intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh giác khi đong thuốc bằng thìa

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thói quen dùng thìa ăn cơm để đong các loại thuốc dạng lỏng có thể dẫn đến sai lầm tai hại, vì bạn bị dùng quá liều hoặc không đủ liều như cần thiết, các bác sĩ vừa lưu ý. Phụ thuộc vào kích cỡ của thìa, mọi người thường có xu hướng rót quá nhiều hoặc quá ít. Nghiên cứu mới được thực hiện trên 195 sinh viên đại học. Những người này được yêu cầu rót một thìa cà phê (5 ml) thuốc lỏng vào một cái thìa cỡ trung bình và một cái thìa lớn. Để giúp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh giác khi đong thuốc bằng thìa

  1. Cảnh giác khi đong thuốc bằng thìa Thói quen dùng thìa ăn cơm để đong các loại thuốc dạng lỏng có thể dẫn đến sai lầm tai hại, vì bạn bị dùng quá liều hoặc không đủ liều như cần thiết, các bác sĩ vừa lưu ý. Phụ thuộc vào kích cỡ của thìa, mọi người thường có xu hướng rót quá nhiều hoặc quá ít. Nghiên cứu mới được thực hiện trên 195 sinh viên đại học. Những người này được yêu cầu rót một thìa cà phê (5 ml) thuốc lỏng vào một cái thìa cỡ trung bình và một cái thìa lớn. Để giúp các sinh viên nắm được thể tích của một thìa cà phê, đầu tiên các nhà nghiên cứu cho họ đo lượng thuốc trong thìa cà phê thật, trước khi rót thuốc vào hai thìa còn lại. Kết quả là, người tham gia đã rót trung bình 4,58 ml (ít hơn khoảng 8% so với kê đơn) vào thìa cỡ trung bình, và 5,58 m (nhiều hơn gần 12%) vào thìa cỡ lớn. Tuy vậy, các sinh viên bị chỉ ra rót nhiều hơn trung bình vẫn tin rằng mình đã làm đúng. “Uống thêm 12% nghe có vẻ không nhiều, nhưng điều này lặp lại sau mỗi 4 tới 8 tiếng, và kéo dài tới 4 ngày. Điều đó sẽ dẫn tới là thuốc bị vô hiệu hóa hoặc quá mức nguy hiểm”, trưởng nhóm nghiên cứu Brian Wansink, giám đốc phòng thí nghiệm Cornell Food and Brand (Mỹ) cho biết. Người tham gia cũng rót chính xác hơn vào ban ngày. “Lúc nửa đêm, khi bạn đang mệt mỏi, hoặc vội vã vì con khóc, thì khả năng xảy ra sai sót – không nghi ngờ gì nữa – là lớn hơn nhiều”, ông nói với LiveSicence.
  2. Theo Bệnh viện Mayo, khoảng 70% chúng ta thường vớ đại một chiếc thìa ăn nào đó để đong thuốc lỏng. Với nghiên cứu này, Wansink lưu ý người tiêu dùng nên sử dụng các chén đong, thìa đong có vạch hoặc các loại xilanh có mực đo tiêu chuẩn, thay vì dùng thìa ăn một cách cẩu thả. Sâu răng giờ đây trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống văn minh hiện đại, các bậc phụ huynh dường như không chú ý mấy đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ. Trước những thực trạng đáng lo ngại như vậy, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ cần phải được xem là mối quan tâm hàng đầu của các ông bố bà mẹ và không nên xem nhẹ bệnh sâu răng. Bệnh sâu răng rất phổ biến ở trẻ em và không thể xem nhẹ. Cuộc khảo sát cũng cho thấy một kết quả “đáng giật mình” là hai phần ba số trẻ 6- 14 tuổi không khám răng miệng thường xuyên dẫn đến 85% học sinh tiểu học bị sâu răng và 100% học sinh không thực hiện đánh răng đầy đủ 3 lần một ngày.
  3. Những trẻ này thường lơ là, trốn đánh răng hay chỉ súc miệng sơ qua bằng nước lã trước khi đi ngủ. Điều này rất đáng quan tâm vì việc vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện gây nên bệnh sâu răng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, liên đoàn Nha khoa quốc tế (FDI) cũng cảnh báo nước ta là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em mắc bệnh sâu răng cao nhất trên thế giới hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2