intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây xanh quanh nhà theo phong thủy - PGs Lê Kiều

Chia sẻ: Dang Thanh Hong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

150
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiến trúc gắn liền với cây xanh. Cây xanh tạo ra màu sắc cho kiến trúc, tạo ra không khí trong lành cho con người sử dụng nhà. Kiến trúc ngày nay có nhiều người nghiên cứu chuyên về cây trồng làm tôn vinh vẻ đẹp cho công trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây xanh quanh nhà theo phong thủy - PGs Lê Kiều

  1. Bạn có biết CÂY XANH QUANH NHÀ THEO PHONG THUỶ PGs Lê Kiều Kiến trúc gắn liền với cây xanh. Cây xanh tạo ra màu sắc cho kiến trúc, tạo ra không khí trong lành cho con người sử dụng nhà. Kiến trúc ngày nay có nhiều người nghiên cứu chuyên về cây trồng làm tôn vinh vẻ đẹp cho công trình. Mảng lá đậm, lá thưa, cây cao hay cây thấp tuỳ theo mỹ quan toàn cảnh, tuỳ theo điểm nhìn mong muốn mà nhà kiến trúc lựa chọn theo chủ đề cây tôn vẻ đẹp cho nhà. Hoặc như chuyện dân gian về nhà bên ấy trồng trầu, bên này trồng cau. Anh bên này đi xa mẹ xin bên ấy nắm lá trầu nhuộm áo cho anh, rồi anh xa vắng, hoa cau bên này rụng trắng sân nhà em. Câu cau, dàn trầu gắn tình đôi lứa. Cây xanh đấy, thơ mộng đấy, gần gũi và thân thiết đấy. Bây giờ cũng có nhiều người luận về ý nghĩa cây trồng theo cách lý giải riêng của mình. Chẳng hạn, mặt trước vườn sát sân nhà trồng ba cây cau, gia chủ giải thích là trái đất bị con người làm tổn thương nhiều quá nên ba cây cau này là ba mũi kim châm cứu chữa bệnh cho hành tinh của ta. Thày phong thuỷ lại không nghĩ riêng về cảnh quan hay tình tứ như thế. Thày phong thuỷ thường lý giải việc trồng cây theo hoạ phúc của gia chủ. Dã sử bên Tàu truyền lại, có chủ nhà tên Bão Viên nhà nghèo mà những người trong nhà thường ốm đau quặt quẹo. Nhân có lúc gặp thày phong thuỷ, Bão Viên đem chuyện nhà mình ra than thở, thày phán hãy xem lại cây cối quanh nhà thì thấy góc đông bắc vườn sát nhà có cây dâu lớn. Theo phong thuỷ thì trước nhà không trồng dâu, sau nhà không trồng hoè. Cây dâu tiếng Hán là "tang" trùng âm với tang là lễ đám ma. Trồng dâu trước nhà khác chi mong nhà có hung sát, chủ trì chuyện chết chóc, khóc than, chỉ nghèo và ốm thôi còn là may đấy. Dâu trồng trước nhà được gọi là tang môn thần.Theo điển cổ thì bãi dâu còn là nơi hò hẹn của trai gái bất chính. May mà con cái nhà Bão Viên còn bé, nếu không chắc thày phong thuỷ lại luận đoán cho các cháu những chuyện chẳng hay ho gì. Thật tội cho cây dâu. Cây dâu rất có ích. Lá dâu nuôi tằm lấy tơ dệt lụa. Cây dâu là cây thuốc nam rất quý. Riêng cây dâu có thể có tới 6 vị thuốc nam như lá dâu, vỏ rễ cây dâu, quả dâu, tầm gửi cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu. Những vị thuốc nam này rất hay dùng đến trong các bệnh thông thường như lợi tiểu, ho lâu ngày, bổ thận, sáng mắt ... Thày phong thuỷ bào chữa cho mình là vấn đề trồng cây dâu ở đâu so với ngôi nhà chứ không nói cây dâu có hại. Trước nhà nên trồng hoè với ý nghĩa cây hoè mang lại điều lành. Cũng chẳng có lý do gì chính đáng mà chỉ vì Vương Đán viết trong Tống sử rằng ông Vương Dụ tự mình trồng ba cây hoè ở sân và nói: " Đời sau ta, con cháu có người làm nên tư mã, tư không và tư đồ thì ba cây hoè này chính là tam công vậy". Luận về lợi ích của cây hoè thì cây này cũng là cây thuốc quý. Hoa hoè dùng làm thuốc cầm máu trong bệnh ho ra máu, đổ máu cam và hạ huyết áp. Phong thuỷ có cả loạt quan điểm hoàn chỉnh về cây cảnh. Phong thuỷ cũng cho rằng cây cối được coi như xiêm áo của con người. Không có cây che thì không bảo vệ được nhà cửa. Cây che gió, cây chống lại khí lạnh, cây tạo ra môi trường thích hợp cho cuộc sống con người. Cây cỏ tươi tốt thì sinh khí vượng thịnh, hộ ấm
  2. địa mạch, phú quý hoàn cục. Trồng cây phải theo qui tắc chặt chẽ. Phía đông trồng đào, trồng dương ( dương là thứ cây giống như liễu nhưng mùa đông lá rụng). Phía nam trồng mai, trồng táo. Phía tây trồng thị, trồng du ( du là cây nhỏ, bẻ cành, ngửi mùi khó chịu). Phía bắc trồng mận, trồng lý ( lý là một cây họ mận, nom gần giống như mận). Theo đúng qui tắc này thì rất tốt lành ( đại cát , đại lợi ). Ngược lại mà đông mận, tây đào, nam lý, bắc táo thì phạm vào tà dâm, trong nhà loạn ẩu. Thực khó mà thấy ở qui tắc này cơ sở khoa học nào minh chứng. Nhưng nếu suy cho cùng phải chăng là do nhựa cây, phấn hoa có chất gì đó xung khắc với cuộc sống thường nhật của con người ? Phong thuỷ yêu cầu khi trồng cây cảnh hay cây tạo bóng, tạo xanh quanh nhà hết sức cẩn trọng. Cần dùng la bàn để ngắm, để đo đạc cho chỉnh chu, ngay ngắn và chính xác vị trí. Phương Nhâm, Tý, Quí , Sửu hợp với cây dâu, cây trắc. Phương Mão, Dần, Giáp, Ất hợp với tùng, bách. Phương Thân,Canh, Dậu, Tân nên trồng thạch lựu. Phương Tỵ, Thìn, Tốn hợp với rừng lớn. Phương Tuất, Càn, Hợi hợp với rừng tán lá thấp. Thật là mơ hồ và võ đoán. Gọi là phương vị phải xem đâu là tâm điểm để xác định. Nếu ta lấy ngôi nhà xác định thì mới biết được phương vị theo các hướng can, chi. Mà vẫn thổ nhưỡng ấy, vi khí hậu ấy, chỉ vì hoán vị trí của cây mà lành, dữ khác xa là điều chưa thể tin ngay được. Thày phong thuỷ còn có những khẩu quyết như: "cây cối vây quanh, thanh nhàn hưởng phúc". Quanh nhà trồng cây xanh tốt thì tạo được vi khí hậu mát mẻ vào mùa hạ, ấm áp vào mùa đông. Người sống trong nhà sẽ được sức khoẻ, tinh thần thoải mái. Điều này là kinh nghiệm dân gian lâu dời. Môi trường sinh hoạt của con người luôn luôn gắn với cây cỏ, với màu xanh dịu mát. Những nếu những cây hoa nhiều quả lắm mà sát ngay chỗ ra vào, dễ gây những cảnh gợi tình thì "Đào, mận trước cửa, trai gái rượu chè". Đây cũng là cách tư duy phong kiến. Tuy thế, qua sân trước nhà rồi tiếp đến vườn thì hai bên cửa vào vườn trồng đôi đào mận thì lại được phép. Ngay trong sân nhà mà có " Một cây chặn ngay trước cửa, mẹ goá con côi". Cửa vào phòng mà có cây to chắn lối, theo người xưa, kẻ trộm dễ có chỗ nấp rồi vào nhà làm bậy. Để cây như vậy không tốt cho an ninh của gia đình. " Môn đối thuỳ dương ( cửa kề cây dương) , bất đắc kỳ tử ( chết treo xà nhà). Thuỳ dương là cây ẻo lả, cành rũ như tóc rũ nên nhìn cành dương qua cửa sổ gây tâm lý bất ổn. Rễ cây đào mọc chĩa vào nhà , con cháu được phù hộ ngầm. Có hai cây sóng đôi trước cửa thì xúc vật hay ốm mà người thì khoẻ. Trúc mộc xoắn xuýt, đủ ăn, nhiều lộc. Cây to góc tường, lắm chuyện kinh hoàng... Những khẩu quyết loại như thày phong thuỷ nêu trên đây có phần do hình dáng cây cối, có phần xét theo quan điểm an ninh cho chủ nhà mà đặt ra điều lành, dữ. Chúng tôi cũng nghiên cứu xem những loài cây thày phong thuỷ gắn với điều lành dữ có ảnh hưởng gì về mặt thực vật học không thì rất ít liên quan. Thực ra tính chất thực vật hết sức đáng lưu tâm. Thí dụ như cây trúc đào người xưa còn gọi là đào lê. Lá cây giống lá trúc mà hoa lại giống hoa đào nên gọi là trúc đào. Lá và hoa trúc đào rất độc. Tại đảo Corse nước Pháp đã có trường hợp binh lính bẻ cành trúc đào xiên thịt nướng chả ăn bị ngộ độc chết. Cây trúc đào mọc gần giếng, rễ trúc đào chui vào giếng làm nước giếng bị độc. Người xưa dùng bột vỏ cây trúc đào và bột gỗ trúc đào để làm bả chuột. Không trồng trúc đào ở vườn gần nhà. Còn nhiều khẩu quyết nữa, phần lớn chỉ là những điều thiếu cơ sở khoa học để tin như cây một trụi trơ, mẹ chồng con dâu bất hoà; trong sân có cây to cổ quái khí thông mà danh bại. Trước nhà có hai cây bằng nhau không quá cao, không quá thấp, như hai anh em đứng bên nhau, thày phong thuỷ khen thế cây tạo cho gia chủ
  3. thang mây đỗ đạt. Rễ cây sần sùi, chủ nhà đui điếc. Trúc mộc xoắn xuýt, đủ ăn, nhiều lộc. Trong sân bên trái có cây, bên phải không có cây thì lành ít, dữ nhiều. Bên phải nhà có cây hoa đỏ rực rỡ làm tan cửa nát nhà. Điều này chẳng qua vì luận lý rằng bên phải nhằm đàn bà con gái trong nhà. Trong nhà có đàn bà con gái lộng lẫy, trong một xã hội an ninh không tốt thì chỉ mang hoạ cho nhà. Thật khiếp đảm. Thày doạ thế, không tin mà làm khác đi thì cũng e ngại! Một đôi điều thày phong thuỷ phán, nghiền ngẫm thì chấp nhận được. Thày khuyên phương càn ( tây bắc của ngôi nhà) nên có cây to. Hướng tây bắc mặt trời xiên nóng. Có cây tạo bóng, chắn nóng là điều hay. Càn mà có mộc tinh chắn giữ thì lợi thấy rõ ràng. Trong sân không được có cây to. Điều này thày lại đúng. Ngày xưa, nhà không cao, chỉ dăm ba mét. Cây thường cao hơn nhà ba bốn lần nên là nơi tụ sét khi mưa giông. Ngoài ra , rễ cây to đội đất ở sân thậm chí đâm xuyên vào nhà, thật không hay ho gì. Rồi gió to, cây đổ, gãy cành sẽ đe doạ chủ nhà. Thày phong thuỷ thích quanh nhà trồng tre, trúc. Điều này cũng chấp nhận được. Tre bảo vệ cho nhà chống trộm cắp. Tre cung cấp thực phẩm là măng khi đói lòng. Tre lại giúp nguyên liệu đan lát, cây que khi động dụng. Như thế, thày phong thuỷ có những cách suy nghĩ của mình chung quanh cây cối quanh nhà. Phần lớn những khẩu quyết của thày ít cơ sở để tin. Ta biết cho vui, còn nghe theo thày là điều khó thực hiện. Bạn đọc có cách lý giải nào hay hơn, xin mời chỉ giáo. /.
  4. Bạn có biết PHONG THUỶ BỐ TRÍ CỬA CHO NGÔI NHÀ Gs Mộc Thiên Khi nghiên cứu để thiết kế và xây dựng một ngôi nhà ở thì nhà và cửa gắn bó với nhau mật thiết. Cửa làm nhiệm vụ nối thông các không gian trong và ngoài ngôi nhà. Cửa sổ chỉ mở để lấy ánh sáng, lấy không khí nhưng cửa đi còn giúp cho giao thông . Cửa đồng thời có nhiệm vụ trang trí cho ngôi nhà. Phong thuỷ quan niệm rằng ngôi nhà phải là nơi tích nạp hai loại khí: địa khí là khí từ đất từ trời đến ngôi nhà và môn khí là khí từ cửa vào nhà. Muốn chủ ngôi nhà làm nên ăn ra, giàu sang phát đạt, con cái đề huề, mọi việc như ý thì địa khí và môn khí phải cùng vượng. Phong thuỷ coi cửa là yết hầu của ngôi nhà mà phần trên của cửa tiếp nhận môn khí và phần dưới của tiếp nhận địa khí. Cửa phải đón được khí lành, ngăn cản được khí dữ, khí ác. Cửa không chỉ quan trọng cho chính ngôi nhà được xem xét mà còn có vị trí gắn bó với cửa của những nhà lân cận. Hai nhà đối diện nhau nên làm có cao độ ngưỡng cửa dưới bằng nhau và độ cao cửa bằng nhau. Điều này do quan niệm sống hoà hợp xóm giềng với nhau của cộng đồng theo triết lý cổ Trung hoa. Cửa của hai nhà đối diện nhau mà cái to, cái nhỏ sẽ dễ nảy sinh tỵ nạnh, xóm giềng bất hoà vì phong thuỷ cho rằng nhà nào có cửa to hơn sẽ được giàu sang hơn nhà có cửa nhỏ. Mà khi xóm giềng đã bất hoà, thì an ninh xã hội giảm kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sự làm ăn, sinh sống. Kích thước của cửa phải tỷ lệ với ngôi nhà. Nhà to mà làm cửa nhỏ, thày phong thuỷ cho rằng làm ăn sẽ không phát đạt. Ngược lại nhà nhỏ mà làm cửa to thì của cải trong nhà lại hao tán. Đường dẫn từ cổng ngõ vào nhà mà hẹp thắt thì ấn tượng như bị bó rọ, tù túng, gia chủ sẽ khó làm ăn phát vượng. Ngõ xộc vào cổng mà qua đó chiếu thẳng vào cửa chính ngôi nhà là điều rất kiêng kỵ với phong thuỷ. Thày sẽ phán bảo là người trong nhà dễ đau yếu. Điều này lý giải được theo cách nhìn ngày nay là gió thổi sẽ hút dọc theo đường, thốc vào nhà. Bụi trộn lẫn nhiều loại vi khuẩn có hại sẽ quẩn với gió làm cho không khí trong nhà luôn nhiễm bẩn. Đó là lý do khiến người sống trong nhà hay đau yếu. Về an ninh, thì cửa ngõ bố trí như thế, người đi đường có điều kiện xoi mói quan sát trong nhà, rình mò, " chiếu tướng" căn nhà. Hướng Tây Bắc nhà không nên trổ cửa. Lời khuyên này cần được kiến trúc sư xét rất cụ thể theo địa hình, vị trí đặt nhà. Nói chung, hướng Tây Bắc nhiều điều bất lợi. Phía Tây Bắc của Trung quốc là vùng đất hoàng thổ ( loes) rất rộng. Phần lớn thời gian trong một năm của vùng này là khô hạn và gió cuốn bụi đất hoàng thổ
  5. bay mù trời, việc bít tường hay dùng cây to chắn về hướng Tây Bắc là hợp lý. Phía Tây mặt trời chiếu gay gắt từ trưa về chiều. Với các nước phía Nam Trung quốc nên hạn chế mở cửa về hướng Tây, nhất là Tây Bắc. Nhà của người Trung quốc và nhà cổ nước ta hay bố trí các phòng phía Tây dành cho kho chứa hoặc phòng của đàn bà. Lý do chính, những phòng này bị nóng trong ngôi nhà. Nhà hướng Nam mà gia chủ phong lưu , cả hai phía Đông và Tây đều bố trí hiên diễu. Phòng phía Đông bố trí cho đàn ông ở. Các phòng phía Tây, bố trí cho đàn bà. Câu chuyện cổ, rắc rối về tình yêu ghi chép ở hiên phía Tây nhà ( Tây sương ký ) là xuất phát từ các phòng bố trí cho đàn bà, phụ nữ ở theo cách người Tàu cũ. Nếu nhà bên cạnh đã xây có mái nhọn hay cạnh, góc nhà hướng về phía nhà ta thì không nên trổ cửa để những hình thù kỳ dị ấy chiếu trực diện vào cửa nhà ta. Theo giải thích của thày phong thuỷ, những hình thù nhọn của mái nhà bên như gai đâm vào mình. Những góc, cạnh không lấy gì làm mỹ quan , mở cửa ra như lưỡi dao chặt vào mắt, hoặc như cái ngọn giáo lớn chĩa vào tia nhìn của mình, chỉ gây khó chịu. Từ những hình thù nhọn, sắc làm cho mình dễ bị đau ốm, nhức đầu, chóng mặt. Mở cửa ra , gặp ngay những hình thù nhọn, sắc chém vào mắt, sinh nỗi ám ảnh là cuộc sống riêng tư luôn luôn bị dòm ngó, chẳng dễ chịu chút nào mà ngôi nhà tồn tại nhiều nhiều năm. Mới mở cửa vào nhà , bức tường nhìn thấy trước hết thường được các nhà trang trí theo phong thuỷ bên Tàu bố trí một bức tranh lớn hình con hổ với ý tưởng con hổ sẽ xua đuổi tà ma. Có nhà lại treo tranh Quan Vân Trường là người vũ dũng siêu phàm, sống trung thực, tín nghĩa. Cái oai võ của Quan Công giúp trừ tà ma và kẻ xấu. Lòng trung thực, tính tín nghĩa nhắc nhở với khách tấm lòng gia chủ, tiện cho không khí đàm thoại công việc. Đôi khi có nhà còn dùng bức tượng của Quan Công thay cho bức tranh này. Không để cửa chính vào nhà ở mặt bên, mặt cạnh. Đây là ảnh hưởng của thuyết chính danh trong Khổng giáo: " Người quân tử đi theo đường lớn". Nhà đã có cửa trước phải làm cửa sau. Hai cửa đi trong ngôi nhà hay trong cùng một buồng không thẳng hàng với nhau. Bố trí hai cửa thẳng hàng, của cải vào nhà chảy tuột đi luôn. Đứng về mặt vật lý xây dựng thì hai cửa loại này sẽ tạo ra luồng khí mạnh xuyên phòng nhưng không quét hết không gian chứa trong đó. Trong gian buồng ấy, không khí chỗ luân chuyển quá mạnh nhưng còn chỗ khác vẫn bị tù túng. Khi bất đắc dĩ phải bố trí cửa kiểu thông thống thế này nên có những bức bình phong thấp lửng ngăn ước lệ không gian, làm chậm vận tốc luân lưu không khí. Có thể treo những phong linh điều hoà khí trong phòng. Khí qua phòng không nên để có vận tốc lớn vì vận tốc lớn làm giảm thân nhiệt người cư ngụ trong nhà nhanh, gây cảm do gió lùa. Cũng không nên để không khí tĩnh lặng hay luân chuyển yếu. Tĩnh lặng hay di chuyển yếu không thay đổi được chất lượng không khí trong phòng. Mỗi người một đêm ở trong phòng kín thải ra khoảng 10 m3 khí cácbônic. Nếu không khí không luân chuyển để đưa không khí mới vào thay thế không khí cũ thải loại ra , người trong buồng sẽ bị ngạt. Điều lý luận về lưu thông khí trong phòng của thày phong thuỷ phù hợp với những yêu cầu của vật lý xây dựng. Tuy thế việc bố trí hai cửa đi trong một phòng mà chéo nhau diện tích sử dụng cho giao thông lại lớn để cho diện tích dùng thật sự bị giảm. Quan niệm của phong thuỷ về cửa chính vào nhà giống phương pháp tư duy của kiến trúc sư. Cửa chính vào nhà ví như mồm miệng của con người. Cửa này
  6. không được bé quá, cũng không quá rộng. Trổ sai cửa chính làm giảm thiểu sự nghênh đón khí lành vào nhà hoặc cản trở lưu thông khí. Cửa sổ của ngôi nhà như mắt mũi để nhìn và để thở. Cửa sổ phải đảm bảo thông thoáng khí. Phong thuỷ kiến nghị cửa sổ đều phải mở ra phía ngoài gian phòng với lý do để khí vào nhiều và luân lưu đều khắp bên trong. Cửa sổ mở vào trong làm tổn hại đến khí. Phong thuỷ yêu cầu mức trên cao của các cửa trong cùng gian phòng phải nằm theo cùng một độ cao. Cao độ trên của cửa chênh nhau cao thấp làm cho con người sử dụng trong phòng luôn luôn phải điều chỉnh luồng mắt, dễ sinh mệt mỏi. Cách điều chỉnh cho những cửa bắt buộc phải làm có cao trình ngưỡng trên thay đổi là treo phong linh để lưà mắt. Nhà cổ Trung quốc của giới trung, thượng lưu thường làm hiên cả bốn phía nên hầu như bốn phía đều là cửa. Những cửa này chạy suốt quanh phòng, chia thành các tấm khoảng 60 ~ 70 cm chiều ngang, dùng luôn làm vách. Tấm bưng kín dưới, trên là song, có mành, rèm che giảm độ sáng và giữ kín đáo. Nhiều tấm băng kín cả phần trên. Ta có thể lấy hình tượng này qua các đình chùa gỗ đang còn ở nông thôn nước ta hiện nay. Cửa sổ làm sao có thể gắn kết con người với thiên nhiên. Qua song cửa, ban ngày tĩnh mịch quan sát được, bảo vệ được dinh cơ, ban đêm nhìn thấy ánh trăng nhàn nhạt làm chủ nhân sao xuyến với cảnh mà tạo hoá ban, cho. Bố trí cửa trong ngôi nhà theo quan điểm phong thuỷ thì ngoài yếu tố tiện nghi, yếu tố an ninh, còn là yếu tố vật lý xây dựng để cuối cùng nâng được tình cảm gắn bó của con người với nơi ở nữa./.
  7. Bạn có biết THỬ XEM CÁI NGHĨA CỦA PHONG THUỶ Gs Mộc Thiên Chúng ta đã quen nhau qua nhiều bài về phong thuỷ. Trong những bài này, chúng tôi đã trình bày quan điểm của mình là người làm khoa học hiện đại nhìn vào phong thuỷ. Điều cắt nghĩa của chúng tôi có khi dựa vào môi trường đặt ngôi nhà hay ngôi mộ. Có khi chúng tôi đi tìm những khía cạnh vật lý xây dựng để giải thích những răn giới hoặc những điều khuyến nghị của phong thuỷ. Đôi lúc lại đưa những khái niệm về vi khí hậu, về khí động lực học để giải thích những điều mà phong thuỷ khẳng định. Đã có lần chúng tôi trình bày quan điểm của mình về phong thuỷ được xem như một hiện tượng văn hoá. Chúng ta có thể dùng nhãn quan của Abraham H. Maslow, nhà triết học nhân văn hiện đại của Hoa Kỳ, trong việc sắp xếp 5 lớp nhu cầu của con người. A. H. Maslow cho rằng con người có các nhu cầu được sắp xếp theo mức quan trọng từ loại nhất đến loại năm là : nhu cầu sinh lý, nhu cầu được an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu khẳng định mình. Từ nhu cầu về sinh lý, con người cần ăn , cần thở, cần uống, cần bài tiết, ... không đáp ứng được những nhu cầu này con người bị nguy hiểm, dẫn đến chết. Nhu cầu an toàn về sinh mạng cũng như an toàn để kiếm sống là mục tiêu để đáp ứng nhu cầu loaị đầu. Kiếm thức ăn khó dần do thiên nhiên không phải lúc nào cũng hào phóng. Tai biến luôn luôn rình rập đe doạ sự an toàn của con người. Trong tâm thức con người xuất hiện lòng mong muốn có được thức ăn, vật dụng do một Đấng siêu nhiên, thần linh ban phát. Tục thờ cúng thần là mong có được những thứ mà mình mong muốn. Tục bói toán là sự đoán ý đồ thần linh, cầu may mắn. Sự kiêng kỵ, răn giới là mong muốn có điều lành, tránh xa điều mà thần linh không muốn. Rồi mỗi cộng đồng sống trong một điều kiện thiên nhiên khác nhau, môi trường khác nhau, có nghĩa là cách kiếm sống khác nhau nên có những tập tục khác nhau, có sự phát triển khác nhau. Người phương Tây được tiếp xúc với phương Đông thì vô cùng kinh ngạc với nền văn minh cũng như những đặc thù văn hoá thần bí của phương Đông. Với phương pháp tư duy nhị nguyên, người phương Tây cố lý giải những điều thần bí
  8. theo cách giải thích của họ. Chúng tôi giới thiệu một trong những cách tiếp cận với phong thuỷ của người phương Tây: tiếp cận phong thuỷ theo thuyết xạ. Thuyết xạ giải thích rằng khi thai nhi rời bụng mẹ trở thành một cá thể độc lập thì cũng chịu ảnh hưởng của sức cảm ứng từ trường trái đất đồng thời với sự tiếp thu, phát xạ từ các thiên thể khác. Máu trong người là nơi tích tụ nhiều sắt nên là vật chất chịu tác động mạnh nhất của từ trường. Não bộ của con người là trung tâm điều khiển sự sống nên khi chịu tác động của từ trường có thể biến đổi hoạt động. Như vậy, sự sống của con người chịu tác động trực tiếp của từ trường của rất nhiều loại vật chất chung quanh, trong môi trường mà con người sinh sống. Từ trường xâm nhập cơ thể theo cách nào đó sẽ có lợi cho trí tuệ và thể chất con người. Từ trường xâm nhập cách khác sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực và có tác động trái với sự phát triển bình thường của con người. Ảnh hưởng của từ trường đến cơ thể và trí tuệ con người đã được nhiều thí nghiệm kiểm tra và chấp nhận. Nhiều bạn đeo vòng có từ tính ở tay để điều chỉnh áp huyết là một trong những cách trị liệu ngày nay. Người ta đã thí nghiệm với khỉ. Cho nhiều con khỉ khác nhau chịu tác động của từ trường khác nhau trong thời gian định sẵn , những con khỉ này đã thể hiện những sắc thái, hành vi khác nhau. Điều đó, phương Tây kết luận, những nguyên tắc, những khuyến nghị cũng như điều răn giới của phong thuỷ là dựa vào kinh nghiệm của con người nhúng trong môi trường từ tính tạo nên. Cường độ từ trường ảnh hưởng đến trái đất phụ thuộc khá nhiều vào các vận động của các thiên thể. Mặt trời và những vận động của mặt trời ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến dòng từ trái đất. Từ chỗ thay đổi cường độ và phương, chiều của luồng từ mà khí hậu cũng như nhiều vận động khác của trái đất ảnh hưởng theo. Những thay đổi này làm cho con người cũng chịu những tác động khác nhau, từ sức khoẻ đến tâm sinh lý. Những hôm thời tiết thay đổi, dòng từ chung của trái đất, của khu vực có biến động làm cho cơ thể con người sống trên trái đất, trong khu vực cụ thể nào đó cũng cảm thấy rã rời, mệt mỏi , tính tình cáu bẳn. Nhiều người đang ốm hoặc rất yếu dễ chuyển độ trạng thái ( chết ) trong những ngày này. Có nhiều súc vật rất nhạy cảm với những thay đổi luồng từ. Khi sắp có động đất, trái đất có những vận động bên trong làm cho dòng từ thay đổi. Điều này con người cảm nhận với những mức độ khác nhau, tuỳ theo độ nhạy riêng của từng cá thể theo tình trạng sức khoẻ, theo cấu trúc thần kinh nhưng rất nhiều súc vật có độ nhạy lớn. Khi sắp có động đất, nhiều con vật chạy nháo nhác tìm nơi ẩn náu, kêu hú vang trời, như một bản năng tự vệ. Năm 1999 là năm nhiều động đất đối với trái đất, nhiều những vụ nổ và thay đổi trên mặt trời, nhiều cơn bão từ do mặt trời gây ra. Khí hậu, thời tiết trên trái đất bị ảnh hưởng mà chúng ta thấy nhiều lụt lội, gió to, bão lớn, động đất. Các nhà nghiên cứu thiên văn, vũ trụ đang tìm hiểu để nhận thức những qui luật vận động này của mặt trời, của trái đất và các thiên thể khác. Những nhà nghiên cứu phong thuỷ của phương Tây sử dụng những nhận thức về vũ trụ này lý giải những điều khuyến nghị hay những điều răn giới của phong thuỷ. Họ cho rằng phương Đông và Trung Hoa có nền văn minh sớm nên đã tổng kết được kinh nghiệm về ảnh hưởng của vũ trụ sớm và đề ra thuật phong thuỷ. Khoảng chục năm gần đây, triết gia Tây phương rộ lên cuộc tranh luận rằng phải chăng bản chất của vũ trụ là những vụ nổ và tai biến. Các nhà khoa học phương Tây lại phát biểu rằng có hai loại tia ( xạ ) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe , đến tâm lý và sinh lý của con người đó là tia vũ trụ và các loại tia do trái đất sinh ra. Nếu những loại tia này tác động hài hoà thì cơ thể
