CHĂM SÓC HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN<br />
SAU PHẪU THUẬT CẮT RUỘT NON Ở TRẺ EM<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1& 2 TỪ 1/1/2005-31/12/2007<br />
Nguyễn Thị Thu Hậu*, Phạm Thị Ngọc Tuyết*, Trần Thị Thanh Tâm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, các biện pháp chăm sóc và kết quả điều trị của bệnh nhi<br />
HCRN sau phẫu thuật cắt ruột non.<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: tại bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 từ 1/1/2005-31/12/2007 có 51 bệnh nhân. 84,3 % là sơ sinh, đa số do<br />
bất thường giải phẫu đường tiêu hoá. Tỉ lệ mất hồi tràng cao (88,4%), hậu môn tạm chủ yếu ở hỗng tràng. Nuôi<br />
tĩnh mạch chưa đầy đủ, sử dụng catheter trung ương ít và phải rút bỏ sớm do nhiễm trùng. Thời gian cho ăn<br />
đường miệng lại chậm do rối loạn vận động ruột. Các can thiệp nội và ngoại khoa hỗ trợ chưa thường xuyên và<br />
chưa thống nhất. Biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng huyết (95,3% sơ sinh và 100% ngoài sơ sinh) do<br />
Staphylococus coagulase, Candida albicans, Klebsiella pneumoniae, ứ mật, hạ natri máu, rối loạn vận động ruột.<br />
Tử vong 56,9%, do NTH chiếm 72,4%, có 33,3% tử vong trong hồi sức sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện và<br />
thời gian nuôi tĩnh mạch dài hơn ở nhóm mất van hồi manh tràng, đại tràng không nguyên vẹn, ngoài tuổi sơ<br />
sinh, có bất thường giải phẫu đường tiêu hoá, mất hồi tràng, được đặt catheter trung ương, nuôi qua sonde hỗ<br />
trợ. Tỉ lệ tử vong cao hơn ở nhóm mất van hồi manh tràng, đại tràng không nguyên vẹn, ăn đường miệng trở lại<br />
muộn hơn, ngoài tuổi sơ sinh, mất hồi tràng, nằm hồi sức sau mổ lâu hơn, có hạ Na máu.<br />
Kết luận: HCRN sau phẫu thuật cắt ruột non chủ yếu xảy ra ở giai đoạn sơ sinh.Các can thiệp nội ngoại<br />
khoa chưa thống nhất và chưa thường xuyên. Biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng huyết, ứ mật, hạ natri máu và<br />
rối loạn vận động ruột. Tỉ lệ tử vong còn cao dù đã có nhiều tiến bộ. Cần có phác đồ chăm sóc thống nhất và tích<br />
cực hơn trong điều trị HCRN trẻ em để cải thiện tiên lượng bệnh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MANAGEMENNT OF SHORT BOWEL SYNDROME IN CHILDREN AFTER SMALL INTESTINE<br />
RESECTION IN HOSPITAL NHI DONG 1& 2 FROM 01/01/2005- 31/12/2007<br />
Nguyen Thi Thu Hau, Pham Thi Ngoc Tuyet, Tran Thi Thanh Tam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 62 – 68<br />
Objectives: to determine the rate of clinical characteristics, supports and inteventional results of short bowel<br />
syndrome after small intestine resection.<br />
Methods: Case series study.<br />
Results: this study was conducted on 51 cases of pediatric hospital 1 and 2 from 1/1/2005-31/12/ 2007.<br />
Neonates were 84.3 %, most of them had abnormal GI anatomy. Ileal resection was approximately 88.4%, and<br />
stoma was mainly located at jejunum. Parenteral nutrition supports seem to be inadequate, the use of central<br />
venous catheters was unusual and proportion of early withdrawed was high due to infection. The introduction of<br />
oral feeding was delayed because of motility disorders. Medical and surgical managements have not been applied<br />
adequately and consitently. Significant complications are sepsis (95.3% in neonates and 100% in the others<br />
children) caused by Staphylococus coagulase, Candida albicans, Klebsiella pneumoniae, cholestasis, hyponatremia<br />
and motility disorders. The mortality rate was 56.9%,in which sepsis was 72.4%, and 33.3% post-operation<br />
children was died during intensive care period. Children with ileo cecum valve resection, colon resection, out of<br />
neonatal period, abnormal GI anatomy, ileum resection, using central venous catheters and enteral nutrition<br />
required longer duration of hospitalization and parenteral support. Higher mortality was seen in patients with<br />
ileocecum valve resection, colon resection, delayed oral feeding, out of neonatal period, ileum resection, long stay<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 **: Đại học Y dược TP HCM<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
in ICU and hyponatremia.<br />
Conclusions: Children SBS mainly occurs in neonatal period. Medical and surgical managements have not<br />
