intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cháo gà, chứ không phải kháng sinh!

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa này, các phòng khám nhi xếp hàng dài, cổ em bé nào cũng đeo một khăn sữa trông tội nghiệp. Ai cũng đi bác sĩ, nhưng thực ra, thứ thuốc hay nhất cho cảm lạnh là món cháo gà chứ không phải kháng sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cháo gà, chứ không phải kháng sinh!

  1. Cháo gà, chứ không phải kháng sinh! Mùa này, các phòng khám nhi xếp hàng dài, cổ em bé nào cũng đeo một khăn sữa trông tội nghiệp. Ai cũng đi bác sĩ, nhưng thực ra, thứ thuốc hay nhất cho cảm lạnh là món cháo gà chứ không phải kháng sinh... Các bé hay bị cảm lạnh khi còn nhỏ (google image) Vì sao bé hay cảm lạnh? Vì chưa quen đương đầu với vi rút cảm nên hệ thống miễn dịch của bé chưa đủ mạnh để tiêu diệt chúng
  2. một cách nhanh chóng. Thêm một nguyên nhân khác: trẻ nhỏ hay thò lò mũi dãi nên vi rút rất dễ “nằm vùng” trên áo quần, đồ chơi, vật dụng… rồi bé khác lại sờ vào và đưa lên mắt, mũi. Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy các bé hay bị cảm lạnh khi còn nhỏ thì đến tuổi đi học lại ít bị cảm hơn, đó là bởi hệ miễn dịch của bé đã trở nên dày dạn. Một nghiên cứu của người Đức cũng cho hay các bé bị cảm lạnh nhiều hơn một lần trước khi thôi nôi thì sẽ ít bị hen khi lên bảy! Thế nên các mẹ cứ… yên tâm nhé! Triệu chứng Bệnh cảm thường lê thê (6-14 ngày) và dễ lây nhất là vào ba ngày đầu. Tuy nhiên bé vẫn có thể lây cảm từ người đã nhiễm bệnh đến hai tuần.
  3. Triệu chứng đau họng thường xuất hiện khi bắt đầu cảm và kéo dài từ 5-9 ngày. Chảy nước mũi thì bắt đầu từ ngày thứ hai hoặc thứ ba và có thể kéo dài đến hai tuần. Ho bắt đầu vào giữa giai đoạn bị cảm và kéo dài đến ba tuần. Sốt cũng là một triệu chứng: khoảng 50% trẻ bị sốt từ trên 38oC đến 39,5oC trong ba ngày đầu. Phòng bệnh đúng cách Rửa tay Trẻ dễ bị lây cảm nhất do vi rút dính vào tay rồi vô ý cọ lên mắt, mũi. Cho nên rửa tay là biện pháp phòng bệnh hàng đầu. Tuy nhiên phải rửa với xà phòng và ít nhất trong 30 giây. Vệ sinh tay bằng cồn cũng có hiệu quả tương tự. Các cuộc khảo sát đã cho thấy những trẻ thường xuyên
  4. dùng sản phẩm sát trùng tay ít phải nghỉ học vì bệnh hơn những trẻ không dùng. Che miệng khi hắt hơi Hàng triệu vi rút gây bệnh cảm sẽ phát tán vào không khí sau một cái hắt hơi. Tuy nhiên chúng không dễ dàng gây bệnh cho bé trừ phi cái hắt hơi đó hướng thẳng vào mắt, mũi bé. Để bảo vệ trẻ, mọi người trong nhà hãy che miệng khi hắt hơi. Không hôn bé Cảm cúm lây nhiễm qua đường mắt, mũi là chính. Tuy vậy, cũng có một vài loại vi khuẩn (như vi khuẩn gây bệnh liên cầu họng) dễ dàng “chui” theo đường hôn, cho nên tránh hôn sẽ an toàn hơn cho bé. 5 lầm tưởng thường gặp
  5. 1. Kháng sinh giúp trẻ khỏi bị cảm? Thực ra, bệnh cảm do vi rút gây ra, do đó không thể chữa bằng kháng sinh. Kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn mà thôi. 2. Chảy mũi xanh nghĩa là bé bị xoang? Thật ra bị cảm lạnh thường chảy nước mũi vàng hoặc xanh. 3. Không nên ăn nhiều khi bị cảm? Thực ra, ăn uống đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bé đỡ bị nhiễm bệnh. Đừng quá lo lắng nếu như bé ăn không ngon trong 1-2 ngày, nhưng phải đảm bảo bé uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước thất thoát do bé sốt và chảy nước mũi.
  6. 4. Phải chặn cơn ho? Thực ra, ho là cơ chế để bảo vệ cơ thể. Ho giúp làm sạch đàm nhớt cho bộ máy hô hấp. Không nên cho bé uống thuốc giảm ho trừ phi có chỉ định của bác sĩ. 5. Thảo mộc, vitamin và chất khoáng có thể phòng bệnh? Thực ra, các nghiên cứu đã kiểm nghiệm nghiêm túc với vitamin C, dược thảo echinacea (loài cây vẫn được xem là giúp tăng sức đề kháng) và kẽm đã cho kết quả rất đáng thất vọng. Một nghiên cứu mới đây còn cho thấy một số trẻ em uống bổ sung kẽm đã bị một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và rát họng.
  7. Ho giúp làm sạch đàm nhớt cho bộ máy hô hấp (google image) Vài cảnh báo về thuốc Không phải thuốc ho, thuốc cảm nào cũng an toàn với trẻ. Có loại khiến trẻ dị ứng, có loại lại làm trẻ bồn chồn, cáu kỉnh. Cả hai chất pseudoephedrine (tác dụng thông mũi) và dextromethrorphan (giảm ho) đều có thể làm rối loạn nhịp tim và gây bồn chồn. Một vài nghiên cứu còn cho biết các loại thuốc này
  8. thậm chí không làm giảm bớt các triệu chứng ở trẻ dưới năm tuổi. Lời khuyên tốt nhất là tránh dùng các chất này cho các bé dưới một tuổi. Với trẻ lớn hơn phải hỏi ý kiến bác sĩ. Hãy đến gặp bác sĩ khi: 1. Sốt 390C trở lên hơn ba ngày, chảy nước mũi trên 10 ngày và mặt mày ỉu xìu. Đây có thể là xoang đã bị nhiễm vi khuẩn và bác sĩ sẽ kê toa thuốc có kháng sinh. 2. Bé kêu đau tai, nếu chưa nói được thì bé hay tự kéo tai mình và sẽ sốt trên bốn ngày. Rất có khả năng bé bị viêm tai, trong tai có mủ nên cần có kháng sinh. Viêm tai cũng có khi tự khỏi nên bác sĩ có thể theo dõi vài ngày xem biến chuyển thế nào. 3. Bé mệt mỏi, thở khò khè hoặc ho khan. Có thể bé
  9. bị bệnh hen. Mặc dù cảm lạnh không gây ra bệnh hen nhưng thường gây thở khò khè ở 2/3 số trẻ bị bệnh hen. Bác sĩ sẽ khám và có thể kê toa thuốc hen suyễn. 4. Rộp miệng. Rộp miệng do cảm lạnh thường kéo dài bảy ngày. Bệnh này hay xuất hiện cùng với cảm lạnh nhưng không đáng ngại và có thể dùng acyclovir có thể làm rút ngắn thời gian bệnh. 4 cách giúp phục hồi 1. Acetaminophen và ibuprofen là các thứ tốt nhất để giảm sốt và giảm đau cho bé. 2. Dù chẳng phải là thần dược nhưng cháo gà có chứa các chất kháng viêm nên có thể làm giảm các triệu chứng cảm. Chưa kể món này còn giúp bé tránh mất nước, lại dễ tiêu hóa và ngon miệng nên cũng dễ dụ bé ăn.
  10. 3. Trước khi cho bé đi ngủ, hãy dùng xy-lanh hút sạch mũi cho bé rồi nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi một giọt dung dịch muối. 4. Nếu không khí quá khô hãy đặt máy làm ẩm không khí ở gần giường bé để giữ cho mũi không bị khô. Cần lau chùi thường xuyên máy làm ẩm để không bị đóng bụi làm chỗ lưu trú cho vi khuẩn. Theo TPO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2