52(4): 13 - 18<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
4 - 2009<br />
<br />
CẢNG BIỂN - ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN TRUNG<br />
Lê Tiến Dũng (Nhà xuất bản - Đại học Thái Nguyên)<br />
Nguyễn Thị Hằng (Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên)<br />
Tóm tắt<br />
Biển có một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, là cánh cửa để mở ra thế giới của các quốc<br />
gia. Miền Trung là một vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế, là vùng duy nhất của Việt Nam mà tất cả các tỉnh đều<br />
giáp với biển Đông. Miền Trung có đầy đủ các yếu tố để phát triển một nền kinh tế biển hoàn chỉnh, đặc biệt là<br />
kinh tế cảng. Hiện tại, miền Trung có 17 cảng biển, trong đó có 3 hải cảng tầm quốc gia là Đà Nẵng, Quy Nhơn và<br />
Nha Trang. Các cảng biển miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển, chúng đóng vai trò là cửa mở để thu hút<br />
đầu tư. Vì vậy, cảng biển giữ vai trò động lực trong phát triển kinh tế miền Trung.<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước ngày càng<br />
hội nhập sâu với thế giới thì bài toán phát triển<br />
cảng biển càng trở nên cấp bách bởi cảng biển có<br />
một vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế. Trong<br />
chiến lược phát triển của mình, nhiều quốc gia trên<br />
thế giới đã xác định thế kỷ 21 là kỷ nguyên của đại<br />
dương, hướng mạnh sự phát triển ra biển đảo, đặc<br />
biệt chú trọng đến việc khai thác biển (kể cả những<br />
quốc gia không có biển).<br />
Miền Trung được coi là “mặt tiền” của Việt<br />
Nam, của Đông Nam Á và cả châu Á - Thái Bình<br />
Dương. Đây là vùng duy nhất của Việt Nam có tất<br />
cả các tỉnh đều giáp với biển Đông. Một điều khó<br />
khăn đối với vùng đất này là địa hình kéo dài và<br />
hẹp ngang nên rất bất lợi trong việc phát triển<br />
không gian kinh tế trên quy mô rộng. Mặt khác,<br />
đây là vùng phải gánh chịu nhiều thiên tai hơn so<br />
với hai đầu đất nước. Nhưng bù lại, miền Trung<br />
được ban tặng cho một nguồn tài nguyên vô cùng<br />
quý giá là Biển. Biển miền Trung rất giàu tiềm<br />
năng và có nhiều lợi thế. Vì thế, có thể coi nền<br />
kinh tế miền Trung thực chất là kinh tế biển, do<br />
vậy, triển vọng phát triển là vô cùng lớn. Nhưng<br />
Miền Trung lại tương đối nghèo nàn so với hai đầu<br />
đất nước. Không ít người đã lặng lẽ tiến hành<br />
những chuyến khảo sát dọc ven biển miền Trung<br />
với một câu hỏi day dứt: miền Trung sẽ còn loay<br />
hoay với cái nghèo đến bao giờ? Không bó tay<br />
trước những rào cản mang tính tự nhiên, miền<br />
Trung miệt mài đi tìm giải pháp cho việc mở cảng<br />
biển để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế. Sự<br />
ra đời của các cảng biển, trong đó có các cảng<br />
nước sâu là một trong những việc làm thiết yếu<br />
<br />
đầu tiên để vực dậy nền kinh tế của miền đất đầy<br />
tiềm năng này.<br />
II. Điều kiện phát triển kinh tế cảng biển miền<br />
Trung<br />
Miền Trung là một vùng đất giàu tiềm năng và<br />
lợi thế, có đầy đủ các yếu tố để phát triển một nền<br />
kinh tế biển hoàn chỉnh, đặc biệt là kinh tế cảng.<br />
Vùng đất này sở hữu 1.172km bờ biển và có lợi<br />
thế đặc biệt về vị trí địa lý. Miền Trung không chỉ<br />
nằm ở giữa nước Việt Nam mà còn ở vị trí trung<br />
tâm các trục giao lưu quốc tế của các nước<br />
ASEAN. Đây là phần đất vươn ra biển Đông xa<br />
nhất của nước ta; do đó các hải cảng của miền<br />
Trung rất gần với đường hàng hải quốc tế, nối khu<br />
vực Đông Bắc Á với Đông Nam Á và các châu lục<br />
khác. Phía Tây của miền Trung có nhiều cửa khẩu<br />
giao thương với các nước nằm sâu trong lục địa<br />
châu Á như Lào, Myanmar, vùng đông bắc Thái<br />
Lan và đông bắc Campuchia. Do vậy, Hội nghị lần<br />
thứ 8 của Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê<br />
kông họp tại Manila (tháng 10-1998) đã đưa ra<br />
khái niệm “Hành lang kinh tế Đông Tây” và quyết<br />
định chọn dự án xây dựng tuyến đường bộ từ<br />
Mukdahan (Thái Lan) qua Nam Lào đến Đà Nẵng<br />
làm dự án đầu tiên trong hợp tác tiểu vùng. Năm<br />
2000, Myanmar trở thành thành viên ASEAN, qui<br />
mô dự án được mở rộng và khu vực cảng<br />
Maưlamyine gần thủ đô Yangon được chọn làm<br />
cửa ra phía Tây của hành lang. Như vậy, Hành<br />
lang kinh tế Đông Tây có tổng chiều dài 1.450km,<br />
đi qua vùng Nam Myanmar, Bắc Thái Lan, Nam<br />
Lào và ba tỉnh miền Trung Việt Nam. Cửa khẩu<br />
Lao Bảo ở phía tây tỉnh Quảng Trị hiện đang hoạt<br />
động rất nhộn nhịp. Một số cửa khẩu biên giới<br />
khác ở tỉnh Quảng Nam,.. đang được tiếp tục mở<br />
<br />
1<br />
<br />
52(4): 13 - 18<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ra, đã và đang hình thành các tuyến giao thông<br />
đường bộ nối các hải cảng lớn trên vùng duyên hải<br />
miền Trung với các khu vực trong nội địa châu Á.<br />
Vì thế, Miền Trung được coi là cửa ngõ và cầu nối<br />
cho Myanmar, Đông Bắc Thái Lan và Lào qua<br />
Hành lang kinh tế Đông – Tây để kết nối với các<br />
trung tâm kinh tế năng động nhất châu Á là Đông<br />
Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và<br />
vùng Viễn Đông với vai trò làm dịch vụ cảng, hậu<br />
cần. Hàng hoá từ khu vực trên qua các cảng miền<br />
Trung sẽ không cần qua eo biển Malacca quá đông<br />
đúc và cảng Bangkok đã quá tải, có thể giảm một<br />
ngày đêm vận tải, giảm bớt chi phí về thời gian và<br />
tiền bạc. Rõ ràng phải gắn kinh tế miền Trung với<br />
hai vùng rộng lớn Đông Bắc Á và Tiểu vùng Mê<br />
Kông để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế<br />
miền Trung. Trong thế kỷ 21, Đông Bắc Á sẽ trở<br />
thành trung tâm tăng trưởng của thế giới. Việc<br />
miền Trung trở thành mắt xích nối giữa Đông Nam<br />
Á và Bắc Á sẽ thay đổi vị thế của miền Trung<br />
không chỉ đối với nước ta mà còn trở thành một<br />
khâu quan trọng cho cả khu vực. Nhìn rộng ra,<br />
mức độ hội nhập và toàn cầu hoá của miền Trung<br />
sẽ nhanh chóng được nâng cao và vượt xa mức<br />
bình quân của cả nước. Vị trí đặc biệt này có thể<br />
giúp miền Trung vươn lên đảm nhiệm vai trò trung<br />
tâm thương mại và chế xuất của khu vực Đông<br />
Nam châu Á, nơi giao lưu của các nước vùng nội<br />
địa châu Á với thế giới bên ngoài.<br />
Mặt khác, dọc theo ven biển miền Trung còn<br />
có nhiều vịnh nước sâu, nằm cận kề với đường<br />
hàng hải quốc tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng<br />
các cảng nước sâu trong hệ thống cảng biển của cả<br />
