intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến tranh Đông dương 3 Phần Kết

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

134
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoàng Dung Chiến tranh Đông dương 3 Phần Kết Sơ lược về một số sư đoàn bộ binh Việt nam (Theo dõi về những đơn vị quân sự Việt nam là một điều khó khăn. Với bản chất đa nghi, cùng với những yếu lố quân sự và chính trị, nên danh hiệu các đơn vị của họ luôn được giấu kín hay thay đổi. Những trung đoàn nằm trong các sư đoàn cũng luôn hoán chuyển. Vì thế, với khả năng hữu hạn của tác giả, bảng sơ lược này đã không thể hoàn hảo như ý muốn). ¤ Sư...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến tranh Đông dương 3 Phần Kết

  1. Hoàng Dung Chiến tranh Đông dương 3 Phần Kết Sơ lược về một số sư đoàn bộ binh Việt nam (Theo dõi về những đơn vị quân sự Việt nam là một điều khó khăn. Với bản chất đa nghi, cùng với những yếu lố quân sự và chính trị, nên danh hiệu các đơn vị của họ luôn được giấu kín hay thay đổi. Những trung đoàn nằm trong các sư đoàn cũng luôn hoán chuyển. Vì thế, với khả năng hữu hạn của tác giả, bảng sơ lược này đã không thể hoàn hảo như ý muốn). ¤ Sư đoàn 2: trước 1975, hoạt động tại Quảng Ngãi, đối đầu với sư đoàn 2 VNCH. Năm 1978, tăng phái quân đoàn 4 xâm lăng Campuchia. ¤ Sư đoàn 3: hay Sao Vàng, trước hoạt động tại Quy Nhơn, sau 1975 đổi ra Bắc, giữ trách nhiệm phòng thủ Lạng Sơn trong trận chiến biên giới Việt Hoa (thuộc quân đoàn 14). Sư đoàn 4: chủ lực quân khu IX (cùng với các sư đoàn 8 và 330). ¤ Sư đoàn 5: từng hoạt động tại vùng Phước Tuy, sau 1975, là chủ lực quân khu VII. ¤ Sư đoàn 6: Trước 1975, thuộc quân đoàn 4, sau đó không thấy nhắc đến, có lẽ đã bị sư đoàn 18 VNCH đánh tan trong trận Xuân Lộc. ¤ Sư đoàn 7: tuy nói là được thành lập tại miền Nam trong chiến tranh Đông dương II, nhưng đa số là quân của sư đoàn 312 Bắc Việt xâm nhập.
  2. Sau 1975, được biên chế vào quân đoàn 4. ¤ Sư đoàn 8: chủ lực quân khu IX, tăng cường cho quân đoàn 2 xâm lăng Campuchia, được thành lập đầu năm 1975. ¤ Sư đoàn 9: thuộc quân đoàn 4. Trước 1975, hoạt động ở Tây Ninh và biên giới Việt Miên. Sư đoàn đầu tiên của Việt cộng. Sư đoàn lo: thuộc quân đoàn 3. Trước 1975, hoạt động tại Pleiku, Kontum, còn gọi là F 10. ¤ Sư đoàn 302: trước là sư đoàn 2 Việt cộng, hoạt động trong vùng Hậu Nghĩa, Tây Ninh (khác với sư đoàn 2 ở Quảng Ngãi). Sau 1975, là chủ lực của quân khu VII. Sư đoàn 303: trước là sư đoàn 3 Việt cộng, hoạt động ở Phước Long, (khác với sư đoàn 3 Sao vàng ở Quy Nhơn), sau là chủ lực quân khu VII. Gần đây trở nên chính quy trong quân đoàn 1. ¤ Sư đoàn 304: một trong những sư đoàn đầu tiên. Trong trận chiến Đông dương II, hoạt động trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam. Sau 1975, thuộc quân đoàn 2. Sư đoàn 306: thuộc quân đoàn 2. Chuyên hoạt động tại Lào (trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tư lệnh sư đoàn Nguyễn Xuân Rực bị lữ đoàn 1 Dù hạ sát). ¤ Sư đoàn 308: sư đoàn đầu tiên của Cộng quân từ 1950. Tham chiến trong mùa hè đỏ lửa. Thuộc quân đoàn 1 chính quy Tự gọi là sư đoàn quân tiên phong. ¤ Sư đoàn 320: có lẽ là cải danh của sư đoàn 10 sau 1975. Năm 1979, hoạt động tại miền đông bắc Campuchia. ¤ Sư đoàn 312: cũng được thành lập năm 1950. Thuộc quân đoàn 1. Tự gọi sư đoàn Chiến Thắng. ¤ Sư đoàn 316: sư đoàn Thổ, cũng là một trong những sư đoàn đầu tiên. Năm 1975 lén vào Nam, tấn công Ban Mê Thuộc. Sau đó làm chủ lực quân khu II, phòng thủ Lào Cai. Sư đoàn 317: được thành lập đầu năm
  3. 1979 để tăng cường mặt trận Campuchia, nòng cất từ các trung đoàn Gia Định và Quyết Thắng. ¤ Sư đoàn 318: thành lập cùng lúc với sư đoàn 317, sau tổng động viên. ¤ Sư đoàn 319: có lẽ được thành lập năm 1980 để phòng thủ biên giới Việt Hoa. ¤ Sư đoàn 320: thành lập năm 1950, thuộc quân đoàn 3. Tư lệnh đầu tiên là Văn Tiến Dũng. Năm 1965, tách ra làm 2. Sư đoàn 320A xâm nhập vào nam, hoạt động tại Pleiku, Kontum. Sư đoàn 320B hoạt động tại Quảng Trị. Từ 1975, 320A biên chế vào quân đoàn 3. Còn gọi là sư đoàn Đồng Bằng. Sư đoàn 324: trước 1975, hoạt động tại Thừa Thiên, Quảng Trị, sau biên chế vào quân đoàn 2, rồi làm chủ lực cho quân khu IV. ¤ Sư đoàn 325: thành lập từ trận chiến Đông dương I, được giao trọng trách đàn áp nhân dân Quỳnh Lưu, rồi là thủ phạm chính trong vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế. Thuộc quân đoàn 2. Sư đoàn 327: thuộc quân đoàn 14, bị tràn ngập trong thị xã Lạng Sơn trong trận chiến Việt Hoa. ¤ Sư đoàn 330: Thành lập tại miền Nam rồi tập kết ra Bắc (lúc đó tư lệnh Đồng Văn Cống). Sau 1975, là chủ lực quân khu IX ¤ Sư đoàn 335: Trong chiến tranh Đông dương I, được gọi sư đoàn Thái, tuy nhiên sau này không thấy nhắc đến. ¤ Sư đoàn 337: sau 1975, thuộc quân khu IV ra tăng cường phòng thủ Lạng Sơn, biên chế vào quân đoàn 14. ¤ Sư đoàn 338: cũng là một sư đoàn tập kết (tư lệnh Tô Ký). Năm 1975, thuộc quân đoàn 1, tấn công Sài gòn. Năm 1979, biên chế vào quân đoàn 14, phòng thủ cầu Khánh Khê, Lạng Sơn. ¤ Sư đoàn 339: đơn vị chiếm Kompong Speu đầu năm 1979, sau giữ việc phòng thủ Phnom Penh.
  4. ¤ Sư đoàn 341: thành lập tháng 7-1972 tại Nghệ An nhằm tăng cường mặt trận Quảng Trị sau khi các sư đoàn 304, 308, 325 bị tổn thất nặng trong mùa hè đỏ lửa. Năm 1975, được biên chế vào quân đoàn 4. Còn gọi là sư đoàn Sông Lam. ¤ Sư đoàn 345: phòng thủ Lào Cai, thuộc quân khu II. Sư đoàn 347: thuộc quân đoàn 14 phòng thủ Lạng Sơn. ¤ Sư đoàn 390: thuộc quân đoàn 1. ¤ Sư đoàn 411: được thành lập sau khi Hà nội tổng động viên. ¤ Sư đoàn 567: phòng thủ Cao Bằng trong chiến tranh biên giới. ¤ Sư đoàn 711: trong chiến tranh Đông dương II, hoạt động tại Quảng Tín, Tam Kỳ. ¤ Sư đoàn 968: hoạt động tại Kontum, Pleiku trong trận chiến Đông dương II. Sau 1975, trú đóng tại Lào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2