  9. phát triển tốt và nếu tác động xung thì có hại. Các nhà khoa học phương Tây cũng giải thích là mỗi vật chất đều phát xạ và tán xạ. Quy luật tương tác giữa các tia tạo nên các điều kiện tâm lý, sinh lý khác nhau, tạo nên sự hưng phát hay tàn lụi của số phận con người trong môi trường xạ này. Từ đó họ giải thích phong thuỷ. Họ coi các xạ đồng nghĩa với khái niệm " khí " của phong thuỷ. Chúng tôi cũng đã giới thiệu là phong thuỷ ra đời ở Trung quốc khoảng trước khi có nhà Tần hàng nhiều trăm năm nhưng đến đời Minh phong thuỷ mới được nhà cầm quyền chấp nhận. Những nhà nghiên cứu Trung quốc học cho rằng thời Tiên Tần bắt đầu thai nghén, đến Tần Hán bắt đầu phát sinh thuật phong thuỷ nhưng phải qua đời Nguỵ Tấn thuật phong thuỷ mới được truyền bá. Bắt đầu đời Tống, thuật phong thuỷ đã thịnh hành. Nhưng phải đến Minh, Thanh thuật phong thuỷ mới được công nhận chính thức và được phổ biến công khai, hợp pháp. Trước đây phong thuỷ bao hàm âm dương học, địa lý học và thuật số. Âm dương học nghiên cứu về thiên văn, tinh tượng. Âm dương học cũng nghiên cứu về địa lý là nơi con người sinh, trưởng và nhìn thấy trời. Phương pháp luận cơ bản của âm dương học là âm dương ngũ hành. Âm dương học được công nhận chính thức từ triều Nguyên (Chí Nguyên, năm thứ 28) mà đối tượng được công nhận là công việc nghiên cứu , quan sát sự vận hành của vũ trụ, xem trời, xem sao đoán việc lành dữ của hiện tượng thiên văn, dự báo thời tiết, xem đất làm nhà, xem đất đặt mồ, mả, định lịch phục vụ tế lễ, giúp định thời vụ sản xuất nông nghiệp. Đến đời Minh Hồng Vũ, năm Bính dần, ngày 5 tháng 5 âm lịch, vua Hồng Vũ nhà Minh quyết định đặt chức quan coi về âm dương học, chuyên lo quản lý và đào tạo các đối tượng của âm dương học như vừa nói trên. Từ thời Minh trở về sau, việc chọn đất làm đô thị, kinh đô đến làm nhà, đặt mồ mả đều được xem xét cẩn thận. Nhiều người nhờ có hiểu biết, ham lý giải phong thuỷ mà vinh hiển. Ngược lại có nhiều người vì chọn sai ngày, chọn thế đất vua không ưa mà không những bản thân thiệt mạng làm liên luỵ đến chín họ bị chặt đầu. Việc chọn đất làm đô thị có đi nghiên cứu thực địa, có nghiên cứu bản đồ và lại còn đêm đêm ngắm sao, nhìn trăng để đề xuất phương án. Nhiều phương pháp tiến hành nghiên cứu của người xưa dựa vào sự cảm thụ trực quan như là phải chay giới, phải làm lễ cầu để cho sự luận lý của sách vở, của tri thức hoà quyện với sự cảm thụ trực quan sinh ra lời phán quyết. Có thể đây là một trong những phương pháp luận của triết cổ phương Đông. Nhiều triết gia phương Đông cho rằng phương pháp nhận thức nhị nguyên kiểu phương Tây khó mà hiểu thấu đáo được phương Đông. Người phương Đông nghĩ rằng " Dịch vi quán quần kinh chi thủ" ( kinh Dịch là sách đầu não của nền văn học, nghệ thuật và khoa học Trung hoa ). Đọc Dịch không ở "lời" của kinh mà ở hình "tượng" và " số ", rồi không phải ở tượng và số mà ở ý của kinh. Chu Hy cho rằng "ý tại ngôn ngoại" ( ý không ở lời ). Người Trung Hoa cổ nói rằng học Kinh Dịch mà chỉ thuộc lời thì mới nắm được phần gần, phần cạn, khi nào thấy được phần hình trong lời mới thấy được tinh thâm diệu nghĩa. Có học "lời" mới thấy được cái "không lời" của triết lý phương Đông. Phong thuỷ có cái gốc là kinh Dịch.
  10. nh¡n ½¡m vỊ phong thðy PGs LƠ KiỊu Tµm cÜ tØnh mỉi b¡n ½õìc vỊ phong thðy. LÝng cÜ yƠn mỉi nƠn ½ăc phong thðy. LÝng ruưt ngôn ngang tr¯m mđi, lîc n¡o cñng nÜng nhõ løa ½đt m¡ mang phong thðy ra ½ăc thÖ th¶y nhõ mđi bÝng bong, c¡ng xem c¡ng rđi.VÖ l ½Ü, b¡i mỉi ½´t tƠn l¡ nh¡n ½¡m. ‡ăc phong thðy khâng ph¨i ch× l¡ thu nhºn thâng tin mỉi m¡ cÝn l¡ sú c¨m thò thiƠn nhiƠn t­o ra cŸi mƠnh mang cða nhºn thöc, ra cŸi rung ½ưng khi ½öng trõỉc ½¶t trĩi, cŸi th¡nh kÏnh khi nghØ vỊ ngõĩi xõa, cŸi nhµn t÷ khi nhÖn ngõĩi nay. Vºy phong thðy l¡ gÖ? CÜ hai khŸi niÎm m¡ nhiỊu ngõĩi hÝa trưn th¡nh mưt ½Ü l¡ phong thðy v¡ thuºt phong thðy. Phong thðy nƯu duy danh ½Ùnh nghØa l¡ giÜ v¡ nõỉc. GiÜ v¡ nõỉc t­o nƠn khŸi niÎm ½¶t trĩi bao la. Cò thÌ hìn thÖ phong thðy l¡ ½Ùa thƯ, ½Ùa hÖnh, ½Ùa m­o, thðy v¯n, phõìng hõỉng, tr­ng thŸi vi khÏ hºu cða khu ½¶t l¡ ½đi tõìng xem x¾t. Phong thðy l¡ mưt tên t­i khŸch quan cða mưt kho¨nh n±m trƠn vÞ trŸi ½¶t. Phong thðy l¡ mâi trõĩng vºt ch¶t chöa ½úng con ngõĩi trong ½Ü. Thuºt phong thðy l¡ nhùng suy nghØ, luºn lû cða con ngõĩi v¡ cŸch thÏch öng cuưc sđng cða mÖnh khi n±m trong cŸi phong thðy ¶y. Nhõ thƯ phong thðy l¡ khŸch quan, tên t­i ngo¡i û thöc con ngõĩi cÝn thuºt phong thðy l¡ s¨n ph¸m cða û thöc liƠn quan ½Ưn phong thðy. ‡µy chÏnh l¡ sú c¨m thò cða con ngõĩi vỊ thiƠn nhiƠn quanh ta,
  11. tÖm hiÌu vỊ nÜ mong vºn dòng nhùng luºn lû hay kinh nghiÎm tÖm ½õìc ¶y ½em ½Ưn mưt cuưc ½ĩi cho mÖnh v¡ ngõĩi thµn cða mÖnh tđt ½Đp hìn. Phong thðy cÝn ½õìc găi dõỉi cŸi tƠn khŸc : kham dõ. Kham dõ cÜ nghØa l¡ trĩi ½¶t. Kham l¡ trĩi, dõ l¡ ½¶t. Nhºn thöc kiÌu thuºt phong thðy thÖ kham l¡ thiƠn ½­o ( ½­o cða trĩi), dõ l¡ ½Ùa ½­o ( ½­o cða ½¶t). Kham cÝn cÜ nghØa nùa l¡ ½ưt ( xuyƠn) ½Ì ch× ph·n ½¶t nhâ cao khÞi m´t b±ng. Kham cñng cÝn cÜ nghØa l¡ khŸm x¾t ch× sú ½iỊu tra nhùng ½iỊu trƠn ½¶t ½ai. Cñng hiÌu theo thuºt phong thðy thÖ kham dõ khâng cÝn ch× cÜ nghØa l¡ trĩi ½¶t, l¡ tên t­i khŸch quan nhõ trƠn ½¬ d¹n m¡ kham dõ ½Ì ch× quý th·n, ch× ph·n hên ½´t ra nhºn thöc vỊ trĩi ½¶t. Nhõ thƯ, nÜi vỊ kham dõ l¡ nÜi vỊ ½¶t trĩi v¡ nhùng xîc c¨m vỊ ½¶t trĩi. ‡Ơm tr÷ tÙch cuđi n¯m ch²ng khŸc l­ nhiỊu vỉi v¡i ½Ơm trõỉc ½Ü, nhõng l¡ ½Ơm cuđi cïng cða mưt n¯m ½¬ qua m¡ cñng l¡ ½Ơm khíi ½·u cða mưt n¯m mỉi, vỉi phong tòc dµn gian , vỉi sú rung c¨m trõỉc ½¶t trĩi, con ngõĩi cÜ mưt c¨m giŸc th¡nh kÏnh lµng lµng ½´c biÎt. Mơi ngõĩi cÜ mưt trÖnh ½ư hăc v¶n khŸc nhau, ½ĩi sđng tinh th·n cða mơi ngõĩi khŸc nhau nƠn sú c¨m nhºn thiƠn nhiƠn cñng cÜ nhùng khÏa c­nh khŸc nhau. Nhõ thƯ, phong thðy hay kham dõ cïng vỉi thƯ giỉi bƠn trong con ngõĩi hÝa quyÎn vỉi nhau th¡nh mưt hiÎn tõìng v¯n hÜa. Ph¨i ch¯ng thuºt phong thðy l¡ sú tÏnh toŸn cða con ngõĩi n±m trong mâi trõĩng thiƠn nhiƠn ½Ì chăn cho mÖnh ½iỊu l¡nh, trŸnh ½iỊu dù. Phong thðy ½¬ th¡nh mưt tºp tòc dµn gian lõu truyỊn lµu ½ĩi í nõỉc Trung hoa, í nỊn v¯n hÜa Trung hoa v¡ nhùng nỊn v¯n hÜa chÙu ¨nh hõíng Trung hoa , mưt lo­i hăc v¶n vỊ ho¡n c¨nh cÜ liƠn quan ½Ưn con ngõĩi, cÜ phõìng phŸp luºn riƠng cða mÖnh. Nhºn thöc ½¶t trĩi m¡ thúc ch¶t l¡ nhºn thöc thiƠn nhiƠn tïy thuưc í mơi ngõĩi. Mơi ngõĩi l¡ mưt chð thÌ r¶t riƠng. Ngõĩi thÖ tÖm hiÌu í ½¶t trĩi mong tÖm th¶y cŸi khÜa chung ½Ì mang thúc nghiÎm l¡m cho cuưc sđng khŸ lƠn. Ngõĩi thÖ tú coi r±ng mÖnh l¡ thðy tô cða nhùng tri thöc vỊ ½¶t trĩi ½Ì rêi lìi dòng mõu c·u danh lìi . Nhõng ½¶t trĩi thÖ bao la m¡ söc ngõĩi, trÏ ngõĩi l­i cÜ h­n, lÝng ngõĩi vâ tºn vâ cïng, tđt cÜ, x¶u cÜ, vâ tõ cÜ, tham lam cÜ, câng minh cÜ, vò lìi cÜ, ½¬ l¡m cho sú c¨m nhºn ½¶t trĩi cða phong thðy trí th¡nh mưt mỉ bÝng bong. Mưt thĩi gian d¡i thuºt phong thðy bÙ coi l¡ mƠ tÏn. Tuy gi¶y múc b¡n vỊ phong thðy khâng Ït nhõng nÜ nhiỊu quŸ, phöc t­p quŸ. Ngõĩi b¡n l­i ½öng trƠn cŸi tâi cða mÖnh nƠn cÜ cŸch b¡n thºt tõĩng minh, khâng Ït ngõĩi l¡m thƠm cho v¶n ½Ị ½¬ phöc t­p trí nƠn mÙt mïng ( man thõ, man ngân ). VÖ thƯ, cÜ ngõĩi cho phong thðy l¡ hăc v¶n, ngõĩi khŸc cho l¡ hÎ thđng ½Ÿnh giŸ c¨nh quan, nhõng cñng cÜ nhùng thĩi gian d¡i, thuºt phong thðy bÙ c¶m b¡n b­c, bÙ coi l¡ sai trŸi. Mưt thúc tƯ khŸch quan l¡ thuºt phong thðy ½¬ tên t­i, khi tÞ, khi mĩ. Chỉ vÖ phong tr¡o m¡ ¡o ¡o khen, rêi cñng ¡o ¡o chƠ. Ngõĩi viƯt ngay cñng l°m m¡ kĂ viƯt xiƠn ch²ng Ït hìn. Cò T¨ Ao xõa ½õìc coi l¡ nh¡ ‡Ùa lû Phong thðy cÜ t¡i í nõỉc ta ½¬ nhºn x¾t: KÖa ai ½Ùa lû vâ tâng Ch²ng cö ½îng ph¾p cñng dÝng vâ sõ.
