YOMEDIA
ADSENSE
Champa - Nguyễn Quang Toản
104
lượt xem 22
download
lượt xem 22
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
(NB) Bài viết này giới thiệu những cách nhìn về cổ vương quốc Champa để phục vụ cho công tác nghiệp vụ du lịch mà không đi sâu vào các kiến thức chuyên môn của ngành dân tộc học, xã hội học, khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học hay bất cứ chuyên ngành nào khác.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Champa - Nguyễn Quang Toản
- MỤC LỤC Lời mở đầu ...................................................................................................................... 7 PHẦN I Sơ lược về việc nghiên cứu Champa .................................................................. 9 I. Trước 1954 ........................................................................................................ 11 II. Từ 1954 đến 1975............................................................................................. 13 III. Từ sau năm 1975 ............................................................................................. 14 PHẦN II Nhận diện cổ vương quốc Champa ................................................................. 15 CHƯƠNG 1 Các vấn đề chung.................................................................................. 17 I. Sử liệu................................................................................................................ 17 II. Danh xưng........................................................................................................ 17 1) Chăm........................................................................................................ 17 2) Hoa Champa............................................................................................. 18 2.1) Hoa sứ.................................................................................................. 18 2.2) Hoa ngọc lan ........................................................................................ 18 3) Địa danh Champa ..................................................................................... 19 4) “Chiêm Bà” .............................................................................................. 19 5) “Chiêm Thành”......................................................................................... 19 6) “Chàm” .................................................................................................... 20 7) “Hời”, “Lồi” ............................................................................................. 20 III. Sự ảnh hưởng của văn hóa cổ Ấn Độ đến Champa .......................................... 20 1) Tôn giáo ................................................................................................... 20 2) Sự phân chia đẳng cấp .............................................................................. 21 3) Chữ viết và văn học cổ ............................................................................. 22 3.1) Chữ Phạn (Sanskrit) ............................................................................. 23 3.2) Chữ Chăm cổ ....................................................................................... 23 3.3) Văn học cổ Champa ............................................................................. 23 4) Lịch pháp.................................................................................................. 23 5) Âm nhạc và múa....................................................................................... 24 5.1) Nhạc cụ ................................................................................................ 25 5.2) Vũ điệu................................................................................................. 26 6) Quy tắc tổ chức chính trị........................................................................... 29 7) Phong tục tập quán ................................................................................... 30 IV. Người Champa................................................................................................ 30 1) Các truyền thuyết về sự hình thành tộc người ........................................... 30 1.1) Truyền thuyết về Kaudinay và Soma .................................................... 30 1.2) Truyền thuyết về Quốc Mẫu ................................................................. 30 1.3) Truyền thuyết về hai dòng vương tôn ................................................... 30 2) Nguồn gốc dân tộc Chăm.......................................................................... 31 2.1) Nhận diện các sắc tộc bản địa sinh sống ở duyên hải miền Trung và đông Trường Sơn ................................................................................. 31 5
- 2.2) Cộng đồng Austronesian và việc có mặt tại lãnh thổ Việt Nam ngày nay....................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2 Cấu trúc cổ vương quốc........................................................................ 35 I. Địa bàn .............................................................................................................. 35 II. Đặc điểm địa hình vùng đồng bằng duyên hải miền Trung ............................... 35 III. Hệ thống giao thương dọc theo các con sông................................................... 35 1) Nam Hà Tĩnh............................................................................................ 36 2) Quảng Bình .............................................................................................. 36 3) Quảng Trị................................................................................................. 36 4) Thừa Thiên - Huế ..................................................................................... 36 5) Quảng Nam – Đà Nẵng ............................................................................ 37 6) Quảng Ngãi .............................................................................................. 37 7) Bình Định................................................................................................. 37 8) Phú Yên ................................................................................................... 38 9) Khánh Hòa ............................................................................................... 38 10) Ninh Thuận .............................................................................................. 38 11) Bình Thuận .............................................................................................. 38 12) Bà Rịa ...................................................................................................... 38 IV. Thể chế chính trị nhà nước Champa – mô hình mandala................................. 38 V. Mô hình một nagara ........................................................................................ 40 VI. Các vùng lãnh thổ ........................................................................................... 40 1) Bắc Hoành Sơn ........................................................................................ 40 2) Traik ........................................................................................................ 41 3) Jriy ........................................................................................................... 41 4) Vvyar và Ulik........................................................................................... 41 5) Amaravati ................................................................................................ 43 6) Vijaya....................................................................................................... 44 7) Aryaru ...................................................................................................... 44 8) Kauthara................................................................................................... 44 9) Panduranga............................................................................................... 44 10) Nam Bình Thuận ...................................................................................... 45 P HẦN III Phụ lục.......................................................................................................... 45 I. Danh mục các bài đọc thêm ............................................................................... 45 II. Tài liệu tham khảo............................................................................................ 45 6
- Lời mở đầu Champa là một cổ vương quốc hùng mạnh trong quá khứ với một nền văn hóa rực rỡ những đã dần tàn lụi theo thời gian cùng với những công trình đền tháp kỳ bí. Tài liệu khoa học nghiên cứu về cổ vương quốc Champa (quá khứ) và văn hóa dân tộc Chăm (hiện tại) tuy có thể xem là một kho tàng đồ sộ nếu tính về số lượng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ để rồi nảy sinh nhiều bất đồng của các nhà nghiên cứu trong cùng ngành lẫn khác ngành; và do quan điểm chính trị, xã hội khác nhau mà có lúc dẫn đến đối đầu gay gắt. Một trong những nguyên nhân chính là do hiện nay chưa tìm thấy nguồn sử liệu chính thống của cổ vương quốc Champa, các nhà nghiên cứu phải dựa trên ba nguồn tư liệu chính là bia ký (của Champa và Angkor, mà phần lớn đều không có niên đại chính xác), các ghi chép đến từ bên ngoài Champa (châu Âu, Ấn Độ, Ả Rập và nhất là của Đại Việt và Trung Hoa – nhưng chúng rất rời rạc và mơ hồ) và các nghiên cứu khảo cổ học. Di sản của cổ vương quốc Champa và bản sắc văn hóa dân tộc Chăm là nội dung du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn du khách trong nước lẫn ngoài nước, cả hai được kết hợp có thể tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo của ngành du lịch Việt Nam. Nhưng đây là một nội dung rất “chăm”, một chủ đề không dễ “nuốt” ngay cả đối với những người hành nghề du lịch dày dạn kinh nghiệm nếu như họ không phải là “chuyên gia” về khảo cổ, lịch sử, văn hóa, … hay ngay cả thuyết minh viên chuyên môn tại điểm. Bài viết này giới thiệu những cách nhìn về cổ vương quốc Champa để phục vụ cho công tác nghiệp vụ du lịch mà không đi sâu vào các kiến thức chuyên môn của ngành dân tộc học, xã hội học, khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học hay bất cứ chuyên ngành nào khác. Với những khó khăn, giới hạn trên, chắc không tránh khỏi những sai sót trong bài viết này, rất mong nhận được sự phê bình, chỉ bảo cùng sự góp ý của đồng nghiệp và các bạn. Nguyễn Quang Toản 7
- Tài liệu lưu hành nội bộ. Mọi sự trích dẫn xin vui lòng ghi rõ nguồn. Thông tin xin gởi về: toangoc1312@yahoo.com 8
- PHẦN I Sơ lược về việc nghiên cứu Champa 9
- Từ trước thời hiện đại đã có những ghi chép, nghiên cứu về Champa. Có thể chia lịch sử nghiên cứu Champa làm bốn giai đoạn cơ bản 1: 1. Giai đoạn 1 với những ghi chép của các tác giả trước thời Pháp thuộc. 2. Giai đoạn 2 với những nghiên cứu dưới thời Pháp thuộc cho đến 1945. 3. Giai đoạn từ 1945 – 1975. 4. Giai đoạn sau 1975. Tiểu luận này chỉ giới thiệu quá trình nghiên cứu về Champa từ các nghiên cứu gần đây của người Pháp cho đến hiện nay. Quá trình được chia làm ba giai đoạn: 1. Giai đoạn trước 1954 là giai đoạn “mở màng”, với nhiều công trình nghiên cứu của hầu hết các tác giả người Pháp đã đạt được nhiều thành tựu lớn, tuy chưa toàn diện và nhiều phần nghiêng về lãnh vực khảo cổ học – nghệ thuật. Những thành tựu này đã trở thành những nền tảng mang tính kinh điển cho toàn bộ quá trình nghiên cứu về Champa về sau. 2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 là giai đoạn “chậm” của quá trình nghiên cứu và từ đây đã xuất hiện các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước. 3. Giai đoạn sau 1975 đến nay là giai đoạn “phục hưng”, các tác giả đã kế thừa và khai thác thành quả của các giai đoạn trước; mặt khác đã mở rộng hơn phạm vi và đối tượng nghiên cứu với một số phát hiện mới có ý nghĩa khoa học nhất định. Giai đoạn này đã mở ra triển vọng lớn hướng tới việc nghiên cứu toàn hiện hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn về lịch sử văn hóa vật chất – tinh thần Champa xưa2. I. Trước 1954 Khoản thời gian này hầu hết các tác giả nghiên cứu về Champa đều là người Pháp. Theo Pierre Bernard Lafont 3: 1 Lê Công Tâm, Văn hóa Champa trong Giáo trình Các nền văn hóa cổ ở Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM năm 2010, tr.2. 2 Lê Công Tâm, sđd, tr.6. 3 Pierre Bernard Lafont, Research on Champa and its Evolution đăng trong sách Proceedings of the Seminar on Champa, gồm những bài thuyết trình trong cuộc hội thảo quốc tế về Champa tại đại học Copenhagen (Đan Mạch) ngày 23-5-1987, tr. 1- 4, nguồn sách The Refugee Educators' Network, Inc. Xem bằng tiếng Việt tại : - Ngô Văn Doanh [1], Văn Hóa Cổ Champa, NXB Văn hóa Dân tộc 2002, tr. 7 – 22. - Phan Quốc Anh, Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr, website PhanQuocAnh.com - Thành Phần (Dharbhan Po Dam), Vấn đề nghiên cứu Chăm ở Việt Nam, trang thông tin điện tử của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. 11
- 1. Việc nghiên cứu của các nhà khoa học về Champa bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX. Đầu tiên là một công trình của J.Crawford năm 1852 về ngôn ngữ học. Sau đó còn có các nhà ngôn ngữ học khác cũng có những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và dân tộc Chăm như A. Bastian, A. Morice, K.F. Holle. 2. Từ năm 1880 đến hết thế kỷ XIX, có nhiều ấn phẩm hơn giới thiệu các công trình nghiên cứu về Champa cổ và người Chăm với các tác giả: A. Labussière, E. Aymonier, Neis và Septfons, L. P. Lesserteur, J. Moura, A. Landes, Lamire, C. Paris … Đáng chú ý, vào năm 1889 A. Bergaigne đã công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về lịch sử Champa thông qua văn khắc cổ (bia ký). - Ngoài những người Pháp vừa kể, còn có các nhà nghiên cứu nước ngoài khác như H. Kern, G. K. Niemann (Hà Lan), E. Kuhn (Đức), C. O. Blagden (Anh) với những nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp. 3. Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nghiên cứu quan trọng về Champa của các tác giả W. Schmidt, E. M. Durand, L. Cadière, E. Huber, G. Coedès, H. Maspéro, … Có thể kể: - L. Finot công bố danh mục thống kê về các đền đài và công trình nghiên cứu về tôn giáo của Champa cổ vào năm 1901. - H. Parmentier đã điều tra và miêu tả các đền đài, các kho báu của các vị vua và báo cáo kết quả các cuộc khai quật tại vị trí các đô thị Champa cổ. Hai công trình có giá trị nhất của ông khi đề cập đến những hiện vật điêu khắc cổ Champa là “Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở An-nam” và “Danh mục bảo tàng Chăm Đà Nẳng” 4. Nhờ vào các thống kê miêu tả của ông (được công bố tập 1 vào năm 1909, tập 2 vào năm 1918), mà hiện nay người ta còn có thể hình dung diện mạo của các di tích vào đầu thế kỷ XX nay đã bị hư hỏng, hoặc sụp đổ, hay biến mất hoàn toàn. H. Parmentier còn là người có công trong việc lập ra Bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng năm 1919. - A. Cabaton công bố báo cáo đầu tiên về văn học Chăm và một quyển sách về dân tộc học; dù được xuất bản năm 1901 nhưng công trình vẫn là tài liệu tham khảo tốt. Đến năm 1906, ông đã cùng với E. Aymonier xuất bản “Từ điển Pháp – Chăm” được xem là công trình cơ bản để hiểu về ngôn ngữ Chăm. - G. Maspéro xuất bản quyển “Vương quốc Champa” năm 1911 và tái bản vào năm 1928 có sửa chữa, công trình chủ yếu về lịch sử Champa thông qua nghiên cứu các sử liệu của Trung Quốc. Tác phẩm này đến năm 1988 tái bản tại Paris có đoạn viết “cuốn Vương quốc Champa trở thành một tác phẩm cần thiết và không thay thế được…”5 4. Khoảng thời gian 1915 – 1920, số lượng ấn phẩm về Champa giảm đi một cách rõ rệt do những nhà nghiên cứu Champa tiên phong đã qua đời và do sự hấp dẫn của việc nghiên cứu thế giới người Khơ-me, người Việt và người Thái. 5. Từ 1920 đến Thế chiến II, có công trình của các tác giả A. Sallet, P. Ravaisse6, E. D. K. Bosch, P. Mus, H. Baudesson, Nguyễn Văn Tố, J. Y. Claeys, R. C. Majunda, K. 4 Ngô Văn Doanh [1], tr. 293. 5 Tuy vậy, theo Lương Ninh [1], Vương Quốc Champa, NXB Ðại học Quốc gia Hà Nội – 2004, tr.05, quyển sách này “quá xưa cũ, cả về tài liệu và quan niệm”. 6 Năm 1922, P. Ravaisse giới thiệu hai văn bia chữ Ả Rập được cho là có niên đại 1025 ~ 1035 và 1039, được khám phá vào năm 1902 và 1907 tại một “điểm không xa bờ biển An-nam bởi hai sĩ quan hải quân Pháp mà ông không nhớ tên”. Nội dung văn bia minh chứng cho sự tồn tại của cộng đồng Hồi giáo ở Champa vào thế kỷ X. L.Finot đã nghi ngờ về tính chân thực của chúng. 12
- A. Nilakanta Sastri, E. D. Edwards và C. O. Blagden, G. Coedès, L. Aurousseau, Nguyễn Thiệu Lâu … Có thể kể một số công trình : - “Các thuộc địa Ấn Độ cổ đại ở Viễn Đông, Champa” mô tả lịch sử và tôn giáo Chăm của R. Majumdar xuất bản năm 19277. - Về nghệ thuật, vào năm 1942 P. Stern đã làm cuộc cách mạng quan trọng trong việc nghiên cứu nghệ thuật cổ Champa. Trên cơ sở của H. Parmentier (chia lịch sử nghệ thuật cổ Champa làm hai thời kỳ), Stern đã xếp lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật tuần tự theo sáu phong cách8. 6. Sau Thế chiến II có công trình của các tác giả P. Dupont, R. Linguat, J. Boisselier … Có thể kể đến tác phẩm “Lâm Ấp” của R. Stein xuất bản năm 1947. * Những công trình nghiên cứu về Champa của những người Pháp trong thời kỳ này tập trung nhiều nhất hiện nay ở Học viện Viễn Đông Pháp (EFEO - École Francaise d’Extrême Orient) tại Paris. Đa số các công trình nói trên chưa xuất bản ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu của họ được đánh giá cao, nhất là những công trình nghiên cứu văn hóa vật thể như kiến trúc, điêu khắc, bia ký; đó là những tư liệu vô cùng quý giá trong việc bảo tồn, trùng tu di tích văn hóa vật thể lẫn phi vật thể. II. Từ 1954 đến 1975 Thời gian này, các nhà khoa học ngoại quốc ít có điều kiện nghiên cứu và không ít di tích kiến trúc Champa còn bị tàn phá, hủy hoại do chiến tranh Việt Nam. Các nhà nghiên cứu có J. Boisselier, R. Linguat, P.Y. Manguin, Carl Heffley … Có thể kể : - Năm 1968, H. Moussay cho thành lập Trung tâm Văn hóa Chàm tại Phan Rang và cho xuất bản “Từ điển Chăm – Việt – Pháp” năm 1971 (cùng các cộng sự Việt Nam như Thiên Sanh Cảnh, Nguyễn Văn Mạnh, Trương Năng Tốn, Đàm Năng Phương, …9) - Cùng năm, G. Coedès có “Các vương quốc Ấn hóa ở Đông Nam Á”. - Năm 1973, Manguin công bố một nghiên cứu về các tuyến đường biển và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Champa trong thế kỷ XIV – XVII. Trong nước có các tác giả Nghiêm Thẩm, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Bạt Tụy, Thái Văn Kiểm, Dohamide và Dorohiêm, Nguyễn Đình Tư … với những công trình nghiên cứu chủ yếu về người Chăm và văn hóa Chăm đương đại, trong một chừng mực nhất định, đã có những đóng góp quý báu vào kho tàng tư liệu khoa học nghiên cứu về Champa ; tuy vậy vẫn có hạn chế lớn là chưa có những nghiên cứu chuyên sâu10. Cũng cần ghi nhận các cuộc khảo sát của Viện Khảo cổ Sài gòn thực hiện trong thập niên 60, đáng chú ý là cuộc truy tìm kho báu của người Chăm, Churu ở Ninh Thuận, Quảng Đức, v.v…11 7 Theo Lê Công Tâm, sđd thì năm 1927, Majeandar, R.C, xuất bản “Champa: History and culture of an Indian Kingdom on the Far – East, 2nd – 16th centuries AD” 8 Thế nhưng, bảng niên đại và phong cách nghệ thuật Champa của P. Stern cũng như của H. Parmentier về thực chất là niên đại và phong cách của nghệ thuật kiến trúc đền tháp Chăm mà thôi. 9 Lê Công Tâm, sđd, tr.3. 10 Phan Quốc Anh, sđd. 11 Lê Công Tâm, sđđ, tr.4. 13
- III. Từ sau năm 1975 Chiến tranh Việt Nam chấm dứt đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc nghiên cứu Champa, cả trong nước lẫn hải ngoại. Ở hải ngoại, nhiều hoạt động học thuật quốc tế được diễn ra tại Đan Mạch, Malaysia, Pháp, Hoa Kỳ… Nhiều tổ chức nghiên cứu như Học viện Viễn Đông Pháp, Quỹ quốc tế tài trợ Văn hóa và Nghệ thuật Champa (Canada), Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa – Xã hội Champa (Đan Mạch), Trung tâm Quốc tế về Champa (Hoa Kỳ), … và nhiều cơ sở khác ở Nhật, Indonesia, Singapore… Đặc biệt là Malaysia gần đây đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về Chăm và cho xuất bản nhiều công trình có giá trị. Trong nước đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu Champa trong nhiều lĩnh vực đa dạng như dân tộc học, xã hội học, khảo cổ học, văn hóa, lịch sử… tuy chưa hình thành bộ môn “Champa học” nhưng nội dung về Champa đã được đưa vào nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều trường đại học. Thời gian gần đây có khá nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh chọn đề tài liên quan đến Champa để bảo vệ luận án đại học và trên đại học. Có thể kể một số nhà nghiên cứu nổi bật : Po Dharma, Nguyễn Văn Huy (Paris), Inrasara, Lương Ninh, Trần Kỳ Phương, Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ… (Việt Nam). Cần phải kể đến những thu hoạch mới quan trọng trong lĩnh vực khảo cổ học, đó là việc phát hiện thêm nhiều di tích kiến trúc Champa và đặc biệt là nhiều loại hình mới được khảo cứu (thành quách, giếng nước, lò nung gốm sứ, di chỉ cư trú …), nhiều vấn đề khoa học mới được nêu ra (văn hóa tiền Champa – Champa, văn hóa Champa – Angkor, Champa – thế giới hải đảo, …)12 * Hiện nay việc nghiên cứu Champa tập trung ở hai lĩnh vực lớn là Dân tộc học và Khảo cổ học. Các nhà nghiên cứu cũng đang đi sâu tiếp vào những vấn đề về lịch sử và ngôn ngữ Chăm13. Tuy đội ngũ nghiên cứu có đông đảo hơn, được đào tạo tốt hơn nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tiếp cận, nghiên cứu về văn hóa cổ Champa. Có nhiều nguyên do nhưng việc không còn nhà nghiên cứu hiện đại nào có thể đọc hay giải mã được những bi ký viết bằng chữ Phạn (Sanskrit) cổ và chữ Chăm cổ là một yếu tố đóng vai trò không nhỏ trong những khó khăn này. 12 Lê Công Tâm, sđđ, tr.5. 13 Đã có nhiều bất đồng nảy sinh từ các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Chăm. Từ 1966, chính thức người ta xếp ngôn ngữ Chăm vào nhóm Malayo – Polynesian (Mã lai – Đa đảo) thuộc ngữ hệ Austronesian (Nam Đảo) nhưng vẫn còn ý kiến bảo thủ cho là nhóm Môn – Khơ-me thuộc hệ Austroasiatic (Nam Á). Vẫn đang tranh cãi ngôn ngữ này là đơn hay đa âm tiết (monosyllabic or disyllabic) và có thanh điệu hay không (tone language)! (Pierre Bernard Lafont, sđd, tr.12-13.) 14
- PHẦN II Nhận diện cổ vương quốc Champa 15
- Là vương quốc tồn tại từ sau Công nguyên cho đến thế kỷ XV và biến mất hẳn từ đầu thế kỷ XIX, Champa có lãnh thổ ở vùng đồng bằng duyên hải Trung bộ Việt Nam và vùng rừng núi tiếp giáp ở phía tây dãy Trường Sơn, có lúc kéo dài đến tận Lào ngày nay. Cổ vương quốc Champa có thể hình dung như một liên bang đa chủng tộc và đa văn hóa, với nhiều nhóm sắc tộc nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo (hệ Nam Đảo) và Môn – Khơ-me (hệ Nam Á). Thần dân của vương quốc được gọi chung là người Champa. Sau này cộng đồng người Champa đồng bằng chấp nhận danh xưng Chăm, và đồng hóa nguồn gốc Nam Đảo của mình với nền văn minh và văn hóa của vương quốc để phân biệt với các nhóm thần dân Champa khác như H’Roi, Chu-ru và các dân tộc ít người khác sinh sống nơi rừng núi. 16
- CHƯƠNG 1 Các vấn đề chung I. Sử liệu Lịch sử vương quốc được biết đến không phải bằng sử liệu gốc ngoài những bia ký trên đá. Để có cái nhìn nhất định về lịch sử Champa, các nhà khoa học ngoài việc dựa trên các nghiên cứu từ các di vật kiến trúc, điêu khắc và phải sử dụng thêm sử liệu của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á (Đại Việt, Khơ-me, Gia-va…), những bài tường trình của du khách từ Âu châu, Ả Rập và nhất là các ghi chép của Trung Hoa. Sử liệu cổ nhất nhắc đến Champa là Hậu Hán Thư viết vào năm 445 sau công nguyên 14. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay, những phát hiện khảo cổ học mà đa số là qua các di tích điêu khắc, kiến trúc và đặc biệt là bia ký đã minh chứng và bổ sung cho các ghi chép đến từ bên ngoài Champa, góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ lịch sử của vương quốc Champa từ buổi đầu cho đến khi Vijaya sụp đổ (1471). Người Chăm giữ lại trong ký ức, truyền miệng cho nhau nghe và về sau ghi chép lại sách sử bằng tiếng Chăm hiện đại, gọi là “niên biểu hoàng gia”, nêu niên biểu của 39 đời vua Champa từ năm 1.000 sau công nguyên đến năm 183215. Bản ghi chép này không được đánh giá cao về giá trị lịch sử vì niên đại các vua không tương ứng với ghi chép trong các bia ký16. II. Danh xưng 1) Chăm “Chăm” là từ tự xưng của nhóm dân cư hiện sinh sống trên những vùng đất thấp dọc duyên hải miền Trung và đồng bằng Nam bộ Việt Nam, nói ngôn ngữ thuộc nhóm Malayo – Polynesian (Mã Lai – Đa Đảo), ngữ hệ Austronesian (Nam Á Đa Đảo, Nam Đảo)17. Hiện nay giới khoa học trong nước thống nhất đã dùng chữ “Chăm”; đó là cách gọi đúng nhất theo lối phát âm từ chữ Chăm (Cham, Cam) và Champa (Champa, Campa). Trong tiểu luận này, giữ nguyên những danh tính mang tính lịch sử như “Cù Lao Chàm”, “Lúa Chiêm”…; một số ít trường hợp dùng chữ “Chiêm thành” để dịch nghĩa cho chữ 14 Xem Lương Ninh [1], tr. 349 – 351. 15 Lương Ninh [1], tr. 262 – 270. 16 Trong một luận văn tại E.P.H.E có tựa đề “Les chroniques du Panduranga des origines à 1822”, Po Dhamar giải thích sự khác biệt là do niên biểu này liệt kê về các của các vị cai trị lãnh thổ nam Champa còn các ghi chép trong các bia ký là về các vị cai trị lãnh thổ bắc Champa trước thế kỷ XV (Pierre Bernard Lafont, sđd, tr. 9.) 17 Trang thông tin điện tử của Ủy Ban Dân Tộc, cơ quan chuyên trách ngang bộ, trực thuộc Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam 17
