intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH "LẦM PHẠM TRÙ" TRONG HỌC THUẬT

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây, tôi được đọc một số bài viết có tính học thuật trên tạp chí Mỹ thuật. Trong số đó có những bài viết đưa ra chủ đề lớn, mang tính học thuật, kèm theo là những tác phẩm mỹ thuật minh hoạ cho nội dung bài. Xin nêu ra vài trường hợp cụ thể mà tôi đã gặp: Trường hợp thứ nhất, là ông Tiến sĩ, Hoạ sĩ, Nhà thơ, Giảng viên khoa Nghệ thuật một trường đại học thuộc khoa Xã Hội Nhân Văn (xin phép được giấu tên). Làm như người hiếu học, tôi hỏi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CẢNH GIÁC VỚI BỆNH "LẦM PHẠM TRÙ" TRONG HỌC THUẬT

  1. CẢNH GIÁC VỚI BỆNH "LẦM PHẠM TRÙ" TRONG HỌC THUẬT
  2. Gần đây, tôi được đọc một số bài viết có tính học thuật trên tạp chí Mỹ thuật. Trong số đó có những bài viết đưa ra chủ đề lớn, mang tính học thuật, kèm theo là những tác phẩm mỹ thuật minh hoạ cho nội dung bài. Xin nêu ra vài trường hợp cụ thể mà tôi đã gặp: Trường hợp thứ nhất, là ông Tiến sĩ, Hoạ sĩ, Nhà thơ, Giảng viên khoa Nghệ thuật một trường đại học thuộc khoa Xã Hội Nhân Văn (xin phép được giấu tên). Làm như người hiếu học, tôi hỏi ông Tiến sĩ: “Mỹ học là gì?” ông Tiến sĩ không ngần ngại rút ngay cây bút bi trên túi áo xé mảnh giấy thiếc bao thuốc lá viết đưa cho tôi hai chữ “Fine art”’ (tiếng Anh). Tôi ngạc nhiên và im lặng. Thế ra ông hiểu Mỹ học (Esthétique) là Mỹ thuật rồi? (Beaux arts, tiếng Pháp). Thực tế hai môn khác nhau. Ông Tiến sĩ đã lầm lẫn một cách không thể tha thứ. Nên gọi tên bệnh đó là gì nếu không phải là lầm lẫn phạm trù trong học thuật, hay có lỗ hổng về kiến thức? Trường hợp thứ hai, gần đây tôi lại được đọc một bài viết mang tựa đề Cảm xúc Thiền trong sáng tác hội hoạ tác giả là Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng, đăng trong mục Diễn đàn nghệ sĩ trên TC Mỹ thuật số 210 (6-2010). Cùng với bài viết tác giả cho đăng ba tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng là Mùa xuân vĩnh cửu (Tượng tròn của Auguste Rodin); Những người kéo thuyền trên sông Volga (Sơn dầu) của I. Repin; Hoa hướng dương (Sơn dầu) của V. Vangogh. Ngoài ra tác giả còn dẫn bốn tác phẩm hội hoạ của hoạ sĩ Việt nam là Vườn xuân Trung Nam Bắc (Sơn mài) của Nguyễn Gia Trí Chơi ô ăn quan (lụa) của Nguyễn Phan Chánh; Thiếu nữ bên hoa huệ (Sơn dầu) của Tô Ngọc Vân; Em Thúy (Sơn dầu) của Trần Văn Cẩn (trong bài viết). Cùng với một
  3. loạt thi phẩm, nhạc phẩm của các thiên tài thế giới... Về Thiền, tác giả đã giải thích một số đoạn khá đúng: “Thiền là trạng thái tối cao của ý thức, sau đó là Samadhi - Tối cao của tinh thần giác ngộ. Thiền cũng là tình huống của trầm tư mặc tưởng của tinh thần, hoàn toàn tinh khiết, không chút trần tục, hầu như ly khai với thực thể...” Ai đã nghiên cứu Thiền, đều biết Châu á có ba nền minh triết lớn là Đạo ấn, Đạo Phật và Thiền. Riêng Phật và Thiền là hai đạo tương hợp, tương đồng nhất. Nói tới văn hoá phương Đông, châu á, là nói tới thế giới quan, nhân sinh quan của triết học Tình - Lý. Ngược lại, với văn hoá phương Tây là nói triết học Duy Lý. Mà triết học Phật - Thiền là triết học nội tâm Phương Đông. Sao tác giả bài viết lại đưa những tác phẩm nghệ thuật Phương Tây ra làm dẫn chứng cho “Cảm xúc Thiền” Xin nhắc lại ít dòng chuẩn mực về nghệ thuật Thiền cần biết, để lưu ý với Tiến sĩ, Hoạ sĩ Thế Hùng: - Đơn bạc đến tối giản đường nét, mầu sắc, hết sức tự do. Không chú trọng cái đẹp con mắt và cái đẹp mỹ thể bề ngoài. - Nhận thức hướng nội, không miêu tả và phân tích. Chỉ ám chỉ và tượng trưng. - Buông thả hồn nhiên những khoảng trống vô thức, tạo khoảng cách vô cùng giản dị giữa tâm hồn và sự vật. Trong khi đó nhà Hoạ sĩ - nhà Điêu khắc châu Âu vẽ tranh hay tạc tượng (nhất là với phương pháp cổ điển và
  4. tân cổ điển tả thực) giống như những kỹ sư lành nghề đo đạc chính xác. Trái lại, với hoạ sĩ Thiền là những hành động hồn nhiên, tự do, không kiểm soát. - Hội hoạ Thiền khai sinh ra tranh một màu mà người Nhật gọi là Sumie (sumié) trong các tu viện TK XV. Chỉ màu đen trên giấy trắng đã mở ra cái ý vị của thế giới hư vô, trừu tượng mà thời hiện đại đã không ít hoạ sĩ khai thác, tái sinh Hoạ sĩ Thiền hầu hết là các tu sĩ, Thiền tăng. Hội hoạ với Thiền là mặc niệm, là đạo, là con đường dẫn tới tối thượng, không còn ý nghĩa cắt lìa con người và vũ trụ, con người và sinh vật, đá và cây, sông và núi... Tất cả chỉ còn là bản chất. Tranh của hoạ sĩ Thiền - Nhật Bản và Trung Hoa thường là người đơn chiếc với bóng trăng; hay ngắm nhìn thác nước, mê man trước một vòng hư không(*) Đối chiếu với Mùa xuân vĩnh cửu của Rodin, Người kéo thuyền trên sông Volga của Repin; Hoa hướng dương của Vangogh, dù có nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật nhân loại mà tác giả bài viết ghép vào “Cảm xúc Thiền”, thì thật là gượng ép, nếu không nói là “trái khoáy”. Đó gọi là sai lầm hay lầm lẫn phạm trù trong học thuật? Kết thúc bài viết, tôi xin kê ra ít tư liệu biến động khó sử về khóm tượng Mùa xuân vĩnh cửu (thực ra là Chiếc hôn, đá cẩm thạch, được tạc sau hai năm (1886) so với Mùa xuân vĩnh cửu (1884. đồng), nhưng cũng là biến thể của nhau, cùng đề tài tình yêu, cùng phong cách bút pháp). Tác phẩm tạc hai thân thể nam nữ trần truồng, ôm ghì lấy nhau trong chiếc hôn đắm đuối, rạo rực... Pho tượng là đề tài của nhiều cuộc tranh cãi kéo dài. Năm 1893 nước Mỹ mượn trưng bày tại Chicago phải đặt ở một phòng riêng. Ai muốn xem
  5. phải có giấy phép. Năm 1916 nước Anh mượn trưng bày. Vì lý do “Sỗ sàng”, phải may quần áo lót cho tượng. Năm 1936 tượng lại bày công khai ở bảo tàng Hoàng Gia Anh. Nhưng có cảnh sát túc trực bên cạnh, sợ các thành viên trẻ đến vừa sờ mó, vừa nhìn. Năm 1957 London vẫn còn cấm dán áp phích quảng cáo tượng.(**) Thiền và Phật đều chủ trương một cuộc sống thanh khiết, đạm bạc, hư vô không bị chi phối bởi tham, sân, si mới gọi là Vô ngã, mới giải thoát, mới chứng Ngộ. Với M ùa xuân vĩnh cửu nói về đề tài tình yêu nam nữ, đầy tính dục thân xác, rất trần tục, sao dám gọi là “cảm xúc Thiền” vốn thanh khiết, dù hoạ sĩ có sáng tạo trong lúc thăng hoa như tác giả viết... Cái đẹp của hai nền văn minh Đông - Tây, âu - á sao có thể gộp chung “rọ” mà gọi là “cảm xúc Thiền” của hội hoạ? Phải chăng tác giả đã lầm lẫn phạm trù trong học thuật, một bệnh cần phải cảnh giác với chính mình. (*) Thái Bá Vân. Tiếp xúc với nghệ thuật - Viện nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam. 1995. (**) Tư liệu đã dẫn TRẦN TRÍ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2