intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chìa khóa vàng trong tâm lý và sinh lý: Phần 2

Chia sẻ: ViMessi2711 ViMessi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

87
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1 của tài liệu Chìa khóa vàng trong tâm lý và sinh lý, phần 2 sẽ tiếp tục trình bày các câu hỏi và lời giải đáp về các câu hỏi về tâm lý như: Tại sao lại có người sợ thành công, sửa đổi những thói quen xấu như thế nào, hiệu ứng Pugmalion, tại sao con người có tính công kích, tư duy sáng tạo là gì, liệu pháp tác động ngược sinh học là gì, tư vấn tâm lý là gì, chứng sợ đứng trên cao là gì,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chìa khóa vàng trong tâm lý và sinh lý: Phần 2

Tại sao lại có người sợ thành cồng?<br /> Bạn có thể cảm thấy hoi lạ: thành công là một việc mà ai chẳng khát<br /> khao, mong ước, vậy mà tại sao có ngưòi sợ nó cơ chứ? Thật ra khuynh<br /> hướng sợ thành công hầu như tồn tại ở tất cả mọi ngưòi chúng ta, chỉ có<br /> điều khác nhau ở mức độ nhiều ít và thòi gian lâu mau mà thôi.<br /> Giả dụ bây giờ có một ngưòi đến lóp học và hỏi tất cả học sinh:<br /> "Trong lóp ta có em nào mong muốn trở thành lãnh tụ vĩ đại? Em nào<br /> muốn trở thành tổng thư ký liên họp quốc? Em nào mong muốn trở<br /> thành nhà khoa học đoạt giải Nobel?". Bạn hãy thử tượng không khí ấy<br /> sẽ ra sao. Thường thường các em ngơ ngác nhìn nhau, đỏ mặt, mỉm cưòi,<br /> có em thì lắc lư hoặc cưòi phá lên, khó có thể tưởng tượng nổi một em<br /> nào đó dám đứng lên trả lòi câu hỏi. Tại sao thế? Thì ra khi tầm cỡ thành<br /> công cách quá xa điều ngưòi ta mong đọi thường làm cho con ngưòi nảy<br /> sinh tâm lý sợ hãi và trốn tránh.<br /> Nhà tàm lý học nổi tiếng Maslow gọi hiện tượng đó là "Mặc cảm<br /> Jonah", Jonah là một nhân vật trong "Kinh Cựu ước". Thượng đê muốn<br /> Jonal đến thành Nineveh truyền đạt lòi Ngưòi nhưng ban đầu Jonal trốn<br /> tránh sứ mệnh đó, tìm thuyền đi biệt tích. Trong tâm lý học dùng "Mặc<br /> cảm Jonah" để chỉ ý đồ trốn tránh thiên chức, sứ mệnh, nhiệm vụ ở đòi<br /> của con người tức là để chỉ tâm trạng sợ thành công.<br /> Vậy tại sao con ngưòi lại sợ thành công? Mallow đã phân tích như<br /> sau. Trước hết, đối vói những ngưòi thành công quá ư hoàn mỹ, bên cạnh<br /> lòng kính trọng, ngưỡng mộ, sùng bái, ta thường thấy sốt ruột, lo lắng,<br /> bàng hoàng, có lẽ còn cảm thấy hổ thẹn, tủi thân, bì tị; cái vĩ đại của<br /> những người thành công tuyệt đmh thường làm chúng ta choáng ngọp,<br /> mất tự tin, trầm lặng, ít nhiều có pha lẫn lòng ghen tị. Thứ nữa, niềm vui<br /> của sự thành công cố nhiên làm mọi ngưòi phấn khỏi; thế nhưng, những<br /> nỗi gian nan, vất vả để đi tói thành công quả thật là đáng sợ; thêm nữa,<br /> tâm trạng của con ngưòi sau những thành công lớn lao thường rất mệt<br /> mỏi, căng thẳng, hao tâm tổn lực, đôi lúc phải tự hỏi liệu cơ thể có thể đủ<br /> <br /> <br /> sức chịu đựng niềm hạnh phúc dài lâu, cực<br /> kỳ lớn lao đó không. Vì thế, khi con ngưòi<br /> mường tượng tói những thành công tưong lai<br /> của mình, bên cạnh niềm vui sướng trào<br /> dâng thường không tránh khỏi vô tình nảy<br /> sinh tâm lý sợ sệt, muốn trốn tránh.<br /> Sợ thành công không nhất thiết là việc<br /> không hay. Trong rủiiều trường họp, sợ<br /> thành công còn tránh cho con ngưòi tâm lý<br /> kiêu ngạo, tự cao tự đại, tự vỗ ngực ta đây,<br /> nhìn đòi bằng "nửa con mắt"... từ đó giúp ta<br /> thực hiện những việc làm vừa sức vói thái độ<br /> thận trọng, thực sự cầu thị.<br /> Đưong nhiên vẫn có không ít ngưòi khao khát thành công. Muốn<br /> đi tói thành công cần có tinh thần dũng cảm vưon lên. Maslow đã giói<br /> thiệu những biện pháp loại bỏ "mặc cảm gian nan", ông đưa ra ví dụ<br /> về nhà bác học Anh Huxley. Trong các lĩnh vực sinh học biển, giải phẫu<br /> học so sánh, cổ sinh vật học và hình thái học ngưòi... Huxley đều có<br /> những cống hiến quan trọng, đồng thòi là nhà bác học đầu tiên đề xuất<br /> vấn đề về nguồn gốc loài ngưòi. Thành công của ông là do lòng say mê<br /> cao độ đối vói mọi sự vật xung quanh, ông có thể mở to đôi mắt ngây<br /> thơ như con trẻ xem ngắm không biết chán cái thế giói kỳ diệu xung<br /> quanh chúng ta. Đó chừih là một cách thừa nhận cái nhỏ bé của mìrửi,<br /> một hình thức biểu lộ lòng khiêm tốn. Chừih vì vậy mà ông có thể kiên<br /> nhẫn, không hề nao núng tiến hành đến cùng công việc vĩ đại mà mình<br /> đã lựa chọn và điều ông đi đến đỉiứi cao của thành công âu cũng là lẽ<br /> đương nhiên.<br /> Người xưa khuyên không nên lúc nào cũng chỉ chăm chắm nghĩ<br /> đến thành công, bỏi vì thành công là chuyện tương lai, nếu lúc nào<br /> cũng khắc cốt ghi xương e sẽ có điều bất lọi. Có lẽ chúng ta chẳng bao<br /> giờ tói được sao Bắc Đẩu, nhưng nhìn thấy vì sao ấy chúng ta sẽ có<br /> phưong hướng chính xác. Chúng ta hãy nỗ lực kiên trì theo phương<br /> hướng chứih xác ấy tiến từng bước vững chắc, vui vẻ đón nhận hết thảy<br /> mọi cái trong tưong lai!<br /> <br /> < 118 ><br /> <br /> Sửa dổi nhsng thói quen xấu như thế nào?<br /> Con ngưòi hình thành những thói quen dần dần qua cuộc sống lâu<br /> dài. Trong tâm lý học giải thích thói quen là "phương thức hàrủì động đã<br /> được củng cố nhờ tập luyện hoặc lập đi lập lại nhiều lần và đã trở thành<br /> nhu cầu". Có những thói quen tốt như sáng ngủ dậy đánh răng, rửa mặt,<br /> tập thể dục, rửa tay trước khi ăn... nhưng cũng có một số thói quen xấu<br /> như khạc nhổ bừa bãi, ngủ dậy muộn, hay nói tục... Có nhiều ngưòi ý<br /> thức rõ mình có một thói quen xấu, nhưng không sao sửa được. Vậy thì,<br /> liệu có cách gì sửa chữa có kết quả những thói quen xấu đó được không?<br /> Các nhà tâm lý học cho rằng, thói quen là có thể sửa chữa được, nhất<br /> là đối vói thaiìh thiếu niên, sửa đổi những thói quen xấu không phải là<br /> chuyện vô cùng khó khăn.