been applied adequately and consitently. Significant complications are sepsis, cholestasis, hyponatremia and<br />
motility disorders. The mortality rate was high in spite of recent improvements.It’s necessary to get a consensus<br />
and more active protocol in clinical care to improve the outcome.<br />
* Nếu ngoài giai đoạn sơ sinh:<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng ruột ngắn (HCRN) đặc trưng bởi<br />
tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng xảy<br />
ra sau khi cắt phần lớn ruột non do các sang<br />
thương bẩm sinh hay mắc phải. Sự phát triển<br />
của nuôi ăn tĩnh mạch và đường tiêu hoá trên<br />
thế giới giúp cải thiện tiên lượng bệnh rất nhiều.<br />
Các kỹ thuật nuôi ăn giúp bệnh nhi bị HCRN có<br />
thể phát triển bình thường trong quãng thời gian<br />
dài chờ đợi sự thích ứng của phần ruột non còn<br />
lại và quyết định kết quả thành công của cuộc<br />
phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhi còn được hỗ trợ<br />
bằng các can thiệp nội khoa và ngoại khoa để cải<br />
thiện chức năng của đoạn ruột còn lại. Tuy<br />
nhiên, việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân HCRN<br />
rất phức tạp, tốn kém, chưa thống nhất. Chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu này để bước đầu khảo<br />
sát tình hình chăm sóc điều trị HCRN sau phẫu<br />
thuật ở trẻ em Việt nam.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhi sau phẫu thuật cắt ruột<br />
non tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 trong<br />
khoảng thời gian 1/1/2005-31/12/2007 có biểu hiện<br />
HCRN (chọn từ sổ tường trình phẫu thuật).<br />
<br />
Tiêu chuẩn nhận vào<br />
Bệnh nhân mổ cắt ruột non có 1 trong 2 tiêu<br />
chuẩn:<br />
1. Dựa vào chiều dài hỗng hồi tràng còn lại<br />
sau phẫu thuật:<br />
* Sơ sinh: Chiều dài đoạn hỗng hồi tràng còn<br />
lại < 25% chiều dài hỗng hồi tràng ước đoán theo<br />
tuổi thai.<br />
-Nếu phẫu thuật RN khi< 35 tuần tuổi thai:<br />
chiều dài hỗng hồi tràng còn lại ≤ 50cm<br />
- Nếu phẫu thuật RN lúc ≥ 35 tuần tuổi thai:<br />
chiều dài hỗng hồi tràng còn lại ≤72 cm.<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
-Từ 1 tuổi trở xuống: chiều dài hỗng hồi<br />
tràng còn lại ≤ 75 cm<br />
-Trên 1 tuổi: chiều dài hỗng hồi tràng còn lại<br />
≤ 100 cm<br />
2. Dựa vào chức năng ruột sau phẫu thuật:<br />
Sau phẫu thuật cắt ruột non phải nuôi tĩnh<br />
mạch hỗ trợ trên 42 ngày do rối loạn chức<br />
năng ruột.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại ra<br />
- Hồ sơ không đầy đủ dữ liệu.<br />
- Có các bệnh lý đi kèm đòi hỏi phải nuôi<br />
tĩnh mạch dài ngày như bệnh tim bẩm sinh phức<br />
tạp, tràn dịch màng phổi dưỡng trấp, u vùng<br />
hầu họng không nuốt được, hội chứng giả tắc<br />
ruột mạn…<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Các bệnh nhân được theo dõi trong suốt thời<br />
gian nằm viện hoặc trong vòng 3 tháng kể từ khi<br />
nhập viện.<br />
Số liệu từ hồ sơ sẽ được thu thập theo phiếu<br />
thu thập. Các biến số được mã hoá và xử lý bằng<br />
phần mềm thống kê SPSS 10.0 for Window. Mô<br />
tả đặc điểm mẫu nghiên cứu bằng tỉ lệ đối với<br />
các biến định tính. Tính trung bình và độ lệch<br />
chuẩn với các biến định lượng.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Có 51 trường hợp thoả tiêu chuẩn nhận<br />
bệnh.<br />
<br />
Các đặc điểm về lâm sàng<br />
- Có 28 bệnh nhân của bệnh viện Nhi đồng 1<br />
(54,9%) và 23 bệnh nhân của bệnh viện Nhi đồng<br />
2 (45,1%).<br />
- Nam chiếm 56,9% (29/51 trường hợp), nữ<br />
43,1% (22/51).<br />
<br />
- Tuổi trung vị: 3 ngày tuổi, nhỏ nhất:1 ngày,<br />
lớn nhất: 13 tuổi. Đa số dưới 1 tuần tuổi 37/51 ca<br />
(72,5%).<br />
<br />
Chăm sóc dinh dưỡng<br />
<br />
- Sơ sinh: 43/51 trường hợp (84,3%), với 30/43<br />
bệnh nhân sinh đủ tháng (69,7%) và 13/43 non<br />
tháng; tuổi thai từ 35 đến dưới 37 tuần là 5/43<br />
(11,6%), dưới 35 tuần là 8/43 (18,6%), không có<br />
trường hợp nào tuổi thai dưới 27 tuần.<br />
<br />
Hình Nhóm BN<br />
thức<br />
Có nuôi Tất cả<br />
TM<br />
Xuất viện<br />
Tử vong<br />
TM<br />
Xuất viện<br />
hoàn<br />
toàn<br />
Đủ nhu<br />
Tất cả<br />
cầu<br />
Xuất viện<br />
≥ nhu<br />
Tất cả<br />
cầu cơ Xuất viện<br />
bản<br />