intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách được trình bày dưới hình thức hỏi và trả lời, vừa cung cấp cho bạn đọc kiến thức pháp luật về vấn đề được đề cập, vừa có ví dụ các tình huống cụ thể, thường gặp trong thực tiễn và cách giải quyết theo quy định pháp luật đối với những tình huống này. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự: Phần 2

  1. Phần II MỘT SỐ VỤ VIỆC DÂN SỰ THƯỜNG GẶP I. VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH Câu hỏi 28: Vợ chồng chị B không có khả năng sinh con nên có nhờ em họ chị B là chị M mang thai hộ. Tuy nhiên, sau khi sinh con thì chị M bị tai biến sản khoa nên không có khả năng sinh con lần nữa. Chị M nhất định không giao trả lại chị B đứa bé như đã giao kết. Chị B có thể kiện em họ chị ra Tòa đòi quyền được nhận lại con không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án dân sự. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Cùng với đó, Luật này cũng quy định Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể trong các trường hợp: 55
  2. + Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con, thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con; + Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con, thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con; + Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không còn mà bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ theo quy định của Bộ luật Dân sự; + Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không nhận con và bên mang thai hộ không tự nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ, bên nhờ mang thai hộ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Như vậy, Chị M không trả lại đứa bé cho chị B thì chị B có quyền yêu cầu Tòa án buộc chị M giao con cho chị. Câu hỏi 29: Vợ chồng chị V cùng đồng ý ly hôn. Nhưng hiện nay, chồng chị V đang sống ở nước ngoài muốn làm đơn ly hôn gửi về thì tờ đơn bao gồm những nội dung gì? Ngoài ra có cần giấy tờ gì nữa không? Trả lời: Trường hợp này pháp luật gọi là thuận tình ly hôn. Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và 56
  3. gia đình năm 2014 thì trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Như vậy, đơn yêu cầu thuận tình ly hôn được lập trên cơ sở tự nguyện của cả hai vợ chồng. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau: Đơn xin ly hôn được thực hiện theo Mẫu số 01- VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09/8/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), bao gồm các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn; - Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; - Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu; - Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; - Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có); - Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình; - Người yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký, trường hợp vợ hoặc chồng ở nước 57
  4. ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó; Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, cụ thể gồm: - Căn cước công dân/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực); - Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực); - Giấy khai sinh con, nếu có con (bản sao có chứng thực); - Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản); - Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu; - Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu. 58
  5. Câu hỏi 30: Anh A và chị B nộp đơn ra Tòa xin ly hôn, nhưng sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án thì anh chị đã nghĩ lại và xin rút đơn ly hôn. Như vậy, sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án nhưng đương sự rút đơn ly hôn thì đương sự có được lấy lại tiền tạm ứng án phí không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì việc xem xét thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu như sau: “1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. 2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”. Theo đó, nếu rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Khi đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo. Về án phí, căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, 59
  6. giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, theo đó lệ phí Tòa án áp dụng như sau: “3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp”. Như vậy, số tiền tạm ứng án phí đã nộp sẽ chỉ được trả lại cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình. Trường hợp của anh A chị B sẽ được trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí. Câu hỏi 31: Anh T là Việt kiều Mỹ, có thẻ xanh và chưa có quốc tịch Mỹ. Năm 2008, anh về Việt Nam và đã làm giấy đăng ký kết hôn với một người phụ nữ Việt Nam tại Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa. Hiện tại, anh T đang cư trú tại quận M, thành phố Đà Nẵng còn vợ anh T cư trú tại quận H, tỉnh Khánh Hòa. Anh T muốn ly hôn, vậy, anh T phải nộp đơn ở đâu? Trả lời: Đây là một câu hỏi về thẩm quyền giải quyết ly 60
  7. hôn có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, anh T là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, do đó, căn cứ khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quan hệ hôn nhân và gia đình của vợ chồng anh T là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hôn nhân gia đình. Nếu tranh chấp về hôn nhân và gia đình có đương sự ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đối với trường hợp này, anh T có thẻ xanh ở Mỹ nhưng hiện vẫn đang cư trú tại Việt Nam nên không được coi là đương sự ở nước ngoài. Do đó, Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình. 61
  8. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình... Như vậy, căn cứ vào các quy định trên và đối chiếu với trường hợp của anh T thì anh phải nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú tức là Tòa án quận H, tỉnh Khánh Hòa. Trong trường hợp vợ chồng anh T có thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết thì anh T phải nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận M, thành phố Đà Nẵng. Câu hỏi 32: Bản án sơ thẩm quyết định cho chị A và anh B ly hôn. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì chị A và anh B có tranh chấp với nhau về chia tài sản chung là 01 mảnh đất tại huyện M, tỉnh H. Hiện nay, chị A cư trú tại huyện Q, tỉnh H, anh B cư trú tại huyện N, tỉnh H. Vậy chị A muốn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia tài sản chung là mảnh đất nói trên thì phải nộp đơn khởi kiện ở Tòa án nơi nào? Trả lời: Đây là câu hỏi về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với vụ án tranh chấp về chia tài sản chung 62
  9. của vợ chồng sau khi ly hôn. Theo đó, tranh chấp giữa chị A và anh B thuộc trường hợp tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn, mà tài sản đó là bất động sản. Theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn là một trong các loại tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Về cách xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án các cấp, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này”. Về cách xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau: “a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của 63
  10. nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Căn cứ vào các quy định pháp luật trên thì đối với vụ án tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn, mà tài sản đó là bất động sản thì vẫn là tranh chấp hôn nhân và gia đình theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó, thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20151, cụ thể: - Nếu A, B thỏa thuận được về Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết, đó là Tòa án huyện Q, tỉnh H. - Nếu A, B không thỏa thuận được về Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì Tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn có thẩm quyền giải quyết, đó là Tòa án huyện N, tỉnh H. ___________ 1. Xem mục 7.III Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử. 64
  11. Câu hỏi 33: Khi Tòa án giải quyết vụ án ly hôn thì ai là người nộp tiền án phí? Trả lời: Theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau: - Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí; - Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia; - Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phần tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải 65
  12. chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia; - Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung; - Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia; - Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng. 66
  13. Câu hỏi 34: Anh A và vợ ra Tòa để làm thủ tục ly hôn. Sau phiên hòa giải, Thẩm phán đã lập Biên bản hòa giải với các nội dung sau: (1) Hai bên thuận tình ly hôn; (2) Đồng ý giao hai người con cho cha nuôi, mẹ không phải đóng góp phí tổn nuôi con; (3) Nợ chung không có; (4) Tài sản chung tự thỏa thuận. Sau 7 ngày lập biên bản hòa giải nếu không bên nào có ý kiến sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Nhưng sau đó, vợ anh A đòi quyền nuôi người con út và anh A phải mở một tài khoản trị giá 500.000.000 đồng cho người con này đến khi 18 tuổi mới được rút. Vậy, trong thời gian 7 ngày chờ ra quyết định nói trên, vợ anh A có thể thay đổi thỏa thuận trước đó không? Trả lời: Khoản 1 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “1. Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải”. Căn cứ quy định trên thì sau khi tiến hành hòa giải, Tòa án sẽ lập biên bản về việc hòa giải, trong đó có ghi những nội dung đã được đương sự thỏa thuận và những nội dung không được thỏa thuận. 67
  14. Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. 2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”. Theo đó, sau 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận, Tòa án phải ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự; quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Như vậy trong trường hợp này, nếu trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, vợ anh A thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận của mình và có văn bản gửi cho Tòa án (yêu cầu phải có 500.000.000 đồng mở sổ tiết kiệm và nuôi người con út) thì Tòa án sẽ 68
  15. không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng mà quyết định đưa vụ án ra xét xử. Câu hỏi 35: Ông A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và chia tài sản chung với bà B. Tại thời điểm đăng ký kết hôn, ông A chưa đủ tuổi kết hôn; tại thời điểm xin ly hôn thì ông A đã đủ tuổi đăng ký kết hôn. Bà B yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Vậy trong trường hợp này Tòa án thụ lý giải quyết việc dân sự hay thụ lý vụ án dân sự? Trả lời: Trường hợp có đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và chia tài sản khi ly hôn, có đương sự yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thì Tòa án thụ lý vụ án ly hôn, vì khi thụ lý thì Tòa án chưa thể khẳng định yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật có căn cứ hay không. Trong quá trình giải quyết, nếu có đủ cơ sở hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án căn cứ khoản 7 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 xác định lại quan hệ pháp luật có tranh chấp là tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi hủy kết hôn trái pháp luật để hủy kết hôn trái pháp luật và giải quyết tranh chấp về nuôi con, chia tài sản. Trường hợp trong quá trình giải quyết, nếu hai bên đã đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và hai bên 69
  16. yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó; quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn, quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trường hợp này, Tòa án giải quyết vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Câu hỏi 36: Chị X bỏ nhà đi nhiều năm không liên lạc với chồng là anh Y. Do đó, anh Y nộp đơn xin ly hôn đơn phương. Tòa án đã thụ lý vụ án và ra bản án ly hôn sơ thẩm. Trong trường hợp ly hôn đơn phương này, khi nào bản án ly hôn sơ thẩm có hiệu lực pháp luật? Trả lời: Theo khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Điều 273. Thời hạn kháng cáo 1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên 70
  17. tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. 2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này. 3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận”. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định: “1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án”. Như vậy, sau khi hết thời hạn kháng cáo của các đương sự và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì bản án ly hôn sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật. 71
  18. Câu hỏi 37: Chị N là người Việt Nam kết hôn tại Việt Nam với anh H là người Đài Loan. Anh chị có con chung là con trai được 4 tháng tuổi và vẫn chưa làm khai sinh cho con. Tuy nhiên, do xảy ra mâu thuẫn nên chị N muốn ly hôn và để con trai chị có quốc tịch Việt Nam nhưng chồng chị không đồng ý. Vậy trong trường hợp này, chị N có thể làm đơn ra Tòa án yêu cầu can thiệp không? Trả lời: Đây là một loại tranh chấp có tính chất đặc thù của một loại quan hệ về nhân thân. Đó là sự tranh chấp giữa hai bên về việc xác định quốc tịch của một chủ thể, thông thường là sự tranh chấp giữa cha và mẹ về quốc tịch của người con còn vị thành niên. Khi giải quyết các tranh chấp về quốc tịch thì trước tiên phải căn cứ vào quy định của Điều 14 và các điều luật tương ứng của Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 14 Luật này quy định người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây: “1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này; 2. Được nhập quốc tịch Việt Nam; 3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam; 4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này. 72
  19. 5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Trên cơ sở yêu cầu của các bên đương sự, Tòa án căn cứ vào các quy định của Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 xác định quốc tịch cho đối tượng đang có tranh chấp, có yêu cầu về xác định quốc tịch. Cần chú ý là việc kết hôn, ly hôn, và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự, cũng như của con chưa thành niên của họ (Điều 9 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014). Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con (Điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014). Đối với loại việc này khi ghi trích yếu trong bản án thì phải ghi là: Về việc tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp của chị N, chị có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để làm thủ 73
  20. tục ly hôn và yêu cầu Tòa xét xử về quốc tịch của con chị. Trên cơ sở yêu cầu của các bên đương sự, Tòa án căn cứ vào các quy định của Luật Quốc tịch để xác định quốc tịch cho đối tượng đang có tranh chấp, có yêu cầu về xác định quốc tịch. II. VỤ VIỆC VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGO I HỢP ĐỒNG Câu hỏi 38: Ông A sở hữu một chiếc xe máy SH trị giá gần 90 triệu đồng. Ông đỗ xe đúng quy định ở bãi đỗ xe của công ty. Ông B lái xe ô tô của mình vào bãi đỗ xe. Do có sử dụng rượu trước đó, nên trong lúc lái xe vào bãi đỗ xe, ông B đã không làm chủ được tay lái và đâm vào xe máy của ông A làm xe hư hỏng nặng. Ông A có quyền kiện yêu cầu ông B bồi thường cho mình không? Trả lời: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm pháp lý, bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần, phát sinh khi người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín tài sản của pháp nhân và các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải có trách 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2