intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chạy xe đạp thuê

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi với thằng An em tôi có một cuộc hành trình bằng xe đạp dài hơn sáu mươi cây số, từ Châu Đốc đi Long Xuyên. Trời nắng chang chang, rát da, rát thịt. Những cuộc hành trình như thế đối với anh em chúng tôi chẳng có gì là xa lạ. Có ngày còn phải đạp xe đi lại đến hai lần. Nhưng có hề gì. Những đứa trẻ vùng ven biên giới nghèo nàn này đã quá quen với công việc nhọc nhằn ấy. Chúng tôi chạy đi, chạy lại hàng chục cây số, vào những nơi, những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chạy xe đạp thuê

  1. Chạy xe đạp thuê Tôi với thằng An em tôi có một cuộc hành trình bằng xe đạp dài hơn sáu mươi cây số, từ Châu Đốc đi Long Xuyên. Trời nắng chang chang, rát da, rát thịt. Những cuộc hành trình như thế đối với anh em chúng tôi chẳng có gì là xa lạ. Có ngày còn phải đạp xe đi lại đến hai lần. Nhưng có hề gì. Những đứa trẻ vùng ven biên giới nghèo nàn này đã quá quen với công việc nhọc nhằn ấy. Chúng tôi chạy đi, chạy lại hàng chục cây số, vào những nơi, những chỗ mà đôi khi chúng tôi còn chưa biết tới. Có những khi trời nắng, có những lúc trời mưa, dù là mưa hay nắng thì tất cả đều phải cúi đầu mà chạy. Nghề mà! Cái nghề chạy xe đạp thuê này bắt đầu lúc nào thì không ai biết, nhưng có một điều mà ai cũng biết đó là nó gian khổ và lý thú vô cùng. Gian khổ ở đây có thể hiểu là ngoài những tay đua đường trường thực thụ, thì bọn chúng tôi là những người phải đạp xe nhiều nhất. Không những vậy, đứa nào cũng phải đội nắng, đội mưa và đôi khi còn phải đương đầu với những nguy cơ tai nạn đang rình rập ở khắp mọi nơi. Cũng chính vì thế mà tất cả bọn trẻ sống ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đều có một làn da đen mun và một tay lái cừ khôi. Còn nói về cái lý thú của nghề thì có rất nhiều, quan trọng nhất chính là sự trui rèn bản lĩnh. Mọi người không để ý sẽ không tài nào biết được trên đoạn quốc lộ 1A từ Châu Đốc đi Long Xuyên có bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu doanh trại, bao nhiêu trạm xe buýt và bao nhiêu chốt công an. Điều ấy thì bọn chúng tôi thuộc nằm lòng và biết rõ như biết từng số sêri trên mỗi tờ tiền kiếm được vậy… Hôm nay anh em tôi có một chuyến chuyển xe đạp đi Long Xuyên. Hai người khách ở thành phố đến chợ Gò Tà Mâu ở sát biên giới, mua hai chiếc xe đạp Thái Lan. Họ giao dịch với những đầu nậu ở đây, nhờ đưa xe đạp về Long Xuyên. Tất nhiên giá vận chuyển không nhỏ. Thế nhưng công sức mà chúng tôi bỏ ra chỉ được hưởng một phần năm số tiền ấy. Điều này dường như cũng phản ánh đúng với khái niệm “làm thêm ngoài giờ học” của bọn con nít vùng quê này. Hai anh em tôi bắt đầu khởi hành chuyến đi Long Xuyên của mình. Trời hôm nay không nắng mấy. Cái nắng ẩn sau những tàu lá chuối xanh non, san sát hai bên đường. Đúng là một buổi sáng ngọt ngào mà anh em tôi vẫn thường bảo nhau là “Sướng nhỉ!”. Hai anh em tôi cũng không vội, nhẹ nhàng đạp từng vòng xe, cốt làm sao cho bánh xe lăn thật đều. Đạp xe như thế cũng là cả một nghệ thuật, phải đạp sao cho thật vừa sức mà lại không mỏi chân. Bọn mới vào nghề hăng máu, đạp
