Chỉ số Z :Công Cụ Phát Hiện Nguy Cơ Phá Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng
lượt xem 108
download
Bài viết này giới thiệu một trong những công cụ phổ biến nhất để phát hiện nguy cơ phá sản và ước tính Hệ số Tín Nhiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chỉ số Z :Công Cụ Phát Hiện Nguy Cơ Phá Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng
- Chỉ số Z: Công Cụ Phát Hiện Nguy Cơ Phá Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng (bài 1) Phá sản được xem như dấn chấm hết đối với một doanh nghiệp. Làm thế nào để phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời. Bài viết này giới thiệu một trong những công cụ phổ biến nhất để phát hiện nguy cơ phá sản. Đó là chỉ số Z. Hãy tự tính chỉ số Z để phòng bệnh cho doanh nghiệp. ( Đối với nhà đầu tư: để chọn công ty không bị nguy cơ phá sản) Chỉ số Z (Z score) – công cụ phát hiện nguy cơ phá sản: Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hang đầu của các nhà nghiên cứu về tài chánh doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao. Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5: X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities) X5= Tỷ số Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets) Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất: Z = 1.2x1 + 1.4x2 + 3.3x3 + 0.64x4 + 0.999x5 • Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản • Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản • Nếu Z 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản • Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản • Nếu Z’
- Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau Z’’ = 6.56x1 + 3.26x2 + 6.72x3 + 1.05x4 • Nếu Z’’ > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản • Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản • Nếu Z
- Cuối cùng, để tăng X4, chúng ta phải tăng giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu, bằng cách tăng thị giá cổ phiếu, đối với công ty đại chúng, hoặc tăng giá trị tài sản ròng, đối với công ty dạng khác. Tuy nhiên đây không phải là công việc dễ thực hiện. Có một các đơn giản hơn là giảm bớt nợ. Doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt để trả nợ, nhưng cần thận trọng nếu lựa chọn giải pháp này, vì khi đó vốn lưu động sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Một giải pháp tốt hơn và thường được lựa chọn là bán bớt những tài sản không hoạt động như đã trình bày ở trên. Tóm lại, để tăng chỉ số Z lên, tùy theo tình huống, chúng ta sẽ ra quyết định thực hiện một hay nhiều giải pháp trên. Tuy vậy, bất cứ giải pháp nào cũng sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn, doanh nghiệp phải “thắt lưng buột bụng” trong một thời gian. Vì thế phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữ bệnh. Hãy luôn để mắt đến chỉ số Z và hành động ngay để tăng chỉ số này khi nó bắt đầu “mấp mé” khu vực cảnh báo. Bài sau chúng ta sẽ bàn về cách sử dụng chỉ số Z để tự ước lượng định mức tín dụng của doanh nghiệp, vốn rất quan trọng trong việc phát hành trái phiếu để mượn nợ. Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm (bài 2) Chỉ Số Tín Nhiệm (Credit rating) Credit rating – tức là định mức tín dụng hay hệ số tín nhiệm - là hệ số đánh giá khả năng tài chính và khả năng thanh toán của một tổ chức đối với các khoản tiền nghĩa vụ - gốc và lãi - của các các công cụ nợ mà nó phát hành. Công cụ nợ bao gồm cả công cụ ngắn hạn như như hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hoặc dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi. Tổ chức phát hành có thể là chính phủ cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, hay các công ty. Định mức tín dụng