intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách đối ngoại của Mỹ 1776-1945

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

108
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là thời kỳ lập quốc, xây dựng đất nước và bước đầu tạo dựng ảnh hưởng của Mỹ. Nước Mỹ tìm mọi cách để gia tăng sức mạnh quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách đối ngoại của Mỹ 1776-1945

  1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ (1776 – 1945)
  2. TỔNG QUAN  Đây là thời kỳ lập quốc, xây dựng đất nước và bước đầu tạo dựng ảnh hưởng của Mỹ. Nước Mỹ tìm mọi cách để gia tăng sức mạnh quốc gia.  Tuy các thời tổng thống có những chính sách cụ thể riêng biệt nhưng nhìn chung nước Mỹ theo đuổi chủ nghĩa biệt lập với thế giới bên ngoài và không có các cam kết quốc tế mạnh mẽ.  Tập trung vào Học thuyết Monroe và 14 điểm
  3. Chính sách của Tổng thống George Washington  Cách mạng Pháp 1789 - 1799  Chiến tranh Pháp – Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan 1793  Chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu cơ bản là duy trì hoà bình, dành thời gian để nước Mỹ phục hồi và tiếp tục quá trình hoà hợp dân tộc.  Ngày 22/4/1793, Washington bãi bỏ các điều khoản của Hiệp ước 1778 với Pháp để giành cho Mỹ quyền tự chủ hơn. Ông tuyên bố nước Mỹ “là bạn và vô tư đối với các cường quốc tham chiến”  Sự phân hoá trong thái độ của những người Cộng hoà ủng hộ Pháp và những người theo chủ
  4. Chính sách của Tổng thống Thomas Jefferson  Năm 1801 tổng thống Thomas Jefferson đưa ra nguyên tắc đối ngoại là xây dựng “quan hệ hữu nghị chân thành, hợp tác thương mại và hoà bình với tất cả các nước, không liên minh với ai”  Mỹ chỉ muốn có quan hệ buôn bán với châu Âu chứ không muốn tham gia vào công việc chính trị của các nước ở đó. Trong trường hợp thật thiết yếu Mỹ sẽ tạm thời liên minh với nước khác  Mỹ mua Louisiana từ Pháp năm 1803  Năm 1805, Mỹ tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột giữa Anh và Pháp.  Năm 1809 Mỹ cấm buôn bán với cả Anh và Pháp
  5. Học thuyết James Monroe  Phong trào giành độc lập ở Mỹ La tinh: Argentina, Chile, Mexico, California…năm 1822  Monroe nhận được quyền công nhận các quốc gia mới độc lập năm 1822, bao gồm cả Brazil  Liên minh Thần thánh (Nga, Phổ, Áo) tuyên bố muốn giúp Tây Ban Nha khôi phục lại thuộc địa cũ, trong khi đó Mỹ phản đối
  6.  Ngày 2/12/1823 James Monroe đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, tinh thần chung là: Nước Mỹ đã không can thiệp và sẽ không bao giờ dính dáng tới các cuộc chiến tranh ở châu Âu, nhưng vì hoà bình và hạnh phúc của chính nước Mỹ, Mỹ sẽ không để cho các cường quốc châu Âu mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị ở trên bất kỳ nơi nào của lục địa châu Mỹ, cũng như cố can thiệp vào nền độc lập của các nước cộng hoà Nam Mỹ. Nước Mỹ sẽ coi bất cứ nỗ lực nào nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị tại bán cầu này là mối nguy hại cho hoà bình và an toàn của Mỹ.
  7.  Một mặt, Mỹ đã coi khu vực Mỹ La Tinh và Nam Mỹ là “sân sau” của mình. Mỹ sẽ chống lại mọi hành động “nhòm ngó” tới các nước này từ phía châu Âu. Thông điệp của Mỹ là: đây là khu vực ảnh hưởng của chúng tôi, các ngài không có quy ền và không được phép bén mảng đến. Nếu các ngài cứ đến thì chúng tôi sẽ giúp các nước trong khu vực bảo vệ “độc lập” của họ.
  8.  Mặt khác, Mỹ khẳng định công việc của châu Âu thì do người châu Âu tự giải quyết, Mỹ không có ý định can thiệp. Chủ trương này trực tiếp nhằm vào ý đồ quay trở lại các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha cũng như việc các nước Pháp, Phổ và Áo lăm le muốn xâm lược một số nước ở châu Mỹ.
  9.  Nhiều quan điểm ca ngợi đây là nỗ lực của Mỹ chống lại quá trình thuộc địa hoá của người Âu, bày tỏ tinh thần đoàn kết với các nước mới độc lập. Đây còn được gọi là chính sách “không can thiệp,” và “không thực dân hoá” (non-colonization). Cuối tháng 1/1823 Mỹ công nhận độc lập của Columbia (gồm cả Ecuador và Venezuela), Mexico, Chile, và United Provinces of Rio de la Plata (Argentina).
  10.  Đồng thời, Mỹ tiếp tục chính sách mở rộng bờ cõi bằng nhiều hình thức: xâm lược Texas năm 1845; đe doạ xâm lược nước Oregon khiến nước này phải ra nhập Liên bang Mỹ vào năm 1846; chiến tranh với Mexico năm 1846 và mua được New Mexico và California qua hiệp định năm 1848; mua Alaska của Nga tháng 3/1867; chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898 dẫn đến việc Mỹ có được Cuba, Philippines, Puerto Rico và Guam. Có quan điểm cho rằng Mỹ thực hiện chính sách đế quốc.
  11. Chính sách “mở cửa”  Từ sau Nội chiến đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước Mỹ chứng kiến những thay đổi nhanh chóng: cuộc cách mạng công nghiệp, tốc độ đô thị hoá chóng mặt, nông nghiệp phát triển mạnh, từ đó thúc đẩy nhu cầu buôn bán và thông thương hàng hoá với thế giới bên ngoài.  Chính sách “mở cửa” do Ngoại trưởng John Hay chính thức đưa ra 6/9/1899 (một năm trước đó tổng thống McKinley đã đề cập). Ông Hay kêu gọi dành quyền buôn bán công bằng cho tất cả các nước trên lãnh thổ Trung Quốc và công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này.
  12.  Thực chất đề xuất này sẽ đặt tất cả các nước đế quốc ở vị trí ngang nhau và hạn chế tối đa sức mạnh của các nước vốn đã có ảnh hưởng tại đây (ví dụ Anh và Nhật). Điều này sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của Mỹ vì Mỹ vốn chưa có ảnh hưởng gì ở Trung Quốc nhưng lại có mối quan hệ buôn bán từ lâu với nước này. Nếu Trung Quốc bị các quốc gia khác phân chia thì Mỹ sẽ bị loại ra khỏi các hoạt động thương mại tại đây.  Vấn đề Trung Quốc chỉ là một phần trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tại vùng Viễn Đông, bao gồm cả việc “mở cửa” Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á, và cạnh tranh với nước Nga.
  13. McKinley và Theodore Roosevelt  Năm 1901 McKinley ám chỉ sự điều chỉnh chính sách của Mỹ: “biệt lập không thể tồn tại và không ai muốn nữa.”  Theodore Roosevelt kế nhiệm tổng thống và thực thi nguyên tắc “chính trị quyền lực,” cho rằng nước Mỹ cần đóng vai trò “sen đầm quốc tế.” Nhiều quan điểm cho Roosevelt là người theo nguyên tắc phục vụ lợi ích dân tộc dựa trên sức mạnh. Tuy nhiên chưa có những bước đột phá trong chính sách của Mỹ.
  14. 14 điểm của Wilson  Woodrow Wilson được coi là tổng thống theo chủ nghĩa lý tưởng (idealist). Nước Mỹ tham gia chiến tranh thế giới I vào tháng 4/1917. Đây là lần đầu tiên Mỹ tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề chính trị ở châu Âu. Mỹ tham chiến là để “chấm dứt mọi cuộc chiến trong tương lai.”  Tháng 1/1918 Wilson đưa ra 14 điểm tại Thượng viện: xoá bỏ ngoại giao bí mật, tự do hàng hải, dỡ bỏ mọi rào cản kinh tế và tạo điều kiện buôn bán bình đẳng, giảm tối thiểu vũ trang của các quốc gia, giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền và lãnh thổ của nhiều nước châu Âu như Nga, Ba Lan, Bỉ, Pháp, Ý, Áo-Hung v.v…, gợi ý thành lập hiệp hội các quốc gia với hiến chương cụ thể.
  15.  Thất bại của Wilson trong việc thuyết phục Quốc hội thông qua hiệp định Versaille và Mỹ tham gia Hội quốc liên khiến cho chủ nghĩa biệt lập một lần nữa thắng thế.  Nước Mỹ chủ yếu quan tâm đến phần Tây Bán cầu. Mỹ trao trả độc lập cho nước Cộng hoà Dominica năm 1922, hứa không dùng vũ lực với 5 nước Trung Mỹ (Guatemala, El Salvador, Costa Rica, Honduras và Nicaragua). Năm 1925 quân Mỹ rút khỏi Nicaragua, năm 1933 rút khỏi Haiti và năm 1936 từ bỏ can thiệp vào Panama.
  16. Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  Trong những năm 1930, Franklin Roosevelt thực thi chính sách “láng giềng tốt.” Đây là giai đoạn được coi là sự quay trở lại rõ ràng nhất học thuyết Monroe.  Chiến tranh thế giới II nổ ra năm 1939, Mỹ đứng ngoài cuộc chiến và muốn giữ vị trí trung lập. Năm 1941 Mỹ bắt đầu viện trợ vũ khí cho phe Đồng minh. Sau trận Trân Châu cảng tháng 12/1941, Mỹ tham gia chiến tranh ở châu Âu.
  17.  Vai trò của Mỹ trong việc hình thành trật tự thế giới hậu Thế chiến thứ II: - Tháng 8/1941: Roosevelt và Churchill ra tuyên bố về Hiến chương Đại Tây Dương - Hội nghị Cairo 22/11/1943 giữa Roosevelt, Churchill và Tưởng Giới Thạch - Hội nghị Tehran 28/11/1943 giữa Roosevelt, Churchill và Stalin, đồng ý thành lập Liên hiệp quốc - Hội nghị Yalta tháng 2/1945
  18. Q&A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0