  2. tợn lắm. Chúng nó đạp xe mải miết không nghĩ đến đường trường. Cũng chính vì thế mà chẳng bao lâu chúng nó đã mỏi rã chân. Chúng nó chẳng biết rằng bánh xe có quán tính và sự cộng hưởng rất lớn. Khi đạp xe ta phải biết dựa vào cái quán tính ấy mà đạp cho trùng với cái lực sẵn có của bánh xe. Như vậy vừa đỡ tốn sức lại vừa đi được xa. Cái này thì hai anh em tôi đứa nào cũng thạo. Xe lăn đều trên đường, tôi ngẩn ngơ nhìn những dãy nhà xung quanh. Khi chạy xe ngang qua trung tâm Châu Đốc, tôi mới thấy thị xã vùng biên này thật nhộn nhịp. Những ngôi nhà phố sang trọng nằm sát đều nhau, những khu chợ và bến tàu người đông nghịt chen lấn, vội vã. Tôi đang mải ngắm cảnh, bất chợt thằng An gọi: - Hai ơi! Anh On đầu nậu nói bữa nay đường “động”, có nhiều chốt gác lắm đó nghe Hai. Tôi không hỏi thêm gì. Chuyện này đã quen rồi nhưng mà tôi vẫn lo. Lỡ mà bị công an bắt thì đổ nợ, mỗi chiếc xe đạp giá hơn ba triệu đồng. Tiền đâu mà anh em tôi bồi thường cho đầu nậu? Tôi thở thật chậm để làm mình tỉnh hơn. - Chạy sát lên đây, vịn vai Hai chạy cho đỡ mệt. - Dạ. - Ảnh có nói gì nữa hông? - Anh On nói phải coi chừng đoạn gần cầu Mương Khai. Họ bắt dữ lắm, - Ừ. Hông sao đâu. Hai anh em thủng thẳng đạp xe ra ngoại ô. Tôi nói: “Con đường này xanh quá chừng! Cái gì cũng xanh hết. Hàng me xanh. Dừa xanh. Chuối xanh. Nhà xanh và phân bò cũng xanh!”. Thằng An quay qua nhìn tôi cười sằng sặc: “Hai khùng quá à. Nói chuyện hổng có văn hóa gì hết!”. “Ừ, Hai khùng vậy chứ Hai vui. Hổng có Hai thì con đường này xa đến chết mất!“.Những tiếng cười như thế chẳng thiếu trong những chuyến đi như thế này. Đôi khi rong ruổi trên đường, hai anh em cũng bàn về chuyện gia đình. Thằng An nói: “Tía hơn năm mươi rồi, má cũng vậy. Hai đứa con của tía má còn nhỏ quá. Mà đâu phải nhỏ là bỏ, cũng kiếm được tiền chứ bộ, phải hông Hai?”. Tôi nói: “Ừ”. Vậy rồi thôi, hai đứa im lặng mà nghe nghèn nghẹn. Giá mà bữa nay trời mưa thì hai đứa khóc cho đã. Khóc cho những nỗi niềm sâu kín trong lòng hai anh em chảy tràn ra ngoài hết. Nhưng mà trời vẫn nắng, vẫn gió…
  3. - Gần tới Mương Khai rồi đó nghe Hai. - Em coi chạy xa ra. Chạy gần nhau, họ nghi đó. Tôi tụt lại đằng sau nhường cho thằng An chạy xe lên trước. Xa xa có một tốp cảnh sát giao thông đứng sát hai bên đường. Tôi lấy hết bình tĩnh cầm chắc tay lái. Không có gì đâu. Đừng tự nhát mình như vậy chứ. Chiếc xe lăn thật đều từng vòng bánh qua cầu Mương Khai. Bất chợt thằng An thắng xe lại ngay chỗ chiếc xe đẩy bán mận ở dọc đường. Tôi hiểu ngay dụng ý của nó nên đạp xe vụt qua trước. Xe vẫn chạy đều đều, chỉ còn vài thước nữa là đến chốt gác. Tôi cố bình tĩnh lấy tay lau mồ hôi trên mặt. Nhưng rồi chuyện gì tới cũng phải tới. Một tiếng còi lớn vang lên. Tôi thắng xe lại mà trái tim như rớt ra ngoài. Phen này thì tiêu rồi! Phải đạp bao nhiêu chuyến mới có tiền bồi thường cho đầu nậu đây? Tôi cố trấn an mình và nói với cô bán nước mía ngay tại chốt gác: - Cô ơi, bán con một bọc nước mía. Tôi giả đò như không nghe tiếng còi và đứng đợi lấy bọc nước mía. Chú cảnh sát tiến sát lại gần tôi. Thôi tiêu rồi! Phật ơi cứu con! Chú giơ cây matrắc lên và ngoắt chiếc xe Honda vừa vượt ẩu vào sát lề. Tôi thở phào nhẹ nhõm như trút hết mọi gánh nặng trong lòng mình. Tôi đưa tay nhận bọc nước mía mà cô chủ quán vừa đưa cho. Thật điếng hồn! Hai anh em tôi tiếp tục đạp xe sát vào nhau trên con đường nhiều xe hơi qua lại. Tôi đưa bọc nước mía cho thằng An uống giải khát. Nó cười: “Nhờ chú cảnh sát, em mới có nước mía uống đó nha!”. Hai anh em tôi đến nơi giao xe đạp tại Long Xuyên cũng gần ba giờ chiều. Thành phố lớn thật, người và xe tất bật. Tôi cảm thấy thật sung sướng khi cầm trên tay những đồng tiền mà khó khăn lắm hai anh em tôi mới kiếm được. Những đồng tiền phải đổi bằng công sức, bằng tuổi thơ hồn nhiên dần trở nên tinh ranh. Chỉ có những lúc đổ mồ hôi kiếm thêm tiền ăn học như thế này, tôi mới thực sự hiểu hết công lao của tía, của má đã nuôi anh em tôi. Kết thúc chuyến đi, anh em tôi lên xe buýt để về nhà. Chiếc xe có màu xanh của đồng lúa đưa anh em tôi trở về với mái nhà thân thương. Xe buýt dừng lại ngay chợ Châu Đốc. Trạm xe gần nhà tôi nhất chính là trạm này. Nói là gần nhưng cũng phải đi hơn năm cây số nữa mới đến nhà. Tôi tính nhẩm: Chuyến đi này hai đứa kiếm được một trăm nghìn đồng, trừ tiền xe buýt hai mươi nghìn. Nếu đi xe lôi về nhà sẽ mất thêm mười nghìn. Nghĩ mà tiếc. Mình đạp xe cực khổ thế cơ mà. Thôi đành đi bộ về vậy.
  4. Từ Châu Đốc về nhà tôi phải đi qua một cây cầu sắt to đùng. Cầu cao lắm. Còn nhớ những ngày học cuối cấp một, cứ mỗi lần tan học là tôi chạy ra đây chơi trò nhảy cầu. Cái cảm giác buông mình từ trên không xuống dòng nước mát lạnh, tôi thích thú vô cùng. Má nói anh em tôi không được chơi trò đó, nguy hiểm lắm. Thế nhưng cái bản tánh hiếu động của tuổi thơ cứ thúc ép mãi. Tôi trốn chui trốn nhủi ra đây chơi trò này. Giờ ngẫm lại mới thấy người ta nói đúng. Cái gì càng cấm thì mình lại càng thích làm… Trên đường về nhà, tôi đi chậm lại rồi bảo thằng An: - Anh em mình vừa đi vừa chơi trò chơi ăn tiền, chắc chắn mau tới nhà. - Ừ. Vậy Hai giả mù đi. - Được đó. Tôi cười hể hả, nhắm mắt lại rồi đưa tay nắm lên vai thằng An. - Xong chưa? Đi nghe. Bước từng bước thật chậm, tôi ca khe khẽ bài ca của những người mù thường ca. Thằng An cũng đi từng bước thật chậm rồi nói: - Dạ con cám ơn cô. Dạ cám ơn chú… Bất chợt tôi đứng sựng lại. Dưới chân mình lúc này có cái gì bèm bẹp thật khó chịu. Tôi giật mình và mở mắt ra thì thấy thằng An cười sằng sặc như ai thọt lét nó. - A, Hai đạp phân bò! Thằng An reo một cách thích thú rồi bỏ chạy, tôi đuổi theo. - Đứng lại. Chết em với Hai. Đứng lại… Hai anh em tôi rượt đuổi nhau trên con đường làng thân thuộc, quên hết bao nhiêu nỗi nhọc nhằn vừa mới trải qua…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2