intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề 5 khai thác atlat địa lí Việt Nam: Vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên

Chia sẻ: Sùng A Cải | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

124
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giúp các bạn sẽ nắm được khai thác atlat địa lí Việt Nam, Hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ và các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat. Mời các tham khảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề 5 khai thác atlat địa lí Việt Nam: Vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên

  1. CHỦ ĐỀ 5: KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Trong việc dạy và học môn Địa lý ở trường phổ thông, các loại Atlat nói chung  và Atlat Địa lý Việt Nam nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó được coi là “cuốn   sách giáo khoa” Địa lý đặc biệt, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản   đồ. Việc khai thác, sử dụng Atlat một cách khoa học là vô cùng cần thiết để việc học   Địa lý trở  nên hiệu quả  và dễ  dàng hơn. Khi khai thác và sử  dụng Atlat địa lí Việt   Nam, chúng ta cần nắm được những nguyên tắc cơ bản sau: 1. Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat Bố cục của Atlat rất phong phú, được sắp xếp khoa học, có nhiều bản đồ, biểu   đồ, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh với những nội dung khác nhau, giúp cho việc học   Địa lý thuận lợi hơn, hiệu quả hơn mà không phải học thuộc lòng và ghi nhớ một cánh   máy móc. Một cách khái quát, bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam gồm: ­ Trang đầu giới thiệu các ký hiệu chung trong từng bản đồ  trong Atlát Địa lý  Việt Nam. ­ Các bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng  sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và loại đất chính, thực vật và động vật, các   miền tự nhiên, dân số, dân tộc, kinh tế chung. ­ Các bản đồ  các ngành kinh tế  gồm: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm  nghiệp   và   thuỷ   sản,   công  nghiệp   chung,   các   ngành   công   nghiệp   trọng   điểm,   giao  thông, thương mại, du lịch. ­ Các bản đồ các vùng kinh tế gồm: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng  Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây 
  2. Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các vùng kinh tế trọng   điểm. ­ Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố: + Yếu tố tự nhiên: Vị trí, địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh  vật,… + Yếu tố kinh tế, xã hội: Dân cư, mật độ dân số, hành chính, các ngành kinh tế,   các vùng kinh tế. + Giới hạn một vùng lãnh thổ hay các vùng liền kề nhau. + Trong bản đồ mỗi vùng đều có bản đồ  tự  nhiên, bản đồ  kinh tế và các biểu   đồ, số liệu thống kê. + Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện: Một số bảng số liệu, biểu đồ  dân số  qua các năm, cơ  cấu, hay biểu đồ  biểu hiện giá trị  sản xuất các ngành nông   nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp,… +   Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá… của các  địa phương. 2. Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ Để  tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ  cần phải hiểu được hệ  thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ. ­ Trong Atlat hệ thống ký hiệu được dùng là những quy định về cách biểu hiện  bằng màu sắc, các phương pháp ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... ­ Cần tìm hiểu và nắm vững các quy  ước  ở  mục Ký hiệu chung ngay từ  trang   đầu tiên của Atlat, và các bảng chú giải trong từng trang Atlát để  có thể  đọc nhanh,  đúng bản đồ, biểu đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. ­ Khi đọc bất cứ một bản đồ  nào cũng cần phải: đọc tên từng bản đồ  để  hiểu   từng nội dung bản đồ thể hiện. ­ Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. Mỗi nội  dung bản đồ khác nhau cách dùng màu sắc để thể hiện cũng khác nhau.
  3. ­ Trong bản đồ Hình thể  và Các miền địa lý tự  nhiên; màu sắc để  thể  hiện độ  cao, thấp, nông, sâu của địa hình. ­ Trong bản đồ Địa chất khoáng sản màu sắc lại thể hiện tuổi của các loại đá;   trong bản đồ  Các nhóm đất, bản đồ  động ­ thực vật màu sắc thể  hiện các nhóm đât,   hoặc các thảm thực vật khác nhau. ­ Trong bản đồ khí hậu màu sắc lại thể hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa...   và các ký hiệu hình học thể hiện các loại khoáng sản; ký hiệu tượng hình thể hiện các  loài động. ­ thực vật; ký hiệu đường chuyển  động thể  hiện hướng gió, tính chất gió,   đường đi của các cơn bão,... 3. Trình tự khai thác Atlát ­ Với mỗi nội dung bài học, yêu cầu của từng bài học từng câu hỏi, cần phải   xác định được đọc cái gì, từ đó xác định đúng trang Atlat cần đọc. ­ Đọc bảng chú thích để nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu, tỷ lệ...   trên mỗi bản đồ. ­ Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra các nhận xét cần thiết. ­ Thông qua việc phân tích mối quan hệ  giữa các yếu tố  tự  nhiên, kinh tế  ­ xã   hội để từ đó rút ra các kết luận… ­ Khi sử dụng Atlat phải biết khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau. ­ Trong từng bài cụ  thể mức độ  khai thác, sử  dụng Atlat không giống nhau, có  những bài học việc sử dụng Atlát chỉ được ứng dụng vào một số phần, có những bài  có thể khai thác Atlát để tìm hiểu nội dung cả bài, trả lời toàn bộ câu hỏi. ­ Khi khai thác Atlát, không bỏ qua một chi tiết nào được thể hiện trên mỗi bản  đồ, biểu đồ của mỗi trang Atlát,... ­ Trong một giờ học phải kết hợp việc khai thác Atlát với việc sử dụng các tài  liệu khác và cả vốn hiểu biết của bản thân. 4. Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat
  4. ­ Kể, nêu, mô tả,... đối tượng địa lí. ­ Trình bày nguồn lực phát triển và phân bố của đối tượng địa lí. ­ Trình bày hiện trạng phát triển và phân bố của đối tượng địa lí. ­ Giải thích sự phát triển và phân bố của đối tượng địa lí. Thông thường khi phân tích hoặc đánh giá một đối tượng địa lý, học sinh cần tái  hiện từ vốn tri thức địa lý đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. Một số gợi   ý trên chỉ là cơ sở để tránh bỏ sót ý khi sử dụng Atlat để học Địa lý. Trong khi làm bài,   tùy theo yêu cầu câu hỏi, học sinh cần phải lựa chọn những kiến thức thích hợp trong  Atlat trên nền kiến thức đã có để trả lời. Làm việc với Atlat cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt, biểu đồ, số  liệu… Đây được coi là các thành phần bổ  trợ  nhằm làm rõ hoặc bổ  sung những nội   dung mà các bản đồ trong Atlat không thể trình bày rõ được.  Kĩ năng khai thác bản đồ  là kĩ năng cơ  bản của môn Địa lý. Nếu không nắm   vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lý,   đồng thời cũng rất khó tự  mình tìm tòi các kiến thức địa lý khác. Do vậy việc rèn  luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung và Atlat Địa lý Việt Nam nói riêng không  thể thiếu khi học môn Địa lý. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP Câu 1 (THPT Lý Thái Tổ ­ Bắc Ninh 2017 – MĐ 253). Căn cứ vào Atlat Địa  lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ  thống sông nào có diện tích lưu vực lớn   nhất nước ta? A. Sông Hồng B. Sông Đồng Nai C. Sông Cửu Long D. Sông Thái Bình Hướng dẫn trả lời:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, dựa vào biểu đồ  góc bên phải phía  trên ta thấy diện tích lưu vực sông Hồng (21,91%), sông Cửu Long (21,40%), sông   Đồng Nai (11,27%), tiếp đến là diệc tích lưu vực sông Cả, sông Mã,…
  5. Chọn: A. Câu 2 (Sở GD và ĐT Kiên Giang – Kiên Giang 2018 – MĐ 136). Căn cứ vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­ 5, hãy cho biết điểm cực tây thuộc tỉnh nào của  nước ta? A. Lào Cai. B. Sơn La. C. Điện Biên. D. Lai Châu. Hướng dẫn trả lời:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­ 5, ta thấy điểm cực tây thuộc tỉnh   nước ta thuộc tỉnh Điện Biên. Chọn: C. Câu 3 (Bộ GD và ĐT kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 – MĐ  301).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết crôm có  ở  nơi nào sau   đây? A. Cổ Định.  B. Quỳ Châu.  C. Thạch Khê.  D. Tiền Hải. Hướng dẫn trả lời:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, ta thấy crôm có ở nơi Cổ Định (Thanh   Hóa), crôm có kí hiệu hình chữ  nhật bên trong là tam giác đỏ  đen (xem them bảng kí  hiệu chung trang 3). Chọn: A. Câu 4 (THPT Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi 2017). Dựa vào trang 26 Atlat  Địa lý Việt Nam, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất  ở  vùng núi Đông   Bắc? A. Phia Ya. B. Kiều Liêu Ti. C. Tây Côn Lĩnh. D. Pu Tha Ca. Hướng dẫn trả lời:  Dựa vào trang 26 Atlat Địa lý Việt Nam, ta thấy 3 đỉnh núi cao nhất  ở  vùng  Đông Bắc lần lượt là: Tây Côn Lĩnh (2.419m), Kiều Liêu Ti (2.402m), Pu Tha Ca  (2.274m).
  6. Chọn: C. Câu 5 (THPT Trung Giã – Hà Nội 2017 L2 – MĐ 051).  Dựa vào Atlat Địa lí  Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc? A. Pu Đen Đinh, Pu sam sao. B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti. C. Pu Si Lung, Hoành Sơn. D. Khoan La San, Bạch Mã. Hướng dẫn trả lời:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ta thấy các dãy núi thuộc vùng núi Tây   Bắc là Pu Đen Đinh, Pu sam sao và Pu Luông. Chọn: A. Câu 6 (THPT Trường Chinh – Lâm Đồng 2017).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí  Việt Nam trang 6 ­ 7, hãy cho biết hướng Tây Bắc – Đông Nam là hướng của dãy   núi nào dưới đây? A. Dãy Hoàng Liên Sơn.    B. Dãy Trường Sơn Nam.    C. Dãy Bạch Mã.          D. Dãy Đông Triều. Hướng dẫn trả lời:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 ­ 7, ta thấy trong các dãy núi trên, dãy   núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Chọn: A. Câu 7 (THPT Trần Hưng Đạo – TP. Hồ Chí Minh 2017 L1 – MĐ 214).  Căn  cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết cực Tây của 4 cánh cung   thuộc vùng núi Đông Bắc là: A. Cánh cung Đông Triều. B. Cánh cung sông Gâm. C. Cánh cung Bắc Sơn. D. Cánh cung Ngân Sơn. Hướng dẫn trả lời:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết cực Tây của 4 cánh  cung thuộc vùng núi Đông Bắc là thuộc Cánh cung sông Gâm (Hà Giang).
  7. Chọn: B. Câu 8 (THPT Hoàng Mai 2 – Nghệ An 2017 – MĐ 132). Dựa vào Atlat địa lý  Việt Nam trang 13 (Các miền địa lý tự nhiên). Hãy cho biết các cao nguyên đá vôi  ở vùng núi Tây Bắc là: A. Hà Giang, Cao Bằng, Đồng Văn, Mộc Châu. B. Kon Tum, Mơ Nông, Đắc Lắc, Di Linh. C. Tả Phình, Sín Chải, Hà Giang, Cao Bằng. D. Tả Phình, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La. Hướng dẫn trả lời:  Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 13 (Các miền địa lý tự  nhiên). Các cao   nguyên đá vôi  ở  vùng núi Tây Bắc là cao nguyên Tả  Phình, Sín Chải, Mộc Châu và  cuối cùng là cao nguyên đá vôi Sơn La. Chọn: D. Câu 9 (THPT Liễn Sơn – 2018 L1 – MĐ 209). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt  Nam trang 9, tháng có nhiều bão nhất ảnh hưởng đến nước ta là: A. tháng 8. B. tháng 10. C. tháng 9. D. tháng 7. Hướng dẫn trả lời:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tháng có nhiều bão nhất  ảnh hưởng   đến nước ta là tháng 9 với tần suất 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng (dựa vào bảng chú giải  góc bên trái dưới cùng – bản đồ lớn). Chọn: C. Câu 10 (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ  An 2018 L2).  Căn cứ vào Atlat  Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất mặn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau   đây? A. Đồng bằng Sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng Bằng Sông Hồng.
  8. Hướng dẫn trả lời:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, ta thấy đất mặn tập trung nhiều nhất  ở  vùng Đồng bằng sông Cửu Long (xem bảng chú giải góc bên trái phía dưới – màu   xanh đậm). Chọn: A. C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1 (THPT Liễn Sơn – 2018 L1 – MĐ 209). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt  Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc­  đông nam? A. Đông Triều. B. Con Voi. C. Tam Đảo. D. Hoàng Liên Sơn. Chọn: A. Câu 2 (Bộ GD và ĐT kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 – MĐ  301).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Bến Hải đổ  ra   biển qua cửa nào sau đây? A. Cửa Gianh.  B. Cửa Nhượng.  C. Cửa Hội.   D .  Cửa Tùng. Chọn: D. Câu 3 (Sở GD và ĐT Kiên Giang – Kiên Giang 2018 – MĐ 136). Căn cứ vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về  chế độ nhiệt ở nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm chủ yếu trên 200C. B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam. D. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian. Chọn: B.
  9. Câu 4 (Bộ GD và ĐT kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 – MĐ  301).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây   đúng về chế độ nhiệt của Lạng Sơn so với Nha Trang? A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.  B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. C. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao hơn.  D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Chọn: D. Câu 5 (Bộ GD và ĐT kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 – MĐ  303). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết sắt có ở nơi nào sau đây? A. Quỳ Châu.  B. Thạch Khê.  C. Lệ Thủy.  D. Phú Vang. Chọn: B. Câu 6 (Bộ GD và ĐT kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 – MĐ  303). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao  hơn cả? A. Ngọc Krinh.  B. Ngọc Linh.  C. Kon Ka Kinh.  D.   Vọng  Phu. Chọn: B. Câu 7 (Bộ GD và ĐT kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 – MĐ  303).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây   đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cần Thơ? A. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.  B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.  D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Chọn: D.
  10. Câu 8 (THPT Hoàng Mai 2 – Nghệ  An 2017 – MĐ 132).  Căn cứ  vào Atlat  Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết đặc điểm của vị trí vùng Tây nguyên? A. giáp 2 vùng kinh tế và không giáp biển. B. giáp 2 nước, giáp 1 vùng kinh tế và không giáp biển. C. giáp 2 nước, giáp 2 vùng kinh tế. D. giáp 2 nước, giáp Đông nam bộ và không giáp biển. Chọn: C. Câu 9 (THPT Nguyễn Văn Trỗi – Tây Ninh 2017).  Nhìn vào Atlat ĐLVN  trang 9. Nguyên nhân chủ  yếu gây mưa vào mùa hạ  cho cả  hai miền Nam, Bắc  nước ta là: A. Hoạt động của gió mùa Tây Nam thồi từ nửa cầu Nam lên. B. Hoạt động của gió mùa Tây Nam thổi từ nửa cầu Nam và của dải hội tụ nhiệt   đới. C. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. D. Hoạt động của gió mùaTây Nam xuất phát vịnh Tây Bengan và dải hội tụ  nhiệt  đới. Chọn: B. Câu 10 (THPT Nguyễn Trãi – 2018 MĐ 003). Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam  trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khí hậu nào? A. Bắc Trung Bộ.         B. Tây Nguyên.              C. Tây Bắc Bộ.         D. Trung và Nam Bắc Bộ. Chọn: A. Câu 11 (THPT Nguyễn Trãi – 2018 MĐ 003). Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam  trang 14, cho biết núi cao nhất dãy Trường Sơn Nam? A. Ngọc Linh.         B. Bi Duop                        C. Lang Bi Ang.           D. Chư Yang Sin. Chọn: A.
  11. Câu 12 (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2018 L4 – MĐ   132). Căn cứ vào Atlat địa lí trang 9, hãy cho biết tháng nào sau đây ở nước ta có   tần suất cơn bão từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng? A. Tháng X. B. Tháng VII. C. Tháng IX. D. Tháng VI. Chọn: C. Câu 13 (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2018 L4 – MĐ   132). Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 29 hãy cho biết các loại khoáng sản   chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là: A. đá vôi và bôxit. B. đá vôi và than đá. C. đá vôi và sắt. D. đá vôi và than bùn. Chọn: D. Câu 14 (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2018 L4 – MĐ   132). Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có diện   tích lưu vực lớn nhất nước ta là? A. Sông Hồng. B. Sông Mê Công (Việt Nam). C. Sông Thái Bình. D. Sông Đồng Nai. Chọn: A. Câu 15 (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ  An 2018 L2).  Căn cứ vào Atlat  Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tần suất bão lớn nhất là tháng nào? A. Tháng 9. B. Tháng 10. C. Tháng 8. D. Tháng 11. Chọn: A. Câu 16 (THPT Thị Xã Quảng Trị ­ Quảng Trị 2018 L1 – MĐ 132).  Căn cứ  vào Át Lát Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các cửa sông nào sau đây là cửa   của hệ thống sông Hồng? A. Ba Lạt, Trà Lí, Lạch Giang. B. Lạt Trường, Ba Lạt, Trà Lí. C. Văn Úc, Trà Lý, Ba Lạt. D. Cấm. Văn Úc, Trà Lí.
