Chủ Đề 10: Ô nhiễm nguồn nước
lượt xem 453
download
Ý thức bảo vệ nguồn nước của người dân chưa cao,giếng khoan tại các hộ dân bố trí quá gần các nơi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao như nhà vệ sinh, sàn nước, bể tự hoại,...phần lớn các giếng khoan không có bệ giếng bảo vệ. Sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí,không tận dụng nước mưa, ao hồ để sử dụng trong tưới cây,làm mát…khai thác nguồn nước chưa đúng quy định của nhà nước,chưa nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ Đề 10: Ô nhiễm nguồn nước
- Chủ Đề 10:
- Vấn đề đặt ra: Ý thức bảo vệ nguồn nước của người dân chưa cao,giếng khoan tại các hộ dân bố trí quá gần các nơi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao như nhà vệ sinh, sàn nước, bể tự hoại,...phần lớn các giếng khoan không có bệ giếng bảo vệ. Sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí,không tận dụng nước mưa, ao hồ để sử dụng trong tưới cây,làm mát…khai thác nguồn nước chưa đúng quy định của nhà nước,chưa nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước.
- Không những thế,số liệu kiểm tra tình hình sử dụng nước tại một số quận huyện ngoại thành: hơn 95% hộ gia đình sử dụng nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa và chăn nuôi,trồng trọt …chủ yếu là giếng khoan (khoảng 98%) Phải có nguồn nước sử dụng bền vững,cần có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước nghiêm trọng tại Việt Nam ?? !!
- 1) Ô nhiễm nguồn nước 1) Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 1) Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước 1) Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
- Phân bố và dạng của nước trên Trái đất Địa điểm Diện tích Tổng thể tích % tổng (km2) nước (km3) lượng nước Các đại dương và biển (nước 361.000.000 1.230.000.000 97.2000 mặn) Khí quyển (hơi nước) 510.000.000 12.700 0,0010 Sông, rạch ------- 1.200 0,0001 Nước ngầm (đến độ sâu 0,8 130.000.000 4.000.000 0,3100 km) Hồ nước ngọt 855.000 123.000 0,0090 Tảng băng và băng hà 28.200.000 28.600.000 2.1500
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:" Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghĩ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại". “ Việc thải các chất thải hoặc nước thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu cơ, nhiệt, phóng xạ. Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải đó của nước(khả năng pha loãng, tự làm sạch…). Những hoạt động kinh tế, xã hội của các cộng đồng, những biện pháp xử lý nước đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này”.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo: -Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc. -Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng. Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước : ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý .
- Ô nhiễm chất vô cơ
- Ô nhiễm chất hữu cơ Bón phân chuồng xuống ao Chất thải sinh vật không được xử lý
- Ô nhiễm về mặt vật lý
- Ô nhiễm phóng xạ
- Ô nhiễm nước mặt Nước mặt bao gồm nước mưa, nước hồ ao, đồng ruộng và nước các sông, suối, kênh mương. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là phú dưỡng, ô nhiễm do kim loại nặng và hoá chất độc hại, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật. Phú dưỡng : Biểu hiện của phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử của lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen, có muì khai thối do thoát khí H2S,... Nguyên nhân của sự phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N,P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của MT hồ. Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm
- Ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại : Thể hiện bởi nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu mà cho vào MT. Hậu quả là chúng tích luỹ theo chuổi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người . Ô nhiễm vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh cho người và động vật lan truyền vào MT nước mặt, gây ra các loại dịch bệnh cho các khu vực dân cư tập trung.
- Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học: Khi bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể không được cây trồng tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
- Ô nhiễm và suy thoái nước ngầm Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cát, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang karst dưới bề mặt Trái đất. Theo độ sâu phân bố, chia nước ngầm thành 2 loại: nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực ngầm, lún đất. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm: các tác nhân tự nhiên và các tác nhân nhân tạo.
- Ô nhiễm biển Các biểu hiện của ô nhiễm biển : Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ Suy thoái các hệ sinh thái biển như HST san hô, HST rừng ngập mặn, cỏ biển... Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển. Theo Công ước Luật biển năm 1982, có 5 nguồn có thể gây ô nhiễm biển : •Các hoạt động trên đất liền •Việc thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương •Việc thải các chất độc hại ra biển •Vận chuyển hàng hoá trên biển •Ô nhiễm không khí. Thu dọn dầu loang gây ô nhiễm ở bãi biển Vũng Tàu
- 1) Ô nhiễm nguồn nước 1) Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 1) Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước 1) Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
- Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý đến trong quá trnh xử lý nước thải ́ Chất gây ô nhiễm Nguyên nhân được xem là quan trọng Các chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa xử lư được thải vào môi trường. Biểu thị bằng đơn vị mg/L. Các chất hữu cơ có Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất thể phân hủy bằng béo. Thường được đo bằng chỉ tiêu BOD và COD. con đường sinh học Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá trnh phân ́ hủy sinh học sẽ làm suy kiệt oxy ha tan của ̣ nguồn nước. Các mầm bệnh Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Thông số quản lư là MPN (Most Probable Number). Các dưỡng chất N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi được thải vào nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự phát triển của các loài không mong đợi. Khi thải ra với số lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm.
- Các chất ô nhiễm nguy Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung hại thư, biến dị, thai dị dạng hoặc gây độc cấp tính. Các chất hữu cơ khó Không thể xử lư được bằng các biện pháp thông phân hủy thường. Ví dụ các nông dược, phenols... Kim loại nặng Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần loại bỏ khi tái sử dụng nước thải. Một số ion kim loại ức chế các quá trnh xử lư sinh học ́ Chất vô cơ ha tan ̣ Hạn chế việc sử dụng nước cho các mục đích nông, công nghiệp Nhiệt năng Làm giảm khả năng băo ha oxy trong nước và thúc ̣ đẩy sự phát triển của thủy sinh vật Ion hydrogen Có khả năng gây nguy hại cho TSV
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn