intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn giúp bé khỏe dịp Tết

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ ăn uống hàng ngày đối với bé vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển thể lực và trí tuệ. Trong những ngày Tết vấn đề này lại còn quan trọng hơn vì sự tuân thủ một chế độ ăn nề nếp thường bị phá vỡ. Sẽ có hai tình trạng xảy ra: Một số bé biếng ăn do ăn uống không điều độ nên sút cân, suy dinh dưỡng sau Tết, thậm chí rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều hoặc ăn phải thực phẩm ôi thiu để lâu ngày ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn giúp bé khỏe dịp Tết

  1. Chế độ ăn giúp bé khỏe dịp Tết Chế độ ăn uống hàng ngày đối với bé vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển thể lực và trí tuệ. Trong những ngày Tết vấn đề này lại còn quan trọng hơn vì sự tuân thủ một chế độ ăn nề nếp thường bị phá vỡ. Sẽ có hai tình trạng xảy ra: Một số bé biếng ăn do ăn uống không điều độ nên sút cân, suy dinh dưỡng sau Tết, thậm chí rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều hoặc ăn phải thực phẩm ôi thiu để lâu ngày. Tình trạng thứ hai đối lập là tăng cân quá mức dẫn đến thừa cân béo phì ở những bé ăn nhiều bánh kẹo đồ ngọt, và các món giàu béo, đạm. Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải (Giám đốc trung tâm khám - tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia) khuyên cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của bé để tránh xảy ra các tình trạng trên: 1. Đối với các bé còn trong giai đoạn ăn bột, ăn cháo vẫn phải tuân thủ đúng như các bữa ăn trong ngày thường. Không nên cho bé ăn bánh kẹo, mứt, uống nước
  2. ngọt trước các bữa ăn. Điều này sẽ làm bé ngang dạ (đường huyết tăng cao, ức chế tiết men tiêu hóa) sẽ không ăn được các thức ăn trong bữa chính dẫn đến biếng ăn và suy dinh dưỡng. 2. Ngày Tết thường hội tụ quá nhiều các thức ăn bổ dưỡng, nhiều năng lượng như: bánh kẹo, mứt, giò chả, xúc xích, lạp sườn, thịt đông, bánh chưng… nên nguy cơ dẫn đến thừa cân béo phì cũng rất cao. Trong những ngày này, việc hạn chế ăn uống của bé lại càng khó khăn vì bé thường được thả lỏng hơn, nhiều khi lại được đưa đến nhà bà con họ hàng. Vì thế, rất nhiều bé thừa cân béo phì bị tăng vài kg trong những ngày này là chuyện bình thường. Vì vậy, đối với những bé đã thừa cân, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây: - Vẫn tuân thủ chế độ ăn kiêng dù là ngày Tết. - Hạn chế bé ăn bánh, mứt, kẹo và nước ngọt, nhất là đến chơi nhà họ hàng, nên thay bằng quả chín, ít ngọt như bưởi, cam, quýt, dưa hấu. Dù là ngày Tết cũng nên hạn chế mua bánh kẹo về nhà. - Không nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng như: giò thủ, giò mỡ, thịt đông mà thay bằng giò lụa, chả quế. - Nên tăng cường các món ăn từ cá: cá hấp, cá om dưa. - Thay tôm rán bằng tôm hấp hoặc luộc.
  3. - Hạn chế ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán, nếu ăn thì nên luộc hoặc hấp lại cho nóng. Khi đã ăn bánh chưng thì không nên ăn thêm cơm hoặc các loại tinh bột khác. - Không nên ăn cơm rang, hạn chế ăn nem rán mà thay bằng nem cuốn hoặc phở cuốn không dùng đến dầu mỡ. - Khuyến khích bé ăn nhiều rau xanh dưới dạng luộc như: su hào, bắp cải, bí xanh, su su... trong ngày Tết. - Thay nước ngọt bằng sữa tươi không đường hoặc sữa bột tách béo. - Không nên cho bé thức quá khuya hoặc ăn thêm bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ. - Không cho bé ăn vặt, vẫn phải theo bữa. - Nên chế chế biến các món ăn ít béo cho bé như: bún riêu cua, bún canh măng, miến nấu thịt nạc, bún nấu cá rau cần... hoặc ăn lẩu trong các bữa sum họp gia đình. Đề phòng rối loạn tiêu hóa cho bé ngày Tết Triệu chứng thường gặp ở bé bị rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở bé rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh. bé nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy. Bé lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón hay tiêu chảy. Không có một triệu chứng nào là đặc trưng cho rối loạn tiêu hóa khi có sự kết hợp của nhiều triệu chứng.
  4. - Đau bụng: Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi phát với một loại thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo… Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Các cơn đau này gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng trạng của bé. Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Bé nhỏ chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc, đôi khi bỏ ăn. - Chán ăn: bé ăn ít hoặc không chịu ăn. Mỗi cữ ăn hay cữ bú thường kéo dài hơn so với bình thường. - Đầy bụng: Cảm giác no khi ăn một lượng thức ăn ít hơn so với lứa tuổi, làm bé không muốn ăn tiếp tục. - Chướng bụng: Bụng bé căng hơn bình thường, nhất là tại vùng thượng vị. Khi gõ vào thành bụng nghe tiếng vang. Triệu chứng đầy bụng và chướng bụng là do thức ăn chậm di chuyển trong ống tiêu hóa. - Ợ: Thường bé ợ do có nhiều hơi trong dạ dày. Nguyên nhân là do bé nuốt quá nhiều hơi khi ăn hoặc khi bú. bé thường bứt rứt, vặn mình, đỏ mặt. bé lớn và người lớn có cảm giác khó chịu vùng thượng vị. Ở các bệnh nhân này, ợ hơi mang lại cảm giác dễ chịu. - Buồn nôn và nôn ói: Bé có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc sau khi ăn một thời gian ngắn. Chất ói thường là thức ăn còn nguyên hoặc thức ăn chưa tiêu hóa hết. Nếu bé ói ra máu, dịch xanh hay dịch vàng, cần đưa bé đi khám để loại trừ các bệnh lý nặng như xuất huyết dạ dày, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa, tắc ruột. - Tiêu chảy: Tiêu chảy là khi bé đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy cấp thường hết sau 5-7 ngày. Một số trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài.
  5. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và tử vong. Các trường hợp này cần đến khám tại các cơ sở y tế. Cách chăm sóc và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé: Để tránh cho bé bị rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết, các bậc phụ huynh phải chú ý: - Duy trì chế độ ăn của bé gần với ngày thường. - Mua dự trữ rau xanh, các loại củ quả. - Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho nhiều gia vị và phải phù hợp với khẩu vị của bé. - Phải kiểm soát khẩu phần ăn của bé để tránh lạm dụng các thực phẩm ngày Tết, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo. Nên tăng cường trong bữa ăn rau xanh, các loại thủy hải sản thay vì chỉ sử dụng thịt để chế biến. - Thời tiết ngày Tết ở Nam bộ thường nắng nóng dễ làm bé mất nước. Vì vậy việc cho bé uống nước thường xuyên là hết sức cần thiết. - Đối với bé còn đang bú mẹ phải duy trì tối đa nguồn sữa mẹ giúp bé có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh tật. Theo VnExpress / Cẩm nang Mua Sắm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2