intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật thường gặp tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (01/2021 - 03/2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật thường gặp tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2022. Đối tượng và phương pháp: Các chủng vi sinh vật gây bệnh phân lập được trên 1150 mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện. Nghiên cứu mô tả cắt ngang và thực nghiệm labo tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật thường gặp tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (01/2021 - 03/2022)

  1. TCYHTH&B số 1 - 2023 7 CĂN NGUYÊN VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA LÊ HỮU TRÁC (01/2021 - 03/2022) Trần Quang Hưng, Trương Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hương Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác TÓM TẮT1 Mục tiêu: Xác định căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật thường gặp tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2022. Đối tượng và phương pháp: Các chủng vi sinh vật gây bệnh phân lập được trên 1150 mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện. Nghiên cứu mô tả cắt ngang và thực nghiệm labo tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia. Kết quả: Tỷ lệ cấy khuẩn (+) là 508/1150 (44,2%), có sự khác nhau về tỷ lệ (+) giữa các loại bệnh phẩm. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn là: Aci. baumannii (27,8%), P. aeruginosa (24,8%), S. aureus (21,3%) và Candida spp. (6,9%). Tỷ lệ các chủng vi sinh vật được phân lập tại Khoa Hồi sức cấp cứu: Aci. baumannii (35,7%), P. aeruginosa (24,6%), S. aureus (15,2%), Candida spp. (9,1%); Khoa Điều trị Bỏng Người lớn và Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em: S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là P. aeruginosa và Aci. baumannii; Trung tâm Liền vết thương: Chiếm tỷ lệ cao nhất P. aeruginosa và S. aureus (17,7%), tiếp theo là Aci. baumannii (15,9%). Các chủng vi khuẩn Aci. baumannii và P. aeruginosa đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm với colistin (100%). Chủng S. aureus còn nhạy cảm với các kháng sinh Tigercycline, Vancomycin, Linezolid (86,9 - 95,7%). Kết luận: Căn nguyên vi sinh vật phân lập tại Bệnh viện Bỏng quốc gia từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2022 gồm Aci. baumannii (27,8%), P. aeruginosa (24,8%), S. aureus (21,3%) và Candida spp. (6,9%). Các chủng vi khuẩn Aci. baumannii và P. aeruginosa đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh. Từ khóa: Căn nguyên gây nhiễm khuẩn, kháng kháng sinh 1Chịu trách nhiệm: Trần Quang Hưng, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác Email: bshung82k35b@gmail.com Ngày nhận bài: 24/2/2023; Ngày phản biện: 03/3/2023; Ngày duyệt bài: 15/3/2023 https://doi.org/10.54804/yhthvb.1.2023.212
  2. 8 TCYHTH&B số 1 - 2023 ABSTRACT Aims: Determine the causes and level of antibiotic resistance of bacteria at the National Burn Hospital from 01/2021 to 03/2022. Subject and methods: Pathogenic microorganisms have been isolated on 1150 samples from patients treated at the hospital. A cross-sectional and laboratory-based study at the National Burn Hospital. Results: There were differences between the specimens (+) 508/1150 (44,2%). The cause of infection: Aci. baumannii (27,8%), P. aeruginosa (24,8%), S. aureus (21,3%) và Candida spp. (6,9%). The proportion of microorganisms at Burn ICU: Aci. baumannii (35,7%), P. aeruginosa (24,6%), S. aureus (15,2%), Candida spp. (9,1%); The Paediatric Burn Department: S. aureus (40,3%), followed P. aeruginosa (30,5%), Aci. baumannii (19,4%), this proportion at the Adult Burn Department were (36,9%), (34,8%) and (21,7%). Aci. baumannii and P. aeruginosa were resistant to most antibiotics, only sensitive to Colistin (100%). S. aureus was sensitive good with antibiotic group Tigercycline, Vancomycin, Linezolid (86.9 - 95.7%). Conclusion: Etiology of bacteria isolated at the National Burn Hospital from 01/2021 to 03/2022 including Aci. baumannii (27,8%), P. aeruginosa (24,8%), S. aureus (21,3%) và Candida spp. (6,9%). Aci. baumannii and P. aeruginosa were resistant to most antibintics. Keywords: Bacterial infections, antibiotic resistance 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc khảo sát định kỳ về căn nguyên và mức độ đề kháng kháng sinh của các Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện là chủng vi khuẩn để đánh giá hiệu quả của một trong những nguyên nhân hàng đầu kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm gây tử vong, tăng chi phí và kéo dài thời khuẩn là rất quan trọng, góp phần để lựa gian điều trị tại các trung tâm điều trị Bỏng. chọn những kháng sinh còn hiệu lực trong Phần lớn các kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn, đồng thời điều trị nhiễm khuẩn đều bị kháng với tỷ lệ nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và khuyến khích tuân thủ tốt hơn với các quy khá cao do mức độ kháng kháng sinh của định kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh các chủng vi khuẩn phân lập được ở đó viện với hai mục tiêu sau: ngày càng có xu hướng gia tăng. Những biến động về quần thể vi khuẩn và mức độ 1. Xác định căn nguyên vi sinh vật gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Bỏng Quốc kháng kháng sinh ở các trung tâm này có gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2021 đến những đặc điểm riêng biệt tùy thuộc mặt tháng 03/2022. bệnh điều trị, chiến lược sử dụng kháng sinh và chất lượng công tác kiểm soát 2. Xác định mức độ kháng kháng sinh của một số chủng vi sinh vật gây bệnh nhiễm khuẩn. thường gặp.
  3. TCYHTH&B số 1 - 2023 9 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.4. Phương pháp nghiên cứu NGHIÊN CỨU Tiến hành theo phương pháp nghiên 2.1. Đối tượng nghiên cứu cứu dịch tễ học mô tả kết hợp nghiên cứu phân tích labo. Các chủng vi sinh vật gây bệnh phân lập được trên 1150 mẫu bệnh phẩm từ các Bệnh nhân được theo dõi, điều trị theo bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bỏng phác đồ thường quy tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Quốc gia. Bệnh phẩm lấy theo chỉ định của bác sĩ điều trị, thông qua các xét 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu nghiệm nuôi cấy vi sinh vật hiếu khí - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Bỏng thường quy và định danh theo tiêu chuẩn Quốc gia. của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hướng - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng dẫn chuyên ngành; đánh giá mức độ 1/2021 đến tháng 3/2022. kháng kháng sinh theo tiêu chuẩn của CLSI cập nhật hàng năm. 2.3. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu Môi trường nuôi cấy, phân lập, định 2.5. Xử lý số liệu danh vi khuẩn. Chai cấy máu Các số liệu nghiên cứu trong đề tài BacT/ALERT® FA Plus của Bio Merieux. được xử lý theo phương pháp thông kê y Card định danh vi khuẩn: Card GN cho học và sử dụng phần mềm EXCEL 2013 và vi khuẩn Gram âm, card GP cho vi khuẩn SPSS 20.0 Gram dương, card YST định danh nấm. Card kháng sinh đồ trên máy Vitek 2 (AST- 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU N204, AST-N240, AST-GP67, YST08 của Bio Merieux), chủng chuẩn quốc tế để đối 3.1. Căn nguyên vi sinh vật chiếu kết quả kháng sinh đồ. Tổng số bệnh nhân được cấy khuẩn: Máy cấy máu BacT/Alert 3D 60 (Bio 620 bệnh nhân, với 1150 mẫu bệnh phẩm, Merieux); Máy định danh vi khuẩn Vitek2 - tỷ lệ cấy khuẩn (+): 508/1150 mẫu bệnh compact (Bio Merieux); Máy đo độ đục phẩm (44,2%). DensiCHEK plus. Tỷ lệ % 80 61.6 60 40 18.5 20 11.2 8.7 0 MỦ-DỊCH VẾT MÁU ĐỜM-DỊCH PHẾ NƯỚC TIỂU Loại bệnh phẩm THƯƠNG QUẢN Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ cấy khuẩn (+) theo loại bệnh phẩm
  4. 10 TCYHTH&B số 1 - 2023 Nhận xét: Trong 508 bệnh phẩm mọc vi khuẩn, tỷ lệ cấy khuẩn (+) cao nhất là mủ - dịch vết thương (61,6%), tiếp theo là máu (18,5%), đờm - dịch phế quản (11,2%), nước tiểu (8,7%). Tỷ lệ % 27.8 30 24.8 25 21.3 20 15 10 6.9 5.7 5.7 3.3 1.9 2.6 5 0 Loài vi khuẩn Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phân lập các loài vi sinh vật gây bệnh Nhận xét: Trong 508 chủng vi sinh vật 59,5%; đứng thứ hai là P. aeruginosa kết gây bệnh phân lập được, Aci. baumannii hợp Aci. baumannii chiếm tỷ lệ 13,5%) còn chiếm tỷ lệ cao nhất (27,8%), tiếp theo là lại chỉ gặp một loài vi sinh vật. Trong các P. aeruginosa (24,8%) và S. aureus mẫu bệnh phẩm có 21 mẫu phân lập được (21,3%). Trong đó 37 bệnh phẩm phân lập nấm C. tropicalis, 07 mẫu phân lập được được 02 chủng vi sinh vật (tỷ lệ phân lập nấm C. albicans và 07 mẫu phân lập được được 2 chủng vi sinh vật cao nhất là P. nấm C. parapsilosis. aeruginosa kết hợp S. aureus chiếm Tỷ lệ % Mủ - dịch vết thương 70 60 Máu 50 40 Đờm 30 Nước tiểu 20 10 0 Loài vi khuẩn Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ phân lập các loài vi sinh vật gây bệnh từ các bệnh phẩm Nhận xét: Trong các mẫu bệnh phẩm Aci. baumannii (29,8%), thứ hai là P. từ mủ - dịch vết thương; P. aeruginosa aeruginosa (17,1%), nấm Candida spp. chiếm tỉ lệ cao nhất (30,4%), thứ hai là S. (14,9%); Các mẫu bệnh phẩm từ đờm - aureus (28,1%), Aci. baumannii (23,6%); dịch phế quản: Aci. baumannii cao nhất Các mẫu bệnh phẩm từ máu: Đứng đầu là (59,6%), đứng thứ hai là P. aeruginosa
  5. TCYHTH&B số 1 - 2023 11 (21,1%), tiếp theo là S. aureus (7,1%); Các Candida spp. (20,5%), tiếp theo là Aci. mẫu bệnh phẩm từ nước tiểu: Ta thấy E. baumannii và S. aureus có cùng tỉ lệ coli cao nhất (25%), đứng thứ hai là nấm (11,4%). Tỷ lệ % 40 35.7 35 30 24.6 25 20 15.2 15 9.1 10 4.3 3.6 3.6 2.5 5 1.4 0 Loài vi khuẩn Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phân lập các loài VSV gây bệnh tại Khoa Hồi sức cấp cứu Nhận xét: Trong số các chủng vi sinh vật gây bệnh phân lập được tại Khoa Hồi sức Cấp cứu: Aci. baumannii chiếm tỷ lệ cao nhất (35,7%), đứng thứ hai là P. aeruginosa (24,6%), tiếp theo là S. aureus chiếm tỉ lệ (15,2%), tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp. là (9,1%). Tỷ lệ % 20 17.7 17.7 18 15.9 16 14.2 13.3 14 12 10 8.8 8 5.3 6 4.4 4 2.7 2 0 Loài vi khuẩn Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phân lập các loài vinh sinh vật gây bệnh tại TT Liền vết thương Nhận xét: Trong số các chủng vi sinh vật gây bệnh phân lập được tại Trung tâm Liền vết thương: P. aeruginosa và S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (17,7%), đứng thứ hai là Aci. baumannii chiếm tỉ lệ (15,9%).
  6. 12 TCYHTH&B số 1 - 2023 Tỷ lệ % 40 36.9 34.8 35 30 25 21.7 20 15 10 5 2.2 2.2 2.2 0 Loại vi khuẩn Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ phân lập các loài vi sinh vật gây bệnh tại Khoa Điều trị Bỏng người lớn Nhận xét: Trong số các chủng vi sinh vật gây bệnh phân lập được tại Khoa Điều trị Bỏng người lớn; S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (36,9%), tiếp theo là P. aeruginosa chiếm tỉ lệ (34,8%) và Aci. baumannii chiếm tỉ lệ (21,7%). Tỷ lệ % 45 40.3 40 35 30.5 30 25 19.4 20 15 10 5 2.8 1.4 1.4 1.4 2.8 0 Loại vi khuẩn Biểu đồ 3.7. Kết quả phân lập vi sinh vật gây bệnh tại Khoa Điều trị Bỏng trẻ em Nhận xét: Trong số các chủng vi sinh vật gây bệnh phân lập được tại Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em: S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (40,3%), đứng thứ hai là P. aeruginosa (30,5%), tiếp theo là Aci. baumannii chiếm tỷ lệ (19,4%).
  7. TCYHTH&B số 1 - 2023 13 3.2. Mức độ kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn phân lập được Tỷ lệ % 100% 6.1 4.1 4.1 4.1 4.1 8.2 4.1 10.2 28.6 14.3 80% Trung gian Nhay 60% Kháng 100 100 100 100 100 95.9 100 95.9 100 95.9 100 100 91.8 40% 77.5 83.7 71.4 20% 0% Loại kháng sinh Biểu đồ 3.8. Mức độ kháng kháng sinh của Acinetobacter banmannii Nhận xét: Aci. baumannii đã kháng lại tất cả các kháng sinh thông thường từ 71,4 - 100%. Riêng Colistin vẫn còn hiệu quả với loài vi khuẩn này (100%). Tỷ lệ % 100% 11.1 7.4 11.1 11.1 14.8 7.4 7.4 7.4 18.4 22.2 7.4 11.1 11.1 14.8 14.8 18.4 80% 22.2 33.3 22.2 Trung gian 33.3 33.3 25.9 Nhay 60% Kháng 92.6 100 40% 88.9 88.9 88.9 85.2 77.8 77.8 74.2 66.7 59.3 66.7 51.9 59.3 55.7 20% 0% Loại kháng sinh Biểu đồ 3.9. Mức độ kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa Nhận xét: P. aeruginosa đã kháng lại tất cả các kháng sinh thông thường từ 51,9 - 92,6%. Riêng Colistin vẫn còn hiệu quả với loài vi khuẩn này (100%).
  8. 14 TCYHTH&B số 1 - 2023 Tỷ lệ % 100% 4.3 17.4 13.1 8.7 17.4 8.7 21.7 80% 39.1 43.5 Trung gian 34.8 34.8 56.5 52.2 30.4 Nhay 60% 91.3 91.3 86.9 Kháng 95.7 95.7 40% 82.6 86.9 78.3 60.9 56.5 56.5 52.2 56.5 20% 43.5 47.8 8.7 8.7 13.1 0% 4.3 Loại kháng sinh Biểu đồ 3.10. Mức độ kháng kháng sinh của S. aureus Nhận xét: Các chủng S. aureus vẫn nhạy cảm cao với các loại kháng sinh như Tigercycline, Vancomycin, Linezolid và Quinupristin/Dalfopristin từ (86,9 - 95,7%). Tỷ lệ % 100% 3.8 7.7 7.7 3.8 3.8 3.8 15.411.515.4 11.5 15.4 26.9 23.1 26.9 26.9 80% 26.9 34.5 38.5 42.438.5 61.5 Trung gian 69.369.3 69.3 65.5 60% Nhay 92.3 Kháng 96.292.392.3 100 84.6 88.5 84.6 40% 76.9 73.1 69.3 73.1 73.1 65.5 57.7 20% 46.146.1 38.5 30.730.7 30.7 30.7 0% 7.7 Loại kháng sinh Aztreonam Piperacillin Piperacillin/Tazobactam Cefepim Cefotaxim Ceftazidime Imipenem Ampicillin Ticarcillin Ticarcillin/Tazobactam Levofloxacin Meropenem Norfloxacin Tobramycin Amikacin Amoxicillin/Clavulanic Colistin Ertapenem Gentamycin Trimethoprim/ Sulfamethoxazole Ciprofloxacin Nitrofurantoin Biểu đồ 3.11. Mức độ kháng kháng sinh của E.coli - Nhận xét: Các chủng E. coli còn nhạy cảm với nhóm Carbapenem với tỷ lệ từ (61,5 - 69,3%).
  9. TCYHTH&B số 1 - 2023 15 Tỷ lệ % 100% 3.4 3.4 3.4 3.4 6.8 3.4 3.4 13.810.310.3 13.813.810.320.7 3.4 20.7 27.734.5 20.7 24.1 80% 20.720.7 Trung gian 24.1 55.2 34.5 Nhay 60% 96.696.696.6 96.6 100 93.2 Kháng 93.2 86.286.289.7 40% 75.9 72.465.5 62.1 68.968.975.9 75.9 20% 44.8 44.8 0% 3.4 Loại kháng sinh Biểu đồ 3.12. Mức độ kháng kháng sinh của Klebsiella spp. - Nhận xét: Các chủng Klebsiella spp. kháng hầu hết các kháng sinh thông thường với tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên Klebsiella spp. còn nhạy cảm cao với Amikacin (96,6%) và Colistin (100%). Loại kháng sinh Flucytosine Amphotericin B Kháng (R) Micafungin Nhạy (S) Caspofungin Trung gian (I) Voriconazole Fluconazole Tỷ lệ % 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biểu đồ 3.13. Mức độ kháng kháng sinh của Candida spp. Nhận xét: Các chủng Candida spp. vẫn nhân xét: trong những ngày đầu sau nhạy cảm cao với các loại kháng sinh từ bỏng vi khuẩn Gram dương phát triển (90,9 - 96,9%), riêng Caspofungin vẫn hiệu chiếm ưu thế, sau đó vi khuẩn Gram âm quả 100% với chủng vi nấm này. cũng nhanh chóng phát triển tại vết bỏng. Bên cạnh đó các nghiên cứu công bố đều 4. BÀN LUẬN cho thấy tỷ lệ và căn nguyên loài vi sinh vật gây nhiễm khuẩn có sự thay đổi theo 4.1. Căn nguyên vi sinh vật điều kiện khí hậu, yếu tố thời gian, mặt Vi sinh vật phân lập được trên vết bệnh điều trị và liệu pháp điều trị ở từng thương bỏng có căn nguyên tương đối giai đoạn của mỗi quốc gia, mỗi bệnh giống nhau ở nhiều nước trên thế giới. viện có sự khác nhau [7]. Các nghiên cứu trước đây đều có chung
  10. 16 TCYHTH&B số 1 - 2023 Theo tác giả Forson O.A. (2017) nghiên tiếp theo là P. aeruginosa (24,8%), S. cứu 50 mẫu bệnh phẩm: Có 43/50 (86%) aureus (21,3%) và Candida spp. (6,9%). (+) với vi khuẩn, trong đó vi khuẩn chiếm ưu Nhiễm khuẩn vết thương bỏng thường thế là Pseudomonas sp. (30,2%), tiếp theo có sự kết hợp các loài vi khuẩn, hay gặp là các loài Acinetobacter chiếm tỉ lệ (20,9%), nhất là sự kết hợp giữa các trực khuẩn Pro. mirabillis (16,3%), Enterobacter sp. Gram âm và các cầu khuẩn Gram dương. (11,6%), Klebsiella sp. (7,0%), Citrobacter Nghiên cứu của McManus và cộng sự cho sp. (4,7%), Klebsiella (4,7%), Pro. vulgaris (2,3%) và S. aureus (2,3%). thấy, có 89/97 bệnh nhân có nhiễm khuẩn kết hợp vi khuẩn, 10 bệnh nhân có sự kết Theo Nghiên cứu tại Hàn Quốc từ thág hợp giữa vi khuẩn và nấm [17]. 01/2012 - 12/2017 với 969 mẫu, kết quả cho Nghiên cứu của Nguyễn Gia Tiến và thấy Gram âm phân lập được là chủ yếu cộng sự (2002) cho thấy, trong số các 75,3%, Gram dương là 19,1%, trường hợp chủng vi khuẩn phân lập từ vết bỏng có tới bị nhiễm nấm chiếm 5,6%. Aci. baumannii là 18,1% số lần cấy khuẩn có sự kết hợp hai mầm bệnh phổ biến nhất (25,1%), tiếp theo loài vi khuẩn [9]. là P. aeruginosa (24.9%), K. pneumoniae (12,6%). Tất cả các nấm bệnh phân lập Nghiên cứu của Nguyễn Như Lâm và được đều là nấm Candida, phổ biến nhất là cộng sự (2009) thấy rằng, trên 414 mẫu C. albicans, tiếp đến C. paprasilosis. Tác giả bệnh phẩm có mọc vi khuẩn gây bệnh có cũng cho biết trong một nghiên cứu trước 18,71% mẫu bệnh phẩm có sự kết hợp hai đây sáu năm trước cũng tại bệnh viện này, loài vi khuẩn [4]. sự phân bố các mầm bệnh Gram âm không Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho có sự thay đổi nhiều, Aci. baumannii luôn thấy kết quả tương tự, với 37 mẫu bệnh xuất hiện trong tất cả các loại bệnh phẩm phẩm phân lập được 02 chủng vi sinh vật với tỷ lệ cao [16]. chiếm tỉ lệ 7,9% (tỷ lệ phân lập được 2 chủng vi sinh vật gặp nhiều nhất là P. Theo nghiên cứu của Trương Thị Thu aeruginosa kết hợp S. aureus chiếm Hiền (2014), tác nhân đứng hàng đầu gây 59,5%; đứng thứ hai là P. aeruginosa kết nhiễm khuẩn vết bỏng là P. aeruginosa hợp Aci. baumannii chiếm tỷ lệ 13,5%). (33,4%), tiếp theo là Aci. baumannii (17,4%) và S. aureus (14,3%), các loài vi Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn khuẩn đường ruột chiếm tỉ lệ thấp hơn từ Thống (2011), các loài vi khuẩn phân lập 2,5 - 9% [3]. Nghiên cứu của Nguyễn Như được tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul Lâm (2011), cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ chiếm tỉ lệ cao nhất là S. aureus, tiếp theo nhiễm Aci. baumannii ở bệnh nhân bỏng là P. aeruginosa [10]. nặng chiếm tỉ lệ 16,84% [5]. Nghiên cứu của Lê Quốc Chiểu (2017) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỉ cho thấy, tại các khoa lâm sàng có sự khác lệ các loài vi khuẩn phân lập được từ 508 nhau về tỷ lệ các chủng vi sinh vật được mẫu bệnh phẩm cấy khuẩn dương tính cho phân lập: Khoa Hồi sức cấp cứu: Aci. thấy sự có mặt của các loài vi khuẩn cũng baumannii (50,5%), P. aeruginosa (22,0%), tương tự như nghiên cứu của các tác giả Candida (14,5%). Khoa Điều trị Bỏng trên: Với Aci. baumannii là căn nguyên hàng Người lớn và Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em S. đầu gây nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ (27,8%), aureus chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng thứ hai
  11. TCYHTH&B số 1 - 2023 17 là P. aeruginosa. Khoa Liền vết thương: Tỷ nhất (30,4%), đứng thứ hai là S. aureus lệ vi khuẩn P. aeruginosa chiếm tỷ lệ cao (28,1%), Aci. baumannii (23,6%). Các mẫu nhất, tiếp theo là Aci. baumannii, S. bệnh phẩm từ máu cho thấy đứng đầu gây aureus, Pro. mirabilis và E. coli [2]. bệnh là vi khuẩn Aci. baumannii (29,8%), Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Chí đứng thứ hai là P. aeruginosa (17,1%), Thanh (2014), trong số 55 bệnh nhân có vết nấm Candida spp. (14,9%). Trong các loét do tỳ đè căn nguyên nhiễm khuẩn hàng mẫu bệnh phẩm từ đờm - dịch phế quản đầu là P. aeruginosa (27,5%), xếp thứ hai là cho thấy Aci. baumannii chiếm tỉ lệ cao nhất S. aureus (25%), Aci. baumannii (17,5%) [11]. (59,6%), đứng thứ hai là P. aeruginosa (21,1%), tiếp theo là S. aureus (7,1%). Các Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng mẫu bệnh phẩm từ nước tiểu cho thấy E. coli tương tự như các tác giả trên, các chủng vi chiếm tỉ lệ cao nhất (25%), đứng thứ hai là sinh vật gây bệnh phân lập tại Khoa Hồi nấm Candida spp. (20,5%), tiếp theo là Aci. sức cấp cứu có Aci. baumannii chiếm tỷ lệ baumannii và S. aureus có cùng tỉ lệ cao nhất (35,7%), đứng thứ hai là P. (11,4%). aeruginosa (24,6%), tiếp theo là S. aureus (15,2%), tỷ lệ nhiễm nấm Candida.sp là 4.2. Mức độ kháng kháng sinh (9,1%). Tại TT Liền vết thương ta thấy, P. aeruginosa và S. aureus chiếm tỷ lệ cao 4.2.1. Mức độ kháng kháng sinh của nhất (17,7%), đứng thứ hai là Aci. Aci. baumannii baumannii (15,9%). Tại Khoa Điều trị Bỏng Trong những năm gầy đây, nhiều báo Trẻ Em và Khoa Điều trị Bỏng Người lớn, cáo về Aci. baumannii kháng thuốc đã chỉ ra S. aureus là chủng gây nhiễm khuẩn cao rằng mức độ kháng thuốc của chủng vi nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là (40,3%) và khuẩn này ngày càng gia tăng. Các chủng (36,9%), đứng thứ hai là P. aeruginosa. Aci. baumannii phân lập trên lâm sàng đã kháng nhiều loại kháng sinh như: Nghiên cứu của tác giả Lê Quốc Chiểu Aminoglycosid, Cephalosporin thế hệ 3, (2017) cho thấy, có sự khác biệt về tỷ lệ các Quinolone, Penicillin phổ rộng, các loài vi sinh vật gây nhiễm khuẩn tại chỗ vết Monobactam. Một số báo cáo gần đây cho thương và nhiễm khuẩn huyết. Tại vết thương thấy ngày càng có nhiều chủng Aci. bỏng: Nhiễm khuẩn do P. aeruginosa chiếm baumannii kháng lại với kháng sinh nhóm tỷ lệ cao nhất (36,7%), tiếp theo là Aci. Carbapenem là nhóm kháng sinh mới và có baumannii (24,5%) và S. aureus (21,9%). Cấy hiệu lực rất mạnh với chủng vi khuẩn này. khuẩn máu: nhiễm nấm Candida spp. chiếm Nghiên cứu của tác giả Abdelkader M. tỷ lệ cao nhất 39,1% (C. tropicalis: 34,8%, C. M và cộng sự (2017) cho biết, các chủng albicans: 4,3%), tiếp theo là Aci. baumannii Aci. baumannii có tỉ lệ kháng với nhóm (26,2%), P. aeruginosa (13%) và S. aureus Penicillin phổ rộng là 100%, kháng với (13%) [2]. nhóm Aminoglycosid là 71,4%, kháng với Trong kết quả nghiên cứu của chúng các Cephalosporin thế hệ 3 là 85,7%, tôi, các mẫu bệnh phẩm từ mủ - dịch vết kháng với các kháng sinh nhóm Quinolone thương thấy P. aeruginosa chiếm tỉ lệ cao từ 66,7% đến 85,7% [12].
  12. 18 TCYHTH&B số 1 - 2023 Theo Nguyễn Như Lâm (2011), chủng Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương Aci. baumanii kháng kháng sinh cao đáng đối phù hợp với kết quả của các tác giả kể ngay cả với các kháng sinh mới, đặc trên, P. aeruginosa đã kháng lại tất cả các biệt tỷ lệ này tăng cao khi có kết hợp với kháng sinh thông thường từ (51,9 - 92,6%), P. aeruginosa. riêng Colistin vẫn còn hiệu quả với loài vi Nghiên cứu của Lê Quốc Chiểu (2017), khuẩn này (100%). Aci. baumani đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm với Colistin 4.2.3. Mức độ kháng kháng sinh của K. (100%), tiếp đến là Tigecycline (40,6%) và pneumoniae và E. coli Trime/Sulfamid (34,4%) [2]. Hiện nay, các nhà y học trên thế giới Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đang phải đối phó với các vi khuẩn đối phù hợp với kết quả của các tác giả Enterobacteriaceae kháng kháng sinh như: trên, Aci. baumannii đã kháng lại tất cả các K. pneumoniae, E. coli tiết enzyme beta- kháng sinh thông thường từ 71,4 - 100%, lactamase phổ rộng (ESBL) là một thế hệ riêng Colistin vẫn còn hiệu quả với loài vi enzyme mạnh nhất đề kháng được tất cả các khuẩn này (100%). cephalosporin kể cả thế hệ 3 và 4. Nhiều báo cáo cho thấy, khi các chủng vi khuẩn đường 4.2.2. Mức độ kháng kháng sinh của P. ruột này tiết được ESBL thì sẽ không chỉ đề aeruginosa kháng được với các kháng sinh thông thường P. aeruginosa là một trong những căn hay các thế hệ Cephalosporin mà còn có tỉ lệ nguyên phổ biến nhất trong nhiễm trùng kháng cao với Aminoglycosid và các bỏng, vi khuẩn này có khả năng kháng Fluoroquinolone nữa [15]. thuốc tự nhiên với nhiều loại kháng sinh. Một công trình nghiên cứu tổng kết Các kháng sinh chính được dùng để điều tình hình đề kháng các kháng sinh ghi trị nhiễm khuẩn do P. aeruginosa như: nhóm beta-lactam, Aminoglycosid, nhận ở 15 bệnh viện tại Việt Nam cho thấy, Quinolone... tuy nhiên gần đây các báo tỉ lệ vi khuẩn E. coli và K. pneumoniae tiết cáo đều cho thấy P. aeruginosa có mức ESBL là rất đáng báo động tại nhiều bệnh độ đề kháng với các kháng sinh này viện như: bệnh viện Chợ Rẫy (49% và tương đối cao. 58%), bệnh viện Việt Đức (57% và 49%), Theo nghiên cứu của tác giả Elmanama bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương (55% A.A (2013), P. aeruginosa đã kháng với hầu hết và 73%) [1]. kháng sinh thường dùng, trong đó tỉ lệ kháng Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương Imipenem là (74,1%), vẫn còn nhạy cảm cao đối phù hợp với kết quả của các tác giả với Piperacillin/Tazobactam (88,9%) [13]. trên, phần lớn kháng sinh nhóm β-lactam Nghiên cứu của Trương Thị Thu Hiền đã bị E. coli kháng với tỷ lệ từ (30,7 - (2014) cho thấy: P. aeruginosa đã kháng 96,2%;), các chủng E. coli này còn nhạy Imipenem (70%), các kháng sinh thông cảm với nhóm Carbapenem với tỷ lệ từ thường đã bị kháng từ (90 - 100%), chỉ còn (61,5 - 69,3%). Klebsiella spp. đã kháng nhạy cảm với Colistin (100%) [3]. hầu hết các kháng sinh thông thường với tỷ
  13. TCYHTH&B số 1 - 2023 19 lệ rất cao, tuy nhiên vẫn còn nhạy cảm cao Trong nghiên cứu của chúng tôi cho với Amikacin (96,6%); Colistin (100%). thấy (82,6%) chủng S. aureus kháng methicillin. Các chủng S. aureus phân lập 4.2.4. Mức độ kháng kháng sinh của được đã kháng cao với kháng sinh S. aureus Erythromycin (86,9%), Clindamycin (78,3%), Tetracyclin (56.5%), Các chủng S. Các chủng S. aureus kháng kháng sinh aureus vẫn nhạy cảm cao với các loại thường được xem là căn nguyên hàng đầu kháng sinh: Tigercycline (95,7%), gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Trước tình Vancomycin và Linezolid (91,3%), hình gần như 100% các chủng S. aureus Quinupristin/ Dalfopristin từ (86,9%). có khả năng tiết enzyme penicillinase phá hủy được Penicillin, các nhà lâm sàng phải 4.2.5. Mức độ kháng kháng sinh của chỉ định Penicillin M để điều trị các nhiễm Candida spp khuẩn do S. aureus. Năm 1961, người ta phát hiện ra chủng S. aureus kháng Ở các trung tâm điều trị bỏng hiện nay, Penicillin M đầu tiên (MRSA), khi S. aureus mặc dù có rất nhiều kỹ thuật mới chăm sóc kháng Methicillin thì được coi như kháng bệnh nhân bỏng cũng như sự xuất hiện cả nhóm beta-lactam kể cả các nhiều loại kháng sinh thế hệ mới, phổ rộng Cephalosporin. Các chủng S. aureus đã kiểm soát căn nguyên nhiễm khuẩn trên kháng methicillin (MRSA) ngày càng gia bỏng. Tuy nhiên, những tiến bộ này không tăng trong những năm 1980 đã dẫn tới việc làm giảm được tình trạng nhiễm nấm, đôi lựa chọn sử dụng Vancomycin để điều trị khi còn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm nhiễm khuẩn do S. aureus. Vì thế, trong phát triển trên bệnh nhân bỏng nặng. những năm 1990 đã xuất hiện các chủng Nhiễm nấm trên bệnh nhân bỏng có S. aureus kháng Vancomycin. Tổng kết nhiều mức độ khác nhau, có thể chỉ là của GARP-VN (2008) cho thấy, tỉ lệ MRSA nấm phát triển trên bề mặt tổn thương, ở ghi nhận ở 15 bệnh viện tại Việt Nam là từ các bệnh phẩm không vô khuẩn (như 30% đến 64% [1]. dịch đường tiêu hóa, hô hấp...) hay nấm Nghiên cứu của Trương Thị Thu Hiền xâm lấn sâu xuống vùng mô lành, nhiễm (2014) tại Bệnh viện Bỏng Quốc Gia cho nấm huyết. Nhiễm nấm bỏng do nhiều thấy, S. aureus đã kháng lại hầu hết loài nấm khác nhau. Candida chiếm thành kháng sinh thông thường với tỉ lệ cao phần chủ yếu, bao gồm cả Candida Cephazolin (100%), Azithromycin (89,2%), albicans và Candida non-albicans, ngoài ra Gentamycin (95,4%), riêng Linezolid và còn một số loại nấm sợi như Aspegillus, Vancomycin còn nhậy cảm tốt với loài vi Fusarium, Muco… khuẩn này (100%) [3]. Hiện nay, đã xuất hiện tình trạng nấm Theo nghiên cứu của Chu Anh Tuấn kháng với thuốc kháng nấm. Mức độ (2015) tại Khoa Bỏng - Tạo hình, Bệnh viện kháng thuốc khác nhau với từng loài nấm Chợ Rẫy, các chủng S. aureus kháng cao và từng loại thuốc kháng nấm. Kết quả với các nhóm β-lactam, nhóm Quinolone và nghiên cứu tại Singapore (2017) trên 271 nhóm Aminoglycosid, chỉ còn nhạy cảm với chủng Candida spp. thấy 86,9% nhạy kháng sinh Vancomycin (97,22%) [8]. cảm với Voriconazole, Echinocandin trên
  14. 20 TCYHTH&B số 1 - 2023 98%, Fluconazonl là 95,2%. Sự kháng Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em và Khoa Điều trị thuốc của C. tropicalis ngày càng tăng do Bỏng Người lớn đứng đầu là S. aureus việc sử dụng rông rãi các thuốc kháng chiếm tỷ lệ lần lượt là (40,3%) và (36,9%), nấm và kháng thuốc thu được ở C. đứng thứ hai là P. aeruginosa. tropicalis thường cao hơn so với Candida * Tình trạng kháng kháng sinh albicans [18]. - Aci. baumannii đã kháng lại tất cả các Nghiên cứu của Đinh Xuân Quang và kháng sinh thông thường từ (71,4 - 100%), cộng sự tại Viện Bỏng Quốc Gia (2017 - riêng Colistin vẫn còn hiệu quả với loài vi 2019) cho biết: Thuốc nhóm Echinocandin khuẩn này (100%). có tỷ lệ nhạy cảm cao nhất (97,7 - 99,4%). - P. aeruginosa đã kháng lại tất cả các Tỷ lệ nhạy thấp nhất là thuốc nhóm azole: kháng sinh thông thường từ (51,9 - 92,6%), Fluconazol (83,3%), sau đó là Voriconazol riêng Colistin vẫn còn hiệu quả với loài vi (90,1%), thuốc Flucytosin (94,5%) và khuẩn này (100%). Amphotericin B (96,7%) [6]. - Các chủng E. coli còn nhạy cảm với Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nhóm Carbapenem với tỷ lệ từ (61,5 - 69,3%). cho thấy tương tự như các tác giả trên, các - Klebsiella spp. đã kháng hầu hết các chủng Candida spp. vẫn nhạy cảm cao với các loại kháng sinh từ (90,9 - 96,9%), riêng kháng sinh thông thường với tỷ lệ rất cao, Caspofungin vẫn còn hiệu quả (100%) với tuy nhiên vẫn còn nhạy cảm cao với loài vi nấm này. Amikacin (96,6%); Colistin (100%). - Nghiên cứu cho thấy (82,6%) chủng 5. KẾT LUẬN S. aureus kháng Methicillin. Các chủng S. aureus vẫn nhạy cảm cao với các loại kháng Qua nghiên cứu 1150 mẫu bệnh phẩm sinh như: Tigercycline (95,7%), Vancomycin trên 620 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện và Linezolid (91,3%), Quinupristin/Dalfopristin Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trong thời gian từ (86,9%). từ 01/2021 đến 3/2022 cho thấy: - Các chủng Candida spp. vẫn nhạy * Căn nguyên vi sinh vật gây bệnh cảm cao với các loại kháng sinh từ (90,9 - - Căn nguyên hàng đầu gây nhiễm 96,9%). khuẩn trong Bệnh viện là Aci. baumannii (27,8%), tiếp theo là P. aeruginosa 6. KIẾN NGHỊ (24,8%), S. aureus (21,3%) và Candida - Tăng cường giám sát, báo cáo thường spp. (6,9%). xuyên về biến động quần thể vi sinh vật và - Tại các khoa lâm sàng, có sự khác mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi nhau giữa các chủng vi sinh vật phân lập sinh vật gây bệnh trong bệnh viện. được, tại Khoa Hồi sức cấp cứu đứng đầu - Tăng cường công tác kiểm soát là Aci. baumannii (35,7%), đứng thứ hai là nhiễm khuẩn bệnh viện nhằm giảm tỉ lệ P. aeruginosa (24,6%), tiếp theo là S. nhiễm khuẩn. aureus (15,2%), tỷ lệ nhiễm nấm Candida - Thực hiện điều trị theo căn nguyên và spp. là (9,1%); tại TT Liền vết thương đứng tuân thủ đúng quy định về sử dụng kháng đầu là P. aeruginosa và S. aureus (17,7%), sinh nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn đứng thứ hai là Aci. baumannii (15,9%); tại kháng thuốc.
  15. TCYHTH&B số 1 - 2023 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO Paul Hà Nội”, Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng (2), tr 14-25. 1. Bộ Y Tế và GARP-VN (2009), “Báo cáo sử 11. Đoàn Chí Thanh và Chu Anh Tuấn (2015), dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm bệnh viện Việt Nam năm 2008 - 2009”. sàng và kết quả điều trị bệnh nhân loét do tỳ đè 2. Lê Quốc Chiểu (2017), “Căn nguyên và mức độ tại Viện Bỏng Quốc gia từ 09/2013 đến kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây 06/2014", Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng số 2, bệnh phân lập được tại Viện Bỏng Quốc gia từ tr.103 - 115. tháng 4 đến tháng 9 năm 2017”, Tạp chí Y học 12. Abdelkader M.M., Aboshanab K.M., El-Ashry Thảm họa và Bỏng, số 2, tr. 57. M.A. et al (2017), “Prevalence of MDR 3. Trương Thị Thu Hiền (2015), “Căn nguyên và pathogens of bacterial meningitis in Egypt and đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn gây new synergistic antibiotic combinations”. PLoS bệnh tại Viện Bỏng Quốc gia - 2014”, Tạp chí Y ONE, 12(2). học Thảm họa và Bỏng, số 2, tr. 66-72. 13. Elmanama A.A (2013), “Antimicrobial 4. Nguyễn Như Lâm, Lê Đức Mẫn (2009), susceptibility of bacterial isolates from burn unit “Nghiên cứu căn nguyên nhiễm khuẩn và mức in Gaza”, Burns, 39 (8), pp. 16-128. độ kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu - 14. Forson O. A. E. A., M. Olu-Taiwo, P. J. Viện Bỏng Quốc gia”, Tạp chí Y học Thảm họa Pappoe-Ashong, P. J. Ayeh-Kumi (2017), “ và Bỏng (4), tr 56-62. Bacterial infections in burn wound patients at a 5. Nguyễn Như Lâm (2011), “Nghiên cứu đặc tertiary teaching hospital in Accra, Ghana”, Ann điểm nhiễm khuẩn Aci. baumannii trên bệnh Burns Fire Disasters, 30(2), p. 116-120. nhân bỏng nặng”, Tạp chí Y học Thảm họa và 15. Hsueh Po-Ren, Peter Michael Hawkey (2007), Bỏng (4), tr 15-17. “Consensus statement on antimicrobial therapy 6. Đinh Xuân Quang (2020), “Nghiên cứu đặc of intra-abdominal infection in Asia”, điểm dịch tễ học và kết quả điều trị nhiễm nấm International Journal of Antimicrobial Agent. trên bệnh nhân bỏng nặng tại Bệnh Viện Bỏng (30), P.129-133. Quốc Gia (2017 - 2019)”. Luận án tiến sỹ y học. 16. Jin Ju Park, Yu Bin Seo, Young Kyun Choi, et Học viện Quân y. al (2019), “Changes in the prevalence of 7. Lê Thế Trung (2003), "Bỏng - những kiến thức causative pathogens isolated from severe burn chuyên ngành", Nhà xuất bản Y học. patients from 2012 to 2017”. Burn (2019) http//dx 8. Chu Anh Tuấn, Nguyễn Như Lâm, Phạm Hồ doi.org/10.1016/j burns. 2019. 09.008. Nam (2015), “Căn nguyên và mức độ kháng 17. McManus AT, Pruitt BA (1992), “The changing kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Khoa Bỏng epidemiology of infection in burn patients” World & Phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp J, Surg, 16, p.57-67. chí Y học Thảm họa và Bỏng, số 2, tr. 196-203. 18. Teo, J.Q., Candra, S.R., Lee, S.J., Chia, S.Y., 9. Nguyễn Gia Tiến, Nguyễn Như Lâm, Lê Đức et al. (2017), Candidemia in a major regional Mẫn (2001), “Nhận xét 121 bệnh nhân tử vong tertiary referral hospital - epidemiology, practice tại khoa Hồi sức cấp cứu - Viện Bỏng Quốc gia”, patterns and outcomes, Antimicrob. Resist. Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng (4), tr 56-63. Infect. Control, 6 (27). 10. Nguyễn Thống (2011), “Nhiễm trùng vết thương bỏng tại Khoa Bỏng Bệnh viện Saint
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1