intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần sao lưu những gì trên hệ thống Linux Home Server

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn đang sở hữu 1 hệ thống home server hoạt động bằng Linux, thì có lẽ sẽ cần nâng cấp và cập nhật thường xuyên. Sau đây, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn các bạn 1 số bước cơ bản để sao lưu những thành phần cơ bản và cần thiết nhất, giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian tối đa mỗi lần thực hiện quá trình nâng cấp. Tuy nhiên, mỗi 1 hệ thống home server đều có sự khác biệt nhất định, do vậy hãy điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp – đây chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần sao lưu những gì trên hệ thống Linux Home Server

  1. Cần sao lưu những gì trên hệ thống Linux Home Server? Nếu bạn đang sở hữu 1 hệ thống home server hoạt động bằng Linux, thì có lẽ sẽ cần nâng cấp và cập nhật thường xuyên. Sau đây, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn các bạn 1 số bước cơ bản để sao lưu những thành phần cơ bản và cần thiết nhất, giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian tối đa mỗi lần thực hiện quá trình nâng cấp. Tuy nhiên, mỗi 1 hệ thống home server đều có sự khác biệt nhất định, do vậy hãy điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp – đây chỉ là bài hướng dẫn nên bắt đầu từ đâu. Thư mục /home:
  2. Hãy bắt đầu với /home, thư mục gốc với từng tài khoản có trên hệ thống. Tại đây lưu trữ tất cả các file ca nhạc, video, tài liệu (trừ khi bạn để dữ liệu trên 1 phân vùng khác), và đồng thời đây cũng là nơi lưu các file cấu hình của chương trình. Bấm Ctrl + H và bạn sẽ thấy toàn bộ những file ẩn trong thư mục này. Hãy sao lưu bất cứ dữ liệu nào cần thiết, và áp dụng với từng tài khoản. Nguồn Apt:
  3. Danh sách các phần mềm, ứng dụng sử dụng bởi apt được cố định tại đường dẫn /etc/apt/sources.list, và những khóa gpg trong thư mục /etc/apt/sources.list.d/. Nếu đã từng có thời gian sử dụng Linux, chắc hẳn mọi người sẽ muốn cài đặt phần mềm từ những repository bên ngoài so với hệ thống mặc định. Sau khi cài lại, người sử dụng chỉ cần thay đổi thông tin của distro tương ứng (ví dụ lucid thành maverick), và copy những dòng này tới file sources.list mới. Nhưng tùy từng repository mà bạn phải download file gpg key trước khi sử dụng. 1 điều khác cần lưu ý là người dùng cũng nên ghi nhớ chính xác những gì có trên hệ thống cũ, hoặc sử dụng Ubuntu Tweak – 1 giải pháp khá tốt nếu muốn cài đặt phần mềm và repository, cũng như thay đổi các thiết lập trong hệ thống. Các thiết lập Samba:
  4. Nếu thiết lập và sử dụng tính năng chia sẻ Samba (với Windows) thì bạn cần phải copy file /etc/samba/smb.conf. Thực ra có rất ít sự khác biệt giữa các phiên bản với nhau, do vậy chỉ cần giữ lại file thiết lập đang sử dụng. Trong trường hợp cần phải thiết lập lại toàn bộ, hãy sử dụng gadmin-samba (trên Gnome) và KSambaPlugin (trên KDE) với smb.conf, cả 2 công cụ đều có giao diện điều khiển đồ họa, khiến cho các thao tác đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. SSH: Trong trường hợp bạn sử dụng SSH để điều khiển và truy cập máy tính từ xa, hãy sao lưu file thiết lập của chức năng này tại /etc/ssh/ssh_config và /etc/ssh/sshd_config. fstab:
  5. Toàn bộ file này cố định tại thư mục /etc/fstab, nhiệm vụ chính là chỉ định file hệ thống bảng của Linux. Phải thật cẩn thận khi tiến hành áp dụng, vì bạn sẽ không thể sử dụng file fstab cũ trên hệ thống cài đặt mới. Vì tham số UUIDs sẽ thay đổi mỗi khi phân vùng được định dạng lại. Tuy nhiên, hãy giữ lại file cấu hình cũ trong file fstab, việc này thực sự hữu ích nếu hệ thống có nhiều phân vùng, các thư mục hoặc kết nối chia sẻ, thư mục gốc /home riêng biệt... Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng công cụ pySDM (Gnome) hoặc mountmanager (KDE) để điều chỉnh file fstab (cả 2 đều có giao diện đồ họa). Sao lưu chương trình:
  6. Nếu hệ thống server được thiết lập chức năng tự động sao lưu bằng rsync hoặc Simple Backup, bạn hãy giữ lại file cấu hình của chính những công cụ đó, ví dụ file cấu hình của Rsync tại vị trí /etc/rsyncd.conf và của Simple Backup là /etc/sbackup.conf. Các file cấu hình, thiết lập website: Rất nhiều người sử dụng Apache, MySQL, hoặc PHP trên hệ thống để sử dụng hoặc nghiên cứu website cá nhân của họ. Và việc sao lưu những file cấu hình này khá phức tạp, tất cả đều có trong thư mục /var/www:
  7. Nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn cấu hình lại toàn bộ Apache, MySQL, và PHP khi cài đặt lại hệ thống, do sự thay đổi về phiên bản sử dụng hoặc mật khẩu quản trị. Mặt khác, các bạn có thể cài thay thế bằng bộ tổ hợp LAMP quen thuộc: sudo apt-get install lamp-server^ Bên cạnh đó, hãy cài thêm phpMyAdmin để điều chỉnh cơ sở dữ liệu MySQL dễ dàng hơn: sudo apt-get install libapache2-mod-auth-mysql phpmyadmin Và cuối cùng, hãy nhớ thay đổi mật khẩu mặc định của những ứng dụng này trước khi sử dụng. Chúc các bạn thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1