xuất hiện từ trước thế kỷ trước tại Mỹ do nhu cầu đánh giá tín nhiệm của các doanh nghiệp ngành đường sắt. Đến năm 1914 thì công ty Moody’s - tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đầu tiên trên thế giới được thành lập bởi ông John Moody dựa vào một công ty được ông thành lập trước đó vào năm 1909. Năm 1941 tổ chức Standard and Poors được thành lập trên sự sát nhập của Poor’s Publishing va Standard Statistics. Hiện tại trên thế giới có một số tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm được quốc tế công nhận, cũng như một số dành tổ chức được quốc gia của họ công nhận. Tuy vậy 3 tổ chức Moody’s, Standard and Poor’s và Pitch Ratings là 3 tổ chức được công nhận, có uy tín và thị phần cao nhất trên thế giới. Tùy theo từng tổ chức, mà phương pháp đánh giá hệ số tín nhiệm có khác nhau đôi chút. Tuy vậy về cơ bản chúng khá giống nhau. Theo đó, công ty đối tương sẽ được đánh giá từ quốc gia, môi trường, đến ngành kinh doanh mà nó đang hoạt động. Sau đó, các thông số có tính cách định tính chẳng hạn chất lượng, kỹ năng của ban quản lý, chiến lược marketing, chính sách quản lý…cũng sẽ được xem xét. Kế đó, và cũng rất quan trọng là tất cả các chỉ số chính phản ánh tình hình tài chính sẽ được đưa ra phân tích, đánh giá. Tổng hợp lại những yếu tố trên, tổ chức đánh giá tín nhiệm sẽ xếp hạng các trái phiếu theo các mức khác nhau đã định sẵn và ký hiệu bằng các chữ cái đầu tiên; theo bảng sau: Các hạng Mức của Hệ Số Tín Nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn Chỉ số Tín Chỉ số Tín Nhiệm Nhiệm Diễn giải Phân loại theo Moody’s theo S&P Chất luợng cao nhất, ổn định, độ Trái phiếu có thể đầu AAA Aaa rủi ro thấp nhất tư Chất lượng cao, rủi ro thấp, Độ AA Aa rủi ro chỉ cao hơn hạng AAA một bậc. A A Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh huỡng bởi tình hình kinh tế.
- Chất lượng trung bình, an toàn BBB Baa trong thời gian hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi ro. Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó khăn trong việc trả Trái phiếu có độ rủi ro BB Ba nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay cao đổi của tình hình kinh tế. Chất lượng thấp, rủi ro cao, có B B nguy cơ không thanh toán đúng hạn Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả CCC Caa nợ nếu tình hình kinh tế khả quan. Trái phiếu không nên CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá sản, đầu tư Rủi ro rất cao, khó có khả năng C C thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản D hay hầu như sẽ phá sản NR NR Không đánh giá Đối với chỉ số Moody’s, ngoài những xếp hạng cơ bản trên, hệ số 1, 2, 3 còn dùng để chia nhỏ một xếp hạng cơ bản ra làm 3 loại, trong đó 1 là cao nhất trong hạng đó, 2 là trung bình, 3 là thấp nhất, ví dụ: Aa1, Aa2, Aa3. Còn đối với chỉ số S&P, + hay – được dùng để chia nhỏ xếp hạng. trong đó + là cao nhất trong hạng đó, không dấu là trung bình, - là thấp nhất; ví dụ: AA+, AA, AA- Tầm quan trọng của Hệ số Tín Nhiệm trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam Đối với các công ty, tổ chức: kết quả xếp hạng hệ số tín nhiệm có ảnh huởng rất lớn đến sự thành công của việc phát hành trái phiếu, nhất là khi phát hành trái phiếu ra nuớc ngoài, cũng như việc xác định lãi suất trái phiếu (hệ số tín nhiệm càng cao thì lãi trái phiếu càng thấp và ngược lại). Thiếu sự xác định hệ số tín nhiệm, thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty chưa thể phát triển được. Đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp, ngoài việc căn cứ vào hệ số tín nhiệm để quyết định mua trái phiếu, họ còn dùng hệ số tín nhiệm của trái phiếu của công ty đó để làm căn cứ để quyết định có đưa cổ phiếu