chế của phương pháp SFO-PWM (hình 1) có thể biểu diễn dưới dạng toán học: <br />
<br />
max(U ra ,U rb ,U rc ) + min(U ra ,U rb ,U rc )<br />
⎧<br />
⎪U offset = −<br />
2<br />
⎨<br />
⎪U xSFO = U rx + U offset ; x = a,b,c<br />
⎩<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Hình 1. Điện áp điều chế, điện áp offset của SFO-PWM và SH-PWM<br />
<br />
Hình 3 mô tả quá trình tạo xung kích đóng-ngắt các khóa bán dẫn IGBT của bộ nghịch<br />
lưu áp 5L-CHB. Các sóng mang Ucr1 và Ucr1- dùng để tạo xung đóng khóa S11 và S31 của<br />
bộ nghịch lưu áp một pha H1, còn các sóng mang Ucr2 và Ucr2- dùng để tạo xung đóng<br />
khóa S12 và S32 của bộ nghịch lưu áp một pha H2. Các sóng mang này được bố trí theo<br />
kiểu IPD (In-Phase Disposition). Khi điện áp điều chế pha A (Ura) lớn hơn các sóng<br />
mang Ucr1 và Ucr2 sẽ tạo xung đóng các khóa S11 và S12 tương ứng. Các sóng mang Ucr1và Ucr2- sẽ tạo xung đóng các khóa S31 và S32 khi Ura nhỏ hơn các sóng mang này. Xung<br />
đóng các khóa S41, S21, S42 và S22 là các tín hiệu bù của xung đóng các khóa S11, S31, S12<br />
và S32.<br />
<br />
50<br />
<br />
HOÀNG TRỌNG ĐỨC<br />
<br />
A<br />
<br />
S11<br />
<br />
D11 S31<br />
<br />
D31<br />
U h1<br />
<br />
E<br />
<br />
S41<br />
<br />
D 41 S21<br />
<br />
D 21<br />
<br />
H1<br />
S12<br />
<br />
D12 S32<br />
<br />
D32<br />
U h2<br />
<br />
E<br />
<br />
S42<br />
<br />
D 42 S22<br />
H2<br />
<br />
D 22<br />
N<br />
<br />
Hình 2. Pha A của bộ nghịch lưu áp 5L-CHB<br />
<br />
Hình 3. Giản đồ xung kích đóng-ngắt IGBT trong pha A<br />
<br />
3. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA ROTOR LỒNG SÓC<br />
<br />
⎧ λ = k2 .ikt<br />
Đối với động cơ một chiều, ta có: ⎨ M<br />
(2). Từ thông λM chỉ phụ thuộc vào<br />
⎩Te = k1 .λM .iu<br />
dòng kích từ ikt nên từ ikt có thể điều khiển và khống chế được λM. Mặt khác, tại mỗi<br />
<br />
CẢI THIỆN MÔMEN CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA...<br />
<br />
51<br />
<br />
thời điểm công tác của động cơ, do từ thông đã được điều chỉnh ổn định ở một giá trị<br />
không đổi nên mômen quay Te tỷ lệ thuận với dòng phần ứng iu.<br />
Đối với động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc, ta có quan hệ giữa mômen quay,<br />
từ thông và các phần tử của vector dòng stator quan sát trên hệ tọa độ từ thông rotor (tọa<br />
độ dq):<br />
<br />
Lm<br />
⎧<br />
⎪λdr = 1 + pτ ids<br />
⎪<br />
r<br />
⎨<br />
⎪T = 3 . Lm Z .λ .i<br />
⎪⎩ e 2 Lr p dr qs<br />
<br />
(3)<br />
<br />
trong đó: λdr, ids, iqs, Lr, Lm, Zp, τr, p lần<br />
lượt là: từ thông rotor trên trục d, dòng<br />
điện stator trên trục d và q, điện cảm<br />
rotor, hỗ cảm giữa stator và rotor, số đôi<br />
cực từ, hằng số thời gian của rotor, toán<br />
tử Laplace.<br />
<br />
Hình 4. Hệ tọa độ từ thông rotor [1]<br />
<br />
Phương trình (3) cho thấy, từ thông rotor có thể được tăng giảm gián tiếp thông qua<br />
tăng giảm ids, giữa λdr và ids có quan hệ trễ bậc nhất với hằng số thời gian τr.<br />
<br />
Hình 5. Cấu trúc điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha theo IFOC [1]<br />
<br />
Nếu áp đặt nhanh và chính xác dòng ids thì có thể xem ids là đại lượng điều khiển của từ<br />
thông rotor (ids giữ vai trò tương tự như ikt). Nếu thành công trong việc điều chỉnh ổn<br />
định λdr tại mọi điểm công tác của động cơ, đồng thời thành công trong việc áp đặt<br />
nhanh và chính xác dòng iqs thì có thể xem iqs là đại lượng điều khiển của mômen.<br />
Góc từ thông rotor: θ f = ∫ ( ωr + ωsl )dt<br />
<br />
(4), với ωsl =<br />
<br />
Lm<br />
<br />
τ r λr<br />
<br />
iqs .<br />
<br />
52<br />
<br />
HOÀNG TRỌNG ĐỨC<br />
<br />
*<br />
*<br />
Khi giữ λr* không đổi trong quá trình hoạt động ( pλr* = 0 ) thì ids<br />
là: ids<br />
=<br />
<br />
*<br />
Dòng điện trên trục q: iqs<br />
=<br />
<br />
1<br />
*<br />
r<br />
<br />
KT λ<br />
<br />
Te*<br />
<br />
(6), với KT =<br />
<br />
1 *<br />
λr (5)<br />
Lm<br />
<br />
3 Lm<br />
. Zp.<br />
2 Lr<br />
<br />
Như vậy, phương pháp điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc tựa từ<br />
thông rotor gián tiếp tạo ra một công cụ cho phép tách các thành phần dòng tạo ra từ<br />
thông và dòng tạo ra mômen quay từ dòng điện xoay chiều 3 pha chảy trong cuộn dây<br />
stator của động cơ [1], [3]. Phép mô tả này dẫn tới các tương quan giống như đối với<br />
động cơ một chiều, nhằm đạt được tính năng điều khiển nhanh, chính xác và không<br />
tương tác.<br />
Hình 5 mô tả cấu trúc điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc theo<br />
IFOC. Trong đó khối nghịch lưu áp (Voltage Source Inverter-VSI) sử dụng nghịch lưu<br />
áp 5L-CHB, khối PWM sử dụng phương pháp SFO-PWM để điều chế cho khối VSI.<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN<br />
Mô phỏng cấu trúc điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc trong hình<br />
5 bằng phần mềm PSIM. Các thông số cơ bản của động cơ: Rs = 0.294 (Ω), Rr = 0.156<br />
(Ω), Ls = 0.00139 (H), Lr = 0.0074 (H), Lm = 0.041 (H), Zp = 3, Ud = 380 (V). Các sóng<br />
mang IPD có tần số fcr = 4050 (Hz), biên độ đỉnh Acr = 0,5 (V). Kết quả mô phỏng hoạt<br />
động của động cơ ở dải tốc độ từ lân cận định mức 1440 vg/ph đến định mức 1451<br />
vòng/phút ở chế độ quá độ có tải khi sử dụng phương pháp điều chế SH-PWM và SFOPWM được mô tả trong các hình sau:<br />
<br />
Hình 6. Mômen động cơ theo SH-PWM (a) và SFO-PWM (b) ở tốc độ 1440 vg/ph<br />
<br />
Hình 6 và hình 7 mô tả đặc tính mômen động cơ ở chế độ quá độ có tải theo SH-PWM<br />
và SFO-PWM. Xét một cách tổng quát, mômen đạt được yêu cầu của quá trình điều<br />
khiển. Đó là, đạt trạng thái xác lập không tải và có tải, đường đặc tính ở chế độ quá độ<br />
tựa theo hình dạng của một dao động tắt dần. Trong thời gian mô phỏng từ 0.58s đến<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn