intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÍNH SÁCH CHỐNG THAM NHŨNG THỜI MINH MẠNG

Chia sẻ: Phạm Đức Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

251
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ những tài liệu gốc của Quốc sử quán triều Nguyễn, đề tài đã tìm hiểu về những biểu hiện của nạn tham nhũng, các chủ trương, chính sách, biện pháp chống tham nhũng thời Minh Mạng. Bằng những kế hoạch, biện pháp kiên quyết, cứng rắn, chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng đã có được những hiệu quả nhất định. Ngày nay, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm từ chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÍNH SÁCH CHỐNG THAM NHŨNG THỜI MINH MẠNG

  1. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 CHÍNH SÁCH CHỐNG THAM NHŨNG THỜI MINH MẠNG ANTI – CORRUPTION POLICIES IN MINH MANG DYNASTY SVTH: LÊ THỊ LOAN Lớp: 05LS, Trường Đại học Sư Phạm GVHD: NGUYỄN VĂN ĐOÀN Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm TÓM TẮT Từ những tài liệu gốc của Quốc sử quán triều Nguyễn, đề tài đã tìm hiểu về những biểu hiện của nạn tham nhũng, các chủ trương, chính sách, biện pháp chống tham nhũng thời Minh Mạng. Bằng những kế hoạch, biện pháp kiên quyết, cứng rắn, chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng đã có được những hiệu quả nhất định. Ngày nay, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm từ chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng. ABSTRACT On the basis of the doeuments of the Nationnal historiographer ‘s office in Nguyen Aynasty, we go to study some characteristics of the - corruption as well as the anti – corruption policis is Minh Mang Aynasty. The anti – corruption policis in Minh Mang Aynasty, with resolute measures and plans has porored some good results. The paper will help to work out some experience for making anti – corruption policis in this mordern time. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Tham nhũng” là quốc nạn của mọi thời đại. Đây là vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng, là nguyên nhân làm băng hoại các giá trị đạo đức, gây tổn thất đến thành quả xây dựng kinh tế - xã hội và tạo thành nhân tố bất ổn trong cộng đồng. Để xã hội phát triển ổn định, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc đòi hỏi các nhà lãnh đạo đất nước phải đề ra các chính sách nhằm chống tham nhũng một cách hiệu quả. Lịch sử nước ta đã trải các triều đại và thời đại nào cũng có các chính sách chống tham nhũng, tuy nhiên các chính sách đó rất khác nhau, dẫn đến các hiệu quả cũng khác xa nhau. Đến thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, chính sách chống tham nhũng rất mạnh mẽ và đạt hiệu quả làm cho xã hội phát triển ổn định hơn. Tìm hiểu một khía cạnh trong chính sách cai trị của vua Minh Mạng – chính sách chống tham nhũng, ta hiểu hơn về con người vị vua này và biết được một phần sự phát triển xã hội thời Nguyễn nói chung và thời Minh Mạng nói riêng. Đặc biệt, với tình hình xã hội nước ta ngày nay đang phát triển theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường đi đôi với xã hội ấy là tệ tham nhũng đã được báo động như một quốc nạn, việc tìm hiểu chính sách chống tham nhũng thời xưa nhằm rút ra những bài học cho công tác chống tham nhũ ng ngày nay là rất cần thiết. Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của sinh viên đại học. qua việc nghiên đề tài này tôi muốn bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và rèn luyện kỹ năng học tập của mình. Xuất phát từ những lý do đó tôi chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng”. 2. Lịch sử vấn đề 222
  2. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Tham nhũng và chống tham nhũng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã được giới nghiên cứu quan tâm. Các sách, báo, tạp chí cũng viết khá nhiều về tham n hũng. Một số cuốn sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như: “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ”, “Minh Mệnh chính yếu”, “Đại Nam thực lục chính biên”…, có đề cập đến các tệ tham nhũng cũng như các trường hợp tham nhũng cụ thể và những chiếu chỉ, chỉ dụ của các đời vua trong đó có vua Minh Mạng về chống tham nhũng. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu riêng về chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng. 3. Giới hạn của đề tài Do những hạn chế về mặt thời gian và năng lực, nên trong đề tài chúng tôi chủ yếu đề cập đến chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng với trọng tâm là tìm hiểu tham nhũng, những chủ trương, biện pháp và hiệu quả của chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các sách chuyên khảo, từ điển, tạp chí, đặc biệt là các tác phẩm sử học do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn: “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ”, “Minh Mệnh chính yếu”, “Đại Nam thực lục chính biên”… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng về nghiên cứu xem xét sự vật, hiện tượng. Sử dụng các phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử, vận dụng các thao tác nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh, lập luận… 5. Đóng góp của đề tài Đây là đề tài thuộc khoa học cơ bản, đề tài mang tính thời sự nóng bỏng của mọi thời đại nó có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học to lớn. Mong muốn của tôi khi tìm hiểu các chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng, hiệu quả của nó, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác chống tham nhũng ngày nay. Đồng thời đây có thể là một tài liệu để tìm hiểu có hệ thống về một chính sách cai trị của minh Mạng. 6. Cấu tạo đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 66 trang nội dung, phần phụ lục (tranh ảnh) và tài liệu tham khảo. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chia thành hai chương: Chương 1. Tổng quan về tham nhũng và Việt Nam thời Minh Mạng Chương 2. Chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng NỘI DUNG Chương 1. Tổng quan về tham nhũng và Việt Nam thời Minh Mạng 1.1. Về khái niệm tham nhũng Tham nhũng là vấn đề gây nhức nhối cho các nhà lãnh đạo đất nước ở mọi thời đại, mọi quốc gia. Qua mỗi thời kỳ cách hiểu về tham nhũng có khác nhau. Qua các cuốn từ điển như: “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh; “Từ điển tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý hay “Từ điển bách khoa Việt Nam”… có những cách giải thích, định nghĩa khá cụ thể về tham nhũng. Trên thế giới cũng có nhiều định nghĩa về tham nhũng như định nghĩa của tổ chức Minh bạch thế giới hay điển hình như Trung Quốc đã đưa ra những cách hiểu, các biểu hiện mới của tham nhũng. 223
  3. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Nhìn chung tham nhũng qua các thời đại cũng như tham nhũng thời Minh Mạng có nội hàm giống nhau: Tham nhũng là hiện tượng xã hội thường gắn với những hoạt động trong bộ máy nhà nước, đó là biểu hiện tha hóa của hành vi dùng quyền lực kết hợp với thủ đoạn lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước để thu vén của cải xã hội về làm giàu cho bản thân. 1.2. Vài nét khái quát về xã hội Việt Nam thời nhà Nguyễn Năm 1802 sau khi đánh bại triều Tây Sơn làm chủ toàn bộ lãnh thổ, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long lập ra nhà Nguyễn. Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức kế tiếp nhau xây dựng và củng cố chính quyền, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh sự khủng hoảng, suy vong. Nhìn chung, dưới triều Nguyễn xã hội Việt Nam hầu như không phát triển lên được theo hướng tiến bộ của thời đại. Các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa - nghệ thuật tuy có những thành tựu nhất định nhưng cơ bản là lạc hậu, trì trệ so với xu thế của thời đại dẫn đến nước ta dưới triều Nguyễn tệ nạn xã hội nổi lên như cồn đặc biệt là tệ tham nhũng. 1.3. Vua Minh Mạng Tìm hiểu về vị vua thứ hai trong vương triều Nguyễn, ta thấy được ở Minh Mạng nhiều tính cách độc đáo vừa nghiêm khắc, công minh của một ông vua chuyên chế lại vừa pha lẫn chút tính cách dân dã của con người biết quan tâm đến nhân dân, đất nước. Minh Mạng là con người tinh thông Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh có nhiều đóng góp cho vương triều với ý thức củng cố nền nếp, kỉ cương phép nước, đề ra các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách chống tham nhũng. Chương 2. Chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng 2.1. Những biểu hiện tham nhũng thời Minh Mạng Tham nhũng thời Minh Mạng diễn ra khá phổ biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và biểu hiện với nhiều hình thức khác nhau. 2.1.1. Tham nhũng trên lĩnh vực kinh tế Tham nhũng thời nào cũng diễn ra mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế. Những người có chức, có quyền trong hàng ngũ quan lại nhà nước phong kiến, quyền hành nắm trong tay thì dễ nảy sinh lòng tham mà lộng quyền dẫn đến tham nhũng. Thời Minh Mạng tệ tham nhũng của các vị quan trong triều từ trung ương đến địa phương rất phổ biến. Một số vị quan lợi dụng các kẽ hở để lấy cắp, biển t hủ công quỹ, vơ vét của công về làm của tư. Qua các tác phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn sẽ thấy rất nhiều các trường hợp tham nhũng của quan lại như: quan coi kho ăn bớt của trong kho, ăn bớt thóc gạo, lấy cắp nguyên vật liệu trong xây dựng, nhận hối lộ của kẻ phạm tội… 2.1.2. Tham nhũng trên lĩnh vực chính trị - xã hội Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mới xảy ra tham nhũng mà ngay cả trong lĩnh vực chính trị - xã hội tưởng chừng không có gì mà tham nhũng nhưng điều không tưởng đó lại xảy ra phổ biến. Thời Minh Mạng quan lại vì tham chức, tham quyền nhận hối lộ tiến cử những kẻ kém đức, thua tài ra làm quan, gian lận trong thi cử là khá phổ biến. Nhận hối lộ là biểu hiện của tham nhũng. Đức làm quan thanh liêm là phải biết đâu là cái được nhận, đâu là cái không được nhận như Đặng Huy Trứ đã viết trong “Từ thụ yếu quy”. Ông nêu lên 104 thủ đoạn hối lộ mà người làm quan phải từ chối (từ) và 5 trường hợp có thể nhận (thụ). Đây được coi là cẩm nang cho quan thanh liêm. 224
  4. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Tham nhũng thời Minh Mạng diễn ra dưới nhiều hình thức. Đó là những biểu hiện khá cụ thể của tệ tham nhũng. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả phải biết đâu là các hành vi tham nhũng để xét đúng người xử đúng tội. Những chủ trương, biện pháp chống tham nhũng thời Minh Mạng 2.2.1. Xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền Minh Mạng đã cải cách bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, với đội ngũ quan lại chặt chẽ nhằm tập trung quyền lực về tay vua, hạn chế các khe hở tạo tham nhũng. Dưới thời Minh Mạng cho bỏ hai trấn Bắc Thành và Gia Định Thành, cả nước chia thành 30 tỉnh và một phủ, đặt chức Tổng trấn trông coi nghiêm ngặt. Viên Tổng trấn là thành viên của chính quyền trung ương. Đối với các dân tộc thiểu số thì thủ tiêu chế độ thổ quan, bổ quan triều đình trực tiếp trông coi. 2.2.2. Việc sử dụng quan lại Quan lại trong bộ máy nhà nước thời Minh Mạng được sử dụng một cách có quy cũ, có chọn lọc nhằm hạn chế tham nhũng. Từ chính sách tuyển chọn dưới các hình thức tuyển cử, đề cử rất chặt chẽ nhằm tìm ra những nhân tài có đủ đức độ, thanh liêm ra làm quan. Đặc biệt Minh Mạng còn có chính sách đãi ngộ đối với quan lại thông qua chế độ dưỡng liêm, chăm lo bảo đảm đời sống quan lại nhằm khuyến khích tiết tháo trong sạch, liêm khiết của quan lại để họ chuyên tâm lo việc triều chính. Ngoài ra việc sát hạch đội ngũ quan lại cũng diễn ra thường xuyên nhằm thanh lọc làm trong sạch đội ngũ quan lại. Các biện pháp thưởng hay phạt cũng rất kịp thời đối với các hành vi của quan lại. Việc bố trí quan lại cũng được Minh Mạng chú trọng nhằm hạn chế nạn kéo bè kéo cánh nhằm tham nhũng. 2.2.3. Ngăn ngừa nạn tham nhũng Chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng được quy định thành luật lệ. Tiêu biểu là luật “Hồi tỵ” “Hồi” là trở về, “tỵ” là lánh ra, “Hồi tỵ” có nghĩa là tránh ra hay lánh đi, đây là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến. Luật “Hồi tỵ” đến thời Minh Mạng được bổ sung và thực hiện triệt để hơn cả. Luật này ban hành nhằm ngăn chặn những trường hợp vì tình riêng đạp lên phép nước, kéo bè, kéo cánh tạo thành “êkíp”, “chân rết” hà hiếp dân lành nhằm tham ô, tham nhũng. Ngoài ra trong luật Gia Long có 17 quyển quy định riêng về luật hình đối với tội nhận hối lộ (đút lót) và gần 20 điều khoản quy định cụ thể về vấn đề này. 2.2.4. Xử lý các vụ tham nhũng Minh Mạng không chỉ ban chiếu dụ nhằm đưa ra các chủ trương hạn chế, ngăn ngừa nạn tham nhũng mà ông còn xử lý rất nghiêm khắc đối với các vụ tham nhũng. - Đối với quan lại Tham nhũng trên mọi lĩnh vực đều căn cứ vào mức độ phạm tội mà xét xử. Có những hình phạt rất nặng như chém đầu bêu ở chợ, chặt tay… Những biện pháp xử tội tuy có phần khắt khe nhưng là rất cần thiết để ngăn chặn tệ tham nhũng và làm gương cho kẻ khác. Xin kể ra hai vụ án điển hình: Vụ của Nguyễn Đức Tuyên ăn cắp nhựa thơm bị phát hiện, vua Minh Mạng dụ rằng “tội của Tuyên đáng lẽ cho trói mang dong ra chợ Cửa Đông chém đầu nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm treo lên, xóa tên của nó ra khỏi sổ quan, để lại cho nó cái đầu khiến cho nó suốt đời phải hối hận và nhờ đó mọi người biết mà tỉnh ngộ”. Vụ Đinh Văn Tăng tham nhũng trong cân đong thóc gạo bằng việc đổi cách làm phương, hộc nên bị chém đầu và chặt một bàn tay ướp muối phơi khô rồi treo lên để mọi người thấy mà ghê. 225
  5. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 - Đối với người thân thuộc Thậm chí đối với những người thân thuộc Minh Mạng cũng xử lý nghiêm khi họ phạm tội. Ông không phân biệt người thân hay sơ, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Ngoài các biện pháp nhằm ngăn ngừa tệ tham nhũng trên, Minh Mạng còn cho đặt cơ quan chuyên giám sát các hành vi của quan lại và mở rộng giám sát trong quần chúng nhân dân. Những biện pháp chống tham nhũng Minh Mạng đề ra khá chặt chẽ, toàn diện, công khai nhằm hạn chế có hiệu quả tệ tham nhũng. Tuy nhiên các chính sách đó còn giới hạn trong khuôn phép của chế độ phong kiến chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của kẻ cầm quyền. Mặc dù vậy các chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng đã đạt được những hiệu quả tốt để lại nhiều bài học trong công tác chống tham nhũng ngày nay. 2.2.5 Một số bài học rút ra từ chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng Xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh với cơ chế quản lý chặt chẽ, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công khai các nguồn ngân sách quốc gia trong mọi lĩnh vực. Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra giám sát sâu sát đến từng cấp, từng ngành. Có cơ chế khuyến khích, động viên và bảo vệ người tố cáo các vụ việc tham nhũng Làm tốt công tác cán bộ, bổ dụng cán bộ. Có chế độ, quy trình, trách nhiệm rạch ròi. Kết luận Vua Minh Mạng với tính cách nghiêm khắc, sự quyết tâm, cương quyết đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm chống tham nhũng và đạt hiệu quả cao so với các vị vua trong vương triều Nguyễn làm cho xã hội Việt Nam thời Minh Mạng tương đối ổn định hơn. Tuy nhiên vì nhiều lý do, tham nhũng vẫn không được loại bỏ hoàn toàn và sau thời Minh Mạng nạn tham nhũng lại phát triển mạnh mẽ làm đất nước suy yếu, niềm tin của dân chúng đối với vương triều bị suy giảm nghiêm trọng ở một khía cạnh nào đó tham nhũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của vương triều phong kiến Nguyễn. Đây là bài học để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Với quyết tâm chống tham nhũng của nước ta hiện nay, việc các nhà lãnh đạo đất nước cũng như mỗi người dân tìm hiểu về tham nhũng, học tập người xưa, có ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng trong chống tham nhũng là rất cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa - Thông tin. [1] Bùi Xuân Đính (2004), Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến, Nxb Tư pháp. [2] Phạm Khắc Hòe (1986), Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hóa. [3] Vũ Ngọc Khánh (2004), Những vua chúa sáng danh trong lịch sử Việt Nam, Nxb Thanh [4] niên. [5] Nguyễn Quang Ngọc (2004), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục. [6] Quốc sử quán triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Nxb Thuận Hóa. [7] Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Nxb Thuận Hóa. [8] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục chính biên,(tập 1-5) Nxb Giáo dục. [9] Trương Hữu Quýnh (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 1), Nxb Giáo dục. [10] Nguyễn Văn Thành (1994), Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa Thông tin. [11] Đặng Huy Trứ (1995), Từ thụ yếu qui, Nxb Văn hóa Thông tin. [12] Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 226
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2