<br /> Việc hình thành một số thói<br /> quen xấu đòi hỏi phải dựa vào một<br /> số điều kiện rứiất định, nếu như<br /> chúng ta có thể loại trừ được những<br /> điều kiện đó thì tự nhiên những thói<br /> quen xấu không thể tiếp tục diễn ra<br /> được nữa. Chẳng hạn, có những trẻ<br /> em thích ăn kẹo khi đi ngủ. Nếu<br /> như những em đó thật sự muốn sửa<br /> đổi thói quen có hại cho răng miệng<br /> đó thì có thể để bố mẹ giấủ kẹo đi,<br /> các em không nh'm thấy nữa, tìm cũng không ra. Lâu dần, các em đó<br /> quen không ăn kẹo đi ngủ. Thêm một ví dụ khác: có những em học sinh<br /> tiểu học có thói quen tối đến vừa làm bài vừa xem ti vi. Biện pháp sửa<br /> đổi thói quen đó là; sang làm bài ở một phòng khác không có ti vi, nếu<br /> như không nghe thấy cả tiếng từ ti vi phát ra càng tốt.<br /> Tuy nhiên, biện pháp sửa chữa những thói quen xấu hay dùng nhất<br /> là uốn nắn kịp thòi, tức là dùng hình thức trừng phạt, chỉ ít lần sẽ có tác<br /> dụng sửa đổi những thói quen xấu. Chẳng hạn, có những em bé thích<br /> < 119 ><br /> <br /> mút tay, hoặc cắn móng tay, lúc này các bà mẹ thường dùng biện pháp<br /> bôi ớt vào ngón tay hoặc móng tay, làm cho môi và lưõi chạm vào là bị<br /> cay khó chịu, cứ thế vài ba lần là sẽ "cạch" không dám mút tay hoặc cắn<br /> móng tay nữa. Biện pháp xử phạt tiền ở một số thành phố đối vói những<br /> ngưòi nhổ bậy hoặc vi phạm luật lệ giao thông chừửì cũng là căn cứ vào<br /> cùng nguyên lý nói trên, thường đưa lại hiệu quả rất lớn.<br /> Có điều, luôn luôn dùng biện pháp phê bình, trừng phạt thói quen xấu<br /> không phải là biện pháp tốt nhất. Nếu như đồng thòi vói việc sửa đổi thói<br /> quen xấu cũ, ta trau dồi thói quen tốt mói, như thế việc học tập và sinh hoạt<br /> của chúng ta há chẳng tốt hon sao? Ví dụ, có em học sinh tiểu học hay dậy<br /> muộn, sắp tới giờ học rồi vẫn chưa dậy, thành thử bỏ không tập thể dục<br /> buổi sáng. Về sau, bố mẹ em quy đúih, nếu ngủ dậy và tập thể dục trưóc 6<br /> giờ sẽ có thưởng; sau hai tuần lại quy đinh, nếu tập thể dục đều một tuần lễ<br /> sẽ có thưởng; sau hai tuần lại quy đứih nếu tập thể dục một tháng sẽ có<br /> thưởng. Cứ như vậy, cùng vói việc kéo dài thòi gian thưỏng, thói quen tốt<br /> mói hình thành dần dần thay thế thói quen xấu trưóc kia.<br /> Đưong nhiên, tiền đề sửa chữa thói quen xấu là trong tư tưởng phải<br /> nhận thức tác hại của nó, đồng thòi càng sớm phát hiện càng sớm hành<br /> động, việc sửa chữa càng dễ, hiệu quả càng cao. Còn nếu hành vi xấu đã<br /> ăn sâu bám chắc thành "tật", tói mức "nghiện" sẽ rất khó sửa chữa.<br /> Chẳng hạn, những nguôi uống rượu và hút thuốc lá lâu ngày thành<br /> nghiện muốn bỏ phải quyết tâm cao hoặc phải dùng thuốc cai nghiện, rất<br /> phiền toái, làm cho ngưòi nghiện khó chịu hoặc ghê sợ mỗi khi ngửi thấy<br /> mùi rượu hay mùi thuốc...<br /> Tóm lại, chúng ta cần phát hiện sớm những thói quen xấu của mình,<br /> chỉ cần chúng ta có quyết tàm, có nghị lực và có phưong pháp khoa học,<br /> chúng ta nhất định có thể sửa đổi được. Lúc ấy, chúng ta sẽ sống và học<br /> tập tốt hơn vói bộ mặt tinh thần mói khác trước.<br /> <br /> Xử lý khuyết điểm của mình nhu thế nào?<br /> Nhà văn Anh Stevenson có viết cuốn khoa học viễn tưởng nổi tiếng<br /> nhan đề "Bác sĩ hoá thân", trong đó mô tả một ngưòi phát mirủì ra một<br /> loại thuốc, tự mình uống vào thì tự đáy lòng những điều "thiện" và "ác".<br /> < 120 ><br /> <br /> đều chia ra thành hai nửa rõ ràng. Khi điều "thiện" chiếm địa vị chủ đạo,<br /> anh ta là ngưòi cao thượng, còn khi điều "ác" chiếm địa vị chủ đạo, anh<br /> ta sẽ trở thành ngưòi ti tiện, vô liêm sỉ, xấu bụng.<br /> Loại thuốc ấy cho tói bây giờ vẫn chưa chế tạo thành công. Mặc dầu<br /> vậy, quan điểm của Stevenson quả có cơ sở tâm lý học nhất định. Trong<br /> mỗi con ngưòi chúng ta đều có nhiều phẩm chất tốt đẹp, nhưng đồng<br /> thòi cũng có nhiều tính xấu hoặc những dục vọng hèn hạ, xấu xa. Nếu<br /> như không nhận thức rõ điểm này chúng ta rất khó sống bình thường<br /> trên thế giói này, rất khó hình thành một ý thức về mình thống nhất,<br /> những lúc gặp khó khăn, trở ngại, rất dễ dao động, mất lòng tin.<br /> Thật ra, nếu chịu khó quan sát tỉ mỉ, ta thấy trong mỗi con ngưòi<br /> đều có cả điều "thiện" lẫn điều "ác". Đây là một hiện tượng tâm lý bình<br /> thường. Chẳng hạn, trong lóp có một bạn luôn luôn.bị phê bình, nhắc<br /> nhở, thậm chí còn có lúc là học sinh cá biệt, nhưng nếu ta để ý theo dõi,<br /> vẫn có thể tìm thấy ở con ngưòi bạn đó rủiững phẩm chất tốt đẹp, nếu<br /> như bạn bè và thầy cô giáo kiên trì giúp đỡ, phát huy những mặt tốt, biết<br /> đâu bạn ấy chẳng hối cải sửa mình, trở thành một học sinh ngoan ngoãn.<br /> Mặt khác, nếu như bạn là một học sinh luôn luôn được biểu dương,<br /> khen ngợi, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng bạn là một học sứứi hoàn hảo,<br /> không có một chút khuyết điểm nào. Người xưa dạy: "nhân vô thập<br /> toàn", "ngọc còn có vết". Trên thế gian tuyệt đối không có ngưòi nào<br /> không có khuyết điểm. Dù là một nhà lãnh đạo cao cấp hoặc một nhân<br /> vật anh hùng cũng vẫn ít nhiều có khuyết điểm.<br /> Phát hiện khuyết điểm là một chuyện không lấy gì làm vui lắm,<br /> nhưng xử lý chứih xác khuyết điểm càng không phải là chuyện dễ dàng.<br /> Một số thái độ đối vói khuyết điểm nêu dưói đây, như thế nào là phải,<br /> như thế nào là không phải, xin bạn tự đánh giá.<br /> Loại ngưòi thứ nhất phát hiện thấy khuyết điểm liền vội vàng tìm<br /> cách che giấu khuyết điểm, muốn cho ngưòi khác thấy rằng, sở dĩ họ có<br /> những hành vi và tmh xấu như thế là chuyện ngẫu nhiên, bột phát, không<br /> chủ tâm. Thật ra, về cơ bản không giải quyết được vấn đề, mà càng che<br /> đậy nhiều khi càng nguy hại. Người xưa dạy: "Giấu đầu hở đuôi" là thế.<br /> Loại ngưòi thứ hai phát hiện thấy khuyết điểm liền ỉu xìu, cảm thấy<br /> mình như thế là mất hết, chẳng còn mặt mũi nào nhìn thấy mọi ngưòi,<br /> bao ưu điểm của mình đành tự phủ rủìận hết, thái độ xử sự như vậy bạn<br /> cảm thấy thế nào?<br /> < 121 ><br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2