intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHẤT XƠ TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

232
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất xơ là thành phần phổ biến trong thức ăn thực vật bao gồm: cellulose, hemicellulose, pectin, gum và các chất nhầy trong thức ăn. Ngoài ra chất xơ có chứa ligin không phải là Carbohydrate. Hiện nay, thức ăn chế biến thường sử dụng một lượng lớn nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật nên tỉ lệ xơ trong thức ăn cao. Chất xơ có thể chia thành 2 nhóm: nhóm tan trong nước và nhóm không tan trong nước. Nhóm tan trong nước là gum và pectin. Trong thực tế các chất này được sử dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHẤT XƠ TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN

  1. CHẤT XƠ TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN Chất xơ là thành phần phổ biến trong thức ăn thực vật bao gồm: cellulose, hemicellulose, pectin, gum và các chất nhầy trong thức ăn. Ngoài ra chất xơ có chứa ligin không phải là Carbohydrate. Hiện nay, thức ăn chế biến thường sử dụng một lượng lớn nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật nên tỉ lệ xơ trong thức ăn cao. Chất xơ có thể chia thành 2 nhóm: nhóm tan trong nước và nhóm không tan trong nước. Nhóm tan trong nước là gum và pectin. Trong thực tế các chất này được sử dụng làm chất kết dính trong thức ăn, nhiều nhất là carboxymethylcellulose (CMC). Chất xơ tan làm chậm sự di chuyển của thức ăn, giảm sự hấp thu glucose trong ruột và giảm lượng cholesterol trong máu. Thí nghiệm trên cá rô phi cho thấy việc tăng hàm lượng CMC trong thức ăn làm tăng hệ số thức ăn, giảm sinh trưởng, tuy nhiên hệ số tiêu hóa thức ăn thì không ảnh hưởng lớn. Ở cá tráp thì ngược lại sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tăng khi mức CMC tăng từ 0 lên 12%. Nhóm chất xơ không tan trong nước điển hình là cellulose. Hàm lượng cellulose cao trong thức ăn sẽ làm giảm độ tiêu hóa thức ăn, ĐVTS sinh trưởng chậm. Bảng: Sinh trưởng và FCR của cá rô phi sử dụng thức ăn có mức carboxymethylcellulose (CMC) khác nhau (Shiau et al., 1988)
  2. Hàm lượng CMC Tăng trọng (g/con) FCR (%) 2 10.88 1.08 6 8.09 1.32 10 8.92 1.21 12 8.41 1.41 Thông thường trong thức ăn của cá tỉ lệ chất xơ không vượt quá 7%, riêng đối với thức ăn tôm tỉ lệ này thường không quá 4%. Một vài điểm cần lưu ý đối với chất xơ trong thức ăn: 1. Chất xơ kích thích nhu động của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di chuyển dễ dàng để đào thải cặn bã, độc hại ra ngoài. Chất xơ có tác dụng làm gia tăng tốc độ thức ăn đi qua đường tiêu hóa nên nó có tác dụng làm tăng lượng thức ăn ĐVTS ăn vào. 2. Chất xơ trong thức ăn có tác dụng như chất pha loãng thức ăn và được sử dụng trong các thử nghiệm thức ăn để cân bằng năng lượng hay dưỡng chất của các công thức. 3. Hàm lượng chất xơ cao sẽ làm giảm hoạt động của một số Enzyme, đặc biệt là lignin liên kết với Protein làm giảm khả năng tiêu hóa Protein một cách có ý nghĩa.
  3. 4. Sự gia tăng chất xơ đến một mức nào đó sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và có mối tương quan ngược giữa hàm lượng chất xơ và năng lượng thức ăn. Chất xơ làm giảm tỉ lệ tiêu hóa thức ăn bằng cách ngăn giữ dưỡng chất bên trong các tế bào tiếp xúc trực tiếp với các men tiêu hóa của đường ruột. 5. Khi chất xơ quá nhiều thì hàm lượng các dưỡng chất khác thấp, làm cho động vật phải ăn nhiều lên để đủ chất dinh dưỡng, điều này dẫn tới lượng phân thải ra nhiều làm tăng COD trong ao nuôi, môi trường nước dễ nhiễm bẩn. 6. Chất xơ trong thức ăn sẽ làm giảm khả năng kết dính khi ép viên thức ăn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0