Chính sách sử dụng NLSH: tình hình thực tiễn và phương án đề xuất cho phạm vi TP.HCM
lượt xem 11
download
Các kết quả nghiên cứu trong nước về NLSH • Được thực hiện tại các trường đại học và các viện nghiên cứu, bắt đầu từ những năm 1980. Từ năm 2002, do ảnh hưởng của sự gia tăng liên tục của giá dầu và xu hướng sử dụng NLSH trên thế giới, việc nghiên cứu trong nước được phát triển trở lại mạnh mẽ. • Các nghiên cứu về pha chế xăng sinh học chủ yếu sử dụng nguồn ethanol 99,5% nhập từ nước ngòai. Năm 2007, Viện Dầu khí thuộc Tập đòan Dầu khí Việt Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu khả năng pha ethanol với xăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể áp dụng E5 tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách sử dụng NLSH: tình hình thực tiễn và phương án đề xuất cho phạm vi TP.HCM
- Chính sách sử dụng NLSH: tình hình thực tiễn và phương án đề xuất cho phạm vi TP.HCM TS. Nguyễn Hữu Lương 1
- MỤC LỤC 1. Đánh giá hiện trạng sử dụng NLSH trong nước và trên phạm vi TP.HCM 2. Nghiên cứu chính sách nước ngoài đối với NLSH và đánh giá hiệu quả của chính sách 3. Đề xuất các chính sách phát triển NLSH 4. Nghiên cứu các giải pháp thực hiện 5. Đề xuất chương trình triển khai ứng dụng NLSH trong phạm vi TPHCM 2
- 1. Đánh giá hiện trạng sử dụng NLSH trong nước và trên phạm vi TP.HCM 1.1. Các kết quả nghiên cứu trong nước về NLSH • Được thực hiện tại các trường đại học và các viện nghiên cứu, bắt đầu từ những năm 1980. Từ năm 2002, do ảnh hưởng của sự gia tăng liên tục của giá dầu và xu hướng sử dụng NLSH trên thế giới, việc nghiên cứu trong nước được phát triển trở lại mạnh mẽ. • Các nghiên cứu về pha chế xăng sinh học chủ yếu sử dụng nguồn ethanol 99,5% nhập từ nước ngòai. Năm 2007, Viện Dầu khí thuộc Tập đòan Dầu khí Việt Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu khả năng pha ethanol với xăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể áp dụng E5 tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thay đổi cơ sở hạ tầng để đáp ứng việc triển khai sử dụng ethanol nhiên liệu cần được xem xét. 3
- • Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bách Khoa TPHCM cũng đã sản xuất thành công zeolite 3A từ khóang cao lanh Lâm Đồng có khả năng khan hóa ethanol công nghiệp. • Nghiên cứu khả năng lên men ethanol từ rơm rạ đã được thực hiện tại trường Đại học Bách Khoa TPHCM với sự hợp tác của chính phủ Nhật Bản thông qua chương trình JICA. Hiện nay chương trình nghiên cứu này đã bắt đầu chuyển sang giai đọan xây dựng mô hình pilot sản xuất ethanol áp dụng thử nghiệm tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM. • Từ năm 2001, nhóm nghiên cứu trường Đại học Bách Khoa TP HCM đã bắt đầu nghiên cứu khả năng sản suất biodiesel từ các nguồn dầu thực vật và mỡ cá. • Năm 2008, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM đã phối hợp với Viện Sinh học Nhiệt đới và Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao thực hiện đề tài nghiên cứu về khả năng phát triển cây jatropha làm nguyên liệu cho sản xuất biodiesel. 4
- 1.2. Mức độ ứng dụng NLSH trong thực tế 20/11/2007, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” với mục tiêu chủ yếu phát triển NLSH. Trong đề án này, hai nguồn nhiên liệu thay thế được chú ý phát triển là ethanol (cồn) và biodiesel, với định hướng đến năm 2015, tại Việt Nam sẽ thay thế 1% nhiên liệu hóa thạch và 5% vào năm 2025 dưới dạng các hỗn hợp nhiên liệu E5 (95% xăng và 5% cồn) và B5 (95% DO và 5% biodiesel). 5
- • Hiện nay, các chính sách quốc gia về NLSH ở cấp vĩ mô đã được ban hành. • Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có những chương trình hỗ trợ cho việc nghiên cứu ứng dụng NLSH bắt đầu từ năm 2008. • Cuối năm 2007, chỉ tiêu chất lượng cho hai lọai NLSH là biodiesel và ethanol biến tính được ban hành. Năm 2009, các chỉ tiêu chất lượng cho E5 và B5 cũng đã được đề xuất. • Việc ứng dụng và tiêu thụ sản phẩm NLSH vẫn còn mang tính tự phát. Nhìn chung, các địa phương vẫn còn thiếu hệ thống chính sách chi tiết và đặc biệt là những chính sách phù hợp điều kiện của từng địa phương cho phát triển NLSH. • Trong cả nước, cho đến nay chỉ có 2 đơn vị là công ty Agifish (An Giang) và Minh Tú (Cần Thơ) đã triển khai sản xuất thực tế biodiesel với nguồn nguyên liệu là mỡ cá, công suất họat động đạt 10 – 50 tấn/ngày. 6
- • Một số dự án sản xuất ethanol nhiên liệu cũng đang được triển khai như dự án của Petrosevco, công ty Đồng Xanh,… Cuối năm 2008, Tập đòan Dầu khí Việt Nam cũng đã bán thử nghiệm xăng pha cồn E5 tại hai địa điểm ở Hà Nội với nguồn cồn khan nhập khẩu từ Brazil. • Cuối năm 2006, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Lọc Hóa dầu triển khai sản xuất thử nghiệm biodiesel từ dầu ăn đã qua sử dụng. Sản phẩm biodiesel đạt chỉ tiêu chất lượng và cho đến nay đã sản xuất được khỏang 150 tấn biodiesel. Trong khuôn khổ dự án, một phân xưởng pilot quy mô 2 tấn/ngày được thiết kế và chế tạo hòan tòan trong nước. 7
- 1.3. Đánh giá về nguồn lực, công nghệ, tư vấn, đầu tư, khoa học công nghệ,… đối với phát triển NLSH Với trình độ của đội ngũ khoa học kỹ thuật trong nước hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển NLSH hòan tòan thuận lợi. Nhiều công nghệ sản xuất NLSH như công nghệ sản xuất biodiesel từ dầu mỡ động thực vật, công nghệ lên men ethanol, công nghệ làm khan ethanol bằng phương pháp hấp phụ rây phân tử,… đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nước ở nhiều quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực NLSH từ khu vực kinh tế tư nhân là vô cùng to lớn. Nhiều nghiên cứu, dự án trong lĩnh vực NLSH đã được thực hiện dưới hình thức phối hợp hoặc tài trợ từ các công ty tư nhân. Các công ty này sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực NLSH nếu có hành lang pháp lý rõ ràng và tính khả thi về mặt kinh tế. 8
- 1.4. Các hạn chế và rào cản đối với việc phát triển NLSH • Chưa có một chính sách cụ thể từ chính phủ đối với việc phát triển NLSH, do đó không khuyến khích được các đơn vị kinh doanh tham gia vào sản xuất NLSH. • Chưa có quy họach về vùng nguyên liệu cho sản xuất NLSH nên việc sản xuất NLSH chưa ổn định. • Việc triển khai ứng dụng thực tế cũng chưa được quan tâm bởi các chính quyền địa phương. • Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng cũng góp phần vào việc hạn chế việc phát triển NLSH trong nước. 9
- 2. Nghiên cứu chính sách nước ngoài đối với NLSH và đánh giá hiệu quả của chính sách 2.1. Hoa Kỳ • Chính sách được thực thi ở 2 cấp: liên bang và bang. • Chính sách bao gồm hỗ trợ tài chính & điều khỏan bắt buộc. 2.1.1. Chính sách cấp liên bang Hỗ trợ tài chính: 1978 - 2004, chính phủ liên bang cung cấp “tax credit” từ 40 - 60 cents/gallon ethanol pha với xăng. 2005 - 2008, “tax credit” là 51 cents/gallon ethanol được trộn với xăng, hoặc khỏang 5 cents/gallon E10. 2009, “credit” giảm còn 45 cents/gallon ethanol truyền thống. NLSH từ cellulose sẽ có mức “tax credit” là 1,01USD/gallon. 10
- 2004: “Credit” là 1 USD/gallon biodiesel từ dầu mỡ động thực vật; 50 cents/gallon biodiesel sản xuất từ nguyên liệu dầu mỡ thải từ các nhà hàng. Năm 2009, “credit” là 1 USD cho tất cả các loại biodiesel. Bên cạnh đó, chính phủ liên bang cũng có mức “tax credit” cho những nhà sản xuất nhỏ ethanol và biodiesel là 10 cents trên mỗi gallon ethanol hay biodiesel (
- Điều khỏan bắt buộc: Năm 1992, chính phủ liên bang yêu cầu sử dụng xăng có chứa hợp chất oxygenate (2%kl oxy) cho từng khu vực do chính quyền chỉ định. Năm 2005, quốc hội thực thi luật yêu cầu sử dụng 4 tỷ gallon nhiên liệu thay thế bắt đầu vào năm 2006, và sẽ tăng tới 7,5 tỷ gallon vào năm 2012; 9 tỷ gallon vào năm 2008; 20,5 tỷ gallon vào năm 2015; và 36 tỷ gallon vào năm 2022. Tiêu chuẩn RFS đặc biệt nhắm tới những NLSH tiên tiến được sản xuất từ các nguồn cellulose hoặc biomass không cạnh tranh với lương thực. Trong năm 2008, trong 9 tỷ gallon, không có NLSH tiên tiến. Mục tiêu đặt ra là phần NLSH tiên tiến từ NLSH gốc cellulose tăng từ 0,1 tỷ gallon năm 2010 tới 3 tỷ gallon năm 2015 và 16 tỷ gallon năm 2022. Diesel dựa trên biomass tăng từ 0,5 tỷ gallon năm 2009 tới 1 tỷ gallon năm 2012. 12
- Luật liên bang quy định nhiên liệu thay thế phải giảm khí gây hiệu ứng nhà kính so với nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu thô được ban hành năm 2005. Ví dụ, nhiên liệu chỉ được xem là nhiên liệu tái tạo nếu giảm được ít nhất 20% phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, để được công nhận là NLSH tiên tiến, nhiên liệu phải giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống ít nhất 50%. NLSH gốc cellulose phải giảm sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ít nhất là 60%. Theo luật liên bang, sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính phải bao gồm sự phát thải từ “tất cả các cấp nhiên liệu và sản xuất nguyên liệu và phân phối, từ giai đoạn tìm kiếm và phân tách tới quá trình phân phối và công đoạn chuyển từ thành phẩm tới tay người tiêu dùng”. 13
- 2.1.2. Chính sách cấp bang (Minnesota) Hỗ trợ tài chính: Đầu năm 1980, Minnesota cung cấp “tax credit” cho việc pha trộn ethanol với xăng, nhưng đã lọai bỏ “credit” này vào giữa thập niên 1990. Thi hành chương trình cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho nhà sản xuất ethanol bắt đầu từ năm 1987: 20 cents/gallon ethanol trong 15 triệu gallon sản xuất hàng năm. Đối với từng nhà sản xuất, chi trả hàng năm thường được giới hạn tới 3 triệu USD và được kéo dài tới 10 năm. Khuyến khích tiêu thụ E85 bằng cách đánh thuế thấp hơn E10 hay xăng thông thường. Ngoài ra, các nhà điều hành bang còn trợ cấp cho những chủ trạm xăng để thiết lập các trạm phân phối E85. Các văn phòng trực thuộc bang được yêu cầu mua xe có thể chạy được E85. 14
- Điều khỏan bắt buộc: Từ năm 2003, luật của bang yêu cầu hầu hết xăng bán ở bang chứa 10% ethanol (E10). Luật của bang hiện nay yêu cầu hàm lượng ethanol trong nhiên liệu motor đạt 20% trước 30 tháng 8 năm 2013. Hơn thế nữa, luật của bang đã thiết lập mục tiêu sản xuất ¼ lượng ethanol tiêu thụ ở bang Minnesota từ vật liệu cellulose trước năm 2015. Từ cuối tháng 9 năm 2005, yêu cầu hầu hết nhiên liệu diesel bán ở Minnesota chứa ít nhất 2% biodiesel. Trong năm 2008, tăng lượng sử dụng bắt buộc lên 5% biodiesel trước ngày 1 tháng 5 năm 2009. 15
- 2.1.3. Bài học kinh nghiệm Việc xây dựng các chính sách phát triển NLSH tại Hoa Kỳ được thực hiện khá rõ ràng và cụ thể. Lộ trình phát triển NLSH được xác định cụ thể với các quy định về lọai NLSH, mức thay thế và lọai nguyên liệu để sản xuất NLSH. Những chính sách về mức hỗ trợ và thuế áp dụng trong lĩnh vực NLSH cũng được nêu rõ. Nhìn chung, chính sách về NLSH của Hoa Kỳ vừa mang tính khuyến khích, vừa mang tính bắt buộc. 16
- 2.2. Trung Quốc 2.2.1. Tổng quan về chính sách năng lượng tái tạo tại Trung Quốc Chính quyền trung ương giữ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh cung và cầu của thị trường NLSH và giới hạn quyền sở hữu các phương tiện sản xuất đối với công nghiệp NLSH. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia NDRC giữ vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực phát triển NLSH, định hướng sự sản xuất và tiêu thụ năng lượng trong tương lai của Trung Quốc. Các chính sách của Trung Quốc về phát triển năng lượng tái tạo được chia thành ba cấp độ. Hai cấp độ đầu tiên của chính sách được thiết lập bởi chính quyền trung ương. Chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố thiết lập cấp độ thứ ba của chính sách theo hướng dẫn từ chính quyền trung ương. 17
- Chính sách cấp 1: cung cấp sự hướng dẫn chung, gồm các thông điệp từ các lãnh đạo quốc gia về sự phát triển năng lượng tái tạo, và quan điểm của chính phủ Trung Quốc về vấn đề môi trường tòan cầu. Chính sách cấp 2: định rõ các mục tiêu và kế họach phát triển, tập trung vào điện khí hóa nông thôn, các công nghệ trên cơ sở năng lượng tái tạo và gỗ nhiên liệu. Các chính sách cấp hai đóng vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích phát triển các công nghệ về năng lượng tái tạo ở Trung Quốc. Chính sách cấp 3: gồm các chính sách ưu đãi và hướng dẫn quản lý cụ thể và thực tiễn. Những chính sách này chỉ ra các mức hỗ trợ đặc biệt đối với phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. Các chính sách cấp ba sẽ cung cấp sự hỗ trợ chính yếu để giúp đỡ phát triển năng lượng tái tạo trong giai đọan đầu. 18
- 2.2.2. Luật khuyến khích năng lượng tái tạo của Trung Quốc Dưới sự hướng dẫn của ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Trung tâm Phát triển Năng lượng Tái tạo của Trung Quốc (CRED) đã được giao nhiệm vụ dự thảo một bộ luật mới – Luật Khuyến khích Phát triển và Sử dụng Năng lượng tái tạo. Các chính sách trợ cấp sẽ được thiết lập để khuyến khích phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, và tạo ra các cơ hội thị trường cho các công ty năng lượng tái tạo sao cho chính quyền địa phương, công ty năng lượng tái tạo và công chúng có thể thúc đẩy sự phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. CRED sẽ làm việc với các Bộ, ủy ban môi trường và các công ty liên quan, cũng như các chuyên gia Trung Quốc và các tổ chức quốc tế tham gia dự thảo bộ luật này. 19
- 2.2.3. Các giai đọan phát triển NLSH Ba giai đọan phát triển NLSH của Trung Quốc là: (1) nghiên cứu và phát triển các công nghệ phù hợp để sản xuất NLSH, cùng với một khỏang thời gian minh chứng (1986-2001); (2) cơ sở hạ tầng về pháp lý (2001-2004); (3) triển khai bắt buộc, thực hiện các chương trình thử nghiệm, nếu thành công sẽ được mở rộng (2004 đến hiện nay). Giai đọan 1 – Nghiên cứu tập trung vào ethanol, biodiesel và biogas, bắt đầu vào tháng 3/1986. Nghiên cứu về nhiên liệu giao thông sử dụng ethanol được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc (MOST). Giai đọan 2 – Áp dụng luật được triển khai vào 2/4/2001, khi Trung Quốc ban hành luật về Ethanol Nhiên liệu Biến tính (GB18350-2001) và Xăng pha cồn cho xe có gắn động cơ (GB18351-2001). Giai đọan 2 của phát triển NLSH đã thiết lập một hệ thống pháp lý cho sản xuất, vận chuyển và kinh doanh NLSH. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn