intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọc hút dịch màng phổi

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

148
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chọc hút dịch màng phổi', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọc hút dịch màng phổi

  1. Chọc hút dịch màng phổi Tràn dịch màng phổi dù bất kỳ là loại dịch gì, hay do nguyên nhân gì, cũng cần phải chọc hút để chẩn đoán và điều trị. 1. Chỉ định và chống chỉ định. 1.1. Chỉ định: - Để chẩn đoán xác định có tràn dịch màng phổi. Ngày nay nhờ siêu âm có thể phát hiện rất nhạy tràn dịch màng phổi mức độ rất ít 5 ml trở lên; cho lên việc chọc thăm dò màng phổi không còn là biện pháp duy nhất nữa. Bao giờ cũng siêu âm rồi mới chọc dò màng phổi. Tuy nhiên ở tuyến trước cần phải căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của tràn dịch màng phổi và sau đó chọc thăm dò. - Để chẩn đoán nguyên nhân: người ta có thể căn cứ vào tính chất dịch được hút ra và làm các xét nghiệm: sinh hoá , tế bào, vi trùng, thì một số trường hợp có thể chẩn đoán được nguyên nhân của tràn dịch màng phổi. Tuy nhiên muốn chẩn đoán xác định nguyên nhân tràn dịch màng phổi vẫn phải dựa vào xét nghiệm mô bệnh và vi sinh vật. - Để điều trị:
  2. + Hút tháo dịch để giải phóng sự chèn ép phổi. + Đối với một số trường hợp tràn dịch màng phổi mạn tính, sau khi chọc tháo hết dịch, người ta bơm chất gây dính màng phổi để chống tràn dịch màng phổi tái lập. + Đối với mủ màng phổi, chọc tháo dịch màng phổi kết hợp rửa màng phổi. 1.2. Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối, cần chú ý cân nhắc tron g một số trường hợp sau: - Bệnh nhân quá yếu, suy thở, suy kiệt nặng… - Rối loạn chảy máu và đông máu. - Nhồi máu cơ tim. 2. Chuẩn bị cho chọc hút dịch màng phổi. 2.1. Chuẩn bị bệnh nhân: - Cần phải giải thích động viên bệnh nhân yên tâm và không để bệnh nhân quá đói khi làm thủ thuật. - Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và cho bệnh nhân đi vệ sinh trước khi chọc hút dịch màng phổi.
  3. -Bệnh nhân phải được chụp phổi, siêu âm, xét nghiệm máu …để có chẩn đoán xác định trước khi làm tiểu thủ thuật. - Tiêm tiền tê 15-30’ trước khi làm tiểu thủ thuật: Atropin 1/4mg ´ 2 ống . Tiêm bắp. Seduxen 5 mg ´ 1 ống. Tiêm bắp. Có thể không cần tiêm tiền tê, nếu tình trạng bệnh nhân yên tâm cho phép. 2.2. Chuẩn bị dụng cụ: - Trong khay vô trùng gồm có các dụng cụ: bơm kim tiêm 5ml và 10 ml, kim chọc dò chuyên biệt có van 3 chiều (nếu không có thì thay bằng kim tiêm thông thường loại 16G với 1 ống cao su và kìm kocher để thay cho van ). Găng tay vô trùng, bơm tiêm 50 ml hoặc100 ml Khăn có lỗ và bông gạc vô trùng. - Khay hữu trùng gồm có: kìm kocher, cồn iod 1% và cồn 700, ống nghiệm, thuốc tê: novocain 0,25% ´ 5-10 ml hoặc lidocain 2%. Thuốc phòng khi cấp cứu: adrenalin, depersolon, coramin…
