intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHĂM SÓC MAI GHÉP, HOA CÚC SAU TẾT

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

307
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mai là một lòai hoa không thể thiếu đối với người dân Việt Nam trong những ngày Tết. Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn nên quá trình sản xuất ngày càng được cải tiến và mang tính kỹ thuật cao. Hiện nay đa số cây mai có hoa đẹp, hoa nhiều là mai ghép.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHĂM SÓC MAI GHÉP, HOA CÚC SAU TẾT

  1. CHĂM SÓC MAI GHÉP, HOA CÚC SAU TẾT Mai là một lòai hoa không thể thiếu đối với người dân Việt Nam trong những ngày Tết. Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn nên quá trình sản xuất ngày càng được cải tiến và mang tính kỹ thuật cao. Hiện nay đa số cây mai có hoa đẹp, hoa nhiều là mai ghép. Chúng được trồng trong chậu với một lọai giá thể bao gồm tro trấu, phân chuồng hoai và một ít đất. Trong quá trình chăm sóc nhà vườn áp dụng kỹ thuật canh tác rất cao và lịch canh tác nghiêm ngặt. Sau khi ra hoa trong dịp Tết, chúng cần được chăm sóc đúng kỹ thuật để giúp cây sinh trưởng tốt và tạo dáng mới để năm tới cây cho hoa nhiều và đẹp hơn. Nếu chăm sóc không đúng kỹ thuật có thể cây sẽ chết, sinh trưởng kém, cành bị khô… làm cho cây không còn giá trị. Để giúp cây sinh trưởng tốt, tạo giá trị cao hơn cho những năm sau, xin nêu một số vấn đề chủ yếu trong chăm sóc Mai ghép sau Tết: 1- Không để cây quá lâu trong nhà, vì cây Mai là cây ưa sáng, khi lá non ra nếu thiếu ánh sáng lá sẽ mỏng hơn, thiếu
  2. diệp lục tố lá có màu xanh nhợt nhạt, quá trình quang hợp của cây kém làm cây dễ suy. Do vậy, sau Tết nên nhanh chóng cho cây ra ngòai nhà để tiếp nhận ánh sáng giúp cây phát triển bình thường. Nếu những cây đã ra lá trong thời gian ở trong nhà thì khi đưa ra ngòai chúng ta nên chuyển dần để cây thích nghi với ánh sáng trực xạ tránh hiện tượng cây bị cháy lá do ánh sáng trực xạ quá mạnh. 2- Cắt bớt cành cấp 1, 2 cắt khỏan 1/3 chiều dài cành tính từ phía ngòai vào, giúp cây dăm chồi mạnh hơn và kích thích các chồi phía trong phát tiển để năm tới ra hoa đều và nhiều hơn. Chú ý cắt cành kết hợp tạo tán theo ý muốn. Lặt bỏ tất cả các hoa quả trên cây để giúp cây mau hồi phục, tránh sự hao phí dinh dưỡng không cần thiết khi cây phải nuôi trái. 3- Bón phân cho cây trong giai đọan này là rất cần thiết để cây có đủ dinh dưỡng nhanh hồi phục, bón kết hợp phân hóa học và phân hữu cơ. Tốt nhất dùng các lọai phân hữu cơ đậm đặc như Dynamic bón cho cây. Lượng dùng tùy theo độ lớn của cây, dùng dao nhọn phá lớp ván trên mặt chậu sau đó rắc đều phân trên mặt. Có thể dùng các vật liệu
  3. để đậy trên mặt chậu, tốt nhất là dùng võ dừa khô. Làm như vậy chúng giữ ẩm tốt và khi tưới không làm ảnh hưởng rễ. 4- Tưới nước trong giai đọan này, tưới đủ nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. 5- Phòng trừ sâu bệnh hại: Khi cây ra tược và lá non trong mùa nắng nhất là giai đọan sau Tết thường bị bọ trĩ phá hai năng chúng thường bám dưới các lá non chích hút nhựa làm lá bị biến dị quăn queo rất giòn, nếu bị nặng và sớm làm khô cành non và cây sinh trưởng kém. Nên theo dõi và phát hiện sớm, vì chúng rất nhỏ có màu vàng di chuyển rất nhanh nên phải chú ý kỹ mới thấy. Có thể phun các lọai thuốc trừ rầy thông thường như Trebon, Bassa.... KS. Hoàng Văn Ký bản tin CÁCH TRỒNG LẠI CÂY HOA CÚC SAU TẾT
  4. Cúc là một trong những lọai hoa đẹp, được chưng chơi rất phổ biến trong những ngày Tết hiện nay. Một chậu hoa cúc mua về sau khi đã chưng chơi trong mấy ngày Tết, xong nếu muốn tiếp tục có giống để trồng lại chơi tiếp vẫn có thể làm được; tuy nhiên, cũng phải hơi tốn công một chút chứ không đơn giản như khi đi mua ở chỗ bán hoa kiểng đem về. Cách làm như sau: cắt ngang cây, bỏ ngọn và bông phía trên, chỉ để lại một đọan gốc dài 20-30cm. Moi bớt đất trong chậu ra rồi bổ xung thêm bằng phân hữu cơ đã được ủ thật mục hay phân hữu cơ sinh học...thêm một muỗng cà phê phân NPK (lọai 20-20-15) cho một chậu, phía trên phủ bằng một lớp đất mỏng, đặt vào chỗ mát và tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Sau khi bị cắt ngọn, chất kích thích sinh trưởng trong cây
  5. sẽ tập trung vào các mầm ngủ nằm ở phía dưới chỗ cắt, mầm ngủ sẽ phát triển thành những chồi mới. Sau khi bón phân lần thứ nhất khỏang nửa tháng thì bón tiếp lần 2, lần bón này dùng khỏang một muỗng cà phê phân NPK (lọai 20-20-15) hòa với nước tưới cho một chậu để giúp cho chồi non mọc khỏe. Khi chồi ra rễ thì tách lấy chồi rồi cắt bớt ngọn (chỉ để dài khỏang 10cm) rồi đem giâm vào đất tốt có trộn thêm phân hữu cơ mục để chồi ra thêm rễ, lá mới, che nắng cho cây, tưới sương sương hàng ngày để giữ ẩm cho đất (nhớ là không lấy những chồi đã ra nụ). Sau khi giâm khỏang nửa tháng trở đi chồi đã ra thêm rễ và lá mới thì có thể bứng đem trồng vào chậu. Đất trong chậu mới được trộn với phân chuồng mục theo tỷ lệ cứ một phần đất thì trộn đều với một phần phân, đặt chậu cây vào chỗ râm, mát. Khi cây mọc cao 15-20cm thì bón thêm phân hưũ cơ sinh học (một lớp mỏng bên trên mặt chậu), sau đó cứ khỏang 15-20 ngày lại bón sương một lần bằng phân NPK (lọai 20- 20-15). Muốn cho cây có nhiều nhánh, tán to đẹp thì khi cây có 4-5 lá thì bấm đọt cho cây ra nhánh mới, khi nhánh mới có 4-5 lá lại bấm tiếp cho ra nhánh con... khi nào thấy
  6. đã đủ số lượng nhánh thì dừng lại không bấm đọt nữa. Muốn cho có hoa chơi vào những ngày Tết thì lần bấm cuối cùng phải cách Tết khỏang trên dưới 70 ngày (tùy theo giống). Khi cây bén rễ, đưa dần chậu cây ra ngòai nắng, để cây có đủ ánh sáng, có như vậy cành nhánh mới mập mạp, hoa mới lớn, lâu tàn và màu sắc rực rỡ. Trên cây hoa cúc thường có một số lọai sâu bệnh như: rệp muội nâu, sâu xanh, sâu khoang, bệnh héo vi khuẩn, bệnh nở cổ rễ, bệnh rỉ sắt, bệnh phấn trắng... hàng ngày trong khi chăm sóc cần chú ý quan sát nếu thấy sâu bệnh xuất hiện thì có thể bắt bằng tay hoặc xịt thuốc trừ bệnh để bảo vệ chậu cúc luôn đẹp, khỏe mạnh./. Danh Vàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2