  12. ‡îng sai mºp mĩ, thºt gi¨ l¹n lưn. Nhõng chîng ta h¬y cïng nhau ½ăc phong thðy v¡ thuºt phong thðy theo mưt cŸch nhÖn mỉi cða phõìng phŸp luºn khoa hăc biÎn chöng, chîng ta tÖm ra nhùng khÏa c­nh cða hiÎn tõìng v¯n hÜa v¡ ½êng thĩi cñng nhÖn ra nhùng ½iỊu n¡o chõa ½ð c¯n cö biÎn minh ½Ì mí rưng t·m nhÖn cða mÖnh. Nhõ thƯ, theo cŸch nhÖn hiÎn nay thÖ trong phong thðy v¡ thuºt phong thðy cÜ nhùng ph·n tên t­i khŸch quan ½õìc xƯp v¡o lo­i khoa hăc thúc nghiÎm. ‡Ü l¡ nhùng ph·n x¾t ¨nh hõíng cða phong thðy, cða mâi trõĩng ¨nh hõíng ½Ưn tµm lû, sinh lû con ngõĩi sđng trong mâi trõĩng ¶y. Cñng nhõ vºt lû hăc, phong thðy xŸc ½Ùnh sú viÎc thâng qua quan sŸt cŸc sú kiÎn v¡ xŸc nhºn cŸc sú viÎc n¡y thâng qua quan sŸt tiƯp. Sau khi phµn lo­i v¡ phµn tÏch cŸc sú viÎc n¡y, ngõĩi nghiƠn cöu tÖm kiƯm nhùng mđi liƠn hÎ nhµn qu¨ m¡ hă tin l¡ ½îng. Khi khŸi quŸt hÜa hay l¡ nhùng gi¨ thiƯt ½¬ ½õìc kiÌm ½Ùnh vỊ möc chÏnh xŸc v¡ dõĩng nhõ ½îng, ph¨n Ÿnh v¡ gi¨i thÏch ½õìc thúc t­i v¡ do ½Ü cÜ giŸ trÙ dú bŸo cho cŸi gÖ x¨y ra trong nhùng ho¡n c¨nh tõìng tú, chîng s ½õìc găi l¡ nguyƠn t°c. Thuºt phong thðy giỉi thiÎu mưt sđ nguyƠn t°c m¡ cŸc nguyƠn t°c n¡y l­i phò thuưc l¹n nhau t­o nƠn mưt m¨ng kiƯn thöc lỉn. Lỉn ½Ưn möc m¡ cÝn r¶t nhiỊu lơ hông chõa ½õìc bêi ½°p ho´c ½¬ bêi ½°p h¡ng ng¡n n¯m nay m¡ v¹n nhõ n¾m viƠn sÞi xuđng hê nõỉc rưng. ‡Ì nhºn biƯt thuºt phong thðy ph¨i d¡y câng nghiỊn ng¹m. ‡Ì h¡nh nghỊ phong thðy l­i khÜ kh¯n hìn chö khâng ph¨i nhõ man sõ tú nhºn cho mÖnh ½õìc cÜ cŸi t¡i riƠng nhºn biƯt theo kiÌu tµm linh m¡ khuyƯch danh, vò lìi. Phong thðy l¡ khoa hăc thúc nghiÎm cho nƠn biƯt trong sŸch chõa ½ð m¡ ph¨i biƯt ngo¡i ½êng, ph¨i am tõĩng thúc ½Ùa. Cò T¨ Ao ½¬ viƯt : M¶y lĩi ½Ị truyỊn hºu thƯ Ai hăc ½Ùa lû theo hăc T¨ Ao Mưt l¡ hay hăc c¡ng cao Hai l¡ cđ û, cö lĩi phõìng ngân Ba l¡ hăc thuưc D¬ ½¡m Bđn l¡ mí sŸch La b¡n cho thâng Ch²ng qua ra ½Ưn ngo¡i ½êng TÞ m­ch, tÞ nõỉc, tÞ long mỉi tõĩng... Nhõ thƯ, cò T¨ Ao ½¬ ½i v¡o cŸi cò thÌ trong phong thðy. Mưt sđ sŸch viƯt hay dÙch g·n ½µy cñng ½i v¡o cŸi cò thÌ n¡y. Cò thÌ l¡ cŸi sĩ ½õìc, th¶y ½õìc cða phong thðy, l¡ cŸi h¡nh trong cŸi tri. Nhõ ½¬ ½Ị xu¶t, phong thðy l¡ d­ng khoa hăc thúc nghiÎm, t÷ cŸi h¡nh m¡ tÖm ra nhùng nguyƠn t°c ½Ì tri. T÷ cŸi tri soi răi cho cŸi h¡nh. QuŸ trÖnh nghiƠn cöu phong thðy l¡ quŸ trÖnh tri h¡nh ½an xen, phđi hìp. NƯu xƯp phong thðy l¡ mưt ½´c trõng v¯n hÜa thÖ thuºt phong thðy cñng cÜ nhùng lû luºn cì b¨n, cñng cÜ nhùng tri thöc cì sí.
