intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho trẻ tập nhai để tăng cảm giác ngon miệng

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

134
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho trẻ tập nhai để tăng cảm giác ngon miệng Khi trẻ đã mọc răng, nếu không tập ăn nhai thì sẽ không tạo được cảm giác ngon miệng, có thể dẫn đến biếng ăn. Sự chậm trễ này cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Vì vậy, khi trẻ mới bắt đầu ăn sam (ăn dặm), cha mẹ phải nấu thức ăn lỏng, mềm. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, đã mọc răng thì cần tập dần để trẻ ăn nhai. Trẻ bình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho trẻ tập nhai để tăng cảm giác ngon miệng

  1. Cho trẻ tập nhai để tăng cảm giác ngon miệng
  2. Khi trẻ đã mọc răng, nếu không tập ăn nhai thì sẽ không tạo được cảm giác ngon miệng, có thể dẫn đến biếng ăn. Sự chậm trễ này cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Vì vậy, khi trẻ mới bắt đầu ăn sam (ăn dặm), cha mẹ phải nấu thức ăn lỏng, mềm. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, đã mọc răng thì cần tập dần để trẻ ăn nhai. Trẻ bình thường bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6, đến 1 năm sẽ có 8 răng cửa, đến 2 tuổi có 20 răng sữa (trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm). Khi nhai, răng cửa và răng hàm đều hoạt động để cắt và nghiền thức ăn. Các cơ hàm cũng cùng làm việc, giúp hai hàm răng khít lại để cắt và nghiền thức ăn có hiệu quả. Hiện nay, nhiều bà mẹ cứ cho thức ăn của trẻ vào cối xay sinh tố để nghiền nhỏ thành một hỗn hợp bột mịn. Việc này chỉ tốt cho trẻ trong năm đầu, lúc chưa có răng hay răng còn ít. Nếu cứ xay như thế mãi đến 2-3 tuổi, trẻ sẽ rất chán và sức khoẻ cũng bị ảnh hưởng. Động tác nhai đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tiêu hóa mọi thức ăn, vì men tiêu hóa chỉ có tác dụng trên bề mặt của các phần tử thức ăn. Sự
  3. nhai không chỉ làm nhỏ thức ăn mà còn trộn lẫn chúng với nước bọt chứa men tiêu hoá. Nhai cũng kích thích sự bài tiết nước bọt ở miệng (chứa men ptyalin, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường maltose), dịch vị ở dạ dày (chứa men pepsin, có tác dụng tiêu hóa chất đạm). Nếu thức ăn đã được xay sẵn, trẻ sẽ không cần nhai và vì vậy các men tiêu hoá sẽ không được tiết ra nhiều và trộn đều với thức ăn; quá trình tiêu hoá và hấp thu sẽ kém hiệu quả. Các cơ nhai và hàm không được tập luyện sẽ trở nên yếu ớt. Men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm. Do đó, khi trẻ đã có răng, các bà mẹ cần chế biến thức ăn có độ lớn, độ mềm thích hợp để giúp trẻ tập ăn nhai. Tập dần cho trẻ từ chỗ chỉ ăn dạng lỏng (nước trái cây; nước rau, quả nghiền, nước thịt...) sang tự cắn một số thứ mềm như chuối, đu đủ, khoai lang, trứng luộc... Có thể băm, nghiền (chứ không xay) các loại thịt, tôm, cá... với mức từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; rồi thái lát nhỏ khi trẻ đã lớn và có nhiều răng hơn. Khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi, các loại rau xanh nên được thái nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2