của công ty đó vào danh mục đầu tư của mình hay không. Theo đó, cổ phiếu của những công ty có trái phiếu được xếp hạng hệ số tín nhiệm thấp (từ BB hay Ba trở xuống) thường không được lựa chọn. Ở Việt Nam, hiện tại có 3 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhưng vẫn chưa được quốc tế công nhận và vẫn chưa thực hiện đúng chức năng của một tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm. Việc mời các tổ chức đánh giá của thế giới xếp hạng hệ số tín nhiệm của trái phiếu cũng chưa phổ biến. Cho đến hiện tại, chỉ mới có chính phủ và hai công ty BIDV và Techcombank thực hiện. Trong khi chưa có hệ số tín nhiệm chính thức, việc có thể tự ước tính hệ số tín nhiệm là khá cần thiết và lý thú đối với các công ty và nhà đầu tư Việt Nam. Dùng chỉ số Z để ước tính hệ số Tín Nhiệm Bài trước đã giới thiệu chỉ số Z’’ được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp: Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4 Trong đó X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities), Nếu Z’’ > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.1 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’’
- Trong đó cột 3, định mức tín nhiệm Moody’s là do người viết đưa vào theo sự tương đồng với định mức tín nhiệm S&P. Z’’ điều Định Mức Định Mức chỉnh Tín Nhiệm Tín Nhiệm S&P Moody’s > 8,15 AAA Aaa Trái phiếu có 7,60 – 8,15 AA+ Aa1 thể đầu tư Doanh nghiệp 7,30 – 7,60 AA Aa2 nằm trong 7,00 – 7,30 AA- Aa3 vùng an toàn, 6,85 – 7,00 A+ A1 chưa có nguy 6,65 – 6,85 A A2 cơ phá sản 6,40 – 6,65 A- A3 6,25 – 6,40 BBB+ Baa1 5,85 – 6,25 BBB Baa2 5,65 – 5,85 BBB- Baa3 Doanh nghiệp 5,25 – 5,65 BB+ Ba1 Trái phiếu có nằm trong độ rủi ro cao 4,95 – 5,25 BB Ba2 vùng cảnh báo, 4,75 – 4,95 BB- Ba3 có thể có nguy cơ phá sản 4,50 – 4,75 B+ B1 Trái phiếu 4,15 – 4,50 B B2 không nên đầu Doanh nghiệp 3,75 – 4,15 B- B3 tư nằm trong 3,20 – 3,75 CCC+ Caa1 vùng nguy 2,50 – 3,20 CCC Caa2 hiểm, nguy cơ 1,75 – 2,50 CCC- Caa3 phá sản cao. 0 – 1,75 D Sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ điều chỉnh và hệ số tín nhiệm S&P là khá cao, nhưng không có nghĩa là tuyệt đối. Trong bài viết của mình, giáo sư Altman cũng trình bày một sự lệch chuẩn nằm trong khoản cho phép của hai chỉ số trên. Một điều nữa chúng ta cần phải chú ý là chỉ số Z’’ điều chỉnh mặc dù được dùng khá tốt ở các thị trường khác, cũng nên được nghiên cứu để điều chỉnh theo môi trường Việt Nam. Mặc dù ghi chú hai điểm trên, theo người viết, việc tạm ước tính hệ số tín nhiệm bằng chỉ số Z’’ là đáng tin cậy và có thể dùng được. Nó có thể giúp giúp công ty và người đầu tư nhận định cơ bản về tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của công ty. Tài liệu tham khảo: The Z-score Bankruptcy Model: Past, Present, and Future, Edward I. Altman, 1977; Corporate Finance Distress and Bankruptcy, Edward I. Altman, 1993; The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture, Edward I. Altman; Z scores - a guide to failure prediction, Eidleman Gregory J., 1995; Why do firm pay for bond rating when they can get it for free, Yingjin Gan, 2003 (Bài đã đăng trên báo Nhịp cầu đầu tư, số báo 42, từ 6-12/8/2007) Lâm Minh Chánh, MBA
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chỉ số Z: Công Cụ Phát Hiện Nguy Cơ Phá Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng - Bài 1
4 p | 344 | 157
-
Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm (bài 2)
8 p | 298 | 140
-
Dùng chỉ số Z để ước tính về Hệ số Tín Nhiệm
9 p | 297 | 117
-
Chỉ Số Z
3 p | 179 | 31
-
Chỉ số Z: Công Cụ Phát Hiện Nguy Cơ Phá Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng (bài 1)
6 p | 139 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn