Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là <br />
mối quan hệ biện chứng. Nếu không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất <br />
định sẽ không giữ vững được sự thống trị của mình và không thể hoàn thành được nhiệm vụ <br />
trong xây dựng kinh tế. Chính trị là kinh tế được cô đọng lại; kinh tế có mạnh mới bảo đảm <br />
cho nền chính trị ổn định. Quyền lực chính trị có thể tác động tới kinh tế theo ba cách thức: <br />
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế; thúc đẩy mặt này, kìm hãm mặt khác; kìm hãm sự <br />
phát triển kinh tế.<br />
1 Quan niệm chung về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị<br />
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ cơ bản nhất, trọng yếu nhất, bao <br />
trùm nhất chi phối các quan hệ khác trong đời sống xã hội.C.Mác đã chỉ rõ: " Phương thức <br />
sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh <br />
thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, <br />
tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ". Cơ sở hạ tầng xã hội bao giờ cũng là <br />
nhân tố cơ bản quyết định kiến trúc thượng tầng, khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn <br />
sự thay đổi kiến trúc thượng tầng cũng sẽ diễn ra. Ông viết: "Cơ sở kinh tế thay đổi thì <br />
toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng ". Sự biến <br />
đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là cả một quá trình hết <br />
sức phức tạp. Nguyên nhân của quá trình đó, xét cho cùng là sự phát triển của lực lượng sản <br />
xuất.<br />
Cơ sở hạ tầng với tư cách là kết cấu kinh tế hiện thực của xã hội không chỉ sản sinh ra <br />
kiến trúc thượng tầng tương ứng, mà còn quy định cả tính chất của kiến trúc thượng tầng <br />
giai cấp nào giữ địa vị thống trị xã hội về mặt kinh tế thì nó cũng chiếm địa vị thống trị trong <br />
kiến trúc thượng tầng xã hội; mâu thuẫn trong đời sống kinh tế, xét đến cùng, quyết định mâu <br />
thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực chính trị tư tưởng là biểu <br />
hiện của những mâu thuẫn đối kháng trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, toàn bộ kiến trúc <br />
thượng tầng cũng như các yếu tố cấu thành của nó có tính độc lập tương đối, có sự tác động <br />
qua lại lẫn nhau và tác động mạnh mẽ trở lại đối với cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các yếu tố <br />
nhà nước, đảng phái chính trị. Tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng là <br />
tích cực khi nó tác động cùng chiều với sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan đó, <br />
còn ngược lại thì nó sẽ là trở lực, gây tác hại cho sự phát triển của sản xuất và xã hội.<br />
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ xuyên suốt lịch sử phát <br />
triển của xã hội có giai cấp, nó quy định sự vận động, biến đổi của các xã hội đó . <br />
C.Mác đã nhận định: "Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người <br />
ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một <br />
giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ <br />
đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi <br />
tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân <br />
loại". Như vậy, quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế có ảnh hưởng quyết định tới sự <br />
biến đổi của chính trị. <br />
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ biện chứng. Một mặt, chính trị <br />
phụ thuộc vào kinh tế, sự chuyển biến về chính trị gắn liền với sự chuyển biến về chế <br />
độ kinh tế. Theo C.Mác "chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại". Kinh tế mạnh mới bảo <br />
đảm cho nền chính trị ổn định. Mặt khác, chính trị tác động mạnh mẽ trở lại đối với kinh <br />
tế và có địa vị hàng đầu do tính giai cấp, tính đảng của các hoạt động kinh tế trong các <br />
chế độ xã hội có giai cấp. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị còn thể hiện ở <br />
chỗ: chúng có thể phù hợp với nhau hoặc cũng có thể mâu thuẫn với nhau. Nếu sự thống <br />
nhất, phù hợp giữa chúng tạo nên sự ổn định và phát triển xã hội thì sự không phù hợp giữa <br />
chúng tạo nên sự bất ổn định, sự trì trệ, thậm chí còn là sự rối loạn xã hội. <br />
2 Vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế<br />
Trước hết, vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện qua mối <br />
quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng. <br />
Vai trò của kiến thức thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng nói chung có tác động hai mặt <br />
của nó. Nếu kiến trúc thượng tầng có tác động thuận chiều cùng với sự vận động của những <br />
quy luật kinh tế khách quan, thì kiến trúc thượng tầng sẽ có ảnh hưởng và vai trò tích cực <br />
trong việc thúc đẩy sự phát triển ngày càng nhanh của kết cấu kinh tế xã hội và ngược lại.<br />
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin đã phân tích về vai trò của chính trị đối với sự <br />
phát triển kinh tế như sau: "Tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển <br />
kinh tế có thể có ba loại. Nó có thể tác động cùng hướng khi ấy sự phát triển diễn ra nhanh <br />
hơn; nó có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế khi ấy thì hiện nay ở mỗi dân tộc lớn, <br />
nó sẽ tan vỡ sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc là nó có thể cản trở sự phát triển kinh <br />
tế ở những hướng nào đó và thúc đẩy sự phát triển ở những hướng khác. Trường hợp này rốt <br />
cuộc dẫn đến một trong hai trường hợp trên. Tuy nhiên, rõ ràng là trong trường hợp thứ hai và <br />
thứ ba, quyền lực chính trị có thể gây tác hại lớn cho sự phát triển kinh tế và có thể gây ra sự <br />
lãng phí to lớn về sức lực và vật chất" (5). Ph.Ăngghen đã phân tích rõ vai trò và ảnh hưởng <br />
của nhà nước thông qua hình tượng của bạo lực như sau: Sau khi bạo lực chính trị đã trở thành <br />
độc lập đối với xã hội, sau khi đã từ đày tớ trở thành người chủ rồi, thì nó có thể tác động theo <br />
hai chiều hướng. Thứ nhất, nó tác động theo hai ý nghĩa và chiều hướng của sự phát triển kinh <br />
tế có tính quy luật. Như thế giữa bạo lực chính trị và sự phát triển kinh tế không có sự xung <br />
đột nào và sự phát triển kinh tế được đẩy mạnh hơn. Thứ hai, nó chống lại sự phát triển kinh <br />
tế và khi đó trừ một vài ngoại lệ ra, thường thường nó chịu sức ép của sự phát triển kinh tế.<br />
Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, vai trò quyết định thuộc về các quan hệ <br />
kinh tế như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, chính trị cũng có tính độc lập tương đối trong mối <br />
quan hệ với kinh tế. Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ra thông qua tác động trở lại của <br />
chính trị đối với kinh tế. "Tất cả các chính phủ, ngay cả những chính phủ chuyên chế nhất... <br />
có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm sự phát triển kinh tế cùng với những hệ quả về chính trị và <br />
pháp luật bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế ấy, song rút cục họ vẫn phải tuân theo sự phát <br />
triển ấy". <br />
Thứ hai, vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế còn thể hiện trong mối quan <br />
hệ giữa quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế. Khi xem xét mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và <br />
quyền lực chính trị C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng lợi ích kinh tế quy định quyền lực <br />
chính trị và một khi đã tồn tại như chính nó quyền lực chính trị lại tác động rất lớn đến kinh <br />
tế. Tính quy định của lợi ích kinh tế đối với quyền lực chính trị được thể hiện qua những <br />
điểm sau. Một là, lợi ích kinh tế là sự phản ánh và biểu hiện trực tiếp của quan hệ sản xuất, <br />
mà trong xã hội thì quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, chi phối các quan hệ xã hội còn lại, <br />
trong đó có quan hệ về tương quan lực lượng chính trị. Hai là, cơ sở và nội dung của quyền <br />
lực chính trị là lợi ích kinh tế. Theo các nhà kinh điển mácxít thì đằng sau những hành động <br />
chính trị là sự thúc đẩy của lợi ích vật chất, để thỏa mãn những lợi ích kinh tế thì quyền lực <br />
chính trị chỉ được sử dụng làm phương tiện đơn thuần. Ba là, sự vận động, phát triển của lợi <br />
ích kinh tế quy định sự phát triển và vận động của quyền lực chính trị. Song với tư cách là nhà <br />
duy vật biện chứng, C.Mác không bao giờ quan niệm mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và <br />
quyền lực chính trị là mối quan hệ một chiều. Hai nhân tố lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị <br />
luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau. C.Mác chỉ rõ rằng, quyền lực chính trị có thể tác động tới <br />
kinh tế theo ba cách thức: thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế; thúc đẩy ở mặt này, kìm <br />
hãm ở mặt khác; kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ông kết luận "sự vận động của kinh tế chịu <br />
ảnh hưởng một bên là sự vận động của quyền lực nhà nước, còn một bên là của lực lượng <br />
đối lập sinh ra đồng thời với quyền lực ấy. Chính vì vậy, trong chính trị vấn đề quyền lực <br />
chính trị (biểu hiện tập trung ở quyền lực nhà nước) là một mục tiêu trọng tâm trực tiếp mà <br />
giai cấp nào, nhóm xã hội nào cũng muốn nắm và chi phối. Vì nắm được quyền lực chính trị là <br />
nắm được công cụ cơ bản, trọng yếu để giải quyết quan hệ lợi ích với các giai cấp khác, <br />
nhóm xã hội khác theo hướng có lợi cho giai cấp mình, nhóm xã hội mình. Do đó, tác động của <br />
chính trị đối với kinh tế thể hiện ở sự tác động của quyền lực chính trị đối với kinh tế.<br />
Thứ ba, vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế thể hiện qua vai trò lãnh đạo <br />
của đảng chính trị đối với đời sống xã hội. Khi phân tích, nhận xét đánh giá về hệ quả của <br />
cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, các nhà kinh điển mácxít đã đi đến kết luận rằng: Trong <br />
cuộc đấu tranh giai cấp ấy nhất định sẽ dẫn đến việc hình thành các đảng chính trị và các <br />
đảng chính trị đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đảng chính trị là tổ chức có <br />
mục đích chính trị rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, tập hợp lôi cuốn quần chúng cùng hành động <br />
chung để đạt mục đích đề ra. C.Mác đã chỉ ra rằng, trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào giành <br />
được quyền lực chính trị sẽ trở thành giai cấp thống trị và thực hiện vai trò lãnh đạo xã hội. <br />
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, trong việc nhận thức và giải quyết quan hệ chính trị với <br />
kinh tế, bên cạnh việc ý thức tới vị trí và lợi ích của giai cấp cầm quyền thì yêu cầu cơ bản, <br />
nền tảng trước hết mà đảng chính trị cầm quyền phải hướng tới là: quan hệ và sự tác động <br />
của chính trị đối với kinh tế, phải vì mục tiêu phát triển sức sản xuất, phát triển xã hội, tạo ra <br />
những điều kiện vật chất của một xã hội mới. Đối với đảng chính trị tiến bộ là đại diện cho <br />
lợi ích của toàn thể nhân dân lao động thì chủ trương, đường lối chính sách phát triển đất <br />
nước của nó phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội, nên vai trò thúc đẩy xã hội tiến <br />
lên là vô cùng to lớn. Đối với đảng chính trị phản tiến bộ thì vai trò của nó đối với xã hội chỉ là <br />
sự kìm hãm. <br />
Do đó, đường lối, chủ trương, chính sách, các biện pháp chính trị của đảng cầm quyền <br />
có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Như V.I. Lênin đã phân tích: "Trong một <br />
nước tiểu nông... trao đổi... sự phát triển của nền kinh tế nhỏ là một sự phát triển tiểu tư sản, <br />
một sự phát triển tư bản chủ nghĩa... tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển <br />
của sự trao đổi tư nhân... tức là của chủ nghĩa tư bản, một sự phát triển không thể tránh được <br />
khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ. Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng <br />
nào muốn áp dụng nó. Dại dột, vì về phương diện kinh tế, chính sách ấy là không thể nào <br />
thực hiện được; tự sát, vì những đảng nào định thi hành một chính sách như thế, nhất định sẽ <br />
bị phá sản". <br />
C.Mác đánh giá cao vai trò tích cực của Đảng của giai cấp vô sản đối với sự phát triển <br />
xã hội nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Theo C.Mác, đảng của giai cấp vô sản lãnh <br />
đạo cuộc đấu tranh chính trị thực chất là lãnh đạo sự nghiệp giải phóng kinh tế. Trong điều lệ <br />
tạm thời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế do C.Mác soạn thảo viết: "...việc giải phóng <br />
giai cấp công nhân về mặt kinh tế là mục tiêu vĩ đại mà bất kỳ phong trào chính trị nào cũng <br />
đều phải phục tùng với tư cách là một thủ đoạn"(8). Đảng của giai cấp vô sản luôn có đường <br />
lối, chính sách hợp lý. Cơ sở của đường lối, chính sách đấu tranh của chính đảng cách mạng <br />
của giai cấp vô sản là lợi ích cách mạng của giai cấp vô sản, đồng thời có tính toán một cách <br />
khách quan đến tất cả mọi quan hệ xã hội. Nhờ có sách lược đúng đắn của đảng cộng sản đã <br />
thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào quá trình phát triển xã hội nhằm <br />
mục đích phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no cho nhân dân...<br />
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính <br />
trị, Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận thấy rõ vai trò to lớn của chính trị trong phát triển kinh tế, đã <br />
vận dụng sáng tạo những quan điểm đó vào thực tế của Việt Nam. Đảng ta luôn đặt mối quan <br />
hệ giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ trọng tâm trong quá trình phát triển đất nước, giữ <br />
vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế để giữ vững ổn định chính trị đã <br />
trở thành nguyên tắc trong quá trình Đảng lãnh đạo tiến trình cách mạng nước ta. Điều đó <br />
được thể hiện rõ nhất trong đường lối đổi mới của Đảng và thực tiễn qua hơn 20 năm đổi <br />
mới đất nước đã chứng minh điều đó./. <br />
* Đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay<br />
Từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và tiếp tục đổi mới hơn 20 năm qua, mối <br />
quan hệ giữa kinh tế và chính trị ngày càng thể hiện tầm quan trọng của nó trong những thành <br />
tựu đổi mới cũng như trong những sai lầm, khuyết điểm đã vấp phải. Vì vậy, để chủ động <br />
giải quyết mối quan hệ này có hiệu quả cả về kinh tế và chính trị, cần thiết nhận rõ những <br />
đặc điểm của mối quan hệ này.<br />
1 Trước hết, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ giữa khách quan và <br />
chủ quan.<br />
Mỗi hình thái kinh tế xã hội vận động, phát triển dưới hình thức một phương thức <br />
sản xuất nhất định, bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Lực lượng <br />
sản xuất trong kinh tế thị trường dựa trên nền tảng cơ sở kỹ thuật nhất định do đòi hỏi của <br />
cạnh tranh. Ngày nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất nhờ những tiến bộ và cách mạng <br />
khoa học và công nghệ, nhờ sự phù hợp của thể chế kinh tế và quản lý. C. Mác coi đó là "quá <br />
trình lịch sử tự nhiên". Những thời kỳ phồn vinh hay suy thoái kinh tế đều có chung nguồn <br />
gốc từ mối quan hệ giữa yêu cầu của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và thể chế <br />
quản lý. Đó là mối quan hệ giữa khách quan (kinh tế) và chủ quan (chính trị) thể hiện trong <br />
suốt tiến trình đổi mới vừa qua.<br />
Trong những năm thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) V.I. Lênin đã rút ra nguyên <br />
lý về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị: "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Chính <br />
trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế"(1).<br />
Nguyên lý đó chỉ rõ rằng: đường lối, chính sách phải phản ánh được nhu cầu và quy <br />
luật kinh tế. Chỉ trong điều kiện đó, chính trị mới lãnh đạo, quản lý kinh tế có hiệu quả, mới <br />
giữ được vai trò chính trị. Thực tiễn những thời kỳ sau này đã xác nhận tính đúng đắn của <br />
nguyên lý ấy biểu hiện ở những thất bại của các đảng cầm quyền rơi vào chủ quan duy ý chí <br />
trong lãnh đạo và quản lý kinh tế xã hội.<br />
2 Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị còn là mối quan hệ giữa xã hội với chính trị <br />
Quá trình phát triển kinh tế thị trường tác động đến phát triển xã hội từ hai mặt:<br />
Một là, sự phát triển phân công lao động xã hội dần dần làm thay đổi cơ cấu xã hội dân cư. Xã <br />
hội Việt Nam sau hơn 20 năm chuyển sang kinh tế thị trường đã khác xã hội trước đổi mới về <br />
phân tầng xã hội và cơ cấu xã hội dân cư. Sự biến đổi này sẽ dẫn đến những thay đổi về yêu <br />
cầu việc làm và hưởng thụ, về nhân sinh quan, thế giới quan của xã hội, trước hết là thế hệ <br />
trẻ.<br />
Hai là, sự phát triển kinh tế sẽ dần dần làm thay đổi nhu cầu của dân cư về cơ cấu và <br />
chất lượng sản phẩm. Do đó nó làm thay đổi mức sống và lối sống của dân cư, sự phát triển <br />
xã hội và cá nhân. Như vậy, sự phát triển kinh tế thị trường nảy sinh những đòi hỏi mới về <br />
mặt xã hội mà chính trị phải giải quyết.<br />
Do phân công lao động phát triển, nên xã hội dần dần được tổ chức thành các hội nghề <br />
nghiệp, đại biểu cho lợi ích và nguyện vọng của hội viên. Đó là xã hội dân sự, đóng góp ngày <br />
càng tăng cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội... Ở các nước phát triển kinh tế thị <br />
trường, mối quan hệ giữa chính trị và xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa nhà nước pháp <br />
quyền và xã hội dân sự. Đó là một trong ba trụ cột của nền dân chủ.<br />
Như vậy, mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị còn bao gồm cả mối quan hệ xã hội <br />
với chính trị. Nếu chỉ quan tâm chạy theo tăng trưởng kinh tế một chiều, không đồng hành với <br />
phát triển xã hội thì chính trị sẽ kìm hãm phát triển kinh tế và tạo ra nguy cơ mất ổn định xã <br />
hội.<br />
3 Mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị một khía cạnh ở chiều sâu của mối quan hệ <br />
kinh tế với chính trị.<br />
Kinh tế thị trường phát triển theo một quá trình xã hội hóa từ thấp lên cao. Vì vậy, sự <br />
phát triển kinh tế thị trường luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển nền văn hóa mới. <br />
Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn đầu gắn liền với thời kỳ Văn hóa Phục hưng. <br />
Quá trình phát triển sau này của kinh tế gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học và công <br />
nghệ, phát triển giáo dục, văn học nghệ thuật. ở đâu không có những thành tựu về phát triển <br />
văn hóa thì ở đó chỉ là những thị trường hoang dại, đầy rẫy lừa đảo và tham nhũng, quan liêu.<br />
Sự phát triển văn hóa trong kinh tế thị trường hiện đại còn thể hiện ở hệ thống tiêu chí <br />
chất lượng trong cạnh tranh thị trường, làm cơ sở cho thể chế minh bạch, công khai và kiểm <br />
kê, kiểm soát các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể, giữa nhà nước với doanh nghiệp và người <br />
dân.<br />
Bước vào thế kỷ XXI, văn hóa ngày càng có ảnh hưởng nổi trội đối với phát triển và <br />
chính trị, thể hiện ngày càng nhiều trong các tiêu chí quy định sức cạnh tranh của doanh nghiệp <br />
và quốc gia. Nét mới của tác động văn hóa không chỉ ở trình độ phát triển khoa học và công <br />
nghệ, giáo dục và đào tạo, văn học và nghệ thuật mà còn ở sự phát triển hài hòa "mối quan hệ <br />
giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên". Chỉ khi "mối quan hệ kép" đó <br />
phát triển đồng thời, thì bộ mặt Người của xã hội và cá nhân mới hiện lên đầy đủ. Với những <br />
bước phát triển kinh tế tri thức, xu hướng tác động của văn hóa nói trên ngày càng hiện thực <br />
thông qua sự phát triển cạnh tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. Chỉ sự phát triển đó mới có <br />
tính chất bền vững. Sự phát triển như vậy bắt đầu từ mỗi cá nhân trong xã hội. Chính phát <br />
hiện xu hướng này mà C. Mác đã dự báo xã hội tương lai là "xã hội mà sự phát triển tự do của <br />
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".<br />
Xu hướng văn hóa ấy đang trở thành một sức ép lớn và ngày càng tăng trong cạnh tranh kinh tế <br />
(phải hướng tới nền "kinh tế xanh" (green economy) và trong chính trị (hướng tới một nền <br />
chính trị nhân văn). Sức mạnh văn hóa này đang là một đòi hỏi công bằng có tính chất toàn cầu <br />
do những tệ nạn về xã hội và tàn phá môi trường đến mức độ nguy hiểm cho cả loài người.<br />
Sự phát triển của Việt Nam hiện nay cũng không thể ra ngoài xu hướng chủ đạo nói <br />
trên về kinh tế và chính trị. Sau hai thập kỷ cần thiết phải coi trọng tăng trưởng về số lượng, <br />
nay đã đến lúc phải thay đổi định hướng cụ thể với mô hình phát triển bền vững. Trước thập <br />
kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, cái cần nhất cho Việt Nam là một môi trường văn hóa nhân văn <br />
trong quan hệ kinh tế và chính trị, trong mỗi người dân và người lãnh đạo để sử dụng vốn đầu <br />
tư và nguồn nhân lực theo hướng phát triển bền vững. Đó là hiện thực hóa định hướng xã hội <br />
chủ nghĩa.<br />
Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam về nhận thức và vận dụng mối quan hệ <br />
giữa kinh tế với chính trị<br />
Thử thách lớn nhất đối với đảng cầm quyền trong thời bình xây dựng đất nước là nhận <br />
thức và vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị phù hợp với những đặc điểm dân tộc <br />
và bối cảnh thời đại. Nhìn lại lịch sử từ năm 1975 đến nay, có thể rút ra hai bài học kinh <br />
nghiệm lớn về giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và <br />
chính trị.<br />
1 Giai đoạn 1975 – 1986<br />
Đây là thời kỳ chuyển từ mối quan hệ giữa chính trị với quân sự sang quan hệ giữa <br />
chính trị với kinh tế. Đảng và Nhà nước đã bỏ nhiều công sức vào việc tìm tòi một chiến lược <br />
kinh tế làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự quan tâm đó là đúng <br />
đắn. Nhưng lựa chọn mô hình kinh tế nào để thực hiện mục tiêu đó thì gặp nhiều khó khăn. <br />
Mô hình kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào trì trệ, suy thoái dần, nhiều biến động <br />
chính trị phát sinh từ kinh tế, thậm chí rối loạn chính trị như ở Trung Quốc vào cuối thập kỷ <br />
60, đầu thập kỷ 70. Cuối cùng thì Đảng lựa chọn chiến lược công hữu hóa, nhà nước hóa toàn <br />
bộ lĩnh vực kinh tế thông qua cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng mô hình kinh tế 500 huyện, <br />
bỏ qua thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh lâu dài. Kết cục là kinh tế trì trệ và suy thoái, <br />
đời sống nhân dân nghèo nàn trong cơ chế bao cấp tràn lan, không được bảo đảm về nhu cầu y <br />
tế và giáo dục. <br />
Nguyên nhân thất bại trong thực hiện mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thời kỳ này <br />
được Đại hội VI của Đảng chỉ ra một cách tổng quát là bệnh chủ quan duy ý chí.<br />
Đi sâu hơn về nguyên nhân thất bại thì thấy rõ đây là bài học chung của các đảng cộng sản <br />
cầm quyền trong thế kỷ XX. Sai lầm này kéo dài nhiều thập kỷ kể từ sau khi V.I. Lênin mất <br />
(năm 1924) và xóa bỏ NEP. V.I. Lênin từng phê phán sai lầm này, gọi đó là "bệnh ấu trĩ tả <br />
khuynh" của người cộng sản, không có gì giống với lý luận chủ nghĩa Mác coi sự phát triển <br />
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội là "một quá trình lịch sử tự <br />
nhiên".<br />
Thành công bước đầu của công cuộc cải cách ở Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới <br />
ở Việt Nam (từ năm 1986) đã xác định luận điểm khoa học của C. Mác. Ngay ở cuộc khủng <br />
hoảng tài chính, kinh tế thế giới hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu và chính trị cũng phải "trở về <br />
với Mác" để tìm lối thoát.<br />
Bài học kinh nghiệm này của Việt Nam (cũng như của các nước khác) chỉ ra rằng: công <br />
tác lý luận, tư tưởng và tổ chức cán bộ có tầm quan trọng quyết định đến chất lượng chính <br />
trị. Chừng nào công tác này còn yếu kém thì chưa thể đặt mối quan hệ giữa chính trị với kinh <br />
tế trên cơ sở khoa học và thực tiễn thời đại hiện nay.<br />
2 Giai đoạn đổi mới<br />
Mốc quan trọng trong nhận thức và đổi mới "mối quan hệ kinh tế với chính trị" là Đại <br />
hội VI của Đảng (năm 1986). Những giá trị của Đại hội VI có ý nghĩa lâu dài trong công cuộc <br />
đổi mới của Việt Nam. Những giá trị tiêu biểu nhất là:<br />
a Để có quan điểm, tư tưởng chính trị đúng cần "Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự <br />
thật. Tôn trọng quy luật khách quan".<br />
Giá trị này đặt tầm nhìn chính trị vào thực tiễn (dân tộc và thời đại) đang vận động theo <br />
quy luật khách quan. Giá trị này là sự phê phán nghiêm khắc đối với khuynh hướng giáo điều <br />
sách vở và cơ hội chính trị trong bộ máy cầm quyền.<br />
b Thực tiễn cho thấy, Việt Nam cần chuyển sang kinh tế thị trường mới phát huy <br />
được nội lực, mới đồng hành với thời đại. Chuyển sang quỹ đạo kinh tế thị trường mới có cơ <br />
hội đi lên chủ nghĩa xã hội, khác với kinh tế nhà nước hóa chỉ tạo ra chủ nghĩa bình quân phổ <br />
biến đi đôi với đặc quyền đặc lợi của một nhóm người.<br />
c Yêu cầu chính trị là lấy "nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm". "Chính trị phải <br />
là biểu hiện tập trung của kinh tế (V.I. Lênin) chứ không phải chỉ là đồng thuận của số đông <br />
xa rời yêu cầu của quy luật kinh tế. Giá trị này của Đại hội cần được chi phối quyết định công <br />
tác tổ chức cán bộ của Đảng. Bộ máy lãnh đạo, quản lý phải được cấu thành từ các nhân tài, <br />
chuyên gia về kinh tế và chính trị, chứ không phải là quan hệ thân quen hay "đến hẹn lại lên" <br />
trong các nấc thang quyền lực.<br />
d Đại hội VI đề cao một nguyên tắc "đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị". Giá <br />
trị này thể hiện tính hệ thống, tính phát triển của mối quan hệ kinh tế với chính trị. Thực tiễn <br />
quá trình đổi mới chỉ ra rằng: thời gian nào Đảng coi trọng và nghiêm túc thực hiện nguyên tắc <br />
trên thì đổi mới đạt chất lượng tốt, còn lúc nào nguyên tắc trên bị coi nhẹ thì tiềm ẩn nhiều <br />
vấn đề cả trong kinh tế và chính trị.<br />
Nhìn lại quá trình đổi mới, Đại hội VI là bước đi đặc biệt của sự chuyển biến mối <br />
quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Tuy vậy, tính đa dạng, phong phú và phức tạp của kinh tế thị <br />
trường trong điều kiện hội nhập ngày càng đặt ra những thách thức mới. Để vượt qua thực tế <br />
hiện nay, mối quan hệ kinh tế với chính trị cần được nhận thức và vận dụng ở tầm cao hơn <br />
trước thực tiễn loài người đang tiến mạnh vào kinh tế tri thức và cuộc đấu tranh cho mô hình <br />
phát triển bền vững.<br />
Những vấn đề chủ yếu và cơ chế giải quyết nâng cao mối quan hệ giữa kinh tế và <br />
chính trị<br />
Hiện nay, kinh tế nước ta đang đứng trước bước ngoặt với những thách thức và cần các giải <br />
pháp sau đây:<br />
1 Phải chuyển từ quá trình phát triển về lượng (chỉ lo tăng trưởng) sang quá trình phát <br />
triển về chất (thể hiện ở trình độ công nghệ cao trong các doanh nghiệp, chất lượng sản <br />
phẩm với thương hiệu Việt Nam, hình thành lực lượng lao động và lực lượng quản lý chuyên <br />
nghiệp trình độ cao v.v..).<br />
2 Sớm chuyển từ hướng phát triển phiến diện hiện nay (nhiều vấn đề xã hội và môi <br />
trường nặng nề) sang định hướng phát triển đồng thuận giữa kinh tế với xã hội và môi <br />
trường, gọi là phát triển bền vững vì sự phát triển con người và cộng đồng.<br />
3 Thúc đẩy hình thành tổ chức và thể chế Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì <br />
dân. Nên lưu ý rằng: chỉ khi đi vào hướng kinh tế phát triển bền vững và Nhà nước pháp <br />
quyền có hiệu quả thì mới có nội hàm "định hướng xã hội chủ nghĩa" trên thực tế.<br />
4 Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, các hội trong thực hiện chiến lược phát <br />
triển, nhằm thực hiện mục tiêu "nhân dân làm chủ" của Đảng đã đề ra.<br />
5 Tiền đề của việc thực hiện các giải pháp trên là một bước đổi mới tư duy kinh tế <br />
chính trị dựa trên vận dụng phép biện chứng giữa kinh tế và chính trị (nêu ở mục I). Đồng thời <br />
đổi mới phương pháp lãnh đạo, quản lý theo phương pháp hệ thống, khắc phục tình trạng cục <br />
bộ, địa phương. Yêu cầu này phải bắt đầu từ quá trình đào tạo cán bộ cao cấp và từ công tác <br />
tổ chức cán bộ./.<br />