Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
CAO SU NHIỆT DẺO TRÊN CƠ SỞ POLYPROPYLEN VÀ<br />
CAO SU BUTADIEN ACRYLONITRIL - ĐẶC TRƯNG TÍNH CHẤT<br />
Nguyễn Thị Thu Thủy1*, Nguyễn Huy Tùng2, Đặng Việt Hưng2, Bùi Chương2<br />
Tóm tắt: Cao su nhiệt dẻo (TPE) trên cơ sở nhựa polypropylen (PP) và cao su<br />
butadien acrylonitril (NBR) đã được chế tạo trên máy trộn kín với tốc độ trộn 60<br />
vòng/phút, nhiệt độ 1600C trong thời gian 8 phút bằng phương pháp lưu hóa động.<br />
Kết quả đã chỉ ra rằng khi không có chất trợ tương hợp PP-g-MA, TPE NBR/PP có<br />
độ bền cơ học thấp ở mọi tỷ lệ hàm lượng NBR/PP, (dưới 30% so với tính toán lý<br />
thuyết). Khi sử dụng chất trợ tương hợp PP-g-MA đã cải thiện mức độ tương hợp<br />
giữa hai cấu tử trong blend. Tính chất cơ học của blend 40/60/5 đã đạt được trên<br />
52% so với lý thuyết. Bằng phương pháp cơ nhiệt động (DMA) và phân tích nhiệt<br />
(DSC) đã xác định nhiệt độ thủy tinh hóa của blend thu được nằm ở giữa hai nhiệt<br />
độ thủy tinh hóa của PP và NBR.<br />
Từ khóa: Blend; NBR/PP; Trợ tương hợp.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cao su nhiệt dẻo (TPE) là vật liệu được kết hợp từ cao su và nhựa nhiệt dẻo. Sự ra đời<br />
của cao su nhiệt dẻo vào đầu những năm 30 của thế kỷ 20 là một bước tiến mới trong<br />
ngành chế tạo vật liệu và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp và đời<br />
sống [1, 2]. Vật liệu này có tính chất như một cao su lưu hóa song lại chảy và gia công<br />
được như một polyme nhiệt dẻo. Một trong những phương pháp chế tạo TPE thường được<br />
sử dụng là phương pháp lưu hóa động [3, 4]. Lưu hóa động là quá trình khâu mạch có<br />
chọn lọc của pha phân tán, ngăn cản chúng kết hợp lại với nhau. Pha phân tán là pha cao<br />
su lưu hóa trong quá trình trộn hợp với polyme nhiệt dẻo [5, 6]. Cao su butadien<br />
acrylonitril (NBR) và nhựa polypropylen (PP) là những polyme được sử dụng từ rất lâu,<br />
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những ưu điểm, chúng cũng có những tính chất<br />
hạn chế cần khắc phục. Cao su NBR có khả năng bền dầu mỡ cao, biến dạng đàn hồi lớn,<br />
bền chống cháy, còn nhựa nhiệt dẻo PP có ưu điểm là thân thiện với môi trường, có thể sử<br />
dụng trong thực phẩm, có độ bền va đập tốt, có tính chất chống thấm O2, hơi nước, nhưng<br />
nhược điểm là vật liệu rất cứng.... Vì vậy, khi phối hợp các loại vật liệu này tạo ra vật liệu<br />
mới có thể có được ưu điểm của từng cấu tử riêng biệt. Do khác nhau về cấu tạo, cấu trúc,<br />
độ phân cực, trọng lượng phân tử, nhiệt độ chảy mềm, chỉ số chảy… nên sự tương hợp của<br />
NBR và PP là rất thấp. Để tăng mức độ tương hợp giữa hai loại vật liệu này thường sử<br />
dụng một số chất trợ tương hợp nhằm tạo ra vật liệu có cơ tính tốt [7, 8, 9].<br />
Trong bài báo sẽ trình bày về một số tính chất đặc trưng của blend NBR/PP có sử dụng<br />
chất tương hợp là PP-g-MA.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất, nguyên liệu<br />
- Cao su butadien acrylonnitril Kumho, Hàn Quốc, với hàm lượng acrylonitril là 35%<br />
- Nhựa PP (Sabic – Tiểu vương quốc Ả Rập) có chỉ số chảy 4,5g/10 phút (190oC;<br />
2,16kg).<br />
- Chất trợ tương hợp PP-g-MA, Trung Quốc có chỉ số chảy 13,5g/10 phút (190oC;<br />
2,16kg)<br />
- Xúc tiến lưu hóa DM, TMTD loại kỹ thuật, Singapore, các chất độn và phụ gia còn<br />
lại loại kỹ thuật, Trung quốc.<br />
<br />
<br />
180 N. T. T. Thủy, N. H. Tùng, …, “Cao su nhiệt dẻo trên cơ sở… đặc trưng tính chất.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.2. Chế tạo cao su nhiệt dẻo<br />
Hệ blend NBR/PP/5%PP-g-MA được chuẩn bị ở các tỷ lệ phần khối lượng khác nhau<br />
như: 40/60/5; 50/50/5; 60/40/5 và chế tạo trên máy trộn kín Brabender của Đức (nhiệt độ<br />
1600C, tốc độ quay 60 vòng/phút), theo các bước sau:<br />
Ban đầu, cho PP (có hoặc không có chất trợ tương hợp) trộn khoảng 2 phút cho chảy<br />
hoàn toàn. Tiếp theo, cho NBR vào trộn trong khoảng 2 phút, lần lượt cho các hóa chất<br />
(trừ chất xúc tiến và lưu huỳnh) vào trộn đều trong 2 phút nữa. Cuối cùng, đưa các chất<br />
xúc tiến (DM, TMTD) trộn trong khoảng 1 phút, cho lưu huỳnh vào trộn thêm khoảng 1<br />
phút thì dừng lại.<br />
Lấy mẫu ra và ép trên máy ép thủy lực có gia nhiệt GOTECH 30 tấn của Đài Loan ở<br />
nhiệt độ 1900C, lực ép 50-70kgf/cm2, thời gian 5 phút.<br />
2.3. Phương pháp thử nghiệm<br />
a. Tính chất cơ học<br />
Tính chất cơ học của vật liệu được xác định từ đường cong ứng suất - giãn dài theo tiêu<br />
chuẩn TCVN 4509: 2006 trên máy INSTRON 100KN (Hoa kỳ). Mỗi thông số được đo<br />
trên 3 mẫu và lấy giá trị trung bình.<br />
b. Phương pháp phân tích cơ nhiệt động (DMA)<br />
Tính chất cơ nhiệt động được xác định trên máy thiết bị đo DMA 8000 (PerkinElmer).<br />
Mẫu được chuẩn bị với kích thước 12,5mm x 6,5mm x 2,5 mm, chế độ đo Single<br />
cantilever, quét nhiệt từ -1000C đến 200C, tần số: 10Hz, biến dạng: 0,05%.<br />
c. Phương pháp phân tích nhiệt lượng vi sai quét (DSC)<br />
Phân tích nhiệt được thực hiện trên máy phân tích nhiệt đồng thời DSC và TGA của<br />
cộng hòa Pháp SETARAM TGA-DSC 1600 với tốc độ tăng nhiệt là 100C/phút.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Tính chất cơ học và hình thái pha<br />
Tính chất cơ học của blend NBR/PP được khảo sát qua đồ thị ứng suất – giãn dài của<br />
vật liệu khi kéo (hình 1).<br />
<br />
<br />
14<br />
(1) (2)<br />
12<br />
<br />
<br />
10<br />
øng suÊt (MPa)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(3)<br />
8<br />
<br />
<br />
6<br />
(1)NBR/PP/PP-g-MA=40/60/5%<br />
(2)NBR/PP/PP-g-MA=50/50/5%<br />
4 (3)NBR/PP/PP-g-MA=60/40/5%<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
0<br />
0 4 8 12 16 20 24 28<br />
§é gi·n dµi (%)<br />
<br />
Hình 1. Đồ thị ứng suất –giãn dài của blend NBR/PP/5%PP-g-MA.<br />
Trên hình 1, nhận thấy rằng, độ bền kéo và độ cứng của blend tăng dần theo hàm lượng<br />
PP. Đường cong NBR/PP/PP-g-MA=40/60/5% rất dốc, chứng tỏ vật liệu rất cứng và đứt<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 181<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
khi ứng suất đạt 13,8MPa tại độ giãn dài là 13,5%. Dạng đường cong cho thấy blend có<br />
ứng xử cơ học gần với PP. Khi tỷ lệ cao su tăng dần, có thể thấy blend dần dần có ứng xử<br />
cơ học giống với cao su: đường ứng suất - giãn dài của blend NBR/PP/PP-g-<br />
MA=50/50/5% ở giai đoạn đầu khá dốc, vật liệu cứng. Tuy nhiên, khi độ giãn dài đạt tới<br />
khoảng 13% thì ứng suất có xu hướng giữ nguyên giá trị cho tới khi mẫu đứt ở độ dãn dài<br />
24,1%. Với blend NBR/PP/PP-g-MA=60/40/5%, thấy rõ hàm lượng cao su cao hơn làm<br />
độ giãn dài tăng và đường ứng suất - giãn dài đi ngang cho đến khi đứt tại độ giãn dài<br />
26,4% và ứng suất 8,8 MPa.<br />
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ NBR/PP đến mức độ tương hợp có thể so sánh<br />
các kết quả thực nghiệm với giá trị tính toán cho trường hợp lý tưởng<br />
ϬTPE = a.ϬNBR + b.ϬPP<br />
Trong đó: ϬTPE , ϬNBR , ϬPP là độ bền kéo lần lượt của TPE, NBR và PP<br />
a, b là phần trăm khối lượng lần lượt của NBR và PP<br />
Các kết quả thu được trình bày trong bảng 1 và 2. Có thể thấy rằng khi không có chất<br />
trợ tương hợp, độ bền kéo của TPE giảm mạnh so với tính toán ở bất kỳ tỷ lệ nào của các<br />
cấu tử, hàm lượng cao su càng cao thì mức độ giảm càng lớn. Điều này chứng tỏ mức độ<br />
tương hợp kém của các cấu tử trong blend.<br />
Bảng 1. Tính chất cơ học của blend NBR/PP chưa có chất tương hợp.<br />
Độ bền kéo đứt (MPa)<br />
Hàm lượng Độ giãn dài<br />
NBR/PP Thực Tính Thực nghiệm/ tính khi đứt(%)<br />
nghiệm toán toán,%<br />
0/100 26,8 - - 24,5<br />
40/60 8,3 25,8 32,17 23,56<br />
50/50 5,0 25,5 19,60 24,86<br />
60/40 4,6 25,2 18,25 21,64<br />
100/0 24,2 - - -<br />
<br />
Bảng 2. Tính chất cơ học của NBR/PP khi có 5% PP-g-MA.<br />
Độ bền kéo đứt (MPa) Độ giãn dài<br />
Hàm lượng khi đứt(%)<br />
NBR/PP Thực Thực nghiệm/ tính<br />
Tính toán<br />
nghiệm toán,%<br />
0/100 26,8 -<br />
40/60 13,76 25,8 53,33 13,47<br />
50/50 12,88 25,5 50,51 24,09<br />
60/40 8,77 25,2 34,80 26,42<br />
100/0 24,2 -<br />
Trái lại, khi có chất trợ tương hợp độ bền của các blend đều tăng và đạt xấp xỉ 50% so<br />
với trường hợp lý tưởng, cao gấp hai lần so với khi không có chất trợ tương hợp (bảng 2).<br />
Điều này chứng tỏ chất trợ tương hợp đã tăng khả năng tương hợp của hai cấu tử NBR và<br />
PP. Theo [8], khi sử dụng chất trợ tương hợp đã làm tăng liên kết giữa cao su và PP, do<br />
<br />
<br />
<br />
182 N. T. T. Thủy, N. H. Tùng, …, “Cao su nhiệt dẻo trên cơ sở… đặc trưng tính chất.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
vậy độ bền kéo tăng lên. Khả năng tương hợp còn thể hiện rõ ở hình ảnh hiển vi điện tử<br />
