intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề Kỹ thuật trồng ngô

Chia sẻ: Le Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

180
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung: Sau chuyên đề này, học viên có thể nâng cao hiểu biết về các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Cải tiến kỹ thuật và thực hành trồng ngô kỹ thuật mới nhằm đạt năng suất cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề Kỹ thuật trồng ngô

  1. Chủ đề 2 : KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ 2.1: Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô Cây ngô trong cả đời sống qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Mỗi gian đoạn có những đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh khác nhau. Hiểu về những điều trên sẽ giúp người nông dân tìm ra các biện pháp kỹ thuật thích hợp ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây ngô để điều khiển cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Chuyên đề này chia thành 5 bài học nhỏ ứng với 5 giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô. - Giai đoạn nảy mầm - Giai đoạn cây con - Giai đoạn vươn cao - Giai đoạn nở hoa - Giai đoạn chín Mục tiêu chung: Sau chuyên đề này, học viên có thể: • Nâng cao hiểu biết về các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô. • Cải tiến kỹ thuật và thực hành trồng ngô kỹ thuật mới nhằm đạt năng suất cao 2.1.2 Giai đoạn nảy mầm 1. Đặt vấn đề: Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên trong đời sống cây ngô. Muốn cây ngô khoẻ, ruộng ngô năng suất cao phải quan tâm ngay từ đầu. 2. Mục tiêu: sau chuyên đề này Giúp học viên hiểu được sinh lý và những yêu cầu ngoại cảnh của cây ngô thời kỳ nảy mầm. 1. Cải tiến kỹ thuật/ gieo trồng và thực hành chăm sóc ngô ở giai đoạn nảy mầm Hạt ngô nảy mầm cần có những điều kiện gì? 32
  2. 2. Trong điều kiện nào cây ngô mọc khoẻ 3. Cây ngô ở thời kỳ nảy mầm có những đặc điểm gì? 4. Tại sao ngô không gieo mạ như lúa? 5 Biện pháp kỹ thuật cần ở thời kỳ này là gì? 2.1.2. Giai đoạn cây con (Từ 3 lá đến phân lá hoa) 1. Đặt vấn đề Giai đoạn cây con của ngô: từ sau 3 lá đến phân hoá hoa là giai đoạn chuyển tiếp từ sống nhờ hạt sang sống nhờ đất quang hợp của bộ lá. “Giai đoạn cai sữa”: giai đoạn này thâm canh trên mặt đất phát triển chậm, lóng thân bắt đầu được phân hoá, các lớp rễ đốt bắt đầu được hình thành và phát triển mạnh hơn thân lá. Bông cờ bắt đầu phân hoá, đây là giai đoạn làm đốt, hình thành các lớp rễ đốt và bắt đầu hình thành cơ quan sinh sản đực 2. Mục tiêu: Sau chuyên đề này, học viên có thể • Hiểu về đặc điểm của cây ngô “thời kỳ cai sữa” - cây con và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh • Cải tiến kỹ thuật cũ và thực hành kỹ thuật mới 1. Thời kỳ cây con cây ngô phát triển rễ, thân lá như thế nào? 2. Khả năng chống chịu của cây ngô ra sao? 3. Cây ngô có đòi hỏi gì ở giai đoạn này? 4. Kỹ thuật cần xúc tiến ở thời kỳ này như thế nào? 2.1.3. Giai đoạn vươn cao và phân hoá cơ quan sinh sản 1. Đặt vấn đề Giai đoạn này bắt đầu khi cây ngô đạt 7 - 9 lá, cây ngô phát triển thân lá mạnh đồng thời hoa đực, hoa cái phân hoá và quyết định số lượng hoa và có mối liên hệ chặt chẽ đến năng suất. 2. Mục tiêu: sau chuyên đề này, học viên có thể: - Nâng cao hiểu biết về giai đoạn vươn cao và phân hoá có quan sinh sản của cây ngô cũng như yêu cầu của cây ngô ở giai đoạn này. - Cải tiến kỹ năng và áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất ngô + Đặc điểm cây ngô ở giai đoạn này có gì khác so với giai đoạn trước? 33
