intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chớ coi thường biểu hiện mệt mỏi ở trẻ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đem chuyện cu Tít chán ăn, chán chơi, chỉ nằm một chỗ mà thở hổn hển để hỏi cô bác sĩ, mẹ mới biết rằng cu Tít của mẹ bị mệt như người lớn, nói nôm na là kiệt sức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chớ coi thường biểu hiện mệt mỏi ở trẻ

  1. Chớ coi thường biểu hiện mệt mỏi ở trẻ Đem chuyện cu Tít chán ăn, chán chơi, chỉ nằm một chỗ mà thở hổn hển để hỏi cô bác sĩ, mẹ mới biết rằng cu Tít của mẹ bị mệt như người lớn, nói nôm na là kiệt sức. Trẻ em cũng có thể cảm thấy mệt mỏi như người lớn (google image) Đón cu Tít từ lớp mẫu giáo về, mẹ thấy cu Tít hôm nay là lạ. Thứ nhất là Tít chẳng nói cười như mọi hôm, ai hỏi han gì cũng chỉ uể oải trả lời. Mẹ nghĩ
  2. chắc cu Tít nay không vui vì bị mẹ mắng oan hôm qua nên quyết định sẽ nấu mấy món ngon mà cu Tít thích ăn để “chuộc lỗi”. Thế mà đến bữa cu Tít cũng chẳng hồ hởi, háo hức trước những món ăn cu cậu vốn rất thích. Ăn đến cả nửa tiếng mới hết được nửa bát cơm một cách mệt nhọc, mẹ nhìn thấy bực mình mà cũng không nỡ mắng Tít. Nhìn cái mặt con dài ra như quả bóng, rồi chỉ nằm một chỗ thở hổn hển, mẹ sợ con ốm mệt. Thế nhưng con không có biểu hiện của sốt hay đau nhức gì. Mẹ hỏi thì con chỉ bảo: Con mệt lắm. Thực tình mẹ cũng không hiểu con mệt thế nào mà lại bỏ cả ăn uống và vui đùa. Một thằng bé mới 5 tuổi như con mà đã chán “ăn – chơi” như vậy là sao? Đem chuyện này nói với cô bác sĩ gần nhà mẹ mới vỡ lẽ: Hóa ra cu Tít của mẹ bị mệt như người lớn, nói nôm na là kiệt sức.
  3. Trẻ em bị mệt là sao? Trẻ em cũng có thể cảm thấy mệt mỏi như người lớn và nó dẫn đến một số vấn đề tùy theo cơ thể trẻ. Tuy nhiên, chứng mệt mỏi này có thể tự giảm đi và biến mất sau vài ngày. Trẻ em dưới năm tuổi thường có biểu hiện “ngưng lại” sau một loạt các hoạt động khiến trẻ bị “kiệt sức”, và sau một hồi “nghỉ ngơi”, chúng lại tiếp tục “hoạt động”. Chu trình này diễn ra liên tục trong ngày nên rất có thể người lớn không nhận ra. Các triệu chứng biểu hiện khi trẻ “kiệt sức” Hầu hết những cơn mệt mỏi của trẻ em là bình thường hàng ngày, và trẻ sẽ cảm thấy mệt hơn nhiều so với bình thường khi bị đói. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến trẻ mệt là do giấc ngủ, vấn
  4. đề tâm lý hoặc do bệnh tật. Trẻ em cũng có thể mệt mỏi vào ban ngày nếu chúng bị chứng ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân thường do amiđan hoặc há mồm khi ngủ, biểu hiện là trẻ ngáy hoặc thở bằng miệng. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi vào ban ngày. Bệnh lý gây ra mệt mỏi ở trẻ em bao gồm: • Nhiễm trùng, ví dụ nhiễm trùng cổ họng, ngực, ruột, tai hoặc răng, hoặc bị sốt • Tắc nghẽn dẫn đến khó thở khi ngủ • Bệnh mãn tính như bệnh lao, bệnh thận mãn tính, viêm loét đại tràng
  5. • Thiếu máu • Chế độ ăn uống kém dẫn đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất Thực tế bất kỳ bệnh gì cũng có thể gây ra mệt mỏi, nhưng bệnh nhiễm trùng là phổ biến nhất. Trẻ em thường xuyên bị ho, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh này kéo dài vài ngày có thể làm suy kiệt năng lượng của trẻ khiến trẻ mệt mỏi. Mệt mỏi có thể là một dấu hiệu sớm của một số bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như tiểu đường hay ung thư (đặc biệt là ung thư máu như bệnh bạch cầu), mặc dù các trường hợp này là hiếm. Điều quan trọng là cha mẹ phải cảnh giác với những triệu chứng khác như giảm cân, khát nước quá nhiều hoặc thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, bởi tất cả đều có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
  6. Một số gợi ý giúp cha mẹ theo dõi sức khỏe của trẻ: • Ghi nhật kí sức khỏe của trẻ theo ngày, bao gồm các triệu chứng hoặc thay đổi của trạng thái mệt mỏi, để tìm ra những nguyên nhân. • Kiểm tra môi trường liên quan đến giấc ngủ của con – có thể anh chị em hoặc người nhà khiến con thức khuya, ngủ ít dẫn đến mệt mỏi • Kiểm tra thời gian ngủ - hầu hết trẻ em cần ít nhất mười giờ buổi đêm, do đó, trẻ cần một giờ đi ngủ thích hợp • Kiểm tra xem trẻ có thể bị ngưng thở khi ngủ hay không
  7. • Kiểm tra chế độ ăn uống của trẻ: sắt là yếu tố cần thiết để xây dựng các tế bào máu và tránh thiếu máu • Bạn nên bổ sung vitamin cho trẻ bằng cách thuyết phục chúng ăn nhiều trái cây tươi và rau quả. • Nếu trẻ mệt mỏi hơn trước khi ăn, thì tức là lượng đường trong máu của trẻ giảm xuống, như vậy, cần cho trẻ ăn uống lành mạnh giữa các bữa ăn • Nói chuyện với trẻ và khuyến khích con nói ra những vấn đề mà con đang gặp phải Mệt mỏi hiếm khi tồn tại lâu dài ở trẻ em. Nếu biểu hiện này kéo dài quá mười ngày và kèm theo các triệu chứng khác thì cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Theo Afamily
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2