nước. Khu vực này đã hình thành hệ thống đô thị<br />
và khu công nghiệp phân bố khá đều trên lãnh thổ.<br />
So với các hải cảng lớn ở miền Nam và miền Bắc,<br />
hải cảng miền Trung không có ưu thế về cơ sở hạ<br />
tầng kĩ thuật nhưng có những ưu thế do thiên<br />
nhiên tạo ra như mực nước sâu, độ kín gió và đặc<br />
biệt là rất gần đường hàng hải quốc tế.<br />
III. Hệ thống các cảng biển miền Trung<br />
Hiện tại, miền Trung có 17 cảng biển, trong đó<br />
có một số hải cảng tầm cỡ quốc gia là Đà Nẵng,<br />
Quy Nhơn, Nha Trang… Các hải cảng này đang<br />
phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại và du lịch<br />
của các tỉnh miền Trung và nước CHDCND Lào với<br />
mức độ hoạt động ngày càng tăng. Ngoài các hải<br />
cảng quốc gia nói trên, hầu như tỉnh duyên hải miền<br />
Trung nào cũng có hải cảng riêng phục vụ cho các<br />
<br />
4 - 2009<br />
<br />
hoạt động kinh tế của địa phương. Hiện tại, Chính<br />
phủ Việt Nam đã chủ trương cho xây dựng một số<br />
hải cảng quốc tế lớn, nhằm tạo điều kiện phát huy<br />
các lợi thế so sánh về vị trí địa lí và tài nguyên biển<br />
của miền Trung. Đó là Dung Quất - Quảng Ngãi<br />
(gắn với nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam ),<br />
cảng Chân Mây thuộc Thừa Thiên - Huế (gắn với<br />
khu công nghiệp và dịch vụ du lịch Chân Mây)…<br />
Sở dĩ miền Trung cần nhiều cảng biển, trong<br />
đó có các cảng nước sâu như thế, bởi vì hàng hóa<br />
qua các cảng miền Trung là hàng hóa quốc tế,<br />
hàng trung chuyển, không phải hàng khai thác tại<br />
chỗ. Một lợi thế nữa là trước mặt các tỉnh duyên hải<br />
miền Trung là đại dương nối liền Việt Nam với Nhật<br />
Bản, Hồng Kông, Singapore, Philippines... Còn sau<br />
lưng là một kênh đào trên bộ để dẫn đến Lào,<br />
Myanmar, Ấn Độ, Pakistan. Do đó, việc phát triển<br />
hải cảng sẽ đem lại lợi nhuận lớn lao cho nền kinh tế.<br />
Trong các cảng của miền Trung, Vân Phong<br />
được đánh giá là cảng có nhiều lợi thế. Vịnh có độ<br />
nước sâu hiếm có (từ 20 - 40m), là nơi kín sóng<br />
gió, không bị bồi lấp bởi sông biển, cách hải phận<br />
quốc tế chỉ 14km, gần ngã ba các tuyến hàng hải<br />
quốc tế. Vì vậy, Vân Phong được các chuyên gia<br />
hàng hải nhìn nhận là "nơi duy nhất của Việt Nam<br />
có đủ điều kiện cạnh tranh mạnh trong hệ thống<br />
dịch vụ cảng trung chuyển container quốc tế và là<br />
nơi duy nhất ở Việt Nam có thể biến ước mơ về<br />
một cảng nước sâu thành hiện thực”. Không đâu<br />
khác, Vân Phong sẽ là nơi mở ra cực phát triển<br />
mới của Việt Nam.<br />
Sự phát triển của cảng biển miền Trung trong<br />
tương lai<br />
Theo định hướng phát triển hệ thống cảng biển<br />
miền Trung thì đến năm 2010, hệ thống các cảng ở<br />
đây phải đạt được con số sản lượng hàng hóa<br />
thông qua là từ 40-50 triệu tấn/năm và đến năm<br />
2020 là 90-110 triệu tấn/năm. Trong đó, "nòng<br />
cốt" vẫn là các cảng Chân Mây, Đà Nẵng, Dung<br />
Quất, Nhơn Hội.<br />
Với tốc độ phát triển như hiện nay, hệ thống<br />
cảng biển khu vực miền Trung hoàn toàn có thể<br />
đảm bảo được năng lực vận tải đó. Trong đó, cảng<br />
Nghi Sơn (trước mắt phục vụ chủ yếu xuất xi<br />
măng, công suất 2 triệu tấn/năm), đến năm 2010<br />
phát triển thành cảng tổng hợp - container công<br />
suất lên 8-10 triệu tấn/năm, có thể đón tàu đến<br />
30.000DWT; cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) xây dựng<br />
qui mô 10 triệu tấn/năm, gắn với qui hoạch xây<br />
<br />
14<br />
<br />
52(4): 13 - 18<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
dựng cơ sở lọc hóa dầu và luyện thép trong khu<br />
vực, về lâu dài là đầu ra cho tuyến đường xuyên Á<br />
phía Bắc. Các cảng Chân Mây (TT-Huế) - Liên<br />
Chiểu - Đà Nẵng sẽ qui hoạch thành cụm cảng<br />
hiện đại, trở thành thương cảng quốc tế lớn ở khu<br />
vực miền Trung, có tổng công suất 12- 15 triệu<br />
tấn/năm. Cảng này vừa có chức năng là cửa mở<br />
lớn cho các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây<br />
nguyên, vừa tiếp nhận hàng hoá quá cảnh của<br />
tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây (Nam Lào và<br />
Đông Bắc Thái lan). Cảng Chân Mây có thể đón<br />
tàu đến 50.000DWT và tàu khách du lịch cỡ lớn,<br />
công suất cảng đạt 6 - 7 triệu tấn/năm vào năm<br />
2020. Dung Quất đầu tư xây dựng thành cụm cảng<br />
lớn, qui mô 20 triệu tấn/năm vào 2010 và 45 - 50<br />
triệu tấn/năm vào 2020, phục vụ công nghiệp lọc<br />
hoá dầu, công nghiệp luyện kim và các khu công<br />
nghiệp khác trong vùng. Cảng Qui Nhơn sẽ hoàn<br />
thiện bến cảng đón được tàu trọng tải 30.000DWT,<br />
nâng cấp cầu cảng đạt công suất thông qua cảng<br />
khoảng hơn 4 triệu tấn năm 2010 và 15 triệu<br />
tấn/năm năm 2020. Cảng Nha Trang chuyên khai<br />
thác hàng sạch và vận tải hành khách đến 2015<br />
chuyển hoàn toàn thành cảng du lịch. Cảng Vân<br />
Phong (Khánh Hoà) hiện tại đã được ưu tiên đầu<br />
tư thành cảng trung chuyển container quốc tế, các<br />
dự án công nghiệp công nghệ cao, thành phố thông<br />
minh - đô thị bền vững. Sắp tới, đây sẽ là cảng<br />
trung chuyển container quốc tế, đồng thời là cảng<br />
đầu mối hàng hoá xuất nhập khẩu trong nước, giữ<br />
vai trò động lực trong việc phát triển Vịnh Vân<br />
Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, bao<br />
gồm cảng trung chuyển quốc tế, công nghiệp, dịch<br />
vụ, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản… trong đó cảng<br />
trung chuyển quốc tế giữ vai trò chủ đạo… Ngoài<br />
ra, với mục đích biến Duyên hải Nam Trung Bộ<br />
đến năm 2010 thành vùng phát triển các ngành<br />
kinh tế quan trọng gắn với biển, một loạt dự án cải<br />
thiện cơ sở hạ tầng cho vùng này sẽ được thực<br />
hiện trong tương lai như: nâng cấp cảng Vũng Rô<br />
(Phú Yên), xây mới cảng trung chuyển quốc tế<br />
Đầm Môn (Khánh Hòa)…<br />
4.Vai trò động lực của cảng biển trong phát<br />
triển kinh tế miền Trung<br />
Trên phạm vi thế giới, xu hướng toàn cầu hóa,<br />
hội nhập khu vực đang trở thành một xu thế tất yếu<br />
mang tính thời đại. Bất kỳ nền kinh tế nào, nếu<br />
không vận hành theo xu thế này thì chắc chắn sớm<br />
muộn cũng bị đào thải ra khỏi sự phát triển. Đối<br />
<br />
4 - 2009<br />
<br />
với lĩnh vực vận tải, do chi phí vận tải rẻ, khối<br />
lượng vận tải lớn, tuyến kết nối trên phạm vi toàn<br />
thế giới,... nên vận tải biển trở thành một cầu nối<br />
quan trọng trong hợp tác song phương và đa<br />
phương. Hệ thống cảng biển ngoài vai trò xếp dỡ<br />
hàng hóa, còn thực hiện hoạt động chuyển tải và<br />
logistic tạo giá trị gia tăng với một khu vực hay cả<br />
một vùng rộng lớn. Trên con đường hội nhập,<br />
miền Trung đã được đặt đúng vị trí của nó, đó là<br />
mặt tiền của đất nước để bước ra thế giới bên<br />
ngoài bằng hệ thống cảng biển làm nòng cốt cho<br />
công cuộc phát triển. Trong điều kiện hội nhập<br />
kinh tế thế giới, toàn cầu hóa sản phẩm đã tạo cơ<br />
hội cho cảng biển trở thành nhân tố làm tăng giá<br />
trị hàng hóa. Việc Phát triển vận tải biển sẽ thúc<br />
đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động<br />
lực thúc đẩy phát triển công nghiệp. Có thể nói, hệ<br />
thống cảng biển miền Trung đóng vai trò nòng cốt<br />
trong việc hình thành vùng trọng điểm kinh tế<br />
miền Trung cũng như sự hình thành các khu kinh<br />
tế của khu vực này.<br />
Tác động của tương hỗ của hệ thống cảng<br />
biển với sự phát triển các khu công nghiệp và<br />
sự gắn kết giữa các địa phương<br />
Một trong những điều kiện cơ bản để một cảng<br />
hay một khu cảng hoạt động là phải gần nơi phát<br />
sinh nguồn hàng hay gần những khu vực thu hút<br />
hàng hóa. Ngược lại, để giảm chi phí vận tải trên<br />
bộ, qua đó giảm giá thành sản phẩm thì các khu<br />
công nghiệp, khu chế xuất và kèm theo nó là các<br />
trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ hàng hải,...<br />
cần được hình thành xung quanh hệ thống cảng.<br />
Hiện tại, ở các khu kinh tế dọc duyên hải miền Trung<br />
cũng như hệ thống cảng biển nước sâu và các dự án<br />
đầu tư cho đại công nghiệp hầu hết đã nhanh chóng<br />
được lấp kín. Rõ ràng một quy luật đang diễn ra tại<br />
các khu kinh tế miền Trung: có cảng biển nước sâu<br />
thì công nghiệp nặng phát triển rất nhanh và luôn đi<br />
trước một bước, sau đó mới kéo theo sự phát triển về<br />
công nghiệp nhẹ - thương mại và dịch vụ - du lịch.<br />
Việc xây dựng cảng biển có một tầm chiến lược<br />
hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã<br />
hội của miền Trung, tạo nên sự liên kết chặt chẽ<br />
giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Có thể<br />
xem đó là bước đi thích hợp trong chiến lược phát<br />
triển kinh tế - xã hội miền Trung để đuổi kịp sự<br />
phát triển của hai đầu đất nước, tạo nên xu thế phát<br />
<br />
15<br />
<br />
52(4): 13 - 18<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
triển ổn định trên toàn Việt Nam và thúc đẩy hội<br />
nhập có hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam với thế<br />
giới bên ngoài. Có thể lấy cảng nước sâu Dung<br />
Quất làm ví dụ.Vịnh Dung Quất có lợi thế để phát<br />
triển cảng biển và các ngành kinh tế gắn với cảng.<br />
Vịnh Dung Quất có diện tích mặt nước hữu ích trên<br />
4 km2, có độ sâu trung bình 10m đến 19m, nằm sát<br />
các tuyến hàng hải quan trọng nhất như: cách tuyến<br />
hàng hải quốc tế 90km, cách các tuyến vận tải nội<br />
thuỷ khoảng 30km và là nơi hội tụ đủ các điều kiện<br />
để hình thành cảng biển nước sâu đa chức năng<br />
gồm: cảng chuyên dùng dầu khí và cảng chuyên<br />
dụng cho các ngành công nghiệp nặng (cảng tổng<br />
hợp và cảng trung chuyển quốc tế). Vịnh này cũng<br />
là nơi thuận lợi để hình thành Khu bảo thuế và các<br />
ngành dịch vụ cảng biển. Đây là một trong những<br />
yếu tố có ý nghĩa quyết định để mở cửa thu hút các<br />
nhà đầu tư đến với Khu kinh tế Dung Quất.<br />
Sự ra đời của cảng biển nước sâu và khu công<br />
nghiệp Dung Quất đã đặt nền móng cho sự hình<br />
thành vùng trọng điểm kinh tế miền Trung kéo dài<br />
từ Liên Chiểu (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng<br />
Ngãi), sự kiện này đã dẫn đến hình thành khu công<br />
nghiệp tổng hợp kéo dài từ Đà Nẵng đến Dung<br />
Quất theo hướng bố trí các ngành sản xuất, xuất<br />
nhập khẩu có khả năng cạnh tranh, đồng thời hình<br />
thành trục hành lang Đông - Tây thông qua đường<br />
24 và 14. Sự ra đời của cảng biển nước sâu và khu<br />
công nghiệp thương mại dịch vụ Chân Mây dẫn<br />
đến mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung<br />
ra đến Thừa Thiên - Huế, tạo điều kiện cho sự hội<br />
nhập giữa Huế - Đà Nẵng và sẽ dẫn đến sự ra đời<br />
thành phố sinh đôi. Đường 9 sẽ tạo nên hành lang<br />
kinh tế Đông - Tây quan trọng nối vùng trọng<br />
điểm kinh tế miền Trung với các nước tiểu vùng<br />
sông Mêkông. Sự ra đời của cảng biển nước sâu và<br />
khu công nghiệp - dịch vụ Nhơn Hội đã dẫn đến<br />
việc mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung<br />
về phía Nam đến Bình Định (đến đường 19). Trục<br />
kinh tế phát triển đô thị - công nghiệp - thương<br />
mại - du lịch - dịch vụ dọc duyên hải miền Trung<br />
kéo dài từ Chân Mây - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung<br />
Quất - Nhơn Hội được hình thành. Đồng thời đóng<br />
vai trò cửa ngõ nối liền miền Trung Việt Nam với<br />
các nước tiểu vùng sông Mêkông, nối Việt Nam với<br />
các nước châu Á -Thái Bình Dương và thế giới. Như<br />
vậy, hệ thống cảng biển miền Trung, đặc biệt là các<br />
cảng nước sâu đã đóng vai trò tiên phong và nòng<br />
<br />
4 - 2009<br />
<br />
cốt để hình thành vùng trọng điểm kinh tế miền<br />
Trung và hàng loạt các khu kinh tế đô thị dọc duyên<br />
hải để có thể thu hút đầu tư với quy mô lớn.<br />
Vai trò cửa mở để thu hút nhà đầu tư<br />
Theo quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống<br />
cảng biển Việt Nam, từ nay đến năm 2010, Việt<br />
Nam sẽ cần khoảng 60.000 tỷ đồng cho việc xây<br />
dựng cảng biển. Trong đó, cụm cảng phía Bắc cần<br />
hơn 20.500 tỷ đồng, miền Trung hơn 14.000 tỷ<br />
đồng; phía Nam hơn 20.100 tỷ đồng và vùng Tây Nam là hơn 2.000 tỷ đồng. Nhìn lại toàn cục các<br />
dự án đầu tư vào các khu kinh tế - cảng biển miền<br />
Trung người ta dễ dàng nhận thấy từ thế mạnh<br />
cảng nước sâu của mình, lĩnh vực ưu tiên hấp dẫn<br />
các nhà đầu tư là công nghiệp nặng bao gồm công<br />
nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện cán thép,<br />
công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế<br />
tạo máy cái, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu<br />
thủy. Đây là các ngành công nghiệp cực kỳ quan<br />
trọng cho xương sống công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa đất nước. Số vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực<br />
này thông qua hệ thống cảng biển nước sâu ở miền<br />
Trung hiện có thể lên đến nhiều chục tỉ USD, đang<br />
diễn ra một cách rầm rộ và nóng bỏng trên khắp<br />
các tỉnh duyên hải miền Trung từ Thanh Hóa đến<br />
Bình Thuận.<br />
Từ khi cảng biển được chú trọng, một làn sóng<br />
đầu tư mới đang đổ vào miền Trung. Cụ thể, trong<br />
vòng 10 năm (từ 1988 đến 2008) các tỉnh miền<br />
Trung thu hút được 631 dự án, với tổng vốn trên<br />
10 tỉ USD. Riêng năm 2007 và 2 tháng đầu năm<br />
2008, khu vực này đã thu hút 154 dự án (cấp mới<br />
và tăng vốn), với tổng nguồn vốn đăng ký trên 5,3<br />
tỷ USD, chiếm hơn ½ vốn đầu tư cả giai đoạn<br />
1988- 2006. Trong đó, cảng quốc tế Gemadept<br />
Dung Quất có quy mô lớn nhất miền Trung Trung<br />
bộ hiện nay với tổng vốn đầu tư 575 tỉ đồng. Đây<br />
là cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận tàu hàng<br />
bách hoá và tàu container trọng tải 30.000 tấn. Từ<br />
khi dự án cảng biển nước sâu và Khu Công nghiệp<br />
Dung Quất được hình thành (năm 1992), miền<br />
Trung đã và đang "dấy lên" một "làn sóng" đầu tư<br />
khá mạnh. Tính đến nay, đã có 22 khu công nghiệp<br />
(KCN) được triển khai xây dựng với tổng diện tích<br />
3.880 ha và 9 khu kinh tế (KKT) được Thủ tướng<br />
Chính phủ ký Quyết định thành lập. Trong số 22<br />
KCN, có 9 KCN dự kiến sẽ thu hút khoảng 95-100<br />
<br />
16<br />
<br />
52(4): 13 - 18<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
triệu USD vốn đầu tư phát triển hạ tầng; 1,6-2 tỷ<br />
USD vốn đầu tư sản xuất công nghiệp.<br />
V. Một số hạn chế và giải pháp phát triển cảng<br />
biển miền Trung<br />
Có thể nói, việc quy hoạch hàng loạt cảng biển<br />
tại miền Trung có nhiều bất cập. Trong các cảng<br />
tổng hợp của miền Trung có lẽ chỉ có cảng Quy<br />
Nhơn và Đà Nẵng là tiệm cận tới mức độ hiệu quả,<br />
còn các cảng khác đều rơi vào tình trạng dư thừa<br />
công suất (các cảng miền Trung chỉ chiếm 13%<br />
khối lượng hàng hoá cả nước, đang ở tình trạng<br />
thiếu hàng hóa, chỉ sử dụng một phần công suất).<br />
Nếu ta đặt bút so sánh thì sẽ thấy, trong hệ thống<br />
cảng biển của nước ta, chỉ có Sài Gòn hay Bà Rịa Vũng Tàu mới là nơi có nhiều khả năng nhất để<br />
đón nhận tàu mẹ (mother feeders), và điều này đẩy<br />
các cảng biển miền Trung vào vị thế bất lợi về chi<br />
phí và cạnh tranh. Một điều nữa cần bàn đến đó là<br />
ở miền Trung hầu như tỉnh nào cũng có cảng,<br />
nhưng hầu hết là mang tính địa phương. Xét về<br />
hiệu quả kinh tế, chúng có vai trò nhất định đối<br />
với địa phương. Nhưng về mặt quy hoạch, liệu như<br />
vậy có phải là quá dàn trải và manh mún? Mặt<br />
khác, mật độ cảng biển ở đây phân bố chưa hợp lý,<br />
đầu tư còn manh mún và mang tính dàn trải, dẫn<br />
tới hiệu quả khai thác những năm qua chưa tương<br />
xứng với tiềm năng. Ngoài ra, đa số các cảng hiện<br />
nay đều là cảng nước nông nên các tàu container<br />
lớn không thể cập cảng để lấy hàng vận chuyển đi<br />
Hồng Kông, Đài Loan và Singapore để tiếp tục<br />
chuyển sang tàu lớn hơn, đi xa hơn.<br />
Miền Trung Việt Nam có nhiều cảng biển có<br />
tiềm năng và lợi thế lớn như Vân Phong (Khánh<br />
Hoà)... nhưng tiềm năng sẽ mãi mãi là tiềm năng<br />
khi không có những hành động cụ thể. Với vị trí<br />
đặc biệt quan trọng, cầu nối miền Trung có rất<br />
nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Nhưng cơ sở<br />
hạ tầng ở đây còn quá thiếu. Vì vậy, để hoàn thành<br />
các dự án phát triển hạ tầng cảng biển, tăng cường<br />
đầu tư mua sắm thêm nhiều trang thiết bị hiện đại<br />
để đẩy nhanh năng lực làm việc, miền Trung cần<br />
huy động tối đa nguồn vốn như vốn ngân sách, vốn<br />
vay ODA, vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu<br />
Chính phủ… Hiện tại, Chính phủ cũng có nhiều<br />
biện pháp như phát hành trái phiếu (giai đoạn 2003<br />
- 2010 và đang có kế hoạch phát hành Trái phiếu<br />
Chính phủ giai đoạn đến năm 2012). Bên cạnh đó,<br />
<br />
4 - 2009<br />
<br />
nhiều nguồn lực tài chính cũng đang hướng về miền<br />
Trung. Tuy nhiên, việc còn lại vẫn là sự nỗ lực của<br />
chính miền Trung, có như vậy mới có thể phát triển<br />
miền ngang tầm với hai đầu đất nước.<br />
Mặt khác, muốn đạt được con số sản lượng<br />
hàng hóa thông qua là từ 40 - 50 triệu tấn/năm vào<br />
năm 2010 và đến năm 2020 là 90 - 110 triệu<br />
tấn/năm thì việc xây dựng hoàn thiện các trục giao<br />
thông đường bộ như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí<br />
Minh và các trục ngang chiến lược kết nối Đông Tây qua các nước Lào, Campuchia như các tuyến<br />
quốc lộ 7, 8, 12, 9, 49, 14D, 14E, 24, 19, 25, 26,<br />
27... cần phải được nâng cấp hoàn thiện trước năm<br />
2010 và sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp các tuyến còn<br />
lại. Dự án của Chính phủ về phát triển vùng kinh<br />
tế trọng điểm Trung Trung Bộ cũng xác định việc<br />
nâng cấp cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng<br />
nhất để thay đổi “diện mạo” khu vực này.<br />
Song song với quá trình đó, miền Trung cần<br />
cải tiến việc quản lý và khai thác cảng nhằm nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh. Việc cải tiến đó được tập<br />
trung vào các lĩnh vực nâng cao năng lực của cán<br />
bộ thông qua việc phát triển nguồn nhân lực. Áp<br />
dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo việc trao<br />
đổi thông tin qua lại một cách chính xác và nhanh<br />
chóng. Tiến hành các nghiên cứu phát triển và<br />
nâng cao năng lực cảng để đưa ra các khuyến nghị<br />
về phát triển, kinh doanh khai thác và quản lý cảng<br />
tối ưu. Có sự phối hợp, hợp tác hữu hiệu giữa các<br />
cảng miền Trung với các cảng trong nước và trong<br />
khu vực. Cải tiến thủ tục hành chính cảng và nâng<br />
cao chất lượng từng dịch vụ của cảng. Xây dựng<br />
các tiêu chuẩn cảng biển tối thiểu, đặc biệt là các<br />
cảng container. Ở đây tôi chỉ xin đi sâu vào giải<br />
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng<br />
biển miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung<br />
trước xu thế hội nhập và phát triển.<br />
Trong bối cảnh cảng biển khu vực phát triển<br />
nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt, vấn đề đặt ra<br />
là các cảng biển Việt Nam phải làm gì để nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập<br />
kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần vào việc đẩy<br />
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br />
nước. Để làm được điều này, vấn đề khẩn thiết lúc<br />
này là thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch hệ<br />
thống cảng biển, tiến hành lập và quy hoạch thật<br />
chi tiết các nhóm cảng quan trọng như Dung Quất,<br />
<br />
17<br />
<br />