  13. Nhõ nguên gđc cða nhiỊu v¯n hÜa Trung hoa thÖ lû luºn cì b¨n cða phong thðy v¹n l¡ kinh DÙch. Tri thöc cì sí cða phong thðy v¹n l¡ thuyƯt µm dõìng, ngñ h¡nh. L¶y cŸi th¶y ½õìc cða tên t­i khŸch quan, ½em nỊn t¨ng kiƯn thöc cða kinh DÙch, phõìng phŸp cða ngñ h¡nh ½Ì xµy dúng luºn lû cða phong thðy. ‡¶y l¡ phõìng phŸp luºn cì b¨n cða phong thðy. CŸi không lê vỊ kiƯn thöc cða kinh DÙch, cŸi biƯn hÜa khân cïng cða µm dõìng ngñ h¡nh ½¬ l¡m cho ngõĩi nghiƠn cöu vỊ phong thðy trí nƠn th¡y bÜi xem voi, c¡ng nghiƠn cöu c¡ng th¶y mÖnh nhÞ b¾, c¡ng tÖm hiÌu c¡ng th¶y kiƯn thöc cða mÖnh ch²ng ½Ÿng bao nhiƠu, c¡ng suy ng¹m thÖ th¶y mÖnh c¡ng phiƯn diÎn. ‡¶y l¡ nhùng c¨m nhºn ½·u tiƠn cða ngõĩi ½i tÖm thuºt phong thðy. Phong thðy xõa bao h¡m µm dõìng hăc, ½Ùa lû hăc v¡ thuºt sđ. „m dõìng hăc nghiƠn cöu vỊ thiƠn v¯n, tinh tõìng. „m dõìng hăc cñng luºn vỊ ½Ùa lû l¡ nìi con ngõĩi sinh trõíng v¡ nhÖn th¶y trĩi. Phõìng phŸp luºn cða µm dõìng hăc l¡ µm dõìng ngñ h¡nh. „m dõìng hăc cñng ch× ½õìc câng nhºn chÏnh thöc t÷ triỊu NguyƠn ( ChÏ NguyƠn , n¯m thö 28) m¡ ½đi tõìng l¡ quan sŸt sú vºn h¡nh cða vñ trò, dú bŸo thĩi tiƯt, ½oŸn l¡nh dù cða hiÎn tõìng thiƠn v¯n, xem ½¶t l¡m nh¡, ½´t mê m¨, xem ng¡y, ½Ùnh lÙch... ‡Ưn ½ĩi Minh, t÷ Hêng Vñ, n¯m BÏnh d·n, ng¡y 5 thŸng 5, Vua Hêng Vñ cho vĩi Lû BŸ TruyỊn ½Ưn luºn ½¡m vỊ phong thðy, Lû BŸ TruyỊn dµng Hêng Vñ C¶m Thõ. T÷ ½¶y triỊu ½Önh chÏnh thöc ½´t chöc quan vỊ µm dõìng hăc. Mơi phð, chµu, huyÎn cÜ mưt chöc quan chuyƠn lo vỊ gi¨ng d­y v¡ qu¨n lû cŸc câng viÎc vỊ µm dõìng hăc. Phong thðy nghØa hĐp cÜ thÌ ch× coi l¡ nhùng tri thöc vỊ ½Ùa hÖnh, ½Ùa m­o, nîi non, sâng ngÝi. CÜ mưt thĩi gian d¡i ½Ưn v¡i tr¯m n¯m, phong thðy í Trung hoa bÙ gom v¡o mân ½Ùa lû. Cñng cÜ nhiỊu triỊu ½­i l­i coi phong thðy nhõ l¡ thuºt sđ. Ph·n nhiỊu nhùng ngõĩi l¡m thuºt sđ l­i l¡ man sõ nƠn l¡m ¨nh hõíng ½Ưn phong thðy, l¡m phong thðy lu mĩ mưt thĩi. Nhõng phong thðy v¹n tên t­i vÖ b¨n ch¶t nÜ l¡ mưt hiÎn tõìng v¯n hÜa. Mơi thĩi ½­i cÜ nhùng thay ½ôi theo tiƯn triÌn khoa hăc câng nghÎ cða nÜ. Nhõng v¯n hÜa ghi l­i ½ĩi sđng tinh th·n cða con ngõĩi cða mưt thĩi, khâng lû gÖ m¡ ½ĩi sau l­i khâng tÖm hiÌu. ‡ăc l­i phong thðy theo mưt thŸi ½ư khŸch quan cñng l¡ ½iỊu bô Ïch. Khâng vß ½oŸn, khâng ½Ùnh kiƯn, chõa ½ð möc ½ư vùng ch°c cða luºn cö thÖ chõa tin. G­n ½òc khìi trong ½Ì tÖm hiÌu mưt khŸch quan ½¬ tên t­i h¡ng ng¡n n¯m l¡ ½iỊu cúc kü khÜ. Mí ½·u cho lo­t b¡i viƯt vỊ phong thðy trong nhùng sđ tiƯp theo, ngõĩi viƯt mong ½õìc sú ½êng c¨m cða b­n ½ăc, û t­i ngân ngo­i, ngo¡i ½êng thanh ½Ì tõìng öng cÝn xin ½õìc ½êng khÏ tõìng c·u nùa./.
  14. NHÀ CỬA NGÀY XƯA THEO CÁCH NHÌN PHONG THUỶ PGs Lê Kiều TrườngĐại học Kiến trúc Phàm nói về nhà ở hoặc dinh thự xưa kia thì mặt chính nhà thường nhìn về hướng Nam. Bên trái ngôi nhà ảnh hưởng đến những người con trai của gia chủ vì bên trái chủ dương. Dọc theo bên trái nhà mà có dòng nước là nhà được thế thanh long. Bên phải ngôi nhà ảnh hưởng đến con gái. Dọc theo bên phải nhà mà có đường dài dong duổi thì ngôi nhà được thế bạch hổ. Đàng sau nhà , đất cao hay có gò đống là được thế huyền vũ. Trước nhà có ao, có đầm thì ngôi nhà vào thế chu tước. Sắp xếp hướng nhà tương quan với ngõ xóm mà đạt được cả huyền vũ, chu tước, thanh long, bạch hổ thì gia chủ thịnh vượng. Như thế, thanh long là hướng Đông của nhà, bạch hổ nằm ở hướng Tây, huyền vũ hướng Bắc, chu tước hướng Nam. Hình thế đất phải là huyền vũ cúi đầu, chu tước dang cánh, thanh long uốn khúc, bạch hổ qui thuận mới là thế đất ở được. Ngược lại với điều vừa nêu sẽ sinh báo hại. Giai thoại kể rằng, Quản Lộ đời tam quốc bên Tàu cùng quân sĩ đi về phía tây có dừng lại nghỉ khi gặp mộ Vô Hưu Kiệm. Nhìn xem bốn phương tám hướng quanh mộ một hồi thì buồn rầu thở than:" Cây cối nhiều mà xơ xác. Bia mộ lời lẽ hoa mĩ, bóng bẩy mà không thấy có hậu. Huyền vũ thì khuất mất đầu, thanh long chẳng có chân, bạch hổ ngậm xác chết, chu tước rền rĩ. Đã từng làm quan là đã có học vấn mà đích thân Vô Hưu Kiệm hay con cháu lại mê muội, chọn âm phần cho mình thế này thì tránh sao khỏi hoạ diệt tộc". Con đường bên phải ngôi nhà, ngôi mộ, mà dữ dằn như thế hổ ngồi, phong thuỷ gọi là được thế "hàm thi" nghĩa là hổ ngậm xác chết. Đường cạnh nhà phải hiền hoà, dịu dàng, nhẹ nhàng mới đẹp. Thanh long mà đuồn đuỗn như kiểu nằm ườn là rơi vào thế "kị chủ" nghĩa là thế ghét chủ. Nước phải chảy lững lờ, không xiết, không tù. Dòng nước phải uốn lượn mà không gấp khúc mới là thế đẹp. Huyền vũ mà cao vút thì chỉ như cái xác khổng lồ. Huyền vũ phải tròn mà dâng như mây đùn, thì gia chủ mới hiển vinh. Chu tước phải lượn lờ nếu không thì bay vút mất tăm. Cần kiêng kỵ nước chảy xiết tại nơi chu tước. Nước chảy dữ dằn thì lâm vào thế bi khấp nghĩa là đau buồn đến chảy nước mắt. Câu chuyện than cho Vô Hưu Kiệm cũng dựa vào thế luận của phong thuỷ mà nên. Vị trí ngôi nhà, dinh thự, và sự tương quan trong qui hoạch tiểu khu cũng là điều cần chú ý. So với vị trí ngôi nhà mà ngã ba đường cái đóng ở cung kiền ( tây bắc) thì chủ nhà tuyệt tự. Ngã ba đường cái ở cung khảm ( chính bắc) thì gia chủ tâm thần bất an. Ngã ba đường cái ở cung cấn (đông bắc) dễ bị mất mát của cải vì bị
  15. lừa đảo hay trộm cướp. Ngày nay ta chưa thấy cơ sở khoa học nào cho những điều võ đoán này. Ngã ba đường cái nằm ở phương tốn ( đông nam) thì gia chủ giàu sang như mây nổi. Hình thế công trình đã có tương quan với các vị trí huyền vũ, thanh long, bạch hổ và chu tước rất ảnh hường đến chủ nhà. Phong thuỷ luận bàn hàng trăm thế, dáng, vị trí xóm giềng mà những điều luận bàn ấy thường rất ít cơ sở để tin. Ta thử xem một số luận bàn của phong thuỷ để thấy rất nhiều điều thật võ đoán, chẳng có cơ sở nào để tin. Khi bàn về ngã ba sông cạnh nhà, phong thuỷ nói, huyền vũ có ngã ba sông thì con trai cả ở ngoài khuôn viên khu đất làm nhà, thanh long có ngã ba sông thì trai thứ phải cư ngụ tại làng bên. Bạch hổ có ngã ba sông con gái đạt được hoa nương. Chu tước là ngã ba sông, con cháu làm khách buôn. Ngã ba sông là nơi trên bến dưới thuyền, giao thông thuỷ thuận lợi, điều đất chật người đông mà luận đoán rằng con cái phải di dân cũng là điều chấp nhận được. Khi đã tấp nập trên bến dưới thuyền, con gái lọt vào mắt khách vãng lai hoặc như người con gái lại ưa trang điểm để đạt thành hoa nương cũng có thể xảy ra. Sống ở đất buôn, con cháu thành thương gia là do hoàn cảnh, môi trường phát sinh nghề nghiệp, điều đó cũng là lẽ thường tình. Thông thường thì phương bắc hay vận vào trưởng nam của gia chủ, phương đông liên quan tới thứ nam, phương tây quan hệ tới con gái , phương nam, trước nhà ảnh hưởng đến con cháu về sau. Xét theo cao độ của mặt đất nơi đặt ngôi nhà thì nếu đất đàng Đông cao, đàng Tây thấp thì sinh ra khí bùn lấp nền, không tốt. Nếu mặt đất đàng Đông thấp mà đàng Tây cao thì gia chủ sẽ giàu sang phú quý. Sự luận đoán này phù hợp với điều vận động của vi khí hậu. Thường gió thổi chủ đạo mang sự mát mẻ cho ngôi nhà là gió đến từ hướng Đông. Nếu Đông cao, chắn mất gió mát vào nhà hoặc mặt đất phía Đông cao vừa phải, gió thổi vào nhà ở tầm con người là gió xoáy quẩn , đúng là không tốt. Nếu hướng Tây đất cao lên, giữ gió tới cho ngôi nhà thì nhà ở luôn thoáng, khí thải độc hại được gió thổi đi, gia chủ có sức khoẻ, tâm lý phấn khởi sẽ làm nên ăn ra, giàu sang cũng là điều hợp lý. Trước nhà đất cao hơn sau nhà, phong thuỷ cho rằng gia chủ sẽ tuyệt tự, cuộc sống cô đơn. Như đã biết nhà thường nhìn hướng Nam. Trước nhà là hướng gió mát mà bị thế đất cao chắn hoặc làm cho gió trườn đi, làm sao những người sống trong ngôi nhà lại có sức khoẻ được. Khi không khoẻ sẽ chẳng ham vui mà sinh con đẻ cái. Ngược lại, sau nhà đất cao hơn phía trước thì giàu có, đầy đủ ruộng vườn, ao cá. Bốn mặt quanh nhà, đất cao hơn chỗ đặt nhà được thế đất "vệ thổ cư". Người chủ trước giàu sau nghèo. Đặt nhà như thế không tốt vì đâu có được sự thông thoáng cần thiết, xét về mặt vệ sinh môi trường khí của ngôi nhà đạt tiêu chuẩn thấp. Luận về các hình dáng, các vị trí công trình đã có quanh nhà, phong thuỷ có rất nhiều điều luận bàn như về nhiễm nước, về hình thế nom như cái kiếm, điền giác, hình xoạc chữ bát, hình chéo chữ thập, viên giác, ao hồ quanh nhà, chợ gần nhà, đình, chùa, miếu mạo ... Khi gần nhà có đình, phong thuỷ nói, huyền vũ ( sau nhà) có đình trưởng nam có nhiều tai vạ, thanh long có đình, thứ nam có trâu bò bị tổn thương, bạch hổ có đình thì con gái cao thanh, nhã nhặn, chu tước có đình, con cháu hung bạo, u mê. Chẳng biết phong thuỷ căn cứ thế nào mà luận đoán như thế. Đình là nơi tụ tập, một dạng sinh hoạt văn hoá. Phải chăng phong thuỷ luận chỉ thấy những tác hại của sự tụ
  16. tập ăn chơi ảnh hưởng đến gia chủ có nhà gần đình mà không thấy yếu tố tích cực của sự nâng cao cuộc sống tinh thần của văn hoá. Lại như gần nhà có chùa chiền, phong thuỷ nói rằng sau nhà có chùa ảnh hưởng xấu cho người trưởng nam của gia chủ. Thanh long có chùa, tức là bên trái ngôi nhà ở mà có chùa thì người con thứ sẽ sinh con u muội. Bên phải ngôi nhà có chùa thì con gái trong nhà lại tốt lành, làm ăn thịnh vượng. Trước nhà có chùa thì gia chủ con đàn, cháu đống. Những điều võ đoán này thật không có cơ sở để tin. Sau nhà mà có miếu thờ thần thì trai trưởng tổn hại trâu bò. Bên trái nhà có miếu thần, trai thứ ốm đau quặt quẹo, chẳng ra dáng người. Phong thuỷ võ đoán như thế chỉ reo rắc cho người nghe một tâm lý lo sợ, xa lánh nơi thờ phụng. Dường như phong thuỷ muốn con người không nên gần nơi mà mình xây dựng nên vì lý do tinh thần, tâm linh. Cũng không đúng thế vì, chính phong thuỷ cũng nói rằng bên phải nhà mà có miếu thần thì con gái trong nhà làm ăn thịnh vượng. Trước nhà có miếu thần, con cháu u mê. Cái lý trong những điều luận đoán này mà nhà phong thuỷ đời Minh tên là Lý Đạo Truyền dâng lên vua Hồng Vũ để vua tôi bàn bạc, chiêm nghiệm cũng chỉ là lời xàm tấu. Để chọn đất làm nhà, qua thày phong thuỷ, ta thấy thường là khu đất đẹp. Có sông, có núi, có cây cỏ tốt tươi. Môi trường cư ngụ được thoải mái chọn theo thày phong thuỷ cũng đáng để tâm xem xét. Nhưng luận đoán về hàng xóm, láng giềng như một số điều dẫn sơ lược ở trên thì không phải phong thuỷ lúc nào cũng hay, cũng tốt. Có phải các vua chúa bên Tàu không làm nhà, làm dinh thự nơi đất đẹp được tính cho ngàn vạn năm trường tồn mãi mãi đâu mà rồi hết hồi cực thịnh lại đến suy vi. Dinh thự cũng như lăng tẩm nhà Nguyễn ở Huế nước ta có phải không có thày phong thuỷ nghiên cứu, sắp đặt đâu mà khi Cách mạng về, người vua cuối cùng Bảo Đại vẫn dâng kiếm thoái vị. Phong thuỷ phải chăng cũng như các hiện tượng văn hoá khác, thoạt đầu cũng phản ánh lòng hiếu thiện, tính nhân văn. Quá lạm dụng sẽ chỉ còn là thứ ngược văn hoá, đem lại sự u mê cho con người. Giới hạn của từng vấn đề luôn là điều mà học giả các đời phải dày công tìm tòi xác định./. L.K.
  17. PHONG THUỶ TRONG BỐ TRÍ NỘI THẤT Gs Mộc Thiên Mở đầu bộ sách La Méthode ( Phương pháp ), tập I: Bản chất của Tự nhiên, Edgar Morin, nhà triết học Pháp, đặt ngay câu hỏi là bản chất của tự nhiên , hỗn độn hay có trật tự. Theo Ông thì, Vũ trụ ra đời từ một tai biến ( catastrophe), từ vụ nổ lớn ( bigbang). Edgar Morin nhắc lại tư tưởng của René Thom, người nêu ra nội dung cho khái niệm tai biến khi gắn liền nó với mọi phát sinh hình thái. Tai biến- khái niệm nói về sự phá vỡ một hình thái cũ- đã bao hàm trong bản thân nó nguyên lý hỗn độn cũng như nguyên lý trật tự. Lý do là sự phá vỡ một hình thái cũ bao giờ cũng gắn với quá trình tạo lập hình thái mới. Như vậy trật tự và hỗn độn cùng phải được xem xét một lúc đồng thời với nhau trong những tính đối kháng quen thuộc. Biết đâu trong cái quan hệ qua lại trật tự và hỗn độn lại chẳng có sự bổ sung tương tác. Phong thuỷ đưa ra khái niệm khí và lý khí ( khí và sự phân tích về khí). Chọn đất làm nhà, tổ chức mặt bằng cũng như hình dáng nhà phải phù hợp với các qui luật của phong thuỷ về phương vị, về ngũ hành và các qui luật khác mong được khí lành, khí tốt. Lý khí phải chăng muốn tìm trong những điều kiện vô cùng phong phú của tự nhiên, đầy ắp hỗn độn thấy điều gì đó mang hình bóng của trật tự. Lý khí được Khổng tử là người sáng lập và đứng đầu Nho giáo, người rất sùng "Lễ trị" ủng hộ và phát triển. Ông có nhiều ảnh hưởng đến nền văn hoá Trung hoa và Việt nam ta, Khổng tử chủ trương thiết lập một trật tự về đẳng cấp quí tộc trong xã hội và vì thế, khi văn hoá bị ảnh hưởng của Khổng giáo đòi hỏi tính trật tự trong mọi hình thái. Phong thuỷ là một hình thái văn hoá. Tính trật tự trong lý khí vận dụng vào phong thuỷ phản ánh một quan niệm của người xưa mà ngày nay chúng ta thấy có nhiều phần đúng. Khoa học ngày nay đã phát triển mạnh mẽ và cũng vì phát triển mà người ta thấy rằng chinh phục thiên nhiên, hoán cải thiên nhiên là điều khá ảo tưởng. Bắt chước thiên nhiên, uốn nép theo thiên nhiên để cùng tồn tại với những điều kiện của
  18. thiên nhiên là sự khôn ngoan và hết sức thông minh. Sau lũ lụt miền trung nước ta vừa qua đã xuất hiện ý tưởng là cần qui hoạch cuộc sống theo phương châm cùng tồn tại với thiên nhiên. Nghiên cứu phong thuỷ không câu nệ những trật tự vốn dĩ mà tìm trong sự hỗn độn của tự nhiên cái trật tự để mô phỏng theo nó, mong lợi cho con người. Có những ý tưởng khá thực tế là sự nhận thức được rằng, càng nắm được nhiều qui luật của thiên nhiên người ta lại cảm thấy như có bàn tay nào đó rất huyền diệu đang chi phối điều hành vũ trụ. Đó là điều giải thích lý do của sự ra đời cúa các tôn giáo và tín ngưỡng. Nói như Abraham H. Maslow, triết gia nhân văn hiện đại Hoa kỳ thì khi thiên nhiên bớt hào phóng và thêm hung dữ thì con người xuất hiện nhu cầu an toàn, muốn mình tránh được tai hoạ và đe doạ về kinh tế như thất nghiệp, mất mùa, thiên tai ( safety needs). Phong thuỷ cố gắng tìm hiểu những sức mạnh của sự vận động của thiên nhiên để hoà đồng trong thiên nhiên đó. Khi nghiên cứu phong thuỷ để sắp xếp nội thất một công trình, có hai khái niệm gọi là nhập thế và xuất thế. Nhập thế là sử dụng tri thức về luận lý, về logic để tìm hiểu và phân tích một giải pháp cho thiết kế. Nhập thế rất quan trọng nhưng không tránh khỏi tính chủ quan. Tính chủ quan này có thể là sự hạn chế của tri thức, của phương pháp luận hoặc có thể do sự mù quáng của định kiến nào đấy. Xuất thế là những giải pháp ngẫu hứng đến độ người khác có thể cho rằng phi lý. Xuất thế là giải pháp có thể nằm ngoài kinh nghiệm và tri thức của con người bình thường. Nhiều nhà nghiên cứu ngày nay đánh giá rằng, những giải pháp xuất thế có thành quả tích cực gấp nhiều lần những giải pháp nhập thế. Khi bố trí nội thất cho công trình, phong thuỷ sử dụng ba phương pháp xuất thế cơ bản là: Liên kết khí , Cân bằng khí và Gia tăng khí. Liên kết khí là tìm giải pháp tạo ra cho khí luân chuyển trong nội thất đầy đủ và tạo ra sự hài hoà , ăn nhịp với cuộc sống của gia chủ. Cân bằng khí là điều chỉnh những nhược điểm của luồng khí trong nhà hoặc san sẻ khí ở nơi quá vượng để tạo ra sự hoàn chỉnh đồng bộ. Gia tăng khí là dùng các thủ pháp để kích sự lưu thông khí trong nhà, đồng thời khuấy động tạo nên sự vui tươi bên trong nhà. Những dụng cụ và phương tiện để thực hiện các giải pháp xuất thế cơ bản là: * Các vật phát sáng như đèn, nến, vật phản quang như gương, vật tán xạ như quả cầu trên mặt gắn những miếng thuỷ tinh phản chiếu ánh sáng. . . * Các vật có thể phát ra tiếng như ống sáo diều, sáo buộc vào chim câu khi chơi thả chim, sáo trúc, chuông nhỏ, quả nhạc dạng nhạc ngựa, chùm khánh kim loại nhỏ khi lay động kêu leng keng, ống kim loại kêu thành tiếng khi có gió làm va những ống này vào nhau được gọi là phong linh . . . * Cây cảnh, chậu kiểng, bể cá, bụi cây hoa,. . . * Các vật có chuyển động như quạt gió, óng thông gió, vòi nước, con vụ quay . . . * Các khối như tượng, bình gốm, thống gốm sứ, các tảng đá, các tảng gỗ trang trí . . . * Các phương tiện tiện nghi sinh hoạt điện và điện tử như TV, dàn âm thanh, máy điều hoà không khí, quạt máy, . . . * Các bức tranh hoặc bức vẽ trực tiếp lên tường ( bích hoạ ), màu sắc quét phủ mặt vật dụng, tường, trần và nền nhà, những lá cờ đỏ hình chữ nhật dài treo dọc, những đèn lồng đỏ . . .
  19. Để thực hiện các chức năng liên kết, cân bằng và gia tăng khí, khi bố trí nội thất phải căn cứ vào khối tích, hình dạng, và cự ly, kích thước khoảng không gian nội thất mà lựa chọn thủ pháp sử dụng cho phù hợp. Gương được dùng khá nhiều để tạo hình ảnh sâu và tạo ra ảo giác làm rộng thêm không gian. Gương thường khắc phục bệnh nhức đầu hoặc sự u buồn trong tâm lý gia chủ vì nhìn vào gương, không gian thấy như rộng thêm ra, có hình ảnh động của chính ngay người đang nhìn gương. Khi gặp không gian bên ngoài nhà làm người sống trong nhà không thoải mái như bức tường nhà bên quá cao, che chắn ánh sáng vào nhà, hoặc như hình ảnh mà phong thuỷ gọi là có luồng khí độc tấn công căn buồng thì liệu pháp treo gương phía đối diện tia nhìn xấu đó cần thiết nhằm lệch hướng của khí đe doạ người sống trong phòng. Cách bố trí hai gương nhìn vào nhau để hình ảnh phản chiếu liên tục là cách làm phân rã sự tấn công của khí độc. Gương trong phòng càng lớn càng tốt. Gương nhỏ ít tác dụng điều hoà khí trong cả gian buồng. Gương treo thấp hơn đầu thì hiệu ứng kém hơn cả không dùng gương vì những tấm gương ấy bắt tầm nhìn phải thấp hơn độ cao mắt, người nhìn phải cúi đầu khi ngắm gương. Con người đã quen cúi đầu thì làm sao có được tâm lý vui tươi , tự tin được. Gương treo cao quá, bắt người nhìn luôn phải ngước lên cũng không lợi. Tuy rằng hướng nhìn lên là có lợi nhưng cả ngày, lúc nào cũng ngước lên cao thì mỏi cổ và rồi mang nặng tâm lý mình vô tích sự, không khẳng định được mình, xuốt đời chỉ trông nhờ người khác. Gương phải thật hình, soi gương không bị biến hình. Gương treo đúng tầm, qua gương phản ánh được màu xanh cây cối ngoài nhà vào gương thì tạo nên tâm lý thoải mái. Những không gian chật hẹp, gắn gương tạo được ảo giác không bị tù túng, như thế phong thuỷ nói là đã làm nhẹ đi dòng khí. Tấm gương tạo cho người nhìn sự yên tâm vì qua gương biết được sau mình có kẻ nào rình rập hay sắp gây bất ngờ cho mình hay không. Gương nên bố trí đối diện với cửa đi để qua gương quan sát được người sẽ vào phòng. Tuy thế cũng cần điều chỉnh tầm nhìn tránh cho người sắp vào nhà quan sát hết được cảnh nhà qua gương. Người Trung hoa thích treo những quả cầu gắn nhiều mảnh kính nhỏ . Họ nghĩ rằng quả cầu có hình ảnh của cả bốn phương thu về quanh ta, gia chủ sẽ có tầm nhìn xa trông rộng. Treo quả cầu trong nhà có thể điều chỉnh dòng khí vì nếu như sự bố trí không gian nội thất có khiếm khuyết gì đó, quả cầu sẽ lôi kéo sự chú ý của tia mắt về nó làm loãng đi các khiếm khuyết của sự bố trí nội thất. Cũng có thể lý giải kiểu phong thuỷ cho việc treo quả cầu trên những lối đi lại chính là sự tán sắc, sự phân bố năng lượng quá nhiều của lối đi chính cho các không gian liền kề. Với cách lý giải như thế, quả cầu là một nguồn năng lượng tụ khí, quả cầu đó có sức mạnh che chở cho căn buồng. Trong các chùa chiền Trung quốc, quả cầu loại này hay treo gần tượng Phật chính của ngôi chùa như là dụng ý tạo cho Đức Phật một nguồn năng lượng vô biên như Phật pháp. Treo quả cầu ở cửa sổ đón ánh sáng bên ngoài vào phòng được coi là giải pháp cải thiện dòng khí lưu thông trong phòng. Quả cầu gắn mảnh thuỷ tinh, mảnh kính có hấp thu ánh sáng, có phản xạ ánh sáng được phong thuỷ coi như nguồn năng lượng hết sức quý giá. Phong linh còn gọi là chuông gió cũng có tác dụng điều hoà dòng khí. Treo phong linh bên cửa chính sẽ cân bằng dòng khí quá mạnh từ bên ngoài ồ ạt xâm nhập vào nhà. Những nơi kinh doanh thường treo phong linh hoặc chuông nhạc nhỏ kêu leng keng ở lối cửa vào để kêu gọi khí tích cực vào nhà. Phong linh treo nơi mái đua, dưới mái góc nhà để dụ khí lợi vào nhà.
  20. Cây thật hoặc ngay cả cây giả trần thiết bên trong nhà rộng là liệu pháp bố trí nội thất có hiệu quả. Màu xanh của cây làm thư dãn sự căng thẳng mang từ nơi làm việc về nhà vì như quan niệm chính thống thì nhà ở là nơi thư dãn, nơi tái tạo sức lao động cho gia chủ. Chậu kiểng, cây thế đặt ở vị trí thích hợp nhiều khi tạo sự cân bằng tia nhìn đối với các góc nhà, các đường gờ của trụ nảy trong nhà. Trong phong thuỷ thì cây và chậu kiểng thường là những nét cong ( âm ) sẽ hoà hợp với những gờ chỉ hoặc đường góc thẳng ( dương). Kiến trúc sư phải căn cứ vào độ mạnh của đường thẳng mà chọn độ đậm đặc của cây kiểng sao cho hoà hợp mà phong thuỷ gọi là tạo ra sự hài hoà âm, dương. Để cây hoặc tranh lớn vẽ cây ở lối ra vào hay ở nơi phòng khách, sảnh rộng phải chọn sự tượng trưng của cây. Gần đây có nhà hàng đặt bích hoạ bụi cây chuối ngay lối vào sảnh lớn là không phù hợp vì loại cây này nói lên tính cách ăn xổi, ở thì, thiếu bền vững. Trong phong thuỷ thường coi mỗi cây là biểu tượng cho một tính cách nào đó. Thông biểu tượng cho sự trường tồn. Liễu yểu điệu, buồn và bệnh. Lê lâu dài, bền chặt. Hoa hồng là sắc đẹp và tươi tắn. Tre, trúc : trẻ trung. Lan: chịu đựng, nhẫn nại, bền lâu. Đào: tình bạn thắm đượm, chân thành. Mẫu đơn : giàu sang, phú quí. Lựu màu mỡ, sinh sôi, phát triển. Quít, quất phú quí, vinh hoa. Bách tượng trưng cho hoàng tộc, quí phái. Mận tươi trẻ , sắc đẹp lộng lẫy. .. Hồ nước và bể cá giống như chậu kiểng là biểu tượng của thiên nhiên thu nhỏ. Khi ngôi nhà không có mặt nước quanh quất đâu đây nên có bể cá và hồ nước để nuôi dưỡng dòng khí. Nhưng cần hết sức chú ý phải bảo đảm nước trong bể, trong hồ là nước sạch và cá phải tươi sống. Bể cá có vòi phun nước là nguồn kích động khí được phong thuỷ xem là công cụ có hiệu quả. Các dạng chuyển động như quạt gió, con vụ, vật chỉ hướng gió được coi là vật làm lưu thông khí và tạo ra sức mạnh cho gia chủ. Nước kể nhà hoặc vòi phun nước vào các chậu cảnh hay bể nước là dọng khí mang lại của cải cho gia chủ. Những tảng đá xếp công phu trên cơ sở lựa chọn hình khối thích hợp, những gốc cây cưa phẳng mặt trên chân tựa vững chãi xuống nền cỏ hay nền đất biểu tượng cho sự kiên định, quyết tâm. Đặt những vật nặng trong vườn hay trong góc nhà thể hiện tính cách của chủ nhân là người có quyết tâm lớn, có nghị lực cũng như có chí tung hoành. Treo sáo trúc trong nhà nói lên nguyện vọng của chủ nhà yêu thiên nhiên, yêu điều lành, điều thiện và mong muốn an toàn. Sáo nhiều đốt biểu trưng khí sẽ nâng theo tầng nhà. Phong linh là những ống kim loại khi có lay động va vào nhau kêu leng keng cũng là dụng cụ phong thuỷ dùng tạo khí trong nhà. Về màu sắc thì người Trung hoa khá kỵ màu trắng vì họ cho rằng đó là màu tang mà màu đen lại được coi là màu của nước, của tiền bạc, của cải. Màu vàng là màu hoàng đế. Màu đỏ là màu vui tươi, ấm áp. Màu xanh lá cây là màu mùa xuân, màu phát triển. Màu xanh dương như màu da trời sau khi mưa rào tạnh ( vũ quá thiên thanh) là màu tốt nhưng nhiều người lại cho rằng màu ấy xa vời quá, mơ hồ quá và xem ra lạnh lẽo mà thiếu tình nồng đậm. Kiến trúc sư bố trí nội thất theo phong thuỷ thấy nhiều có nhiều qui tắc phức tạp. Mỗi thày phán quyết theo một cách nhìn của mình. Thực ra rất tương đối vì khái niệm về cái đẹp, về nghệ thuật còn phải tranh cãi nhau dài dài. Chọn cái nhập thế thì hay bị bài xích vì biết bao nhiêu qui tắc, những qui tắc này hay mâu thuẫn với nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2