- Champapura, Champanagara với ý nghĩa “thành phố của Chiêm (nhân)” mà không dùng “Chăm thành”. 2) Hoa Champa Có nơi xem đó là hoa sứ, nhưng có nơi xem đó là hoa ngọc lan. 2.1) Hoa sứ Hoa còn có tên chăm pa, đại, sứ cùi, miến chi tử 18. Cây thuộc chi Plumeria (Đại) với 7 – 9 loài, thuộc họ Apocynaceae (Trúc đào – phân họ Rauvolfioideae) trong bộ Gentianales (Trang) của phân lớp Asteridae (Cúc). Loài với tên khoa học là Plumeria Rubra L. var. Acutifolia (Poir.) Bailey 19 có hoa với hương thơm ngào ngạt, mặt ngoài màu trắng, mặt trong hơi vàng có thể tìm thấy tại khắp nơi trên duyên hải miền Trung; được trồng quanh cung điện của các vua Chăm và đền thờ của người Chăm; sau này được trồng tại nhiều nơi thờ tự của các tôn giáo khác ở miền Trung và các gia trang có sân vườn rộng. Mỗi dịp lễ lạc người Chăm thường hái bông sứ dâng lên bàn thờ 20; ngày nay được Lào xem là quốc hoa. Y học cổ truyền dùng hoa chữa ho, táo bón, viêm ruột cấp, lỵ, huyết hữu; vỏ cây và nhựa có tác dụng tẩy, tháo nước, chữa viêm quanh răng21. 2.2) Hoa ngọc lan Còn có các tên: mộc lan, ngọc đường xuân, vọng xuân, nghênh xuân; loài hoa vàng còn có tên: hoàng ngọc lan, ngọc lan ngà, sứ vàng, hoàng miễn quế, đại hoàng quế, hoàng lan; loài hoa trắng có tên: sứ ngọc lan, bạch ngọc lan22. Người Mã Lai viết là cempaka, người Philippine viết là champaka 23. Cây thuộc chi Michelia (Ngọc Lan) với khoảng 50 loài, thuộc họ Magnoliaceae (Mộc Lan) trong bộ Magnoliales (Ngọc Lan) của phân lớp Magnoliidae (Ngọc Lan). Ở Việt Nam thường gặp hai loài: ngọc lan trắng – Michelia Alba L. và ngọc lan vàng – Michelia Champaca L.; cả hai có nguồn gốc Ấn Độ và Indonesia24. Ngọc lan vàng được người Ấn Độ gọi là “Golden Campa”. Golden Campa là loại cây phổ biến ở Ấn Độ, đặc biệt được phụ nữ Hin-đu yêu thích; có thể thấy nhiều ở quanh các đền thờ cũng như trong sân vườn 25. Đây là loại cây có thân gỗ nhỏ, cao từ 10 đến 15m, tán rộng đến 6m, có hoa rất thơm có màu vàng, da cam hoặc trắng kem, xuất hiện từ tháng Năm đến tháng Bảy, quả chín ba tháng sau đó, khoảng tháng Tám. Cây thường được trồng nhiều ở công viên, đình chùa (nên còn có tên temple tree) vì có hoa thơm để làm cảnh, lấy bóng mát hoặc cất lấy tinh dầu chế biến nước hoa. Y học truyền thống sử dụng hoa ngọc lan như một loại thuốc chữa các chứng khó tiêu, buồn nôn, nhiễm trùng đường hô hấp, dùng chống viêm, hạ sốt và chữa một số bệnh phụ khoa … 18 Website vienduoclieu.org.vn 19 Hoàng Thị Sản và Phan Nguyên Hồng, Thực vật học - phần phân loại, NXB Giáo dục 1986, tr.150. 20 Nguyễn Văn Huy [1], Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam, website thongluan.org 21 Website vienduoclieu.org.vn 22 Website Wikipedia tiếng Việt. 23 Website malaymedicine.blogspot.com 24 Hoàng Thị Sản và Phan Nguyên Hồng, sđd, tr.77 25 Website Indianetzone 18
- Michelia Champaca, ảnh: photo.tamtay.vn 3) Địa danh Champa Champa ngày nay là tên một thị trấn nhỏ thuộc quận (district) Janjgir-Champa, bang Chhattisgarh ở miền trung Ấn Độ hiện nay. Thời cổ đại, Champa là tên một thành phố phồn thịnh nằm ở phía đông, bên hữu ngạn sông Hằng của tiểu lục địa Ấn Độ. Vị trí của thành phố ngày nay có thể nhận ra qua hai ngôi làng có tên Champanagara và Champapura ở gần phủ Bhagalpur của bang Bihar thuộc Ấn Độ ngày nay26. Danh xưng này chưa biết đã được dùng từ lúc nào như là quốc hiệu cho cổ vương quốc Champa, nhưng ghi chép xưa nhất về tên Champa dưới hình thức “Champadesha”27 được tìm thấy trên bia ký của vua Sambhuvarman tại Mỹ Sơn vào năm 629 (bia Mỹ Sơn II) và sau đó vào năm 667 trên bia ký Ang Chumnik ở Cam-pu-chia28. Trước đó, trong bộ Geographica năm 150 sau công nguyên, Claudius Ptolémée (90-168), nhà địa lý gốc Hy Lạp và là sứ giả của hoàng đế La Mã Marc-Aurèle Antonin tại Alexandrie (Ai Cập), đã có lần nói tới một xứ tên Zamba trên vùng Viễn Đông29. 4) “Chiêm Bà” Là chữ do người Trung Hoa phiên âm từ Champa. 5) “Chiêm Thành” Thành của Chiêm, có thể được dịch từ Champanagara (vương quốc Champa) hay Champapura (thành phố Champa). “Chiêm” còn để chỉ sự vật liên quan đến cư dân lưu trú trên lãnh thổ Chiêm Thành, như “Chiêm nhân” – người Chiêm, “Lúa Chiêm” – thứ lúa do người Chăm gây giống có khả năng chịu hạn vào mùa khô và cũng chỉ giống lúa ngắn ngày, có chất lượng cao, từng được nhà Tống du nhập vào Trung Hoa 30. 26 Tổng hợp từ các website: Encyclopedia Britanica, Wikipedia, india9.com 27 Chữ Phạn “desha” có nghĩa là “nơi chốn” hay “đất nước” (William A. Southworth, The Coastal States of Champa, được Ian Glover và Peter S. Bellwood biên tập trong Southeast Asia: from prehistory to history, tr.223) 28 Niên đại được ghi theo Ngô Văn Doanh [1], Văn hóa cổ Champa, NXB Văn hóa Dân tộc – 2002, tr. 73. Theo Lương Ninh [1], tr.20 ghi niên đại bia Mỹ Sơn II là 629 Công nguyên và niên đại bia Ang Chumnik là 668. Theo Po Dharma, Phong trào phục hưng Champa vào năm 1693-1694, website Champaka, thì ghi niên đại bia Mỹ Sơn II là năm 658 và niên đại bia Ang Chumnik là 668. Liệu Po Dharma có lầm bia Mỹ Sơn II với bia Mỹ Sơn III do vua Prakasadharma dựng, có “ghi rõ niên đại 579 Shaka = 657 Công nguyên” mà “nhiều người gọi nhầm là bia Sambhuvarman” (Lương Ninh [1], tr.30)? nhưng Lương Ninh ghi tiếp “thực ra bia do Prakasadharma dựng năm 658” ! [Tại website của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, phần “Trưng bày ngoài trời” có ghi “khuôn viên phía đông của bảo tàng trưng bày sưu tập điêu khắc đá Chămpa … Đó là … bia Mỹ Sơn II (tk 11)” ?! (ngày tham khảo 15/12/2009)] 29 Nguyễn Văn Huy [1] 30 Người Việt trước đây trồng lúa chủ yếu vào vụ mùa, nên gọi là lúa mùa. Về sau, do tiếp xúc với người Chiêm nên có thêm lúa chiêm. Vụ lúa chiêm bắt đầu được gieo mạ vào trung tuần tháng 10, cấy vào cuối tháng 12 trở ra đến hết tháng 1 - thời điểm rét nhất trong năm - thu hoạch vào cuối tháng 5 (Phạm Thu Phương, Bùi Huy Đáp - Người sáng tạo vụ lúa xuân ở miền Bắc, Báo Nhân dân 8/7/1997). 19
- 6) “Chàm” Là cách người Việt đọc trại đi từ chữ Champa hay Chiêm. Hiện nay còn dùng khá thông dụng trong dân gian ; vài địa danh còn giữ chữ Chàm như Tháp Chàm, Cù lao Chàm … 7) “Hời”, “Lồi” Là cách đọc trại từ chữ H’Roi là tên gọi của một “nhánh” dân tộc Chăm. Với người Chăm thì chữ Hời biểu lộ một dụng ý khinh miệt; với nhiều người Việt thì chữ Hời mang một ý nghĩa huyền bí xa xôi (ma Hời, thành Hời …) 31. III. Sự ảnh hưởng của văn hóa cổ Ấn Độ đến Champa Sau khi đã thống lãnh các khu vực có dân cư sinh sống trên vùng duyên hải miền Trung, các nhóm người hải đảo gốc Malayo – Polynesian giỏi chinh chiến bắt đầu thiết đặt nền tảng vật chất để trị vì lâu dài và từng bước tạo dựng các giá trị văn hóa trong sự pha trộn giữa yếu tố bản địa với văn hóa ngoại sinh đến từ Trung Hoa và Ấn Độ được mang đến bởi các giáo sĩ và thương gia. Giai đoạn đầu, từ thế kỉ thứ V trước Công nguyên đến thế kỉ thứ II, miền Trung là vùng đất giao thoa giữa hai dòng văn hóa, chịu ảnh hưởng của Trung Hoa từ phương Bắc và Ấn Độ từ phương Nam. Dựa vào các loại hàng hóa nhập khẩu, các nhà khoa học kết luận rằng trong thời kì này văn hóa Trung Hoa từ phương Bắc có sức ảnh hưởng mạnh hơn văn hóa Ấn Độ từ phương Nam. Giai đoạn thứ hai là khoảng thời gian tiếp theo, từ thế kỉ thứ II đến thế kỷ thứ V, Ấn Độ và Trung Hoa có sức ảnh hưởng ngang nhau đối với miền Trung. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Ấn Độ đã trở nên vượt trội hơn so với Trung Hoa từ thế kỉ thứ V trở đi32. Với thời gian, văn hóa Ấn Độ dần trở thành yếu tố độc tôn, nhất là trong lớp thượng tầng xã hội. 1) Tôn giáo Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào nói về các nhà truyền giáo Ấn Độ đến truyền bá tôn giáo ở Champa. Thế nhưng, ngày từ những thế kỷ đầu công nguyên, các tôn 31 Người Chăm còn có các danh xưng: (1) Chăm Ahiêr, Chăm “Rặt” (Cham Jat – Chăm gốc), Chăm Kút (Cuh): người Chăm theo một tôn giáo hỗn dung giữa Bà-la-môn giáo với tín ngưỡng bản địa. (2) Chăm Awal, Chăm Bà-ni: người Chăm theo một tôn giáo hỗn dung giữa tín ngưỡng nông nghiệp bản địa với Hồi giáo. (3) Chăm Islam: người Chăm theo Hồi giáo. (4) Chà Và Ku (Java Ku) : người Cam-pu-chia gốc Mã Lai, nói tiếng Khmer pha trộn Mã Lai. (5) Chăm Yuôn là từ để chỉ số người Chăm lai Việt (Yuôn hay Yun để chỉ người Việt). Người Việt gọi là Kinh Cựu, nhưng danh xưng này rất ít người biết đến vì người Kinh Cựu luôn tự nhận mình là người Kinh. Những binh sĩ hay tội đồ gốc Kinh, bị đày ra vùng biên địa giáp ranh với Chiêm Thành, đã lập gia đình với những phụ nữ Chăm (mà họ cho là người Kinh cổ xưa), từ đó mới sinh ra chữ Kinh Cựu. (6) Chăm Hoi: Nhà Lê đưa những tội phạm biệt xứ gốc Kinh vào các châu Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (thuộc đạo Quảng Nam) khai phá đất mới. Những lưu dân này lúc ra đi, hoặc độc thân hoặc không được mang theo gia đình, một số đã lập gia đình với các thiếu nữ Chăm và sinh con đẻ cái. Con cái của những người này sau đó đã trở thành người Việt, quên hẳn gốc Chăm của mẹ và đã trở thành những người miền Trung. Người Chăm tại Phan Rang gọi những người Chăm mang hai giòng máu tại Quảng Nam và Bình Định là Chăm Hoi (người Việt gọi là Hời). (7) Chăm Pal: do người Chăm Phan Rang gọi nhóm người Chăm lai Thượng hay Thượng gốc Chăm. Họ là những người thuộc các bộ lạc Rhadé, Raglai, Churu v.v... 32 Trần Kỳ Phương [1], Hệ thống giao thương ven sông, bài viết đăng trên báo Du lịch online ngày 23/01/2009. 20
- giáo Ấn Độ đã có mặt ở vùng đất thuộc Champa sau này. Với tấm bia Võ Cạnh có niên đại được dự đoán33 là thế kỷ III – IV sau Công nguyên, có thể đoán rằng tư tưởng Phật giáo đã được truyền bá ít nhất đến vùng đất phía nam của lãnh thổ Champa sau này. Đây có lẽ là bằng chứng vật chất đầu tiên và cổ nhất ở Đông Nam Á nói về Phật giáo ở khu vực này34. Bia Mỹ Sơn I có niên đại dự đoán sớm nhất có lẽ khoảng thế kỷ IV cho thấy Hin- đu giáo đã có mặt. Bên cạnh Shiva giáo được đề cao như là tôn giáo chính thống của cả vương quốc thì Vishnu giáo cũng được coi trọng. Cùng với các vị thần Hin-đu giáo được tôn thờ, các vị thần trong tín ngưỡng bản địa trước Ấn hóa đã được bọc một tấm áo Hin- đu giáo để bước vào các đền tháp Champa và ngược lại, các vị thần Hin-đu giáo cũng được hóa thân thành những vị thần địa phương khi Hin-đu giáo được “bản địa hóa”, Chăm hóa. Tuy vậy, Hin-đu giáo hầu như chỉ tồn tại trong lớp thượng tầng xã hội; chỉ giới vương tôn quí tộc mới có quyền hành lễ và dự lễ35, chỉ có những tu sĩ Balamôn và những người thuộc đẳng cấp cao mới được vào trong gian điện thờ36. 2) Sự phân chia đẳng cấp Đọc thêm 1) Nguồn gốc phân chia đẳng cấp tại Ấn Độ Ba nghìn năm trước công nguyên, người Dravida (Dravidian) đã định cư trên tiểu lục địa Ấn Độ dọc lưu vực sông Ấn và sông Hằng. Họ được cho là chủ nhân của nền văn minh Thung lũng sông Ấn rực rỡ. Người Dravida có vóc dáng nhỏ, nước da sậm màu và mũi lớn hơi tẹt. Tại vùng cao nguyên bắc Iran, giáp vùng biển Caspian có giống người Arya (Aryan) nói ngữ hệ Ấn – Âu, nhân chủng học gọi họ là người Ấn – Âu tiền sử (proto Indo – European), biểu tượng đặc trưng của họ là Swastika (Svastika, chữ Vạn). Một nhánh của người Arya đã di cư sang xâm chiếm Âu châu. Một nhánh khác đã di cư đến miền bắc tiểu lục địa Ấn Độ từ khoảng 1.600 năm trước công nguyên mang theo ngôn ngữ của mình và sáng tạo nên chữ viết Sanskrit. Người Arya cao lớn, nước da sáng màu và mũi cao nhọn. Khi mới đến, người Arya họ đơn thuần là dân di trú nhưng về sau họ dùng vũ lực làm chủ được cả xứ Ấn Độ. Người Dravida và các thổ dân khác bị chinh phục, một số trở thành tù binh rồi làm nô lệ cho Arya, số còn lại phải bỏ chạy vào rừng sâu hoặc kéo nhau tràn xuống định cư ở phía nam Ấn. Tuy vậy vào lúc đầu, trình độ văn hoá của người Arya thấp hơn người Dravida, nhưng sau họ tiếp thu văn hoá của kẻ bị chinh phục, tiếp thu kỹ thuật canh nông và chuyển sang đời sống định cư thành từng bộ lạc gồm nhiều làng cộng đồng tương đối tự trị do một hội đồng gia tộc cai trị. Mỗi bộ lạc có một người cầm đầu gọi là raja mà quyền hành bị một