quét SEM trên hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 2. Ảnh hiển vi điện tử SEM của blend ở độ phóng đại 1000 lần<br />
a: Blend 40/60/0; b: Blend 40/60/5% PP-g-MA.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 3. Ảnh hiển vi điện tử của blend ở độ phóng đại 1000 lần<br />
a: Blend 50/50/0; b: Blend 50/50/5% PP-g-MA.<br />
Trên hình 2, 3 là ảnh SEM, chụp bề mặt gãy của vật liệu. Blend chưa có chất trợ tương<br />
hợp hình thành các tảng lớn và có bề mặt phân chia pha rõ. Có nhiều khe hõm sâu, chứng<br />
tỏ ở đó có tảng lớn bị tách rời, khả năng phân tán của pha cao su NBR trong nền PP là rất<br />
kém. Còn blend có chất tương hợp PP-g-MA, có các hạt NBR nhỏ phân tán đều trong nền<br />
PP liên tục, chứng tỏ khả năng tương hợp của NBR và PP là tốt hơn.<br />
3.2. Tính chất cơ nhiệt động<br />
Đường cong cơ nhiệt động của NBR, PP và blend được biểu thị ở các hình 4. Trong<br />
bảng 3 là nhiệt độ thủy tinh hóa của chúng.<br />
Bảng 3. Giá trị nhiệt độ thủy tinh hóa (Tg).<br />
<br />
Đại lượng NBR PP Blend 50/50/5%PP-g- Blend 40/60/5%PP-g-<br />
MA MA<br />
<br />
Tg(0C) -16,40C -1,30C -15,10C -120C<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 183<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c) (d)<br />
Hình 4. Đường cong cơ nhiệt động của vật liệu; (a) Nhựa PP; (b) Cao su NBR;<br />
(c) Blend: 40/60/5%PP-g-MA; (d) Blend: 50/50/5%PP-g-MA.<br />
Từ các hình 4 và bảng 3, nhận thấy giá trị nhiệt độ thủy tinh hóa (Tg) của blend nằm<br />
giữa nhiệt thủy tinh hóa của NBR (-16,40C) và nhiệt độ thủy tinh hóa của PP (-1,30C).<br />
Blend với hàm lượng cao su cao hơn có nhiệt độ thủy tinh hóa gần hơn về phía cao su<br />
chứng tỏ có sự tương hợp tốt giữa cao su NBR và PP [1].<br />
3.3. Tính chất nhiệt<br />
Để khảo sát sự tương hợp của blend NBR/PP, tiếp tục xác định nhiệt độ thủy tinh hóa<br />
của NBR, PP và blend tạo thành, trên máy nhiệt lượng vi sai quét (DSC), khoảng nhiệt độ<br />
đo từ -1000C đến nhiệt độ phòng. Giản đồ DSC của cao su NBR, của PP và của blend<br />
NBR/PP được thể hiện ở các hình 5 sau đây:<br />
Figure: Experiment:NBR Den Crucible:Al 100 µl Atmosphere:Air<br />
<br />
DSC131 30/03/2017 Procedure: (Zone 2) Mass (mg): 43.26<br />
<br />
HeatFlow/mW<br />
Exo<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
Peak :-108.1560 °C<br />
Onset Point :! °C<br />
-1 Enthalpy /J/g : -0.0835 (Exothermic effect)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-3<br />
Cp Delta : 0.311 J/g.K<br />
Tg : -17.230 °C<br />
<br />
<br />
-4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-5<br />
<br />
<br />
<br />
-100 -80 -60 -40 -20 0 Furnace temperature /°C<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
<br />
<br />
184 N. T. T. Thủy, N. H. Tùng, …, “Cao su nhiệt dẻo trên cơ sở… đặc trưng tính chất.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Figure: Experiment:7V315%MAPP 50-50 Crucible:Al 100 µl Atmosphere:Air Figure: Experiment:7V3-5%MAPP 60-40 Crucible:Al 100 µl Atmosphere:Air<br />
<br />
DSC131 19/12/2016 Procedure: -100-30 C 10C.min-1 (Zone 2) Mass (mg): 21.83 DSC131 19/12/2016 Procedure: -100-30 C 10C.min-1 (Zone 2) Mass (mg): 31.17<br />
<br />
HeatFlow/mW HeatFlow/mW<br />
Exo Exo<br />
1.0 -1.6<br />
<br />
<br />
Peak :-50.4042 °C<br />
Onset Point :-52.5382 °C -1.8<br />
0.8 Enthalpy /J/g : -0.2735 (Exothermic effect)<br />
<br />
<br />
-2.0<br />
0.6<br />
<br />
-2.2<br />
0.4<br />
<br />
-2.4<br />
Cp Delta : 0.181 J/g.K<br />
Tg : -15.386 °C<br />
0.2 Cp Delta : 0.159 J/g.K<br />
Tg : -13.960 °C<br />
-2.6<br />
<br />
-0.0<br />
-2.8<br />
<br />
<br />
-0.2<br />
-3.0<br />
<br />
<br />
-0.4 -3.2<br />
<br />
<br />
-100 -80 -60 -40 -20 0 Furnace temperature /°C -100 -80 -60 -40 -20 0 Furnace temperature /°C<br />
<br />
<br />
<br />
(c) (d)<br />
Hình 5. Giản đồ DSC của vật liệu; (a) Nhựa PP; (b) Cao su NBR;<br />
(c) Blend: 50/50/5%PP-g-MA; (d) Blend: 60/40/5%PP-g-MA.<br />
Từ hình 5, nhận được giá trị Tg và delta Cp và được trình bày trong bảng 4.<br />
Bảng 4. Giá trị Tg và delta Cp.<br />
Đại lượng NBR PP Blend 50/50/5%PP-g-MA Blend 60/40/5%PP-g-MA<br />
Tg(0C) -17,23 -1,5522 -13,96 -15,386<br />
Cp(J/g.K) 0,311 0,065 0,159 0,181<br />
Từ các hình 5 và bảng 4, nhận thấy rằng, nhiệt độ thủy tinh hóa của blend ở các tỷ lệ<br />
50/50 và 60/40 đều ở giữa hai nhiệt độ thủy tinh hóa của NBR và PP. Ngoài ra, hàm lượng<br />
cao su càng cao thì nhiệt độ thủy tinh hóa càng dịch chuyển nhiều về phía cao su. Điều này<br />
phù hợp với kết quả đo tính chất cơ nhiệt động ở trên và chứng tỏ sự tương hợp tốt của<br />
NBR và PP khi có mặt PP-g-MA.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong nghiên cứu này, sự tương hợp của TPE trên cơ sở NBR và PP với chất trợ tương<br />
hợp PP-g-MA đã được đánh giá qua các tính chất cơ học, tính chất nhiệt cũng như hình<br />
thái cấu trúc. Các kết quả cho thấy sự có mặt của PP-g-MA đã nâng cao được độ bền của<br />
TPE lên gấp hai lần so với khi không có chất trợ tương hợp. Nhiệt độ thủy tinh hóa của<br />
TPE nằm trong khoảng giữa hai cấu tử thành phần và có sự phù hợp rõ ràng khi xác định<br />
bằng hai phương pháp khác nhau là đo cơ nhiệt động và DSC cho thấy sự tương hợp tốt<br />
giữa NBR và PP khi có mặt PP-g-MA.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của Viện Nghiên cứu KHKT<br />
Bảo hộ lao động, sự giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme, Trường Đại học<br />
Bách khoa Hà Nội.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đỗ Quang Kháng “Cao su-Cao su blend và ứng sụng”, NXB Khoa học tự nhiên và<br />
Công nghệ (2013).<br />
[2]. Lưu Văn Chúc “Nghiên cứu đưa vào sản xuất một số giầy ủng chống xăng, dầu, mỡ”,<br />
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học, mã số 58A.04.01, Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ<br />
Lao động, Hà Nội (1990).<br />
[3]. George J., Varughese KT., Thomas S. “Dynamically vulcanized thermoplastic<br />
elastomer blends of polyethylene and nitrile rubber”, Polymer, 41(2000): pp.1507-<br />
1517.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 185<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
[4]. Lê Anh Tuấn “Tính chất của polyme Blend cao su/nhựa nhiệt dẻo, I-Phương pháp<br />
tiếp cận mới để nghiên cứu động học lưu hóa blend cao su”, Tạp chí Hóa học, T.40,<br />
số 4(2002) Tr.53-56.<br />
[5]. Halimatuddahliana, H. Ismail, H.Md. Akil Polymer-Plastics technology and<br />
Engineering, 44 (2005), pp.1217-1234.<br />
[6]. H. Ismail, Supri, A. M. M. Yusof “Polymer- Plastics Technology and Engineering”,<br />
43(3), (2004), pp. 695-711.<br />
[7]. Chuanhui Xu, Xiaodong Cao, Xiujuan Jiang, Xingrong Zeng, Yukun Chen,<br />
“Structure and properties of dynamically vulcanized polypropylene / acrylonitrile<br />
butadien rubber/zinc dimethacrylate ternary blend composites containing maleic<br />
andydride grafted polypropylene”, Preparation, Polymer testing, 32, (2013), pp. 507-<br />
515.<br />
[8]. Deleo, C., and S. Velankar “Morphology and rheology of compatilized polymer<br />
blends: Diblock compatibilizer versus crosslinked reactive compatibilizers”, J. Rheol.<br />
52(6), (2008), pp. 1385-1404.<br />
[9]. Snooppy George, Reethamma Joseph and Sabu Thomas, “Blends of isotactic<br />
polypropylene and nitrile rubber: morphology, mechanical properties and<br />
compotibilization”, Polymer Vol.36 No.23, (1995), pp.4405-4416.<br />
ABSTRACT<br />
THERMOPLASTIC ELASTOMERS BASED ON POLYPROPYLENE<br />
(PP)/ACRYLONITRILE BUTADIENE RUBBER (NBR)<br />
- CHARACTERISTIC PROPERTIES.<br />
Thermoplastic elastomer (TPE) based on polypropylene (PP) and butadiene<br />
acrylonitrile rubber (NBR) was prepared by dynamic vulcanization in Brabender<br />
plasticorder with blade speed of 60 rpm, temperature of 160oC and blending time of<br />
8 minutes. The results showed that PP-g-MA coupling agent was improved the<br />
compatibility between PP and NBR. Therefore, the mechanical properties of TPE<br />
using PP-g-MA was increased in comparison with TPE material without PP-g-MA.<br />
The interreaction between PP and NBR was investigated by dynamic mechanical<br />
analysis (DMA) and differential scanning calorimetry (DSC) via glass transition<br />
temperature Tg. Tg of blend NBR/PP was in the middle of Tg of PP and NBR and it<br />
proved that PP has interaction with NBR.<br />
Keywords: Blends; NBR/PP; Compatibilation.<br />
<br />
Nhận bài ngày 13 tháng 5 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 06 tháng 6 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 6 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động;<br />
2<br />
Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
*<br />
Email: thuthuynilp@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
186 N. T. T. Thủy, N. H. Tùng, …, “Cao su nhiệt dẻo trên cơ sở… đặc trưng tính chất.”<br />