  12. Chọn: A. Câu 17 (THPT Lương Văn Chánh – Phú Yên 2017 L1 – MĐ 137).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây  không   thuộc miền khí hậu phía Nam? A. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Trung và Nam Bắc Bộ. Chọn: D. Câu 18 (THPT Lương Văn Chánh – Phú Yên 2017 L1 – MĐ 137).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 ­ 2007 tổng   diện tích rừng của nước ta tăng bao nhiêu? A. 1 824 nghìn ha.       B. 1 428 nghìn ha. C. 12 184 nghìn ha.     D. 1 284 nghìn ha. Chọn: A. Câu 19 (THPT Khánh Sơn – Khánh Hòa 2017). Dựa vào Atlat Địa lý Việt  Nam trang 9, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố mưa  ở nước ta? A. Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ B. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng X C. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam D. Khu vực cực Nam Trung Bộ mưa ít nhất Chọn: C. Câu 20 (THPT Kim Thành – Hải Dương 2017 L1). Căn cứ  vào Atltat Việt  Nam trang 4­5, nước ta là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước: A. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc. B. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc. C. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc. D. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.
  13. Chọn: D. Câu 21 (THPT Krông Ana – Đắk Lắk 2017). Dựa vào Atlat trang 9, hãy cho  biết, bão di chuyển vào nước ta có tần suất lớn nhất vào tháng mấy? A. Tháng 12. B. Tháng 10. C. Tháng 11. D. Tháng 9. Chọn: D. Câu 22 (THPT Nguyễn Huệ  ­ Thừa Thiên Huế  2017 – MĐ 132). Dựa vào  Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết đường bờ  biển nước ta kéo dài từ  đâu đến  đâu? A. Quảng Ninh – Cà Mau. B. Móng Cái – mũi Cà Mau. C. Hải Phòng – Kiên Giang. D. Móng Cái – Hà Tiên. Chọn: D. Câu 23 (THPT Trần Hưng Đạo – TP. Hồ Chí Minh 2017 L1 – MĐ 214).  Căn  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết Việt Nam có đường   biên giới cả trên đất liền và trên biển với quốc gia nào sau đây? A. Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Lào. C. Lào, Campuchia, Trung Quốc. D. Trung Quốc, Campuchia. Chọn: D. Câu 24 (THPT Trần Hưng Đạo – TP. Hồ Chí Minh 2017 L1 – MĐ 214).  Căn  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­ 5, hãy cho biết trong số  28 tỉnh giáp  biển của nước ta, không có tỉnh nào sau đây? A. TP. Hồ Chí Minh. B. Ninh Bình. C. Đà Nẵng. D. Cần Thơ. Chọn: D. Câu 25 (THPT Trần Hưng Đạo – TP. Hồ Chí Minh 2017 L1 – MĐ 214).  Căn  cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhóm đất chính của đồng  bằng ven biển miền Trung là gì? A. Đất phèn. B. Đất phù sa sông.
  14. C. Đất feralit. D. Đất cát biển. Chọn: D. Câu 26 (Liên Trường THPT – Nghệ An 2018 L1 – MĐ 301).  Dựa vào Atslats  Địa lý Việt Nam cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc? A. Dãy núi Pu Sam Sao. B. Hoàng Liên Sơn C. Pu Đen Đinh D. Dãy Trường sơn Chọn: D. Câu 27 (Phòng quản lí chất lượng Giáo Dục – Bắc Ninh 2018 – MĐ 401).   Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây   không   thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Pu Sam Sao. B. Con Voi. C. Hoàng Liên Sơn. D. Pu Đen Đinh. Chọn: B. Câu 28 (THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc 2018 L3 – MĐ 101). Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong miền khí hậu phía Nam không có vùng  khí hậu nào? A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. B. Vùng khí hậu Tây Nguyên. C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. D. Vùng khí hậu Nam Bộ. Chọn: A. Câu 29 (THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội L1 – MĐ 132). Dựa vào Atlat Địa  Lí Việt Nam trang 4,5, nước nào không có vùng biển chung với nước ta? A. Myanma. B. Malaysia. C. Thái Lan. D. Indonesia. Chọn: A. Câu 30 (THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh 2018 L1 – MĐ 101). Căn cứ vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ  cao nhất  ở  vùng núi Trường Sơn  Nam là:
  15. A. Kon Ka Kinh. B. Lang Biang. C. Chư Yang Sin. D. Ngọc Linh. Chọn: D. Câu 31 (THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh 2018 L1 – MĐ 101). Căn cứ vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất  ở  vùng Bắc   Trung Bộ là: A. sông Cả. B. sông Chu. C. sông Gianh. D. sông Bến Hải. Chọn: A. Câu 32 (THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc 2018 – MĐ 401). Căn cứ vào Atlat Địa  lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết nhận xét nào sau đây  đúng về  đặc điểm tự  nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Đỉnh núi cao nhất là Pu Xai Lai Leng nằm trên dãy Trường Sơn Bắc. B. Địa hình kéo dài theo chiều Đông ­ Tây tạo nên tính phân bậc rõ rệt. C. Có đồng bằng châu thổ sông rộng lớn nhất nước ta. D. Hướng chính trong cấu trúc địa hình là tây bắc ­ đông nam. Chọn: D. Câu 33 (THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc 2018 – MĐ 401). Căn cứ vào Atlat Địa  lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết diện tích đất mặn tập trung nhiều nhất ở: A. ven biển miền Trung. B. ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. C. ven các đảo lớn. D. ven biển Đồng bằng sông Hồng. Chọn: B. Câu 34 (THPT Trần Phú – Vĩnh Phúc 2018 – MĐ 401). Căn cứ vào Atlat Địa  lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực có lượng mưa trung bình năm cao nhất   nước ta là: A. Trung Trung Bộ. B. Cực Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nghệ An. Chọn: A.
  16. Câu 35 (Bộ GD và ĐT đề  thi tham khảo – 2018 MĐ 001). Căn cứ vào Atlat  Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ  thống sông  Hồng? A. Sông Gâm. B. Sông Chảy. C. Sông Mã. D. Sông Lô. Chọn: C. Câu 36 (Bộ GD và ĐT đề  thi tham khảo – 2018 MĐ 001). Căn cứ vào Atlat  Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung? A. Ngân Sơn.  B. Hoàng Liên Sơn.  C. Pu Đen Đinh.  D. Trường Sơn Bắc.  Chọn: B. Câu 37 (THPT Hà Trung – Thanh Hóa 2018 L1). Căn cứ vào biểu đồ đường  ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng  và sông Đà Rằng lần lượt là: A. tháng 10, tháng 8, tháng 11. B. tháng 10, tháng 8, tháng 10. C. tháng 9, tháng 8, tháng 11. D. tháng 11, tháng 8, tháng 10. Chọn: A. Câu 38 (THPT Hà Trung – Thanh Hóa 2018 L1).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí  Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở: A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D.   Đông  Bắc. Chọn: B. Câu 39 (THPT Hà Trung – Thanh Hóa 2018 L1).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí  Việt Nam trang 6 ­ 7, cho biết ranh giới tự  nhiên của hai miền Nam­Bắc của  nước ta là dãy núi nào sau đây? A. Dãy Trường Sơn. B. Dãy Ngọc Linh. C. Dãy Hoành Sơn. D. Dãy Bạch Mã.
  17. Chọn: D. Câu 40 (THPT Hà Trung – Thanh Hóa 2018 L1).  Căn cứ  vào Atlat Địa lí  Việt Nam trang 9, cho biết vùng nào sau đây  ở  nước ta chịu  ảnh hưởng mạnh  nhất của gió Tây khô nóng? A. Tây Nguyên. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Chọn: D.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0