hội đồng bộ lạc hạn chế. Các bộ lạc hợp nhau theo vùng lãnh thổ tạo thành từng tiểu quốc, đứng đầu bởi một ông vua mà quyền hành cũng bị một hội đồng chiến sĩ hạn chế. Cũng như mọi dân tộc khác, người Arya lo sợ bị đồng hóa, đặc biệt trong bối cảnh dân số của họ ít hơn nhiều so với lớp cư dân bản địa của tiểu lục địa nên họ đã đề ra những quy định mang tính cách “phân biệt chủng tộc”. Đầu tiên phân chia đẳng cấp dựa theo màu da (varna – nghĩa gốc là “màu da”). Sau đó đến thời kỳ Bà La Môn (1.000 – 500 năm trước công nguyên), với sự phát triển của xã hội và tư tưởng, sự phân hóa giai cấp càng trở nên khắc nghiệt mà do đó sự phân chia đẳng cấp trở thành phân chia tập cấp (casta – nghĩa gốc là “thuần khiết”) với bốn đẳng cấp mang tính thế tập và giới ti tiện ngoài đẳng cấp (patria – gồm những bộ lạc thổ dân không cải tôn, tù binh, nô lệ)37. Cũng như ở Ấn Độ, cư dân Champa được chia thành bốn đẳng cấp: 33 Bia Võ Cạnh và bia Mỹ Sơn I không có ghi niên đại. Các nhà nghiên cứu dựa trên tự dạng chữ Phạn mà đoán định ra niên đại. 34 Ngô Văn Doanh [1], tr. 353. 35 Nguyễn Văn Huy [1]. 36 Phan Quốc Anh, Ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ với văn hóa Champa, website PhanQuocAnh 37 Will Durat, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB VHTT 2002 (tái bản), tr. 39. Chữ “tập cấp” do Nguyễn Hiến Lê đề xướng. 21
- 1) Brāhmana (phiên âm là Bà La Môn; Anh ngữ: Brahmin, Brahmana) là giới tăng lữ nắm quyền văn hóa tư tưởng và học thuật. Phần lớn họ là người Ấn Độ 38. 2) Kṣatriya (Anh ngữ: kshatriya, satriya) là giới vua chúa, quí tộc, chiến sĩ nắm quyền chính trị và quân sự. Phần lớn là người Chăm gốc Nam Đảo. 3) Vaishya (Anh ngữ: vaisya, vysyas, wesya), là giới thương gia và phú nông. Đa số là người Chăm giàu có và người Thượng 39 gốc Nam Đảo. 4) Sūdra (Anh ngữ: Shudra, Sudra), là giới thợ thủ công, bần dân, đầy tớ. Đa số là các sắc dân miền núi và tù binh. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu không thấy có sự phân chia đẳng cấp xã hội trong những bia ký tìm được trên lãnh thổ bắc Chiêm Thành. Ngược lại trên lãnh thổ nam Chiêm Thành, đẳng cấp Shudra vẫn tiếp tục tồn tại cho tới thế kỷ 19. Ngày nay đẳng cấp Brahmin chỉ còn thấy trong các dịp tế lễ của giáo dân đạo Bà La Môn (các thầy Paseh, Tapah) và đạo Bani (các thầy Char, Po Adhya, Po Bac) mà thôi, nhưng đã biến dạng rất nhiều so với nguyên thủy40. 3) Chữ viết và văn học cổ Đọc thêm 2) Tiến trình lịch sử chữ viết Chăm Có thể chia thành hai thời kỳ: 1. Văn tự khắc (trên đá hay gạch): từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV bằng hai thứ ngôn ngữ và văn tự Phạn và Chăm cổ. Văn bia Võ Cạnh, niên đại thế kỷ IV, được xem là sớm nhất. Minh văn Biên Hòa, niên đại thế kỷ XV41, được xem là trễ nhất42. Sau thế kỷ XV, không phát hiện thấy văn tự khắc.43 2. Chữ Akhar Thrah – vốn đã thoát khỏi vỏ bọc của chữ Phạn44, có từ thế kỷ XVII và được lưu truyền cho đến nay. Chất liệu sử dụng để ghi chép là giấy, vải, vỏ cây bồ đề, lá buông…. Chữ được ghi lại và gìn giữ trong dân gian bởi giới tu sĩ, bô lão Chăm (Gru). Họ xem đó là một di sản tinh thần, một phương tiện thiêng liêng để nối liền sự liên hệ giữa chức sắc và thần linh45 nên cho đến nay, chữ “của thần thánh” chỉ được các Po Gru truyền dạy cho theo phương pháp cổ truyền cho vài người thật tin cậy hoặc con cháu trong nhà. Gần đây đã xuất hiện xu hướng chỉnh lý (1964), cải cách (sau 197546 ) chữ Akhar Thrah cho phù hợp với thời hiện đại, mang tính phổ cập hơn, tránh đi những hiện tượng giấu chữ, thần bí hóa chữ viết 47… 38 Thành phần các đẳng cấp (in nghiên) được dẫn theo Nguyễn Văn Huy [1]. 39 Chữ để chỉ chung các sắc dân sống trên cao – Tây Nguyên. 40 Nguyễn Văn Huy [1]. 41 Minh văn Biên Hòa được khắc sau tượng đá thần Vishnu tư thế ngồi, hiện đang thờ tự tại chùa Bửu Sơn, thành phố Biên Hòa (Nguyễn Đức Hiệp [1], Một thoáng Đông Nam Bộ, website vanchuongviet.org). Minh văn có niên đại 1421 (Ngô Văn Doanh [1], tr. 424) hay 1441 (Lương Ninh [1], tr.182) ? 42 Còn có di tích khảo cổ học mộ Bình Truông (Quảng Ngãi) có di vật bằng hiện kim có khắc chữ Chăm cổ thế kỷ XV (Lê Công Tâm dẫn lại từ Đinh Bá Hòa, Lê Công Tâm, sđd, tr.9). 43 Thế nhưng Po Dharma trong bài Ngôn ngữ và chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử, đăng trên Champaka 15 thì cho giai đoạn “lưu truyền trên bia kí” đến tận thế kỷ XVI ! 44 Huỳnh Văn Mỹ, Những tàng thư Chăm, Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 21/12/2003. 45 Quảng Văn Đại, Ngôn ngữ chữ viết dùng trong cộng đồng chức sắc Chăm Ahiér, Champaka. 46 Vẫn đang có những tranh luận chung quanh việc cải cách sau 1975. 47 Thuở trước, giấy, bút, mực hiếm và khá đắt nên mỗi trang giấy có ghi chữ Chăm đều rất quý. Phải tốn một xe trâu chở thóc (800 kg) mới thuê được thợ chép sách để có nguyên tác Akayet Dewa Mưno chỉ dài 460 câu lục bát Chăm, do vậy chúng được xem như báu vật gia truyền. Sách vở được cất vào rương đan bằng tre lát rồi treo trang trọng lên xà ngang ngay giữa nhà. Định kỳ hàng tháng, với lễ vật đơn sơ, người Chăm làm lễ rước xuống mang hong nắng. Sách lâu ngày không được dùng tới gọi là sách hoang (akhar bhaw), sẽ mang đến điềm không lành cho chủ nhân của chúng. Khi đó hoặc khi sách vở bị mục nát, chủ nhân phải làm lễ tạ rồi đem thả xuống sông hoàn 22
- Ngoài ra, từ đầu thế kỷ XX còn xuất hiện chữ Chăm Latin, cả phiên âm lẫn chuyển tự, nhưng mỗi tác giả, mỗi giai đoạn lại có một cách sử dụng khác nhau và không được người Chăm chấp nhận rộng rãi. 3.1) Chữ Phạn (Sanskrit) Từ đầu công nguyên, chữ Phạn đã được du nhập vào nam Trung bộ rồi được truyền bá rộng rãi hơn ra bắc và phía nam, lãnh thổ Phù Nam. Bia sớm nhất được tìm thấy tại làng Võ Cạnh (Diên Khánh, Khánh Hòa) cách Nha Trang 6km về phía nam. Niên đại của bia, trước đây được cho chậm nhất là cuối thế kỷ II nhưng xu hướng hiện nay xác định muộn hơn, thuộc thế kỷ IV48. Chữ Phạn trên bia có tự dạng rất gần với kiểu viết các bia ký Amaravati ở nam Ấn Độ khoảng cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ IV49. Trong khá nhiều trường hợp, mỗi bia ký Champa đều có cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ. Khi bày tỏ với thần thánh, về gia hệ, công đức, thành tích của vua thì viết bằng chữ Phạn50. Phần chữ Chăm cổ thường là nội dung nói tới người trần thế51. 3.2) Chữ Chăm cổ Người Champa đã sớm tiếp thu hệ thống văn tự Phạn cổ để sáng tạo ra chữ viết của riêng mình. Chữ Chăm cổ xuất hiện sớm nhất trên bia được tìm thấy ở Đông Yên Châu (Diên Phước, Quảng Nam). Bia này được đoán là có niên đại khoảng thế kỷ IV, V 52 ; như vậy có thể nói Champa là quốc gia ở Đông Nam Á có chữ viết sớm nhất bằng thổ ngữ. 3.3) Văn học cổ Champa Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa cổ Ấn Độ, cho nên các triều đại phong kiến Champa thường dùng chữ Phạn để bày tỏ ý tưởng của mình đối với các thần linh, cho nên, ý nghĩa văn chương của bia ký Champa rất lớn. Các tác giả bia ký cố gắng dùng lời lẽ văn hoa, nhiều điển tích và ẩn dụ của văn học Ấn Độ để thể hiện ý tưởng của mình. Vì thế những văn bia Champa là một mảng quan trọng của văn học cổ Champa, đặc biệt là phần bằng chữ Phạn được viết theo những thể thơ phổ biến của Ấn Độ. 4) Lịch pháp Qua bia ký, người ta biết được Champa đã dùng lịch Shaka cổ của Ấn Độ, thuộc loại âm dương lịch với cách tính khá phức tạp. Shaka có năm đầu tiên (0) trùng với năm 78 Công nguyên, năm 2000 Công nguyên tương ứng năm 1922 Shaka53. trả lại đất trời (Nguồn: Inrasara, Chuyện chữ, Website Tiền Vệ và Nguyễn Yên Thy, Tìm lịch sử trên lá buông, báo Người Lao Động được Việt Báo online đăng lại ngày 20/02/2004). 48 Có nhiều tranh luận về chủ nhân của tấm bia này. Có người cho đó là Phạm Sư Man là vua của Phù Nam và từ đó cho rằng lãnh thổ Phù Nam đã vươn ra đến tận miền Trung. Có người việc gán ghép với vị thủ lãnh Khu Liên lập ra nhà nước Lâm Ấp vào năm 192 sau Công nguyên từ đó kéo dài lãnh thổ của Lâm Ấp đến tận Khánh Hòa ngày nay. Còn có ý kiến cho rằng tấm bia này là “cột mốc” biên giới giữa Phù Nam với Champa. Tuy vậy, khó có thể xác định tấm bia này là thuộc Champa ngoài việc vị trí tìm thấy bia là ở phần đất một thời là lãnh thổ vương quốc Champa. Chủ nhân có thể là vị thủ lãnh của một lãnh địa ở phía nam Lâm Ấp. Kết thúc cuộc tranh luận kéo dài nữa thế kỷ, J. Filiozat cho rằng bia này chỉ nhắc lại, tỏ lòng thương nhớ, theo truyền thống, một dòng vua Pallavah ở Nam Ấn là Sri Mara (Lương Ninh [1], tr. 180). 49 Ngô Văn Doanh [1], tr. 403. 50 Lương Ninh [1], tr. 182. 51 Ngô Văn Doanh [1], tr. 406. 52 Coedes G., IICC, C. 174 được Ngô Văn Doanh [1] trích lại, sđd, tr. 403. 53 Lịch Shaka có giờ, ngày, tháng, năm không hoàn toàn giống về độ dài thời gian lẫn về ý nghĩa với đơn vị thời gian hiện ta đang dùng . Ở phần đọc thêm, những từ in nghiên là tên Phạn của các đơn vị đo lường thời gian theo lịch Shaka, những từ gạch dưới là đơn vị thời gian hiện ta đang dùng. 23
- Đọc thêm 3) Lịch Shaka Có bảy vaasara (hôm) tương ứng bảy ngày trong tuần: Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Kim, Sao Thổ. Tithi (ngày mặt trăng)54 là khoảng thời gian của một mas chia ra 30. Mỗi tithi tương ứng 21 giờ 51 phút và 26,3 giây. Mas (tháng mặt trăng) là khoảng thời gian mặt trăng hoàn tất một chu kỳ theo sao dài 27 ngày 7 giờ 43 phút 11,5 giây (Thiên văn học gọi là “tháng thiên văn” hay “tháng sao”). Mỗi mas có hai paksha: Nửa sáng (shuklapaksha) tương ứng Thượng tuần và Nửa tối (krishnapaksha) tương ứng Hạ tuần. Mỗi 14 tithi của Thượng tuần có tên khác nhau. Các tithi của Hạ tuần được gọi tên lập lại theo Thượng tuần. Riêng tithi thứ 15 của mỗi nữa có tên khác nhau (Amavasya – Trăng đầy, Purnima – Trăng mới) 55. Ngày nào mà trăng mới xuất hiện trước lúc mặt trời mọc thì đó là ngày đầu tiên của tháng. Mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày. Bình minh vào tithi nào thì ngày mang tên của tithi đó, nhưng tên của ngày không hẳn theo thứ tự tên của tithi. Đó là do độ dài của ngày (24 giờ) khác với tithi (gần 22 giờ). Xuất hiện hai trường hợp: A) Hai ngày liên tiếp có cùng tithi: ngày sau vẫn lấy tên của tithi nhưng có chữ “thêm” – adhika tithi. B) Đôi khi một tithi không hề trùng với lúc mặt trời mọc thì tithi đó có chữ “mất” – kshaya tithi. Có 12 tên để đặt cho 12 mas. Nhưng việc đặt tên cho mas không đơn giản, còn phải xem qua các nakshatra. Hoàng đạo được chia thành 27 nakshatra (cung hoàng đạo) ứng với chu kỳ 27 ngày của “tháng thiên văn”. Phần lẻ của “tháng thiên văn” tạo thành nakshatra thứ 28 (nhuận). Mỗi nakshatra ứng với một sao hay chòm sao. Cung đầu tiên ứng với Chitra56, mas nào gần với cung này nhất thì được đặt tên là Chaitra (tháng Giêng) và năm mới bắt đầu từ tháng đó. Năm Shaka có 12 mas, tương ứng 356 ngày. Do vậy cứ mỗi 32,5 mas lại có một tháng nhuận – adhik mas masa, nhưng cách thêm tháng nhuận không phải trên cơ sở tính toán đơn thuần mà dựa trên cách xem sao. Do vậy mà người Chăm có câu nói “Chỉnh tháng thì nhìn ngôi sao. Định giờ thì nhìn mặt trời. Định ngày thì nhìn mặt trăng”. Tháng thêm được mang tên của tháng trước liền kề. Cùng đó còn có tình trạng mất tháng, được gọi là mas kshay, khi đó tháng chung được đặt tên của cả hai tháng trước và sau liền kề bị mất không được đặt tên. Với lễ hội, trường hợp thêm tháng nhuận thì lễ hội thường được tổ chức vào tháng nhuận; trường hợp mất tháng thì các lễ hội trong hai tháng bị mất được tổ chức chung trong tháng chung. Thứ tự viết lịch: Năm Shaka Z, hôm Mặt trời, ngày 12, hạ tuần, tháng Y. 5) Âm nhạc và múa Thư tịch cổ Trung Quốc như Tùy thư (cuối thế kỷ VI – đầu thế kỷ VII) chép Chiêm thành có nhiều nhạc cụ, “dịp lễ, đám cưới cũng có nhạc, múa”. Họ có nhạc điệu trống và cả hát mà vua quan Đại Việt rất ưa thích, mà Việt Sử lược và Đại Việt Sử ký Toàn thư đã ghi, có đội múa và điệu múa rất hấp dẫn mà Lê Hoàn khi đi đánh Champa năm (982) đã bắt hàng trăm kỹ nữ cung đình57. Trong sinh hoạt văn hóa của vương quốc Champa có lẽ đã có ba hình thức ca múa nhạc: dân gian, cung đình và tôn giáo; nhưng hầu như không còn tư liệu nói về nhạc điệu, ca từ và vũ điệu Champa cổ. Ngày nay các nhà nghiên cứu hình dung chung qua sinh hoạt ca múa nhạc của người Chăm hiện đại và thông qua các hình ảnh chạm khắc tại các đền đài cổ. 54 Ở đây dùng “ngày mặt trăng” hay “tháng mặt trăng” thay cho “ngày âm lịch”, “tháng âm lịch”. 55 Mỗi một tithi có một vị thần chủ và điềm hung, cát. 56 Chitra là tên Phạn của sao Giác (Spica), một trong những ngôi sao sáng nhất, nằm trong Xử Nữ. 57 Lương Ninh [1], tr. 200. 24
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn