intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn bệnh cho con qua chất thải

Chia sẻ: Khanhlkkk Kahnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, việc “ăn gì ra nấy” sẽ để lại nhiều dữ kiện có ích cho các bậc cha mẹ dễ dàng đoán biết tình trạng sức khoẻ của con. Bạn đã trang bị đủ kiến thức để khi mục kích sở thị là biết ngay con đang khoẻ hay ốm? Nếu chưa, MarryBaby đã sẵn sàng để cung cấp cho bạn ngay những thông tin cần thiết

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn bệnh cho con qua chất thải

  1. Chẩn bệnh cho con qua chất thải
  2. Với trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, việc “ăn gì ra nấy” sẽ để lại nhiều dữ kiện có ích cho các bậc cha mẹ dễ dàng đoán biết tình trạng sức khoẻ của con. Bạn đã trang bị đủ kiến thức để khi mục kích sở thị là biết ngay con đang khoẻ hay ốm? Nếu chưa, MarryBaby đã sẵn sàng để cung cấp cho bạn ngay những thông tin cần thiết. Phân con cho biết gì? Ở các bé sơ sinh, phân của bé sẽ thay đổi tương ứng với sự thay đổi sữa mẹ (nếu mẹ thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày). Chỉ cần người mẹ thay đổi món ăn, hay chế độ ăn là chất lượng và mùi vị của sữa đã thay đổi. Do tính chất đặc biệt ấy của sữa mẹ đôi khi nhiều bà mẹ giật mình vì những thứ con mình thải ra, có lúc bé đi ngoài liên tục, có lúc lại không đi, phân có lúc rắn có khi lại lỏng, khi màu vàng, khi lại màu nâu. Về màu sắc của phân, bạn cần có những lưu ý sau: Phân màu vàng lẫn màu xanh: Thường sinh ra do cách bú của bé làm cho đầu vú giãn không tốt làm hạn chế khả năng tiết sữa. Hãy thử chỉnh tư thế bú của bé, cho con ngậm đầu vú sâu sẽ giúp cho sữa chảy tốt hơn. Màu của phân có thể tiết lộ ít nhiều về sức khoẻ thật sự của bé.
  3. Phân có lẫn nước mũi: Có thể do nước mũi bé nuốt vào lẫn ra với phân. Phân có lẫn máu: Có thể có vết thương ở hậu môn hoặc do bị dị ứng protein trong thực phẩm của mẹ hoặc của con, hoặc có thể có máu ra từ ruột. Nếu phân của bé có lẫn máu mẹ phải xem thật kỹ, nếu cần nên giữ tã giấy đó lại để đi xét nghiệm phân. Khi phát hiện bất kỳ điều gì bất thường trong tã bé, bạn cần đưa bé đi khám ngay. Phân lẫn nhiều nước: Thường gặp ở trường hợp người mẹ uống thuốc kháng sinh, nên gây cho con đi ngoài bị lỏng. Trẻ bú sữa mẹ tiêu hóa tốt, bã thực phẩm thải ra rất ít nên trẻ không cần thiết phải đi ngoài hằng ngày, có trẻ chỉ đi ngoài 2-3 lần trong tuần. Nếu trẻ ăn no, ngủ kỹ, vui vẻ, không quấy vì khó ở, vẫn tăng cân đều,
  4. đi tiểu trên 6-8 lần ngày chứng tỏ mọi thứ đều bình thường mẹ không cần lo lắng nhiều. Nước tiểu của con “nói” sao? Cũng như phân, nước tiểu của trẻ cũng có thể được xem như một loại biểu đồ sức khoẻ phản ánh tình trạng dinh dưỡng và lượng nước trong cơ thể của bé. Nếu nước tiểu của bé không có màu vàng nhạt và trong, mẹ cần chú ý đến màu sắc của nước. Cụ thể như sau:
  5. Bất kỳ sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng nào cũng có thể làm đổi màu nước tiểu của con. Màu đỏ hoặc hồng sậm: Thức ăn hoặc nước ép các loại trái cây có màu đỏ như dâu tây, dưa hấu… có thể làm nước tiểu của bé đổi màu. Nhưng tình trạng này chỉ xảy ra trong ngày, sau đó sẽ bình thường trở lại. Nếu tình trạng trên kéo dài, kèm theo biểu hiện đau khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, có thể bé bị viêm nhiễm, xuất huyết nội đường tiết niệu. Bạn nên đưa bé đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Màu cam: Khi thấy nước tiểu của con có màu cam đậm, bạn cần kiểm tra xem bé có thường xuyên được bổ sung nước cho cơ thể và có uống đủ nước hay không (1kg trọng lượng cơ thể, trẻ cần 0,06-0,08 lít nước). Ngoài thực phẩm giàu vitamin C hoặc có màu vàng, cam như cà rốt, đu đủ, thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu của bé đổi màu. Khi hết dùng thuốc, màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Màu nâu sậm: Nước tiểu có màu như nước trà đặc có thể liên quan đến các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan hoặc do có hiện tượng vỡ hồng cầu (bệnh sốt rét, nhiễm trùng huyết…). Bạn nên đưa con đi khám sớm để có giải pháp can thiệp kịp thời.
  6. Mỗi bé con đều là báu vật của mẹ. Hãy nâng niu và để ý đến màu nước tiểu của báu vật mong manh này, mẹ nhé! Nước tiểu đục: Nước tiểu vàng đục, lợn cợn và có mùi khó chịu là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là bệnh đứng thứ ba trong số các bệnh thường mắc phải ở trẻ em (sau nhiễm khuẩn hô hấp và đường tiêu hóa). Bệnh này có thể điều trị bằng kháng sinh nhưng bạn cần đưa bé đi khám để được kê toa chính xác. Nước dãi của con biểu hiện gì? Chảy dãi là hiện tượng hay gặp ở trẻ em. Qua nước dãi, bạn có thể đoán được bé yêu đang gặp trục trặc về răng lợi, tuyến nội tiết, hay các bệnh liên quan đến hệ thần kinh… Khi nước dãi của trẻ có mùi hôi, rất nhiểu khả năng trẻ đang gặp vấn
  7. đề về răng miệng, viêm lợi… Để khắc phục tinh trạng này bạn hãy năng vệ sinh răng miệng cho bé bằng nước muối loãng sau mỗi lần bé ăn xong. Khi nước dãi của trẻ xuất hiện màu trắng đục thì lời khuyên cho bạn đó là hãy cho bé đến bác sĩ để có kết luận cụ thể và chính xác về tình trạng sức khỏe của bé. Vì nhiều trường hợp trẻ tiết nước dãi màu trắng đục là do bị rối loạn thần kinh, tuyến nội tiết gặp trục trặc…Ngoài ra các mẹ nên thường xuyên cho trẻ đeo yếm dãi để hạn chế nước dãi bị ngấm vào người gây ẩm ướt khiến bé dễ bị cảm lạnh, lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi mãn tính rất khó điều trị. Thậm chí nước dãi của bé cũng có thể cho mẹ biết tình trạng sức khỏe.
  8. Những trẻ có hiện tượng tăng tuyến nước bọt lại rất dễ nuôi, không khó ăn, vì vậy tăng cân tốt do trong nước bọt có chứa Amylase, là Enzym thủy phân tinh bột, một khâu quan trọng trong quá trình tiêu hoá, giúp việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Những năm đầu đời của bé đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện sau này. Do đó, các mẹ đừng nên bỏ qua bất kỳ biểu hiện “khả nghi” nào dù là nhỏ nhặt nhất. Chúc cho các thiên thần của mẹ luôn sản xuất ra những “sản phẩm” chiếu theo thông tin trong bài thì đều là khoẻ mạnh và an toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0