TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010<br />
<br />
CÂY XANH ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI<br />
Nguyễn Danh<br />
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai<br />
Phan Thị Thanh Thủy<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thành phần loài cây xanh đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khá đa dạng và phong<br />
phú. Đã xác định được 165 loài thuộc 140 chi trong 69 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có<br />
mạch. Trong đó, cây xanh đường phố có 57 loài thuộc 28 họ, cây xanh công viên có 130 loài,<br />
với 45 loài cây bóng mát thuộc 21 họ.<br />
Cây xanh đường phố được bố trí theo các kiểu đường phố 1 hàng cây, 2 hàng cây và 4<br />
hàng cây. Mô hình trồng cây trong các công viên ở thành phố Pleiku tương đối đa dạng: Gồm<br />
các mô hình công viên hành lang kỹ thuật giao thông và các mô hình bồn hoa trang trí trong<br />
các công viên nghỉ ngơi – giải trí.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai không những góp<br />
phần điều hòa nhiệt độ, tạo bóng mát, cải thiện môi trường mà còn góp phần quan trọng<br />
tạo nên kiến trúc cảnh quan, là một bộ phận không thể thiếu trong kiến trúc đô thị thành<br />
phố Pleiku.<br />
Tuy nhiên, việc phát triển cây xanh đô thị ở đây chưa được quan tâm đúng mức,<br />
số lượng cây xanh còn quá ít, chủng loại chưa phong phú nên cảnh quan đường phố còn<br />
hoang sơ, nhiều khu vực trong thành phố bố trí trồng cây xanh chưa theo quy hoạch cụ<br />
thể, cây bị khô héo, gãy cành, tét nhánh, hoặc một số cây bị người dân tự ý chặt phá làm<br />
mỹ quan thành phố bị xuống cấp.<br />
Từ thực trạng trên, đề tài đã tiến hành điều tra, đánh giá thành phần loài cây<br />
xanh đô thị, khảo sát các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên, đồng<br />
thời nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị để đề<br />
xuất các phương hướng phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia<br />
Lai.<br />
<br />
27<br />
<br />
2. Đối tượng, phương pháp và thời gian nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các loài thực vật bậc cao có mạch, tập trung vào các cây trồng làm cảnh ở<br />
đường phố và công viên thuộc khu vực nội thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Sử dụng phương pháp điều tra kết hợp đánh giá nhanh nông thôn RRA để đánh<br />
giá về thành phần loài, sự phân bố của các loài cây xanh.<br />
- Đối với những loài cây chưa xác định tên chính xác tiến hành thu mẫu thực vật<br />
theo R. M. Klein và D. T. Klein (1979) [4].<br />
- Xác định tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh với tài liệu của<br />
Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000) [2] và Trần Hợp (1997) [3].<br />
2.3.Thời gian nghiên cứu: Năm 2009.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai<br />
3.1.1. Thành phần loài cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai<br />
Qua điều tra đã thống kê và xác định được 165 loài cây xanh đô thị thuộc 140<br />
chi của 69 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Ngọc lan<br />
(Magnoliophyta) chiếm ưu thế nhất về số loài, số chi và số họ với 62 họ chiếm 89,86%<br />
tổng số họ, 131 chi chiếm 93,57% tổng số chi, 156 loài chiếm 94,55% tổng số loài. Tiếp<br />
đến là ngành Thông (Pinophyta) với 5 họ chiếm 7,25% tổng số họ, 7 chi chiếm 5,00%<br />
tổng số chi, 7 loài chiếm 4,24% tổng số loài. Cuối cùng là ngành Dương xỉ<br />
(Polypodiophyta) có 2 họ chiếm 2,90% tổng số họ, 2 chi chiếm 1,43% tổng số chi, 2<br />
loài chiếm 1,21% tổng số loài.<br />
3.1.2. Hiện trạng cây xanh ở đường phố Pleiku<br />
- Đã thống kê có 57 loài cây xanh thuộc 28 họ với tổng số cây là 5.995 cây.<br />
Trong đó những chủng loại cây có số lượng lớn như Sao đen với 1.272 cây, Thông ba lá<br />
với 717 cây,…<br />
- Cây xanh đường phố được chia theo 6 cấp đường kính thân: D ≤ 10cm (D10),<br />
10cm < D ≤ 20cm (D20), 20cm < D ≤ 40cm (D40), 40cm < D ≤ 60cm (D60), 60cm < D ≤<br />
80cm (D80), D > 80cm (D100). Tỷ lệ % số lượng cây được phân chia theo cấp đường<br />
kính: D10 (38,48%), D20 (39,03%), D40 (18,32%) D60 (2,44%), D80 (0,82%), D100<br />
(0,92%). Qua đó, có thể thấy rằng cây xanh đường phố Pleiku đang trong giai đoạn còn<br />
trẻ và cần được quan tâm chăm sóc.<br />
<br />
28<br />
<br />
3.1.3. Hiện trạng cây xanh ở công viên thành phố Pleiku<br />
- Ở các công viên hành lang kỹ thuật (vòng xoay, băng két), công viên nghỉ ngơi<br />
- giải trí (hoa viên, công viên), đã xác định được 130 loài thực vật thuộc 54 họ, trong đó<br />
có 45 loài cây xanh bóng mát thuộc 21 họ với tổng số cây là 2.499 cây. Trong đó các<br />
loài cây được trồng với số lượng lớn như Thông ba lá với 1.144 cây, Sao đen với 244<br />
cây,… Các loài cây có số lượng thấp chủ yếu là cây ăn quả như Nhãn, Mận, Mít,... và<br />
một số cây như Đa, Ngọc Lan, Sanh, Sung,...<br />
- Tỷ lệ % số lượng cây được phân chia theo cấp đường kính: D10 (44,66%), D20<br />
(25,97%), D40 (23,65%) D60 (3,92%), D80 (0,96%), D100 (0,84%). Có thể thấy rằng hệ<br />
thống cây xanh ở công viên còn tương đối trẻ, số cây mới trồng (D10) chiếm tỷ lệ khá<br />
cao 44,66%. Số cây đại thụ và cổ thụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.<br />
3.1.4. Hiện trạng diện tích đất cây xanh công cộng ở thành phố Pleiku<br />
Theo các số liệu về diện tích xanh công cộng do công ty Công trình đô thị cung<br />
cấp và số liệu về dân số của thành phố Pleiku (tính đến tháng 5/2008), bình quân đất cây<br />
xanh sử dụng công cộng theo đầu người ở thành phố Pleiku được tính và so sánh với<br />
Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 362: 2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng<br />
trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” (TCXDVN 362: 2005) [5] như sau:<br />
Bảng 1. Bình quân đất cây xanh sử dụng công cộng theo đầu người ở thành phố Pleiku<br />
so với TCXDVN 362: 2005.<br />
<br />
Bình quân<br />
(m2/người)<br />
<br />
TCXDVN<br />
362: 2005<br />
(m2/người)<br />
<br />
TCXDVN 362:<br />
2005 áp dụng<br />
với đô thị miền<br />
núi (m2/người)<br />
<br />
0,76<br />
<br />
1,9 – 2,0<br />
<br />
1,33 – 1,4<br />
<br />
0,64<br />
<br />
6 – 7,5<br />
<br />
4,2 – 5,25<br />
<br />
18.452,70<br />
<br />
0,08<br />
<br />
2,5 – 2,8<br />
<br />
1,75 – 1,96<br />
<br />
351.458<br />
<br />
1,48<br />
<br />
10 - 12<br />
<br />
7 – 8,4<br />
<br />
Loại<br />
<br />
Diện tích<br />
xanh công<br />
cộng (m2)<br />
<br />
Đường phố<br />
<br />
181.090,28<br />
<br />
Công viên<br />
<br />
151.915,30<br />
<br />
Dân số<br />
(người)<br />
<br />
236.982<br />
Vườn hoa<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Qua đó cho thấy: So với tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng<br />
quy định đối với đô thị loại 2 thuộc khu vực miền núi, hải đảo trong TCXDVN 362:<br />
2005 là 7 – 8,4 m2/người thì diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ở thành phố<br />
Pleiku rất thấp 1,48 m2/người (chỉ đạt tỷ lệ 21,14% so với tiêu chuẩn). Vậy để đạt được<br />
chỉ tiêu so với quy định đề ra, trong thời gian tới thành phố Pleiku phải có thêm ít nhất<br />
1.307.416 m2 diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng.<br />
<br />
29<br />
<br />
3.2. Các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên ở thành phố<br />
Pleiku<br />
3.2.1. Mô hình bố trí cây xanh trên đường phố.<br />
Có thể phân loại các kiểu mô hình dưới đây:<br />
- Mô hình 1 hàng cây trên đường phố: Mô hình này có ở một số đoạn đường trên<br />
một số tuyến đường như Hùng Vương (đoạn từ Ngã 3 Phù Đổng đến nút giao thông<br />
Diệp Kính) trồng một hàng cây Viết, tuyến đường Đoàn Thị Điểm (đoạn từ đường Võ<br />
Thị Sáu đến đường Hoàng Văn Thụ) trồng một hàng cây Xà cừ,…<br />
- Mô hình bố trí 2 hàng cây trên đường phố: Có 2 dạng:<br />
+ Dạng thuần loài: Các hàng cây trồng đã được quy hoạch cụ thể trên từng tuyến<br />
phố theo từng chủng loại cây như: Đường Huỳnh Thúc Kháng (Lim xẹt), Tăng Bạt Hổ<br />
(Nhạc ngựa),…<br />
+ Dạng hỗn loài: Hai bên vỉa hè được trồng nhiều loài cây khác nhau. Các tuyến<br />
đường thuộc dạng này như Nguyễn Du, Quang Trung,…<br />
- Mô hình bố trí 4 hàng cây trên đường phố: Tiêu biểu cho loại hình này có<br />
đường Hai Bà Trưng với 2 hàng Bằng lăng và 2 hàng Thông phân bố đều hai bên vỉa hè,<br />
hay đường Lê Duẩn mỗi bên vỉa hè trồng 1 hàng Nhạc ngựa, 1 hàng Xà cừ hoặc có đoạn<br />
trồng 1 hàng Xà cừ, 1 hàng Sao đen.<br />
Việc bố trí cây xanh theo các mô hình khác nhau phù hợp với từng tuyến đường<br />
trong thành phố có vai trò quan trọng trong việc tạo nên mỹ quan và bảo vệ môi sinh<br />
cho thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoạn đường chưa được bố trí cây xanh, nhiều<br />
tuyến đường còn vắng bóng cây xanh không những ở các khu vực cách xa trung tâm<br />
thành phố mà còn cả trong khu vực trung tâm thành phố.<br />
3.2.2. Mô hình bố trí cây xanh trong các công viên<br />
- Bố trí cây xanh trong các công viên hành lang kỹ thuật: Công viên hành lang<br />
kỹ thuật là các khoảng xanh được tạo ra với vai trò định hướng giao thông và có tác<br />
dụng quan trọng trong việc tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. Căn cứ vào vị trí và chức<br />
năng của công viên trong bố cục giao thông, có thể phân biệt các loại sau:<br />
- Vòng xoay: Là các nút giao thông trọng điểm, có tác dụng định hướng giao<br />
thông. Hiện ở thành phố Pleiku có 9 vòng xoay, thành phần cây trồng trên các vòng<br />
xoay gồm: Cây trang trí nền (Cỏ nhung, Cỏ lá tre), Cây làm viền (Ngàn sao, Chuỗi ngọc,<br />
Cẩm thạch), Cây trang trí (Đơn đỏ, Ngũ tinh, Ngũ sắc, Cô tòng các loại, Hỏa hoàn,<br />
Long thủ, Bướm bạc, Cau, Vạn tuế,...). Về việc bố trí cây trồng trong các vòng xoay<br />
nhìn chung phù hợp với kiến trúc của vòng xoay và với cảnh quan đô thị.<br />
- Băng két: Được xây dựng với mục đích chính là tận dụng các không gian đất,<br />
30<br />
<br />
tạo cho kiến trúc cảnh quan thành phố đa dạng, bớt tẻ nhạt và góp phần tích cực vào<br />
việc gia tăng mảng xanh cho thành phố. Các băng két được xây dựng tương đối giống<br />
nhau, được bố trí các loại cây xanh chủ yếu như Cỏ (trang trí nền), Chuỗi ngọc (trang trí<br />
viền), và các cây trang trí như Sanh, Sơn tùng, Chà là, Hoa giấy, Huỳnh Anh,...<br />
- Bố trí cây xanh trong bồn hoa tại các công viên nghỉ ngơi - giải trí: Qua khảo<br />
sát cho thấy rằng bồn hoa được trang trí khác nhau ở từng công viên tạo ra nét đặc sắc<br />
cho từng công viên của thành phố. Nhìn chung, các chủng loại cây trồng trong các bồn<br />
hoa gồm: Cây trang trí nền (Cỏ), cây làm viền (Chuỗi ngọc, Cẩm tú mai, Ngàn sao,<br />
Cẩm thạch, Cô tòng,…), cây trang trí (Bướm bạc, Tai tượng đỏ, Mắt nai, Ngũ sắc, Cau<br />
bụng,...).<br />
3.3. Đề xuất tập đoàn cây xanh cho sự phát triển cây xanh đô thị tại thành<br />
phố Pleiku<br />
- Căn cứ vào điều kiện sinh thái của thành phố Pleiku và đặc tính hình thái, sinh<br />
thái của các loài cây xanh hiện có ở thành phố, đề nghị duy trì và phát triển các loài sau:<br />
+ Tập đoàn cây trên đường phố:<br />
Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa<br />
Pers.), Kiều hùng (Calliandra<br />
haematocephala Hassk.), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC) Back. ex K. Heyne.),<br />
Me (Tamarindus indica L.), Móng bò tím (Bauhinia purpurea L.), Muồng hoàng yến<br />
(Cassia fistula L.), Muồng xiêm (Cassia siamea Lam.), Sấu (Dracontomelum<br />
duperreanum Pierre.), Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon.), Viết (Mimusops<br />
elengi L.).<br />
+ Tập đoàn cây trong công viên:<br />
Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roacutangula Gaertn.), xb.), Long não<br />
(Cinnamomum camphora L.), Lộc vừng (Barringtonia acutangula Gaertn.), Ngân hoa<br />
(Grevillea robusta A.C. ex R. Br.), Ngọc lan (Michelia alba DC.), Nhạc ngựa<br />
(Swietenia macrophylla King in Hook.), Phượng vĩ (Delonix regia (Boj.) Raf.), Sao đen<br />
(Hopea odorata Roxb.),<br />
- Đề nghị di thực và bổ sung các loài cây bản địa sau vào thành phần cây trồng<br />
trong công viên:<br />
Chò chỉ (Parashorea stellata Kurz.), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus<br />
Kurz.), Gõ mật (Sindora cochinchinensis H. Baill.), Mun (Diospyros mun Lec.), Trắc<br />
(Dalbergia cochinchinensis Pierre in Lan.).<br />
- Nên đầu tư du nhập các giống cây ở các địa phương khác, đặc biệt là Đà Lạt để<br />
bổ sung vào hệ thống cây xanh đường phố ở Pleiku:<br />
Thông 5 lá (Pinus dalatensis de Ferré.), Bách xanh (Calocedrus macrolepis<br />
Kurz.), Mimosa Đà Lạt (Acacia podalyriaefolia A.Cunn. ex G.Don.), Muồng hoa đào<br />
31<br />
<br />