  4. - Ngoài ra còn có bô hoặc khay quả đậu để đựng dịch, ghế ngồi, đèn chiếu sáng, túi oxy, máy hút, lò sưởi hoặc quạt. 3. Kỹ thuật. - Tư thế bệnh nhân và thày thuốc: + Cho bệnh nhân ngồi kiểu cưỡi ngựa trên ghế tựa, 2 tay khoanh trên vai ghế, trán đặt vào tay để lưng cong ra sau. Có thể cho bệnh nhân ngồi trên giường, tay ôm một cái chăn bông để lưng cong ra sau. Trường hợp bệnh nhân mệt, có thể nằm ở tư thế Fowler. + Thủ thuật viên ngồi đối diện với mạn sườn định chọc dò. Trợ thủ viên đứng bên cạnh để phụ. - Khám phổi để xác định vị trí đâm kim, thường là ở gian sườn 9 đường nách sau (nơi có túi cùng màng phổi). Sau đó sát trùng và chải săng có lỗ. - Gây tê theo lớp: từ da, tổ chức dưới da, cơ, đến màng phổi lá thành. - Chọc kim tại điểm gây tê, thẳng góc với thành ngực và đâm lướt bờ trên của xương sườn. Khi kim qua màng phổi lá thành sẽ có cảm giá sựt và nhẹ tay hơn. Hút thử nếu thấy có dịch thì hút tiếp khoảng 10-20 ml dịch để xét nghiệm (cần phải xét nghiệm ngay từ những bơm tiêm hút ra đầu tiên). Những xét nghiệm cần làm là: sinh hoá, tế bào, vi trùng. Sau đó nếu là hút tháo dịch thì có thể dùng máy
  5. hút hoặc bơm tiêm to. Phải hút chậm và đảm bảo hút kín bằng hệ thống van 3 chiều. Mỗi lần hút không quá 800 ml. Nếu cần có thể hút lại lần II trong ngày, sau 12h. - Khi ngừng thủ thuật thì rút kim, sát trùng rồi day tại chỗ 1 lát, rồi băng lại. Theo dõi mạch huyết áp được thực hiện trước và sau khi làm thủ thuật. 4. Tai biến và cách phòng tránh. - Chảy máu và đau tại chỗ: do chọc phải bó mạch thần kinh gian sườn. Muốn tránh, cần phải chọc kim lướt lên bờ trên xương sườn. - Choáng ngất do lo sợ: đây là tai biến thường gặp, do bệnh nhân quá sợ hãi hoặc làm thủ thuật lúc bệnh nhân đang đói. Chỉ cần cho uống n ước đường nóng, một lúc là khỏi. - Truỵ tim mạch do sốc màng phổi: tai biến này xảy ra khi hút dịch quá nhanh và quá nhiều. Cần phải tuân theo đúng các thao tác kỹ thuật. - Khi tai biến xảy ra, việc trước tiên phải xoa bóp tim ngoài "Bạn đã sử dụng từ xấu, đề nghị bạn xóa ngay"g ngực, tiêm tráng adrenalin 10/00 vào tĩnh mạch, cho thở oxy, sau đó cấp cứu giống như ngừng tuần hoàn.
  6. - Tràn khí màng phổi: thường do khí bị hút vào qua kim, do không đảm bảo hút kín. Cũng có thể do chọc vào phổi gây vỡ bóng khí thũng. Chỉ cần hút hết khí sau khi hết dịch. - Phù phổi cấp: cũng có thể xảy ra khi hút dịch quá nhanh và nhiều. - Chọc nhầm phủ tạng: vào phổi, vào tim, gan , ruột, lách và dạ dày. Cần nắm vững vị trí giải phẫu và làm thận trọng, tránh thô bạo. - Nhiễm trùng: có thể gây ra mủ màng phổi. Cần phải tuân thủ đúng qui tắc vô trùng trong thủ thuật. - Có thể còn gặp: khái huyết, tắc khí mạch, dị ứng thuốc, gãy kim… - Rắc rối có thể gặp: trong khi đang hút, không thấy dịch ra nữa. Có thể l à đã hết dịch, nhưng cũng có thể kim tiến vào quá đến nhu mô phổi hoặc do kim trôi ra đến thành ngực, hoặc có thể do tắc kim. Cần phải kiểm tra các tình huống này để điều chỉnh kim.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2