intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm Ký sinh trùng

Chia sẻ: Codon_11 Codon_11 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

535
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh, sinh viên "Câu hỏi trắc nghiệm Ký sinh trùng". Đề thi gồm có 37 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình ôn thi và làm bài thi của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm Ký sinh trùng

  1. Câu hỏi trắc nghiệm Ký sinh trùng kèm đáp án 1. Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là: A.Vật chủ bị bệnh mạn tính. B. Vật chủ có miễn dịch bảo vệ. C. Vật chủ tình cờ. D. Vật chủ phụ. @E. Vật chủ mang KST lạnh. 2. Ăn rau sống không sạch, người có thể nhiễm các loại KST sau trừ: A.Giun đũa. B.Lỵ amip @C.Trùng roi đường sinh dục D.Trùng lông E.Giun tóc 3. Bạch cầu ái toan thường không tăng khi người nhiễm loại KST: A. Giardia intestinalis. @B. Ascaris lumbricoides. C. Ancylostoma duodenale. D. Toxocara canis. E. Plasmodium falciparum. 4. Loại KST có thể tự tăng sinh trong cơ thể người: A. Giun tóc B. Giun móc @C. Giun kim. D. Giun chỉ. E. Sán lá gan 5. Trong chu kỳ của sán dây lợn, người có thể là: A. Vật chủ chính. B. Vật chủ tình cờ C. Vật chủ phụ @D. Câu A và C đều đúng. E. Câu A và B đúng. 6. Sinh vật nào sau đây không phải là KST: A. Muỗi cái. @B. Ruồi nhà C. Ve D. Con ghẻ E. Bọ chét.
  2. 7. Bệnh KST phổ biến nhất ở Việt Nam: A. Giun kim. B. Sốt rét C. Giun móc @D. Giun đũa E. Amip. 8. Tác hại hay gặp nhất do KST gây ra: A. Thiếu máu. B. Đau bụng @C. Mất sinh chất D. Biến chứng nội khoa E. Tất cả các câu đều đúng. 9. Anh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ trong quá trình ký sinh dẫn đến các kết quả sau trừ: A. KST bị tiêu diệt. B. Vật chủ chết. @C. Bệnh KST có tính chất cơ hội. D. Cùng tồn tại với vật chủ. E. Câu A và B đúng. 10. Bệnh KST có các đặc diểm sau ngoại trừ: A. Bệnh KST phổ biến theo vùng B. Có thời hạn @C. Bệnh khởi phát rầm rộ. D. Lâu dài E. Vận chuyển mầm bệnh. 11. Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý được gọi là: A. Ký chủ vĩnh viễn. B. Ký chủ chính C. Ký chủ trung gian D. Ký chủ chờ thời @E. Người lành mang mầm bệnh 12. Ký sinh trùng là: A. Một sinh vật sống. B. Trong qúa trình sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống. C. Quá trình sống sử dụng các chất dinh dưỡng của sinh vật khác để phát triển và duy trì sự sống. D. Câu A và B đúng. @E. Câu A, B, và C đúng. 13. Vật chủ chính là: A. Vật chủ chứa KST ở dạng trưởng thành.
  3. B. Vật chủ chúa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức hữu tính. C. Vật chủ chúa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức vô tính @D. Câu A và B đúng. E. Câu A và C đúng. 14. Người là vật chủ chính của các loại KST sau ngoại trừ A. Giun đũa. B. Giun móc @C. KST sốt rét. D. Giun kim E. Giun chỉ. 15. Những KST sau được gọi là KST đơn ký ngoại trừ: A. Giun đũa @B. Sán lá gan C. Giun móc D. Giun tóc E. Giun kim 16. Về mặt kích thước KST là những sinh vật có: @A. Kích thước to nhỏ tuỳ loại KST. B. Khoãng vài chục ? m C. Khoãng vài mét. D. Khoãng vài cm. E. Khoãng vài mm. 17. Ký sinh trùng muốn sống, phát triển, duy trì nòi giống nhất thiết phải có những điều kiện cần và đủ như: A. Môi trường thích hợp B. Nhiệt độ cần thiết. C. Vật chủ tương ứng @D. Câu A,B Và C đúng. E. Câu A và C đúng. 18.Trong quá trình phát triển KST luôn thay đổi về cấu tạo, hình dạng để thích nghi với điều kiện ký sinh. A. Đúng @B.Sai 19. Để thực hiện chức năng sống ký sinh, KST có thể mất đi những bộ phận không cần thiết và phát triển những bộ phận cần thiết. @A. Đúng B.Sai 20. Vật chủ phụ là: A. Vật chủ chứa KST ở dạng trưởng thành.
  4. B. Vật chủ chứa KST ở dạng bào nang C. Vật chủ chúa KST thực hiện sinh sản bằng hình thức vô tính @D. Câu B và C đúng. E. Câu A và C đúng. 21.Nếu người ăn phải trứng sán dây lợn, người sẽ là vật chủì: A. Chính @B. Phụ C. Trung gian D. Câu B và C đúng. E. Tất cả các câu trên đều sai. 22. Qúa trình nghiên cứu ký sinh trùng cần chú ý một số đặc điểm sau đây ngoại trừ: A. Đặc điểm sinh học cuả ký sinh trùng. B. Phương thức phát triển và đặc điểm của bệnh @C. Vị trí gây bệnh của ký sinh trùng D. Aính hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ E. Kết quả tương tác qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ (tồn tại hoặc thoái triển) 23. Ký sinh trùng là một sinh vật .............., trong quá trình sống nhờ vào những sinh vật khác đang sống, sử dụng các chất dinh dưỡng của những sinh vật đó, sống phát triển và duy trì sự sống. A. Dị dưỡng. @B. Sống C. Tự dưỡng D. Tất cả các câu trên E. Tất cả sai 24. Người là vật chủ chính của các loại ký sinh trùng sau ngoại trừ: A. Sán lá gan nhỏ B. Sán dây bò @C. Ký sinh trùng sốt rét D. Giun chỉ E. Giun tóc 25. Phương thức sinh sản của ký sinh trùng có thể là: A. Phương thức sinh sản hữu tính B. Sinh sản đơn tính C. Sinh sản vô tính @D. Tất cả đúng E. Tất cả sai 26. Phương thức sinh sản của ký sinh trùng có thể là: A. Sinh sản đa phôi
  5. B. Sinh sản tái sinh C. Sinh sản nẩy chồi @D. Tất cả đúng E. Tất cả sai 27. Ký sinh trùng muốn sống, phát triển và duy trì nòi giống nhất thiết phải có các điều kiện cần và đủ ngoại trừ A. Môi trường thích hợp B. Nhiệt độ cần thiết C. Vật chủ tương ứng và khối cảm thụ @D. Độ ẩm cần thiết E. Tính phong phú của động vật, thực vật và môi trường sống đã tạo một quần thể thích hợp cho ký sinh trùng phát triển. 28. Điền vào chỗ trống từ thích hợp: Trứng phát triển ......... Trưởng thành Môi trường thích hợp A.namg trung @B. au trung C. Ky sinh trung D giun dua E. san la ruot 29. Chu kỳ đơn giản nhất của ký sinh trùng là chu kỳ: A. Kiểu chu kỳ 1: mầm bệnh từ người ra ngoại cảnh vào 1 vật chủ trung gian rồi vật chủ trung gian đưa mầm bệnh vào người. @B. Kiểu chu kỳ 1: Mầm bệnh từ người thải ra ngoại cảnh 1 thời gian ngắn rồi lại xâm nhập vào người C. Kiểu chu kỳ 2: Mầm bệnh từ người hoặc động vật vào vật chủ trùng gian rồi VCTG đưa mầm bệnh vào người
  6. D. Mầm bệnh ở người hoặc động vật được thải ra ngoại cảnh, sau đó xâm nhập vào vật chủ trung gian truyền bệnh (các loại giáp xác hoặc thuỷ sinh) nếu người hoặc động vật ăn phải các loại giáp xác hoặc thực vật thuỷ sinh sẽ mang bệnh E. Tất cả các câu trên đều sai. 30. Yếu tố nào sau đây là đặc điểm của bệnh ký sinh trùng: A. Bệnh ký sinh trùng phổ biến theo mùa B. Bệnh thường kéo dài suốt đời sống của sinh vật @C. Bệnh phổ biến theo vùng D. Bệnh thường xuyên có tái nhiễm E. Thường khởi phát rầm rộ. 31. Bệnh ký sinh trùng có đặc điểm sau ngoại trừ: A. Bệnh phổ biến theo vùng B. Có thời hạn C. Lâu dài D. Âm thầm, lặng lẽ @E. Thường xuyên gây các biến chứng nghiêm trọng 32. Sự tương tác qua lại giữ ký sinh trùng và vật chủ trogn quá trình ký sinh sẽ dẫn đến các kết quả sau ngoại trừ: A. Ký sinh trùng bị chết do thời hạn B. Ký sinh trùng bị chết do tác nhân ngoại lai C. Vật chủ chết @D. Cùng tồn tại với vật chủ (hoại sinh) E. Cùng tồn tại với vật chủ (hợp sinh) 33. Sinh vật bị KST sống nhờ và phát triển trong nó được gọi là: A. Vật chủ B. Vật chủ chính C. Vật chủ trung gian D. Vật chủ phụ @E. Tất cả các câu trên đều đúng 34. Đặc điểm để phân biệt KST với sinh vật ăn thịt khác là: A. KST chiếm các chất của vật chủ và gây hại cho vật chủ B. KST chiếm các chất của vật chủ và phá huỷ tức khắc đời sống của vật chủ @C. KST chiếm các chất của cơ thể vật chủ một cách tiệm tiến D. Tất cả đúng E. Tất cả sai 35. Những KST bằng tác hại của chúng thực thụ gây các triệu chứng bệnh cho chủ là: @A. KST gây bệnh
  7. B. KST truyền bệnh C. Vật chủ trung gian D. Tất cả đúng E. Tất cả sai 36. KST truyền bệnh là: A. Những KST trung gian môi giới truyền bệnh @B. Những KST trung gian môi giới truyền bệnh và đôi khi có thể gây bệnh C. Những KST gây bệnh D. Tất cả đúng E. Tất cả sai 37. Vật chủ chính là: A. Những sinh vật có KST sống nhờ B. Những sinh vật mang KST ở giai đoạn sinh sản C. Những sinh vật mang KST ở giai đoạn sinh sản hữu giới D. Những sinh vật mang KST ở thể trưởng thành @E. Những sinh vật mang KST hoặc ở thể trưởng thành hoặc ở giai đoạn sinh sản hữu giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2