CHÌA KHÓA GIÚP LÀM TỐT PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG<br />
ĐỀ THI NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA<br />
Bắt đầu từ năm 2014, đề thi môn Ngữ văn có sự thay đổi mạnh mẽ với cả hai phần: đọc hiểu và<br />
làm văn. Phần đọc hiểu văn bản là điểm mới nhất của đề thi môn Ngữ văn. Đề thi THPT quốc gia môn<br />
Văn 2016 theo thông tin chính thức của Bộ giáo dục là sẽ tương tự giống cấu trúc đề thi năm 2015. Do<br />
vậy chúng ta cùng phân tích kỹ cấu trúc đề thi 2015 và dựa theo thông tin lưu ý thêm về cấu trúc đề thi<br />
2016 nói chung của Bộ sẽ nắm được phương pháp làm bài đúng yêu cầu, đạt hiệu quả cao.<br />
I. Những điều cần lưu ý về cấu trúc đề thi đại học môn Ngữ văn từ năm 2010 – 2015:<br />
Đề thi đại học từ năm 2010 đến 2015 chủ yếu tập trung ở lớp 12. Tuy nhiên, nói một cách chính<br />
xác, nội dung lớp 10, lớp 11 vẫn thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học, vì thế không nên lơ là<br />
kiến thức cũ.<br />
Từ năm 2014, đề thi đại học môn Ngữ văn năm nay có sự thay đổi lớn nhất về cấu trúc và nội<br />
dung. Đề thi không còn phần tự chọn. Câu 1 (2 điểm) chuyển từ câu hỏi tái hiện kiến thức văn học<br />
trong chương trình học thành câu đọc – hiểu một đoạn ngữ liệu. Năm 2014, ngữ liệu không có trong<br />
chương trình học chính khoá, cả hai ngữ liệu trong đề khối C và khối D đều được lấy từ phần Đọc<br />
thêm trong SGK Ngữ văn 12. Đến năm 2015, ngữ liệu đọc hiểu là những văn bản hoàn toàn mới mẻ,<br />
không có trong SGK nữa. Phần này gồm 2 văn bản, một văn bản thơ và một văn bản văn xuôi, mỗi<br />
văn bản sẽ có 4 ý hỏi, nâng tổng điểm của cả phần này lên 3 điểm, các ý được chia nhỏ đến 0,25 điểm.<br />
Phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học vẫn được giữ nguyên trong cấu trúc đề thi các năm<br />
2014 và 2015. Phần nghị luận xã hội vẫn chiếm 3 điểm còn nghị luận văn học năm 2015 chỉ còn 4<br />
điểm thay vì 5 điểm như các năm trước.<br />
Năm 2014, chúng ta vẫn có 2 kì thi riêng – thi tốt nghiệp và thi đại học, do đó, đề Văn vẫn có sự<br />
phân chia theo khối C và D. Tuy nhiên trong mỗi đề, không còn phân biệt chương trình chuẩn và nâng<br />
cao ở câu 3 nữa mà chỉ có một câu hỏi duy nhất, chung cho tất cả thí sinh. Năm 2015, chỉ còn một kì<br />
thi duy nhất vừa để xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH, CĐ nên chỉ còn một đề thi duy nhất và không có<br />
sự phân biệt giữa các khối thi. Sau đây là tổng hợp về cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn<br />
sắp tới:<br />
<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Đọc - hiểu<br />
<br />
Mức độ<br />
yêu cầu<br />
<br />
Phân tích, đánh giá<br />
<br />
Bao gồm<br />
Phần đọc – hiểu trước hết đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức về phần Tiếng Việt trong chương<br />
các ý hỏi<br />
trình Ngữ văn THCS và THPT (về các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, phong cách chức năng<br />
từ dễ đến<br />
ngôn ngữ, các kiểu câu và liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản, các thao tác lập luận,…).<br />
khó.<br />
Các ý hỏi phân hóa học sinh thường ở dạng trình bày cảm nhận của bản thân về thái độ của tác giả văn bản<br />
hay suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong văn bản.<br />
Từ năm 2010 - 2015, Nghị luận xã hội là câu hỏi chiếm 3 điểm trong đề thi đại học môn Ngữ văn.<br />
Nghị luận xã hội thường ra theo 3 dạng:<br />
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.<br />
- Nghị luận về một hiện tượng xã hội.<br />
- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.<br />
Các vấn đề cần nghị luận thường được đưa ra bởi một câu nói, nhận định, nhận xét...<br />
<br />
Trung<br />
Nghị luận xã bình,<br />
Tương<br />
hội<br />
đối khó<br />
<br />
Dạng bài Nghị luận xã hội thường yêu cầu học sinh ở 3 mức độ tư duy:<br />
- Mức độ thông hiểu: Giải thích được ý kiến, nhận định.<br />
- Mức độ vận dụng: Bàn luận, đánh giá ý kiến (đưa ra quan điểm cá nhân với vấn đề cần nghị luận và bảo<br />
vệ, dẫn chứng được quan điểm đó).<br />
- Mức độ vận dụng cao: Rút ra bài học từ vấn đề cần nghị luận.<br />
Gợi ý dàn ý bài văn nghị luận xã hội<br />
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận.<br />
Thân bài:<br />
- Trả lời câu hỏi “là gì”: Giải thích khái niệm (nếu có). Phần này có thể giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng...<br />
tùy theo từng vấn đề.<br />
- Trả lời câu hỏi “như thế nào”: Nêu biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống, trong văn chương<br />
<br />
- Trả lời câu hỏi “vì sao”: Lí giải nguyên nhân vấn đề, hiện tượng hay phẩm chất...<br />
- Bàn luận về vấn đề, đánh giá phẩm chất, hiện tượng...; đặt ra một số câu hỏi lật ngược lại vấn đề, nhìn<br />
vấn đề sâu hơn ở nhiều góc độ... Ví dụ: hiện tượng/ phẩm chất/ ý kiến ấy có luôn đúng/sai/tốt/xấu?<br />
- Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân. Phần này cần viết chân thành, trung thực, tránh<br />
khuôn sáo, cứng nhắc.<br />
Kết bài: Tóm lại vấn đề cần bàn luận.<br />
Nghị luận văn học là câu hỏi chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi đại học. Đây cũng là nội dung kiến thức<br />
yêu cầu cao nhất, nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học, khả năng diễn đạt và<br />
cảm thụ văn học của học sinh.<br />
Nghị luận văn học thường được ra dưới dạng bài phân tích, bình luận, cảm nhận về một tác phẩm văn<br />
học, nhân vật trong tác phẩm, tình huống truyện, đoạn thơ...<br />
<br />
Nghị luận<br />
văn học<br />
<br />
Nghị luận văn học yêu cầu học sinh tư duy ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.<br />
Trong đó:<br />
Đánh giá - Mức độ nhận biết: Trình bày sơ lược về tác phẩm, tác giả.<br />
học sinh - Mức độ thông hiểu, vận dụng: Phân tích nội dung, diễn biến của tình huống truyện, ý nghĩa của tình<br />
ở nhiều huống hoặc phân tích đoạn thơ hoặc phân tích nhân vật...<br />
mức độ - Mức độ vận dụng cao: Rút ra bài học nhận thức và hành động hoặc đánh giá chung về vấn đề cần nghị<br />
từ dễ đến luận.<br />
khó.<br />
Khi làm bài nghị luận văn học, trước tiên, học sinh nên hình thành một dàn ý, xác định hướng triển khai<br />
các luận điểm, luận cứ trong bài; dàn ý ấy có thể thay đổi trong quá trình làm bài, nhưng việc xác định và<br />
thay đổi ấy cũng sẽ giúp các em có một bài làm mạch lạc, tránh lan man. cần tránh việc biến phân tích thơ<br />
thành diễn xuôi và phân tích văn xuôi thành kể chuyện, các em cần lưu ý các yếu tố hình thức trong thơ để<br />
tìm ra nội dung cảm xúc gửi gắm trong từng yếu tố như vần, thanh, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, các từ<br />
ngữ, hình ảnh...; còn trong văn xuôi tự sự, cần phân tích ý nghĩa các chi tiết, từ nhân vật với ngoại hình, cử<br />
chỉ, hành động, lời đối thoại, độc thoại đến các chi tiết liên quan đến nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn,<br />
nghệ thuật xây dựng tình huống... Tuyệt đối tránh ngôn ngữ kể, ví dụ như: một hôm, giữa lúc ấy, sau đó<br />
thì…<br />
<br />
Ngoài những phân tích cấu trúc đề thi đại học các năm, các em cần nắm bắt định hướng Bộ giáo<br />
dục khi ra đề. Dựa vào những yêu cầu trên, các em có cách phân tích và làm bài hiệu quả.<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Học sinh cần trình bày rõ ràng rạch mạch và đủ ý và cần mở rộng gắn với thực tiễn cuộc sống:<br />
Với thang điểm 10, bài làm được chấm đến 0,25, lúc đó thang điểm được chia thành nhỏ. Do<br />
đó học sinh lưu ý cần trình bày rõ rành đủ ý lối văn mạch lạc và cần sáng tạo.<br />
Đề thi Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh<br />
học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào<br />
việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công<br />
dân...) vì vậy thường xuyên độc thêm sách báo kiến thức bên ngoài, đặc biệt những vấn đề<br />
đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn<br />
trong sách, đòi hỏi tính chủ động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này,<br />
học sinh phải rất linh hoạt và chủ động, phải thể hiện được những chính kiến của mình trước<br />
một vấn đề (chẳng hạn: niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra,<br />
phải có sự sáng tạo.<br />
Trong đề thi các năm luôn có một câu Nghị luận xã hội (3 điểm). Để giải quyết tốt các bài văn<br />
Nghị luận xã hội, ngoài kiến thức được học trong nhà trường, học sinh còn phải tăng cường<br />
kiến thức bên ngoài, trên sách báo, trong cuộc sống, đặc biệt những vấn đề đang diễn ra trong<br />
cuộc sống hàng ngày. Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn trong sách, đòi hỏi<br />
tính chủ động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này, học sinh phải rất linh<br />
hoạt và chủ động, phải thể hiện được những chính kiến của mình trước một vấn đề (chẳng hạn:<br />
niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra, phải có sự sáng tạo.<br />
<br />
II. Tham khảo đề thi của các năm trước<br />
Để nắm được cấu trúc đề thi đại học môn Ngữ văn từ năm 2010 - 2015, học sinh tham khảo phân bổ đề thi 6 năm qua bảng sau:<br />
PHÂN BỐ TRONG ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN TỪ NĂM 2010 – 2014<br />
Năm<br />
Câu hỏi<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
2014<br />
Trong truyện<br />
Trong phần mở đầu Trong tác phẩmAi đã ngắn Hai đứa trẻ<br />
Tái hiện kiến<br />
bản Tuyên ngôn đặt tên cho dòng<br />
của Thạch Lam, ấn<br />
thức văn<br />
Sự đa dạng mà<br />
học(bao gồm<br />
độc lập, Chủ tịch song?, Hoàng Phủ tượng của nhân vật<br />
thống nhất<br />
kiến thức về tác<br />
Hồ Chí Minh đã<br />
Ngọc Tường đã ví vẻ Liên về Hà Nội có<br />
của phong cách<br />
giả, tác phẩm,<br />
trích dẫn những<br />
đẹp dòng sông này những nét nổi bật<br />
nghệ thuật Hồ<br />
giai đoạn văn<br />
bảng tuyên ngôn<br />
với hình ảnh 2 người nào? Hình ảnh Hà<br />
Chí Minh<br />
học, chi tiết<br />
nào? Việc trích dẫn phụ nữ. Ý nghĩa của nội có ý nghĩa gì<br />
văn học...)<br />
đó có ý nghĩa gì? những hình ảnh ấy. đối với tâm hồn<br />
Liên?<br />
<br />
Đọc - hiểu(đối<br />
với năm 2014<br />
& 2015)<br />
<br />
Nghị luận xã<br />
hội<br />
<br />
2015<br />
<br />
- Hát về một hòn<br />
đảo (Trần Đăng<br />
- Đất nước (Nguyễn<br />
Khoa)<br />
Đình Thi)<br />
- Nguồn gốc sâu<br />
xa của hiểm họa<br />
(Sách Bài tập Ngữ<br />
văn 12 – Tập một)<br />
Như một thứ a-xit Biết tự hào về bản Kẻ cơ hội thì nôn<br />
Nhà nghiên cứu<br />
Kẻ mạnh không phải Việc rèn luyện kĩ<br />
vô hình, thói vô thân là cần thiết<br />
nóng tạo ra thành<br />
Trần Đình Hượu có là kẻ giẫm lên vai kẻ năng sống cũng<br />
cần thiết như việc<br />
trách nhiệm ở mỗi nhưng biết xấu hổ tích, người chân<br />
nêu một nhận xét khác để thỏa mãn<br />
cá nhân có thể ăn còn quan trọng<br />
chính thì kiên nhẫn về lối sống của<br />
lòng ích kì. Kẻ mạnh tích lũy kiến thức.<br />
mòn cả một xã<br />
hơn.<br />
lập nên thành tựu.<br />
người Việt Nam<br />
chính là kẻ giúp đỡ<br />
hội.<br />
truyền<br />
kẻ khác trên đôi vai Bày tỏ suy nghĩ<br />
Hãy viết một bài<br />
Hãy viết một bài văn thống: Không ca<br />
mình.<br />
của anh/chị về<br />
- Đò Lèn (Nguyễn<br />
Duy)<br />
<br />