intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Canh cánh nỗi lo con lùn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luôn mặc cảm bởi chiều cao "nấm" của mình, nên ngay từ khi mới sinh con gái, chị Tuyết (Khu tập thể Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội) đã ám ảnh sợ con lùn giống mẹ. Ai mách sữa nào tốt, hay đồ ăn, uống gì giúp con cao là chị lùng mua ngay. "Mình cao mét rưỡi, đã có ý định cải thiện ’thế hệ sau’ từ khi mới lớn, thế nào lại phải lòng một anh cao có hơn mét sáu rồi lấy luôn, nên giờ đang lo cô con gái sẽ chẳng khá khẩm hơn", chị Tuyết tâm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Canh cánh nỗi lo con lùn

  1. Canh cánh nỗi lo con lùn Luôn mặc cảm bởi chiều cao "nấm" của mình, nên ngay từ khi mới sinh con gái, chị Tuyết (Khu tập thể Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội) đã ám ảnh sợ con lùn giống mẹ. Ai mách sữa nào tốt, hay đồ ăn, uống gì giúp con cao là chị lùng mua ngay. "Mình cao mét rưỡi, đã có ý định cải thiện ’thế hệ sau’ từ khi mới lớn, thế nào lại phải lòng một anh cao có hơn mét sáu rồi lấy luôn, nên giờ đang lo cô con gái sẽ chẳng khá khẩm hơn", chị Tuyết tâm sự. Nỗi lo của chị càng lớn hơn khi thấy con hai tuổi mà mới được gần 80 cm, chưa đạt chuẩn. Nghe nói uống thật nhiều sữa sẽ giúp bé cao, chị không tiếc tiền mua các loại đắt cho con dùng, kể cả hàng xách tay từ Pháp, Mỹ. Khổ nỗi bé nhà chị không thích sữa, nên mẹ
  2. càng ép, nó càng sợ. Còn chị thì tuần nào cũng bắt con đứng vào chiếc thước hươu cao cổ dán ngay lối cửa ra vào xem bé có tăng được cm nào không. Có chiều cao khiêm tốn nên khi con mới chào đời, được nhiều người khen "cu cậu có dóng tay, dóng chân dài thế này là sau cao lắm đấy", anh Chung (thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, Hà Nội) mừng thầm. Mấy tháng đầu, bé nhà anh so với những trẻ sinh cùng cũng luôn nhỉnh hơn. Thế nhưng, càng về sau, bé có vẻ càng còi so với các bạn khiến bố mẹ buồn phiền. "Mình đã bắt vợ mua thuốc canxi, rồi cật lực cho con uống sữa, ăn nhiều tôm, cua, ốc… cho chắc xương, mau lớn. Hy vọng nó đừng mang gene lùn của bố", anh Chung nói. Anh cho biết, mỗi lần có người quen nào lỡ mồm nói "thằng cu này có cái mặt xinh quá, nhưng khéo lại ngắn" là anh thấy nóng mặt và càng sốt ruột hơn. "Bà chị họ kể là có cái máy tập giúp kéo dài người ra, mình định sắm cho con nhưng thấy đắt tiền quá nên thôi", anh nói thêm. Hiện nay, điều kiện kinh tế khá hơn, các gia đình có ít con nên cũng chăm lo cho các con nhiều hơn. Trong đó, vấn đề phát triển chiều cao cho trẻ luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Trên các diễn đàn mạng, rất nhiều topic về chủ đề này được bàn tán sôi nổi, như "Làm thế nào để tăng chiều cao cho con", "Sữa nào giúp con
  3. cao?", "Kế hoạch giúp trẻ phát triển chiều cao từ nhỏ như thế nào?", hay "con em thế này thì có lùn không", rồi "Làm sao để bé không thấp theo di truyền"… Không chỉ những cặp vợ chồng thấp mới sợ con lùn, mà ngay cả những người vốn tự hào về dáng vẻ của mình cũng có nỗi lo này. Chị Xuyên (Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) kể, chị cao 1,63m, lấy được ông chồng cũng đô con, cao tới 1,8m, nhưng khi thấy cậu con trai có vẻ không được "trội" so với các bạn cùng lớp mẫu giáo, hai vợ chồng chị đều lăn tăn. "Cả nhà mình lẫn nhà chồng toàn người cao, có mỗi bà nội bé là hơi thấp, khéo lại hưởng gene của bà nội thì chết", chị Xuyên bày tỏ. Với mong ước con trai ít cũng phải cao 1,75m trở lên, hiện tại, chị đang tích cực đầu tư cho con ăn uống, tắm nắng, đồng thời lên kế hoạch khi bé lớn hơn một chút sẽ cho tập bơi, tập bóng rổ để cháu phát triển chiều cao tốt. Tiến sĩ Lê Danh Tuyên, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, hiện nay, tỷ lệ trẻ Việt Nam bị suy dinh dưỡng thể thấp còi khá cao, chiếm khoảng 1/3 số trẻ, nên việc các bậc phụ huynh lo con thấp, muốn đầu tư giúp bé phát triển chiều cao là có cơ sở và cần thiết. Chiều cao trung bình của người Việt Nam so với các nước trên thế giới và trong khu vực cũng khá thấp và được cải thiện rất chậm. Cụ thể, so với 10 năm trước, chiều cao trung
  4. bình của người Việt chỉ tăng thêm 1 cm (trong khi ở Thái Lan, Trung Quốc con số này là 2 cm). Theo tiến sĩ Tuyên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ: di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, luyện tập thể dục thể thao và tình trạng bệnh tật. Ngoài yếu tố di truyền không thể thay đổi, thì các yếu tố còn lại đều có thể tác động. Bác sĩ Tuyên nhấn mạnh, muốn làm được điều này, ngoài việc tạo môi trường sống cho con thật tốt (trong lành, không khói thuốc lá…), tạo thói quen tích cực vận động, thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng, thậm chí có tính chất quyết định giúp trẻ tăng trưởng. Thực tế, ngay từ lúc nằm trong bụng mẹ, chiều dài của thai nhi đã có ý nghĩa quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt lúc trưởng thành. Bởi vậy muốn con cao, trước tiên, mẹ phải khỏe. Việc can thiệp dinh dưỡng phải bắt đầu từ khi người mẹ còn ở độ tuổi vị thành niên, nghĩa là, những thiếu nữ cần được chăm sóc tốt, ăn uống đủ chất, không được thiếu máu, để chuẩn bị cho thời kỳ làm mẹ sau này. Ngoài ra, sau khi ra đời, trong năm đầu tiên, chiều cao trẻ phát triển nhanh, có thể gấp rưỡi lúc mới đẻ. Nếu trong năm này, trẻ bị đau ốm nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc tăng tầm vóc. Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ giai đoạn 2 năm đầu tiên rất quan
  5. trọng, mang tính quyết định. Nếu hai tuổi, trẻ vẫn ở dạng thấp còi thì sau này, dù can thiệp nhiều cách, các cháu cũng rất khó đạt chiều cao tối đa. Về việc nhiều bà mẹ luôn ép con uống thật nhiều sữa vì nghĩ như vậy sẽ giúp trẻ cao nhanh, tiến sĩ Tuyên cho biết, sữa đúng là một thực phẩm tốt, nằm trong nhóm các loại thực phẩm cao cấp là thịt, cá, trứng, sữa, nhưng cũng không thể cung cấp đủ tất cả các chất và giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu trẻ ăn đủ các nhóm: Đạm, tinh bột, rau, vitamin và khoáng chất thì có thể không cần uống sữa vẫn cao lớn. Điều quan trọng là bố mẹ phải biết chế biến làm sao để bé thích ăn, thay vì ép con ăn một thực phẩm nào đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2