intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi xoay quanh thuyết fisher

Chia sẻ: Do Hang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

449
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE – International Fisher Effect) sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan mật thiết với lý thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất thường có sự quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi xoay quanh thuyết fisher

  1. CÂU 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆU ỨNG FISHER VÀ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA? TRẢ LỜI: Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE – International Fisher Effect) sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan mật thiết với lý thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất thường có sự quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát. Do đó, chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia có thể là kết quả chênh lệch trong lạm phát. CÂU 2: NGUYÊN NHÂN GÂY XUẤT HIỆN NGANG GIÁ SỨC MUA? TRẢ LỜI: Nguyên nhân xuất hiện PPP: Tỉ giá đồng ngoại tệ ↑ (tăng) Tỉ suất sinh lợi cân bằng Chênh lệch lãi suất Nhu cầu ngoại tệ ↑ (tăng) CÂU 3: HIỆU ỨNG FISHER ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHƯ THẾ NÀO? TRẢ LỜI: Nếu lãi suất ký thác trong nước lớn hơn lãi suất nước ngoài thì phần trăm thay đổi trong giá ngoại tệ (chứng khoán) sẽ dương. Đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước.
  2. Ngược lại, lão suất kí thác trong nước nhỏ hơn lãi suất nước ngoài thì tỷ lệ Phần trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ sẽ âm. Nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước. CÂU 4: . NHỮNG LÝ DO KHIẾN CHO PPP KHÔNG ĐÚNG TRONG THỰC TẾ? TRẢ LỜI: 1/ Chi phí vận chuyện và những hạn chế mậu dich: Lý thuyết ngang giá sức mua giả định là không có thuế và chi phí vận chuyển giữa 2 thị trường là bằng 0. Điều này có nghĩa là sẽ không có bất kỳ biểu thuế quan nào cho hàng nhập khẩu và hàng xuất khấu. Tuy nhiên trên thực tế, điều này lại không xảy ra. Chi phí vận chuyển có thể làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên mắc hơn so với hàng hóa trong nước. Thêm vào đó, những hàng rào mậu dịch như hạn ngạch và thuế quan cũng là những thứ khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắc đỏ 2/ Do mức giá chênh lệch của cùng một món hàng ở cùng 1 quốc gia: ví dụ đó là việc bạn đi ăn một tô hủ tiếu ở TP.HCM và ăn một tô hủ tiếu ở vùng quê. 3/ Thông tin bất cân xứng: Ngang giá sức mua cũng dựa trên nền tảng là thông tin hoàn hảo với mọi người, nghĩa là nhà xuất khấu sẽ biết xuất khẩu hàng của họ đến nơi giá cao và ngược lại, nhà nhập khẩu biết nhập khẩu hàng từ nơi có gia thấp. Tuy nhiên trên thực tế thì thông tin không cân xứng. Liệu toàn bộ nhà xuất khẩu có biết rõ nơi nào có giá cao để họ đưa hàng đến đó hay tất cả những nhà nhập khẩu đều biết nơi nào đang có giá thấp để họ nhập hàng
  3. 4/ Có sự tham gia của thị trường tiền tệ: ví dụ lạm phát ở Việt Nam cao hơn và do đó hàng ở Mỹ rẻ hơn. Theo tình huống này, sẽ xuất hiện 2 hình thức kinh doanh. Hình thức thứ nhất, nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ nhập khẩu hàng từ Mỹ về. Do phải nhập khẩu hàng của Mỹ nên cầu USD ở VN sẽ tăng lên. Hình thức thứ hai, do lãi suất ở Việt Nam cao hơn nên nhà đầu tư ở Mỹ sẽ quyết định đầu tư ở Việt Nam, dẫn đến cung USD cũng tăng lên. Vậy, rõ ràng một điều là cả cung và cầu USD đều tăng, do đó tỷ giá hối đoái sẽ không thể xác định được theo ngang giá sức mua 5/ rỗ hàng hóa ở mỗi nước là khác nhau (các sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế): Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị mà ở mỗi nước sẽ có mỗi rỗ hàng hóa khác nhau. Như ta đã biết, ngang giá sức mua được thực hiện dựa trên ý tưởng rỗ hàng hóa giống nhau giữa các nước. Nhưng thức tế, mỗi nước lại chọn cho mình một rỗ hàng hóa khác nhau 6/ Chất lượng của cùng một món hàng ở mỗi nước là khác nhau 7/– Không có hàng hóa thay thế: Tại sao ở Việt Nam, một chiếc máy nghe nhạc Ipod có giá khá cao nhưng người ta vẫn mua nó? “Tại không ai ở Việt Nam sản xuất máy nghe nhạc nên tôi phải mua nó về xài.” Đó là lý do tại sao dù giá cao nhưng người trong nước vẫn tiếp tục tiêu dùng hàng nước ngoài. CÂU 5 NHỮNG LÝ DO LÀM CHO IFE KHÔNG ĐÚNG TRONG THỰC TẾ? TRẢ LỜI:
  4. Thứ nhất, các nhà đầu tư ở các nước khác nhau đòi hỏi • một tỉ suất sinh lợi thực giống nhau. Thứ hai, chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các quốc • gia là do chênh lệch lam phát. Trên thực tế thì hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng hay không khi mà hiệu ứng này dựa vào ngang giá sức mua. Mà trên thực tế thì ngang giá sức mua không luôn luôn đúng. Và thêm vào đó nữa là các nhà đầu tư trên thực tế có đòi hỏi tỷ suất sinh lợi thực có giống nha? Điều này còn tùy thuộc vào mức độ rủi ro ở mỗi quốc gia. Thường thì rủi ro là khác nhau ở mỗi quốc gia nên tỷ suất sinh lợi thực trên thực tế cũng không giống nhau Mặt khác, ngoài nhân tố lãi suất, tỉ giá hối đoái cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác, như: lạm phát, lãi suất, thu nhập của người dân, chính sách kiểm soát tỷ giá của chính phủ, sự đầu cơ của các nhà đầu tư, kỳ vọng lãi suất tương lai của nhà đầu tư, … Các yếu tố này cũng góp phần làm cho hiệu ứng Fisher khó lòng hiện hữu. CÂU 6: THEO Ý BẠN THUÝET NGANG GIÁ SỨC MUA VÀ HIỆU ỨNG FISHER CÓ ĐÚNG KHÔNG? TẠI SAO? TRẢ LỜI; Thật sự thì ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế vẫn có những điểm đúng của nó. (ví dụ; Ứng dụng hiệu ứng fisher vào cuộc khủng hoảng tài chính châu á) Nguyên nhân dẫn đến việc bác bỏ chúng là vì chúng ta đang sống trong một thị trường bất hoàn thảo. Sự bất hoàn thảo này đã làm cho lý thuyết PPP và IFE không thể áp dụng được. CÂU7 MốI QUAN Hệ GIữA CHÊNH LệCH LÃI SUấT VÀ Tỷ GIÁ HốI ĐOÁI?
  5. Trả lời Chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia có thể là kết quả trong chênh lệch lạm phát. Lạm phát tăng hay giảm sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi theo. CÂU 8 TạI SAO NHữNG NƯớC CÓ Tỷ Lệ LạM PHÁT CAO LạI CÓ XU HƯớNG CÓ LÃI SUấT CAO? Trả lời Vì tỷ lệ lãi suất cao sẽ thu hút được nhà đầu tư. Đây là động lực để các nhà đầu tư ngoài kiếm lời từ lãi suất cao, nhưng thực ra đây chỉ là cái bẩy cho các nhà đầu tư lãi suất cao nhưng về bản chất thì đồng tiền đã bị giảm giá. Nhận định được lạm phát cao thì đồng tiền sẽ mất giá nên xu hướng tất yếu sẽ tăng lãi suất để bù trừ lại việc đồng tiền mất giá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2