intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán và điều trị một số khó khăn trong học Toán của học sinh Trung học phổ thông

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

67
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Chẩn đoán và điều trị một số khó khăn trong học Toán của học sinh Trung học phổ thông trình bày: Thực trạng dạy học toán ở các trường phổ thông cho thấy có một bộ phận học sinh học toán rất dễ dàng, đạt được những thành công trong học toán, nhưng đối với phần lớn học sinh, môn toán lại là môn học khó và nhiều em có xu thế ngày càng ít đam mê môn toán,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán và điều trị một số khó khăn trong học Toán của học sinh Trung học phổ thông

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ KHÓ KHĂN<br /> TRONG HỌC TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> TRẦN THÚY HIỀN<br /> Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Thực trạng dạy học toán ở các trường phổ thông cho thấy có một<br /> bộ phận học sinh học toán rất dễ dàng, đạt được những thành công trong học<br /> toán, nhưng đối với phần lớn học sinh, môn toán lại là môn học khó và nhiều<br /> em có xu thế ngày càng ít đam mê môn toán. Tiến hành chẩn đoán một số<br /> khó khăn và đề xuất biện pháp điều trị là việc làm cần thiết và hữu ích nhằm<br /> giúp học sinh tiến bộ hơn trong học toán. Trong bài báo này, chúng tôi muốn<br /> đề xuất một phương pháp chẩn đoán khó khăn, thiết kế công cụ chẩn đoán,<br /> đưa ra một số nhận định về những khó khăn, phân tích kết quả điều tra và<br /> phát hiện ra được một số nguồn gốc của những khó khăn trong học toán. Các<br /> ví dụ minh họa trong bài báo được trích dẫn từ nghiên cứu của chúng tôi về<br /> chẩn đoán khó khăn của học sinh khi học đạo hàm.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Những sai lầm của học sinh thể hiện trong học toán có thể bộc lộ những khó khăn của<br /> các em. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến những sai lầm về khái niệm, về nhận thức, có<br /> tính bản chất, thể hiện một sự hiểu sai trong toán học. Một trong những nguyên nhân<br /> dẫn đến sai lầm của học sinh là các em có những khó khăn, cản trở về nhận thức trong<br /> quá trình học. Những khó khăn trong quá trình học toán thể hiện bản chất của hiện<br /> tượng học sinh không đủ khả năng để xây dựng được lời giải cho một bài toán, mà<br /> nguyên nhân không phải bắt nguồn từ bất kỳ một sự phát triển chậm về trí tuệ hay do có<br /> sự tổn thương ở phần nào đó của bộ não và cũng không phải bắt nguồn từ một bệnh lý.<br /> Trong bài báo này, chúng tôi muốn đề xuất một phương pháp chẩn đoán khó khăn trong<br /> học toán của học sinh.<br /> 2. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ<br /> Trong lĩnh vực y học, bác sĩ chẩn đoán cho bệnh nhân trước khi kê đơn thuốc điều trị.<br /> Khi một bệnh nhân nói với bác sĩ rằng tôi bị đau ở dạ dày, công việc của bác sĩ là phải<br /> tìm xem bệnh nhân bị đau ở phần nào của dạ dày và nguyên nhân của sự đau đớn đó là<br /> do đâu. Công việc thực sự mà bác sĩ cần phải làm là tìm ra nguyên nhân và loại bệnh mà<br /> bệnh nhân mắc phải, sau đó sẽ kê đơn thuốc để điều trị. Như vậy, chẩn đoán là tìm ra<br /> nguyên nhân, phân loại tính chất của sự vật, hiện tượng, nói cách khác là đi xác định<br /> bản chất của vấn đề.<br /> Trong giáo dục toán, trước khi bắt đầu chẩn đoán, công việc phải làm là đi tìm những<br /> sai lầm, những lỗi mà học sinh thường mắc phải, thông tin thu thập được càng nhiều,<br /> càng chân thực càng tốt và chẩn đoán là quá trình phân tích để tìm ra nguyên nhân dẫn<br /> đến những sai lầm đó. Chẩn đoán khó khăn trong học toán là một quá trình xuất phát từ<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 132-141<br /> <br /> CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN…<br /> <br /> 133<br /> <br /> những sai lầm mắc phải của học sinh, phân tích làm rõ xem có phải sai lầm đó là biểu lộ<br /> của khó khăn về mặt nhận thức và xác định loại khó khăn đã gây trở ngại cho học sinh<br /> trong quá trình học toán. Sau đó, đề xuất các biện pháp điều trị giúp học sinh vượt qua<br /> những khó khăn đó.<br /> 3. THIẾT KẾ CÔNG CỤ CHẨN ĐOÁN<br /> Chúng tôi xây dựng một bài kiểm tra chẩn đoán với sự kết hợp những câu hỏi có kết<br /> thúc đóng (close – ended question) và những câu hỏi có kết thúc mở (open – ended<br /> question). Những câu hỏi kết thúc đóng được dùng là những câu hỏi có nhiều lựa chọn,<br /> thiết kế dựa trên sự hoài nghi những khó khăn về nhận thức với những câu hỏi được làm<br /> thành công thức để có thể tạo ra sự hiểu sai và các lỗi; những câu hỏi có kết thúc mở tạo<br /> cơ hội cho học sinh bày tỏ sự hiểu biết của mình về toán học. Mỗi câu hỏi được biên<br /> soạn dựa trên các mức độ nhận thức của Bloom: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và khả<br /> năng bậc cao (KNBC).<br /> Quá trình phân tích đánh giá công cụ chẩn đoán: Tính khách quan và tính hiệu quả của<br /> đề trắc nghiệm chẩn đoán được kiểm định bằng cách kiểm chứng chỉ số độ khó P và độ<br /> phân biệt D theo quy trình “phân tích câu hỏi” của Ebel R.L (1965, [1]) như sau:<br /> (1)<br /> <br /> Sắp bài làm của học sinh theo danh sách thứ tự điểm từ cao xuống thấp.<br /> <br /> (2)<br /> <br /> Theo danh sách thứ tự điểm bài làm, chọn ra 2 nhóm: nhóm trên (H) gồm 27%<br /> số bài làm ở đầu danh sách và nhóm dưới (L) gồm 27% số bài làm ở cuối danh<br /> sách theo thứ tự.<br /> <br /> (3)<br /> <br /> Với mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan, chỉ số P là một đại lượng để đo lường<br /> n(H) + n(L)<br /> độ khó dễ của một câu hỏi: P =<br /> , trong đó n(H), n(L): số học sinh<br /> N<br /> trả lời đúng ở mỗi nhóm, N: tổng số học sinh của hai nhóm. Chỉ số D biểu thị<br /> mức ý nghĩa của một câu hỏi trắc nghiệm trong việc phân loại học sinh “giỏi”<br /> n(H) - n(L)<br /> và học sinh “yếu”: D = 2.<br /> .<br /> N<br /> <br /> Chúng tôi tiến hành phân tích những câu hỏi xem là đáng tin cậy (0,3 ≤ P ≤ 0,7 và D ≥<br /> 0,3).<br /> 4. QUÁ TRÌNH CHẨN ĐOÁN KHÓ KHĂN<br /> Chúng tôi sẽ phân tích những lỗi nổi trội trong sự thể hiện của học sinh nhóm (L) để tìm<br /> ra một số khó khăn trong quá trình tư duy của các em.<br /> 4.1. Phân tích các lỗi nổi trội<br /> (1) Khái niệm hàm và khái niệm đạo hàm<br /> sinx nếu x ≠ 0<br /> Câu hỏi 1. Cho hàm số f(x) =<br /> <br /> 1<br /> <br /> nếu x = 0 , đạo hàm của f(x) là:<br /> <br /> 134<br /> <br /> TRẦN THÚY HIỀN<br /> <br /> A. f ʹ′( x) = cosx nếu x ≠ 0 và f ʹ′( x) = −∞ nếu x = 0<br /> B. f ʹ′( x) = cosx nếu x ≠ 0 và hàm số không có đạo hàm tại điểm x = 0<br /> cosx nếu x ≠ 0<br /> C. f ʹ′( x) =<br /> <br /> - cosx nếu x ≠ 0<br /> D. f ʹ′( x) =<br /> <br /> 0<br /> <br /> nếu x = 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> nếu x = 0<br /> <br /> Phân tích<br /> Dự kiến khi xây dựng câu hỏi: Học sinh phải hiểu bản chất đạo hàm của một hàm số tại<br /> mỗi điểm chính là một quá trình lấy giới hạn và vận dụng việc hiểu đó để tìm đạo hàm<br /> của một hàm số được cho dưới dạng không quen thuộc. Học sinh phải biết trường hợp<br /> nào có thể dùng công thức, trường hợp nào phải dùng định nghĩa.<br /> Tại mọi điểm x ≠ 0 , f ( x) = s inx , áp dụng công thức tính đạo hàm cho hàm số lượng<br /> giác này ta có f ʹ′( x) = (sinx)ʹ′= cosx . Tại điểm x = 0 , áp dụng định nghĩa đạo hàm của<br /> f ( x) − f (0)<br /> s inx - 1<br /> f ( x) − f (0)<br /> hàm số tại một điểm ta có lim+<br /> = lim+<br /> =<br /> = −∞ và lim−<br /> x →0<br /> x →0<br /> x →0<br /> x−0<br /> x<br /> x−0<br /> s inx - 1<br /> lim−<br /> = +∞ , suy ra hàm số không có đạo hàm tại x = 0 nên đáp án đúng là B.<br /> x →0<br /> x<br /> Bảng 1. Kết quả tương ứng của câu hỏi 1<br /> Kỳ vọng mức<br /> độ thể hiện<br /> <br /> Nhóm (H)<br /> Nhóm (L)<br /> Chỉ số<br /> <br /> (Vận dụng) Áp dụng việc hiểu khái niệm và các kỹ năng vào các tình huống<br /> không quen thuộc: Kiểm tra sự tồn tại đạo hàm của một hàm số tại mỗi điểm<br /> Các phương án lựa chọn<br /> A<br /> B*<br /> C<br /> D<br /> Bỏ trống<br /> 0<br /> 20<br /> 3<br /> 0<br /> 0<br /> 5<br /> 2<br /> 14<br /> 2<br /> 0<br /> P = 0,48 (chấp nhận), D = 0,78 (rất tốt, chấp nhận)<br /> <br /> Chỉ số P = 0,48 có thể xem câu hỏi là tương đối khó đối với học sinh. Câu hỏi ở mức độ<br /> vận dụng nhằm đánh giá việc hiểu của học sinh về bản chất của khái niệm đạo hàm, thể<br /> hiện qua việc xét sự tồn tại đạo hàm của một hàm số tại mỗi điểm. Có 91% nhóm (L)<br /> mắc phải sai lầm khi xét đạo hàm của hàm số f ( x) cho bởi hai biểu thức. Trong số đó có<br /> đến 61% chọn C, điều đó chứng tỏ đa số các em có hướng tin rằng các hàm thường<br /> được xác định bởi một công thức đại số đơn nên với hàm số f ( x) đã cho được xem như<br /> hai hàm tách biệt và có thể áp dụng các quy tắc tính đạo hàm cho mỗi hàm. Những sai<br /> lầm đó biểu hiện khó khăn của các em trong việc hiểu khái niệm đạo hàm của một hàm<br /> số. Xét về bản chất toán học ta thấy khái niệm đạo hàm được định nghĩa dựa vào một<br /> khái niệm trừu tượng đã biết, đó là khái niệm giới hạn, ẩn chứa dưới khái niệm đạo hàm<br /> f ( x0 + Δx) − f ( x0 )<br /> là một quá trình lấy giới hạn của một tỷ số đặc biệt lim<br /> hay<br /> Δx →0<br /> Δx<br /> <br /> CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN…<br /> <br /> 135<br /> <br /> f ( x) − f ( x0 )<br /> . Ở các lớp dưới, học sinh đã quen với việc cho một khái niệm nghĩa<br /> x → x0<br /> x − x0<br /> là một mặt ta có thể mô tả được khái niệm đó (chẳng hạn, một hình vuông là một đa<br /> giác có bốn cạnh bằng nhau và một góc trong là góc vuông), mặt khác có thể cố gắng đề<br /> ra được các quy tắc (chẳng hạn, “nếu chúng ta gặp một đa giác có bốn cạnh bằng nhau<br /> và một góc trong là góc vuông thì đó là một hình vuông”). Tuy nhiên, theo Tall (2000,<br /> [3]), những tư tưởng trong định nghĩa của một khái niệm toán tiên tiến lại gây ra những<br /> cản trở cho học sinh trong học toán, bởi những định nghĩa này thường khá dài và được<br /> công thức thành một dạng của một quá trình hơn là một sự mô tả trực tiếp về các bộ<br /> phận cấu thành nên đối tượng.<br /> lim<br /> <br /> (2) Ký hiệu và tính toán trên các ký hiệu<br /> Câu hỏi 2. (Nhận biết) Cho hàm số y = 2 x − 5 , tại x0 = 1 cho số gia Δx , khi đó số gia<br /> Δy tương ứng của hàm số là:<br /> A. 2 Δx<br /> <br /> B. 2 Δx −1<br /> <br /> C. 2 Δx −2<br /> <br /> D. 2 Δx −5<br /> <br /> Phân tích<br /> Dự kiến khi xây dựng câu hỏi: Học sinh nhớ được các ký hiệu Δx , Δy quan hệ với nhau<br /> bởi công thức Δy = f ( x0 + Δx) − f ( x0 ) và tính toán đúng, lựa chọn đáp án A.<br /> Chỉ số P = 0,69, D = 0,35 cho thấy câu hỏi tương đối dễ với học sinh nhưng khả năng<br /> phân biệt là tốt. Câu hỏi ở mức độ nhận biết, tuy nhiên đã có tới 48% nhóm (L) sai lầm<br /> với các ký hiệu Δx , Δy và tính toán trên các ký hiệu đó. Chứng tỏ các em không thể<br /> nhớ được mối liên quan giữa các ký hiệu Δx , Δy hoặc các em đã nhớ công thức một<br /> cách máy móc Δy = f ( x0 + Δx) − f ( x0 ) cho nên khi tính toán với các ký hiệu đó đã đưa<br /> đến những kết quả sai. Trong số đó có 35% chọn B, các em đã cho rằng tìm f (1 + Δx)<br /> nghĩa là bằng cách cộng thêm 1 vào biểu thức của f (Δx) mà không phải xem 1 + Δx như<br /> là một giá trị vào của hàm f. Để có thể thao tác chuẩn xác với các ký hiệu Δx , Δy , đòi<br /> hỏi học sinh phải nắm được ý nghĩa tối thiểu của các ký hiệu này (ký hiệu Δy biểu diễn<br /> bởi một công thức) và ý nghĩa của các ký hiệu trong công thức đó lại liên quan đến cách<br /> tính giá trị ra của một hàm. Các ký hiệu toán học là hình thức, ký hiệu này được biểu<br /> diễn qua ký hiệu khác, việc xử lý các ký hiệu đó trong một chuỗi các phép toán đã gây<br /> ra những khó khăn cho học sinh.<br /> (3) Sử dụng các công thức, quy tắc tính đạo hàm để tìm đạo hàm của hàm số<br /> Câu hỏi 3. (Vận dụng) Cho hàm số f ( x) = cos2x , đạo hàm f ʹ′( x) của f ( x) là:<br /> A.<br /> <br /> sin 2 x<br /> 2 cos2x<br /> <br /> Phân tích<br /> <br /> B.<br /> <br /> − sin 2 x<br /> 2 cos2x<br /> <br /> C.<br /> <br /> − sin 2 x<br /> cos2x<br /> <br /> D.<br /> <br /> sin 2 x<br /> .<br /> cos2x<br /> <br /> 136<br /> <br /> TRẦN THÚY HIỀN<br /> <br /> Dự kiến khi xây dựng câu hỏi: Học sinh nhớ được công thức tính đạo hàm các hàm<br /> quen thuộc, áp dụng việc hiểu các quy tắc đó để tính đạo hàm hàm số hợp nhiều lần, đáp<br /> án là C.<br /> Câu hỏi có chỉ số P = 0,52, D = 0,57. Quan tâm đến sự thể hiện của nhóm (L) cho thấy<br /> có đến 57% đã chọn B, chứng tỏ rằng mặc dù các em đã biết trật tự áp dụng các quy tắc:<br /> Đầu tiên, tính đạo hàm của hàm căn bậc 2, sau đó tính đạo hàm của hàm cos , nhưng do<br /> nắm không vững khái niệm hàm số hợp nên các em đã xem u = 2 x như là một đối số<br /> độc lập và do vậy, không nhân − sin 2x với đạo hàm của u. Xem xét sự thể hiện của học<br /> sinh với một bài toán có phần phức tạp hơn, liên quan đến tính đạo hàm của hàm số yêu<br /> cầu vận dụng các công thức tính đạo hàm các hàm số quen thuộc, các quy tắc đạo hàm<br /> của một tổng, hiệu, tích, thương, hàm số hợp theo đúng trật tự, chúng tôi nhận thấy rằng<br /> rõ ràng nhóm (L) kém xa nhóm (H) trong việc xử lý bài toán đòi hỏi vận dụng nhiều<br /> quy tắc. Nhóm (L) thực sự gặp khó khăn khi cần thiết phải phối hợp nhiều quy tắc,<br /> nhiều công thức để giải quyết bài toán.<br /> (4) Lập luận và chứng minh<br /> <br /> ʹ′<br /> x =<br /> <br /> ( )<br /> n<br /> <br /> Câu hỏi 4. (KNBC) Chứng minh rằng với mọi số lẻ n, ta luôn có<br /> <br /> n<br /> <br /> x<br /> n.x<br /> <br /> ( x ≠ 0) .<br /> <br /> Phân tích<br /> Dự kiến khi xây dựng câu hỏi: Học sinh có khả năng phân chia trường hợp để đảm bảo<br /> điều kiện có thể viết hàm số đã cho dưới dạng lũy thừa và áp dụng đúng định lý đạo<br /> hàm của hàm lũy thừa. Nếu x > 0 :<br /> n<br /> <br /> x<br /> , suy ra<br /> n.x<br /> <br /> ʹ′<br /> <br /> ( )<br /> n<br /> <br /> x<br /> <br /> n<br /> <br /> 1<br /> n<br /> <br /> x = x với mọi n nên<br /> <br /> ( x ) = ( x )ʹ′<br /> n<br /> <br /> n<br /> <br /> =<br /> <br /> x<br /> với mọi n lẻ và x > 0 (*). Nếu x < 0 :<br /> n.x<br /> 1<br /> <br /> mọi n lẻ; do − x > 0 nên<br /> <br /> n<br /> <br /> ʹ′<br /> ʹ′<br /> x = − n −x =<br /> <br /> ( ) (<br /> n<br /> <br /> )<br /> <br /> n<br /> <br /> n<br /> <br /> 1<br /> =<br /> n<br /> <br /> x<br /> <br /> n<br /> <br /> 1<br /> −1<br /> n<br /> <br /> =<br /> <br /> x chỉ có nghĩa với<br /> <br /> ( −x )ʹ′ = n.(−−xx) . (− x)ʹ′ =<br /> <br /> − x = ( − x ) n với mọi n và<br /> <br /> nên với mọi n lẻ và x < 0 ta có<br /> phải chứng minh.<br /> <br /> 1<br /> n<br /> <br /> ʹ′<br /> <br /> n<br /> <br /> −x<br /> ,<br /> n.x<br /> <br /> n<br /> <br /> x<br /> (**). Từ (*) và (**) ta có điều<br /> n.x<br /> <br /> Xây dựng câu hỏi nhằm phát hiện những sai lầm của học sinh khi vận dụng định lý đạo<br /> hàm của hàm số lũy thừa để chứng minh công thức đạo hàm của hàm số đã cho. Nắm<br /> bắt việc hiểu về khái niệm chứng minh cũng như quá trình tư duy của học sinh qua<br /> những lời giải thích, những lập luận trình bày trong chứng minh của các em.<br /> Không có học sinh nào của nhóm (L) hoàn thành được chứng minh, chỉ có 30% nhóm<br /> (H) có được một chứng minh đúng, nghĩa là các em đã có những lập luận chắc chắn,<br /> lôgic. Phần lớn học sinh sai lầm ở chỗ sử dụng luận cứ không đúng hay làm sai lệch<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2