intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÁN ĂN Ở TRẺ EM

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây chán ăn kéo dài ở trẻ em. Khảo sát 132 trẻ dưới 4 tuổi có tình trạng chán ăn kéo dài. Kết quả cho thấy các mức độ chán ăn nhẹ, vừa và nặng xấp xỉ 25%, có 96,2% trẻ bắt đầu chán ăn ở độ tuổi dưới 36 tháng, 79,5% có nguyên nhân gây ra chán ăn, trong đó có 49% do nhiễm trùng, 11% do chuyển tiếp chế độ ăn không đúng cách, 8% do stress, 12% do các nguyên nhân khác và 20,5% không rõ nguyên nhân....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÁN ĂN Ở TRẺ EM

  1. CHÁN ĂN Ở TRẺ EM TÓM TẮT: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây chán ăn kéo dài ở trẻ em. Khảo sát 132 trẻ dưới 4 tuổi có tình trạng chán ăn kéo dài. Kết quả cho thấy các mức độ chán ăn nhẹ, vừa và nặng xấp xỉ 25%, có 96,2% trẻ bắt đầu chán ăn ở độ tuổi dưới 36 tháng, 79,5% có nguyên nhân gây ra chán ăn, trong đó có 49% do nhiễm trùng, 11% do chuyển tiếp chế độ ăn không đúng cách, 8% do stress, 12% do các nguyên nhân khác và 20,5% không rõ nguyên nhân. Dù nguyên nhân đã được giải quyết tốt, nhưng đa số trẻ vẫn tiếp tục chán ăn. Ðiều này cho thấy cần tìm hiểu sâu hơn về mặt cận lâm sàng. SUMMARY EXPLORATION OF ANOREXIC STATUS IN CHILDREN Nguyen Thanh Danh * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 3 - No 1 - 1999: 160- 164
  2. The study aimed to find out the causes of the chronic anorexia in children. Explorating132 chronic anorexic children under years of age. The result have shown that : degrees of mild, moderate, severe anorexia were approximate 25% ; 96,2% of the children began to be anorexia at under three years of age, with 79,5% of them had the first causes. In which, infection 49%, wrong transfer in diet 11%, stress 8%. Other causes 12%, and unknown causes 20,5%. Almost the anorexia in children were still continuing even though the anorexic causes were solved, so it is necessary to find out the paraclinical profound causes of the anorexia in children. ÐẶT VẤN ÐỀ: Chán ăn kéo dài là nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng (SDD) và chậm phát triển ở trẻ em, dù trẻ thuộc gia đình không thiếu ăn. Chỉ riêng tại Trung Tâm Dinh Dưỡng Trẻ Em TP.Hồ Chí Minh, tùy theo mùa hàng ngày có từ 25% - 30% trẻ đến khám vì lý do chán ăn và hàng năm có đến hàng chục ngàn lượt trẻ đến khám vì lý do này và thường kèm theo đứng cân, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Các báo cáo thường đề cập đến vấn đề tâm lý, lứa tuổi các sai lầm do ăn uống và đã có những thành công nhất định (10,12) . Tuy vậy, trên thực tế không khỏi tránh được những bế tắc khi áp dụng.
  3. Do đó khảo sát này nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá mức độ chán ăn để giúp cho việc điều trị và phòng ngừa được tốt hơn. ÐỐI TƯỢNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Ðối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 4 tuổi có tình trạng chán ăn kéo dài, ít nhất là nửa tháng gồm 72 nam và 60 nữ với tình trạng dinh dưỡng từ bình thường đến SDD ở các mức độ khác nhau đến điều trị tại Trung Tâm Phục Hồi Trẻ Mồ Côi Suy Dinh Dưỡng vào các sáng thứ 3, 5, 7 và tại Trung Tâm Dinh Dưỡng Trẻ Em vào các sáng thứ 2, 4 hàng tuần trong 10 tháng, từ tháng 10 năm 1997 đến tháng 8 năm 1998. Tiêu chuẩn loại trừ: Các trẻ chán ăn cấp tính với nguyên nhân đã rõ ràng như nhiễm trùng cấp, đang mắc các bệnh nội khoa, dị tật bẩm sinh, gia đ ình không đủ sức nuôi. Phuơng pháp nghiên cứu: - Loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả. - Kỹ thuật thu thập số liệu: Tất cả các cháu được khám và ghi nhận các số đo về nhân trắc, tiền sử, bệnh sử, các biểu hiện lâm sàng, các nguyên nhân gây
  4. chán ăn. Nguyên nhân do nhiễm trùng được ghi nhận từ bệnh án, giấy ra viện, sổ y bạ và toa thuốc của bệnh nhi. - Số năng lượng tiêu thụ theo kilogram thể trọng trong ngày (Kcal/Kg/Ngày) được ước lượng dựa vào số lượng và chất lượng thức ăn đưa vào cơ thể bằng phương pháp hỏi ghi trực tiếp 24 giờ trong 3 ngày liên tiếp có đối chiếu với (9) các dụng cụ đo lường chuẩn . Tất cả các thức ăn được qui đổi ra trọng lượng lương thực, thực phẩm sống sạch. Sau đó dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam(4) để tính ra giá trị sinh năng lượng của khẩu phần. Sữa do bú mẹ được tính dựa theo lượng sữa bài tiết của các bà mẹ cho con bú ở Việt Nam và các nước đang phát triển (6,11), kết hợp với tình trạng tiết sữa, số lần và khoảng cách cho bú trong 24 giờ : 0-6 tháng: 500-700ml sữa/ngày; một lần bú: 60ml 6-12 tháng: 400-600ml sữa/ngày; một lần bú: 50ml 12-24 tháng:300-500ml sữa/ngày; một lần bú: 35ml CÁC TIÊU CHUẨN ÐÁNH GIÁ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được phân loại theo Tổ Chức Y Tế Thế
  5. Giới và quần thể tham khảo National Center For Health Statistic với chỉ tiêu cân nặng theo tuổi. Cách đánh giá mức độ chán ăn được dựa vào số năng lượng tiêu thụ mỗi ngày cho mỗi kg cân nặng thường ít hơn nhu cầu tối thiểu 100 Kcal/Kg/Ngày. Mức độ được đánh giá như sau : Nhẹ: (70-
  6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khảo sát 132 trẻ chán ăn gồm 72 nam và 60 nữ, có độ tuổi từ 3 tháng đến 48 tháng, có tình trạng dinh dưỡng : 30 trẻ bình thường, 36 trẻ SDD độ I, 56 trẻ SDD độ II và 10 trẻ SDD độ III và có vùng cư ngụ được phân bố như sau: % BIỂU ÐỒ 1: Tỉ lệ % phân bố theo vùng cư ngụ của trẻ đến khám. Tuổi bắt đầu chán ăn và tuổi đến khám %
  7. BIỂU ÐỒ 2 : So sánh tỉ lệ phân bố theo tuổi bắt đầu chán ăn và tuổi đến khám. Hầu hết (96,2%) trẻ khởi sự chán ăn trước 36 tháng và tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi bắt đầu ăn dặm cho đến 2 tuổi (87,1%) và đỉnh cao nhất của lứa tuổi xuất hiện chán ăn là 6-12 tháng tuổi (31,8%), đỉnh tuổi lúc đến khám từ 12- 24 tháng (39,4%). Tuổi bắt đầu chán ăn và tuổi đến khám có sự sai biệt thống kê rất lớn (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2