intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất phóng xạ “hiền lành”

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất phóng xạ nào cũng độc nhưng trong tiến trình hướng tới một nhà máy điện hạt nhân an toàn, người ta quan tâm đến chất phóng xạ thorium, được coi là “hiền lành” hơn. Năng lượng hạt nhân từ thorium rẻ Thorium có rất nhiều trong vỏ trái đất. Trữ lượng nhiều gấp 3 – 4 lần uranium, dễ kiếm không khác gì kim loại chì. Với tốc độ phát triển năng lượng hạt nhân như hiện nay thì khoảng 20 năm nữa, dự báo uranium sẽ trở thành của hiếm. Khả năng sinh năng lượng của thorium lại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất phóng xạ “hiền lành”

  1. Chất phóng xạ “hiền lành” Chất phóng xạ nào cũng độc nhưng trong tiến trình hướng tới một nhà máy điện hạt nhân an toàn, người ta quan tâm đến chất phóng xạ thorium, được coi là “hiền lành” hơn. Năng lượng hạt nhân từ thorium rẻ Thorium có rất nhiều trong vỏ trái đất. Trữ lượng nhiều gấp 3 – 4 lần uranium, dễ kiếm không khác gì kim loại chì. Với tốc độ phát triển năng lượng hạt nhân như hiện nay thì khoảng 20 năm nữa, dự báo uranium sẽ trở thành của hiếm. Khả năng sinh năng lượng của thorium lại lớn hơn uranium nhiều lần. Theo nhà vật lý đoạt giải Nobel 1984 Carlo Rubbia thì 1 tấn thorium có thể tạo ra năng lượng bằng 200 tấn uranium. Theo đó, có thể tính ra một lò phản ứng thorium cỡ 250.000USD dùng 20kg nhiên liệu thorium phóng xạ/năm sẽ cung cấp đủ điện cho thị trấn 1.000 dân trong cả năm nhưng mỗi gia đình trong cả năm chỉ trả một khoản tiền điện rất nhỏ.
  2. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (trước ngày 11/3/2011). Lò phản ứng thorium có tính an toàn cao Lò phản ứng hạt nhân uranium Là nơi sinh ra các phản ứng nhiệt hạch nên sẽ rất nóng, phải dùng nước làm mát lò này. Nước làm mát được phun lên lò bằng một hệ thống bơm tự động. Hệ thống bơm tự động này lại được điều khiển bởi một hệ thống máy tính. Các hệ thống tự động đó chỉ hoạt động khi có điện nên cần phải có một nhà máy điện dự phòng. Khi bị ngắt điện, các hệ thống tự động sẽ không hoạt động, thiếu nước làm mát, lò phản ứng sẽ nóng lên quá ngưỡng, hơi nước sinh ra gây nổ hydro. Nếu nhà máy điện dự phòng bị hỏng thì lò phản ứng sẽ nóng lên cực độ; các thanh nhiên liệu tan chảy ra, lò có thể bị phát nổ, tạo ra khói bụi phóng xạ. Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã và đang diễn ra theo cách này. Để ngăn sự tan chảy nhiên liệu, nổ cháy, Nhật dùng trực thăng bơm nước làm nguội vào lò phản ứng. Khi nhà máy điện hạt nhân hoạt động bình thường thì nước làm nguội chạy quanh lò được bọc kín, chu kỳ tuần hoàn nên ít bị
  3. nhiễm xạ, số lượng nước ở mức khá hằng định. Khi làm mát bằng cách bơm trực tiếp vào lò theo cách trên thì cần một lượng nước rất lớn; lượng nước lớn sẽ chảy qua vết nứt của lò nên bị nhiễm xạ cao, rồi thấm xuống đất qua các đường hầm, hay tràn khỏi bể chứa ra ngoài, gây nhiễm xạ môi trường. Rất khó nào để giải quyết khối lượng khổng lồ nước nhiễm xạ này (mới tính đến đầu tháng tư là 57 triệu lít). Trong tình trạng bất khả kháng, Nhật buộc phải bơm ra biển 11,5 triệu lít nước nhiễm xạ với hy vọng là với mức nhiễm xạ còn thấp, chất phóng xạ sẽ được hòa vào đại dương mênh mông, nước biển tuy sẽ bị nhiễm xạ nhưng sẽ ở mức “an toàn”! Thế nhưng đây là điều cấm, nhất là không được các nước có biển liền kề đồng tình. Có một cách mà giới chuyên gia năng lượng điện hạt nhân đề xuất là dùng các bể cực lớn tàng trữ nước nhiễm xạ lại, sau đó làm cho chúng đông đặc… nhưng lại đòi hỏi phải có một tổ hợp công nghiệp đặc biệt, chưa ai hình dung hết quy mô… và có thể mất nhiều thập niên, mất hàng trăm tỷ USD. Theo Rober Alvarez, một quan chức của Bộ Năng lượng Mỹ thì “sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima không giống với sự cố hạt nhân nào trước đây”. Bởi thế, dù là nước có tiềm lực cao về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, Nhật xử lý sự cố này cũng rất loay hoay, chật vật. Lò phản ứng thorium Lò là một khoang chứa nhiên liệu hòa tan dạng muối nóng chảy lithium fluorid ở nhiệt độ vài trăm độ C mà không dùng hệ thống làm mát bằng nước. Nếu có sự cố làm ngừng điện thì nhiên liệu sẽ tháo dần vào bể ngầm làm chậm quá trình phản ứng. Quá trình này sẽ tự động diễn ra, không cần đến sự điều khiển của hệ máy tính. Do đó khi có sự cố làm ngừng điện, sẽ không có sự cố gây nổ hydro như ở lò Fukushima. Lithium
  4. fluorid không phải là chất dễ gây cháy, cho nên khó phát hỏa tạo ra nổ, khói phóng xạ, điều mà người ta đang lường sẽ có thể xảy ra ở Fukushima và đang tìm mọi cách ngăn chặn cho bằng được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2