  3. + Cây ngô có đòi hỏi gì về điều kiện ngoại cảnh ở giai đoạn này? khác giai đoạn trước ra sao? + Kỹ thuật cần xúc tiến ở giai đoạn này như thế nào? 2.1.4. Giai đoạn nở hoa (trổ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh) 1. Đặt vấn đề Giai đoạn nở hoa xảy ra trong thời gian ngắn (khoảng 1 tuần), tuy nhiên là giai đoạn quyết định năng suất vì đây là giai đoạn rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh. 2. Mục tiêu: sau chuyên đề này, học viên có thể: • Nâng cao hiểu biết về giai đoạn nở hoa và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và • áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp để cho năng suất cao - Cây ngô ở giai đoạn nở hoa yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ra sao? - Những điều kiện bất lợi nào cần tránh? - Biện pháp kỹ thuật nào cần xúc tiến ở thời kỳ này? 2.1.5. Giai đoạn chín (bao gồm từ thụ tinh đến chín) 1. Đặt vấn đề Trong giai đoạn chín, trọng lượng hạt tăng nhanh, phôi phát triển hoàn toàn. Giai đoạn này kéo dài 35 - 40 ngày sau thụ tinh. Các chất dinh dưỡng từ thân lá dẫn dần về hạt. 2. Mục tiêu: sau chuyên đề này, học viên có thể: • Nâng cao hiểu biết về giai đoạn chín của cây ngô và • Đề ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp 1. Các thời kỳ chín hạt ngô khác nhau ra sao? mẫu hình thái, lương bột tích luỹ, độ cứng? 2. Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chín? Những biện pháp kỹ thuật nào cần tác động ở giai đoạn này? Phần tổng kết chung HDV hệ thống các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô để học viên nắm chắc và sâu hơn. 34
  4. 2.2: Kỹ thuật trồng ngô 1. Đặt vấn đề Cây ngô khác với cây lúa vì không có khả năng đẻ nhánh, do vậy kỹ thuật gieo ngô sao cho đều, đảm bảo mật độ là hết sức quan trọng, nó quyết định đến số bắp trên đơn vị diện tích và quyết định năng suất 2. Mục tiêu: sau chuyên đề này, học viên có thể: • Nâng cao hiểu biết về về kỹ thuật trồng ngô và • Nâng cao kỹ năng và thực hành theo kỹ thuật gieo trồng ngô 3. Thời gian: 140 phút 4. Vật liệu: - Giấy A4, A0, bút các loại, dao, kéo, băng dính 1. Mẫu vật: Đất trồng màu đã cày bừa, hạt giống ngô, phân bón, cuooc, vồ, trâu, cày. Kỹ thuật trồng ngô mới so với kỹ thuật truyền thống có gì khác? 2. Tại sao gieo ngô phải gieo đều và đảm bảo mật độ? 3. Trình bày các bước gieo ngô và giải thích tại sao phải làm như vậy? - Tỉa ngô phải tiến hành khi nào và cách làm ra sao? 2.3: Kỹ thuật bón phân và chăm sóc ngô 1. Đặt vấn đề Cây ngô là cây phàm ăn nên bonsp hân và chăm sóc ngô là một biện pháp kỹ thuật quan trọng góp phần tăng năng suất ngô. 2. Mục tiêu: sau chuyên đề này, học viên có thể: • Nâng cao hiểu biết về kỹ thuật bón phân và chăm sóc cho ngô • Thực hành thành công kỹ thuật bón phân và chăm sóc ngô tại ruộng nhà mình. 1. Tại sao phải bón thúc cho ngô? 2. Bón thúc cho ngô nên bón vào mấy thời kỳ? Lý do tại sao bón vào lúc các thời kỳ đó? Kỹ thuật bón phân và xới cáo cho ngô như thế nào là tốt nhất? 2.4: Bảo quản hạt ngô sau khi thu hoạch 1. Đặt vấn đề Ngô là cây hạt trần, hạt không có vỏ hạt, do vậy nhiều nông dân đã mất mùa tại nhà do không biết cách bảo quản. Do vậy vấn đề bảo quản hạt ngô là một vấn đề cần được quan tâm. 2. Mục tiêu: sau chuyên đề này, học viên có thể: 35
  5. • Nâng cao hiểu biết về công việc bảo quản hạt ngô • Vận dụng thực hành thành công kỹ thuật bảo quản ngô hạt 1. Thời điểm thu hoạch ngô tốt nhất khi nào? 2. Làm thế nào để tránh ngô bị thối ở ngoài đồng? 3. Hãy trình bày cách bảo quản ngô bắp ở địa phương? Làm thế nào để bảo quản ngô hạt? 2.5 Kỹ thuật gieo trồng giống ngô LVN 10 2.5.1 Nguồn gốc và đặc điểm giống Ngô LVN 10. Là giống ngô do viện nghiên cứu ngô TW chọn tạo. Thâm canh tốt đạt 80-85tạ/ha, có khả năng chịu hạn khá, ít nhiễm các loại sâu bệnh. Đặc điểm chính Là giống dài ngày có thời gian sinh trưởng Vụ xuân 125 – 135 ngày Hè thu 100 – 105 ngày Vụ thu đông 110 – 120 ngày Điều kiện Miền Nam 115 – 120 ngày Chiều cao cây 200 – 240 cm Chiều cao đóng bắp 100 – 140 cm Chiều dài bắp 16-18 cm Đường kính bắp 4 – 4,5 cm Số hàng hạt/bứp = 10 -14 hàng Số hạt trên hàng = 35-45 hạt Khối lượng 1000 hạt = 290 -319 g Tỷ lệ hai bắp trên cây cao 40 – 60% 36
  6. Dạng hạt bán răng ngựa 2.5.2 Kỹ thuật trồng chăm sóc Ngô LVN 10. 2.5.2.1Thời vụ gieo trồng. Tuy theo vùng sinh thái nhưng thời vụ chính như sau: Vùng núi Tây Bắc vụ chính giưa tháng 4 đến đầu tháng 5 Đồng bằng trung du Bắc bộ vụ chính vụ xuân tháng 2, vụ hè thu gieo vào tháng 6 , 7 vụ thu và Thu đông cuối tháng 7 đầu tháng 8 và vụ động gieo trong tháng 9 Bắc trung bộ vụ xuân gieo trong tháng 2, tháng 3 vụ đông gieo tháng 9, 10 Tây nguyên vụ chính ( hè thu) gieo trong tháng 4,5. Thu đôg gieo vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 Duyên hai Miền trung vụ đông xuân gieo tháng 12, hè thu gieo vào đầu tháng 4 Đông Nam Bộ vụ chính hè Thu gieo vào cuối tháng 4 tháng 5 ( Vụ 1) Thu đông tháng 7 và tháng 8, đông xuân tháng 11 và 12 Đồng bằng sông cửu long vụ chính gieo thánh 11 và 12, hè thu tháng 4 tháng 5, thu đông tháng 7 -8 2.5.2.2 Chọn ruộng trồng ngô. Ngô có khả năng thích nghi rộng với nhiều loại đấtt như trên nương và nhờ nước trời, ruộng hai lúa, bãi ven sông.. Nhưng ngô trồng tốt nhất trên chân đất thịt nhẹ, thoát nước và thuận lợi tưới tiêu 2.5.2.3 Làm đất trồng ngô. - Ngô có bộ rễ chùm rất phát triển ăn sâu 1 – 2m, rộng 0,5 m do vậy nguyên tắc làm đất ngô là cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại -Cày vỡ trước 10 ngày ngày để diệt cỏ dại, sâu bệnh. - Cày bừa nhỏ san phẳng, bổ hốc, bón lót phân chuồng, lân, đạm và kali. -Lên luống : Trồng 1 hàng rộng mặt luống 40-45 cm, nếu trồng hai hàng luống 80 -90 cm, rành 20 – 30 cm, cao luống 35 – 40 cm thoát nước -Bổ hốc, bón lót phân chuồng, lân, đạm và kali. Khoảng cách hốc 30 – 35 cm Kỹ thuật gieo ngô. - Lượng giống gieo cho 1000m2: 3,5 đến 4kg - Gieo theo hốc, mỗi hốc 1-2 hạt. Mật độ trồng ngô phụ thuộc váo đất, giônngs ngô và mùa vụ. Mật độ trồng ngô thích hợp ở các vùng theo GS Ngô Hữu Tình như sau: 37
  7. Vùng Giống ngăn ngày Giống Trung ngày Giốg dài ngày Mật độ Khoảng Mật độ Khoảng Mật độ Khoảng (vạn cách (cm) (vạn cách (cm) (vạn cách (cm) cây/ha) cây/ha) cây/ha) Miền Bắc 5,7-6,5 70x22-25 5,1-5,7 70x25-28 4,7-5,1 70x28-30 Miền Trung 7,1 70x20 5,7 70x25 5,1 70x28 Tây Nguyên 6,5 70x22 5,7 70x25 5,1 70x28 2.5.2.4 Kỹ thuật bón phân cho Ngô LVN10 - Bón lót: trước khi gieo Ngô cần nhiều loại phân bón gômg 3 nhóm Phân đa lượng : Đạm , Lân, Kali, Lưu huỳnh, vôi.. Phân vi luợng : Sắt, Mang gan, kẽm đồng, Bo... Siêu vi lượng: Si lic, nhôm, bạc natri... Vùng Loại đất Lượng phân bón Hoạt chất Thương phâm N P2O5 K2O Đạm Supe lân Kali Urea clorua Vùng núi Dốc tụ 150 60 50 320 300 80 phía Bắc Đồng bằng Phù sa 120 90 60 250 450 100 sông Hồng Bạc màu 150 120 90 320 600 150 Miền Trung Phù sa 120 90 60 250 450 100 Bạc màu 150 90 60 320 450 100 Đông Nam Đất đỏ 120 90 60 250 450 100 Bộ bazan Tây Nguyên Đất xám 180 80 100 380 400 160 Đồng bằng Phù sa 200 100 100 430 500 160 sông C.Long Cách bón: - Bón lót: bón lót toàn bộ phân chuống, phân lân + 1/3 đạm - Bón thúc: lần 1 khi ngô 3-4 lá thật với ½ lượng đạm ; ½ lượng kali. Rễ đốt ở giai đoạn này chưa phát triển mạnh và không có tính hướng phân do đó để rễ 38
  8. tiếp xúc được với phân cần rạch một rãnh nông 5cm cách gốc hàng ngô 5cm rắc phân rồi lấp gốc lại. - Bón thúc lần 2 khi ngô 9-10 lá bón ½ lượng đạm và ½ kali còn lại rắc phân cách gốc 5cm rồi phun lấp phân Phân đa lượng cho ngô trung bình như sau : Đạm: 10 - 15kg/1000m2 Phân Lân: 25 - 30kg/1000m2 Kali: 7 - 10kg/1000m2 - Cách bón phân lót: + Bón phân theo hàng: Thực hiện khi làm đất xong, rạch hàng sâu, rải phân xuống đáy hàng, lấp 1 lớp đất nhỏ rồi mới tra hạt. - Bón thúc: - Bón thúc đợt 1: Lúc cây ngô có 3 - 4 lá thật + Đạm: 3-5kg/1000m2 + Kali: 2-3kg/1000m2 - Bón thúc đợt 2: Cây ngô có 7 - 9 lá thật + Đạm: 3-5kg/1000m2 + Kali: 2-3kg/1000m2 - Bón thúc thúc đợt 3: Cây ngô xoắn (10 - 15 ngày trước trỗ) toàn bộ lượng phân còn lại 2.5.2.5 Chăm sóc: Tỉa dặm. - Sau khi gieo ngô xong 1 tuần cần kiểm tra dặm lại các cây chết bằng hạt ngâm ủ cho nảy mầm để dặm những hốc mất cây - Lúc ngô có 3-4 lá tỉa bớt những cây yếu, chỉ để lại mỗi hốc 1-2 cây, ngô có 5 lá tỉa lần 2 chỉ để lại 1 cây/1hốc , thời gian nay định cây đảm bảo cho năng suất Làm cỏ và vun xới: Tiến hành 3 lần - Làm cỏ lần 1: Khi cây có 2-3 lá gọi là xới phá váng xới nhẹ trên mặt làm cỏ và bón phân đợt 1. - Làm cỏ lần 2: Khi cây có 7 - 9 lá, Tiến hành cuốc xới trên hàng, bón phân lần 2 rồi vun thấp. - Làm cỏ lần 3: Khi cây ngô có 13 - 14 lá, xới nhẹ, bón phân lần 3, rồi dùng cuốc vun cao. 39
  9. Tưới nước: Độ ẩm thích hợp cho ngô là 70 – 80% Khi đất khô không mưa cần tưới nước, tốt nhất tưới theo rãnh để qua đêm rồi rút cạn. Giai đoạn ngô cần nước là 3 – 4 lá; 6-9 lá và trước và sau trỗ 7 ngày. 2.5.2.6 Các loại sâu bệnh chính hại ngô chính và biện pháp phòng trừ: Sâu đục thân Sâu Xám Sâu cắn lá Ngô Thuốc trừ sâu ViBAM 5H 40
  10. Khô vằn lá ngô Đốm nâu lá ngô Thuốc Anvil Một số biện pháp phòng trừ: Phun thuốc hoá học Bắt sâu xám bằng tay 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2