intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CFO, ứng viên sáng giá cho chiếc ghế CEO

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

235
lượt xem
125
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bộ máy tổ chức của công ty, CFO (Chief financial officer, giám đốc tài chính) đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng chiến lược, tác động lên các mục tiêu dài hạn, và là người nắm rõ trong lòng bàn tay tình hình thị trường tài chính. CFO luôn là ứng cử viên lý tưởng cho chiếc ghế CEO. Thế nhưng con đường đến với vị trí cao nhất của các CFO không phải lúc nào cũng thẳng tiến. Trong hoàn cảnh hoạt động tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công ty, CFO...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CFO, ứng viên sáng giá cho chiếc ghế CEO

  1. CFO, ứng viên sáng giá cho chiếc ghế CEO Trong bộ máy tổ chức của công ty, CFO (Chief financial officer, giám đốc tài chính) đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng chiến lược, tác động lên các mục tiêu dài hạn, và là người nắm rõ trong lòng bàn tay tình hình thị trường tài chính. CFO luôn là ứng cử viên lý tưởng cho chiếc ghế CEO. Thế nhưng con đường đến với vị trí cao nhất của các CFO không phải lúc nào cũng thẳng tiến. Trong hoàn cảnh hoạt động tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công ty, CFO không chỉ là cố vấn cao cấp của CEO mà còn là chiếc cầu nối của tổ chức với thị trường bên ngoài. Hơn bao giờ hết, nhờ vào kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của mình mà các CFO luôn được cất nhắc cho chiếc ghế CEO.
  2. Khả năng chiến thắng của CFO trong cuộc đua đến vị trí CEO là rất cao. Tại Mỹ và Anh, theo điều tra của The Mc Kinsey, có đến một phần năm các tổng giám đốc điều hành tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia đã trải qua vị trí giám đốc, quản lý tài chính. Con số này tại châu Âu và châu Á thấp hơn, dao động trong khoảng từ 5-10%, với lý do là các tập đoàn, công ty tại hai khu vực này vẫn chưa đề cao vai trò của CFO, hay nói cách khác là CFO chưa được trao đủ trọng trách và cơ hội phát triển. Việc thay đổi nhân sự lãnh đạo cao cấp tại các tập đoàn như Bayer (CEO Werner Wenning), Square Enix (Yoichi Wada) và Sina (Charles Chao) gần đây cho thấy các tập đoàn châu Âu và châu Á đang có xu hướng giao trọng trách tối cao cho các giám đốc tài chính của họ. The Mc Kinsey đã phỏng vấn các chuyên gia tư vấn, phân tích kinh tế, các tổng giám đốc điều hành và giám đốc tài chính về khả năng đưa CFO lên làm CEO. Những người đồng tình với quan điểm này cho rằng, CFO có một số khả năng nổi trội để nắm quyền lãnh đạo như: có khả năng đối thoại với cổ đông về tình hình tài chính của tổ chức, là chiếc cầu nối trực tiếp đến thị trường bên ngoài, toàn tâm sức nghiên cứu về hoạt động tài chính, là người thiết lập giá trị cổ tức. Trái lại, những ý kiến phủ nhận khả năng làm CEO của các giám đốc tài chính nằm ở chỗ họ thiếu khả năng lãnh đạo một cách toàn diện, nghệ thuật “nhìn người, dùng người” hay các kỹ năng khuyến khích, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên.
  3. Theo ý kiến của những người được phỏng vấn, CFO có thể trở thành CEO nhờ vào hai lý do nổi trội sau: Năng lực, kiến thức về tài chính đáp ứng được mục tiêu, nhu cầu cấp bách của tổ chức Khi các công ty đề cao những chiến lược, mục tiêu đòi hỏi kiến thức và tầm nhìn về tài chính của CFO, thì những người này hoàn toàn có thể trở thành CEO. Ví dụ như các công ty đang có kế hoạch sát nhập, mua bán công ty, cải tổ kinh tế hay đối mặt với khủng hoảng tài chính. Theo điều tra của The Mc Kinsey, có đến 70% các vị giám đốc tài chính được giao trọng trách CEO tại Anh đã từng phải đối mặt với những hoàn cảnh như trên. Hơn bao giờ hết, những kiến thức, kỹ năng của các CFO trong lĩnh vực tài chính đóng vai trò tối quan trọng trong việc ra quyết định sát nhập, mua bán hay liên doanh với một đối tác khác. Không ai khác ngoài các CFO có thể kiểm soát được tình hình thị trường, cắt giảm chi phí hoạt động, cải tổ kinh tế để khôi phục một công ty đang gặp khó khăn. Các chuyên gia cũng cho rằng, trong môi trường các tập đoàn đa quốc gia, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, để vượt qua các yếu tố về văn hoá, địa lý, ngôn ngữ, thì tài chính sẽ là yếu tố chung kết nối tất cả các đơn vị, chi nhánh trong các bộ máy của tập đoàn. Đó cũng chính là một lợi thế để CFO phát huy sở trường của mình để trở thành CEO.
  4. Trong trường hợp một tổ chức cần người điều hành gấp, vì nhiều l ý do khác nhau, thì CFO sẽ là ứng cử viên số một, bởi vì nhân vật này hiểu rõ tình hình hoạt động của tổ chức đó và quan trọng hơn là những mối quan hệ được gây dựng sẵn với thị trường tài chính bên ngoài. Hơn nữa, việc trao quyền lãnh đạo cho CFO cũng góp phần hạn chế sự xáo trộn không cần thiết trong cơ cấu tổ chức, so với các vị trí nhân sự cao cấp khác như marketting, HR… CFO tích luỹ được nền tảng kinh nghiệm cần thiết để trở thành CEO Những người phản đối ý kiến đề bạt CFO trực tiếp lên làm CEO cho rằng, việc đó chẳng khác nào khoác vào vị giám đốc tài chính một chiếc áo quá rộng. Nhưng điều tra của The Mc Kinsey cho thấy, hầu hết các tân CEO tại Anh (đi lên từ chiếc ghế CFO) đều đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm theo cách riêng của họ. Hơn hai phần ba trong số họ đã từng làm việc tại các bộ phận khác nhau trước khi làm việc liên quan đến hoạt động tài chính. Chính trong quá trình làm những công việc khác nhau này, họ học hỏi được kỹ năng quản lý tổ chức, lãnh đạo nhân sự hơn là sự chỉ đơn thuần tính toán, phân tích những con số khô khan. Không ai có thể phủ nhận được vai trò “cánh tay phải” đắc lực của CFO đối với CEO. Bởi chính việc kề vai, sát cánh cùng CEO trong từng chiến lược, dự án, quyết định kinh doanh đã giúp CFO học hỏi được những kỹ năng tổng hợp quý báu của nhà lãnh đạo để kết hợp với chuyên môn trong lĩnh vực tài chính của mình. Tại Anh quốc,
  5. 90% các CFO đã từng làm việc với hơn một vị tổng giám đốc trước khi trở thành CEO. Theo các chuyên gia, CFO cần lưu ý một số vấn đề sau khi được cất nhắc, hoặc trở thành CEO: - Thích nghi với tư duy của CEO: Trước hết, các tân CEO phải xoá bỏ càng nhanh càng tốt những nguyên tắc, thói quen thuộc lĩnh vực tài chính trước đây, thay vào đó là cách nhìn tổng thể, biện chứng về công việc lãnh đạo của mình. Nhiệm vụ của họ bây giờ là lãnh đạo, hoạch định mục tiêu, tạo ra bộ mặt cho toàn tổ chức, chứ không chỉ đơn thuần là những con số và báo cáo tài chính. - Phân quyền và giao trách nhiệm: Thay vì nguyên tắc quản lý tài chính cứng nhắc như trước, họ cần tạo dựng không gian, môi trường hoạt động thông thoáng hơn trong tổ chức. Không nên vì bản thân mình là “cựu giám đốc tài chính” mà bó hẹp quyền hạn, trách nhiệm của tân CEO, đó là sai lầm sẽ kéo đến những sai lầm tiếp theo. - Xây dựng nhóm hỗ trợ: Cần nhận ra những giới hạn trong khả năng, kiến thức của bản thân mình, thành lập nhóm hỗ trợ đầy đủ các chức năng như marketing, hoạt động, kinh doanh… để kịp thời hỗ trợ bản thân trong công việc lãnh đạo.
  6. Nhận thức được vai trò cũng như khả năng của giám đốc tài chính sẽ giúp cho các công ty tránh được khoảng thời gian lúng túng khi cần đến nhân sự cho vị trí CEO một cách cấp bách. Và cuối cùng, cho dù CFO có lợi thế thăng tiến cao đến đâu đi chăng nữa, nỗ lực thành công trong việc chinh phục chiếc ghế quyền lực vẫn phục thuộc vào tinh thần làm việc và trách nhiệm của họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2