Chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước
lượt xem 6
download
Chủ nghĩa Mác - Lênin là“hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C. Mác, Ph.Ănghen và sự phát triển của Lênin. Bài viết trình bày chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước
- Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỤ THỂ CỦA ĐẤT NƯỚC TS. Phan Thị Hồng Duyên* Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Chủ nghĩa Mác - Lênin là“hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C. Mác, Ph.Ănghen và sự phát triển của Lênin; được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn của thời đại; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột tiến tới giải phóng con người. Bài viết trình bày chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng, phát triển sáng tạo, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. I. MỞ ĐẦU Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng hoàn chỉnh, là vũ khí tƣ tƣởng của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để nhận thức và cải tạo thế giới. Hiện nay, cuộc đấu tranh tƣ tƣởng và thực tiễn mới xây dựng đất nƣớc đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn những giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lênin để kế thừa, phát triển và vận dụng học thuyết cách mạng và khoa học đó một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc là vấn đề quan trọng. II. NỘI DUNG 2.1. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ và trở thành lực lƣợng kinh tế * Phó trƣởng Phòng Đào tạo và Quản lý nghiên cứu khoa học |40
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) thống trị ở các nƣớc Tây Âu (nhƣ Anh, Pháp...). Điều đó một mặt, đánh dấu bƣớc chuyển hóa từ nền sản xuất thủ công tƣ bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tƣ bản chủ nghĩa; mặt khác, làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trƣớc hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. Thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản ở các nƣớc Tây Âu đòi hỏi phải có lý luận khoa học dẫn đƣờng, trong điều kiện đó chủ nghĩa Mác đã ra đời; đồng thời, chính thực tiễn cách mạng đó cũng trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và phát triển không ngừng lý luận của chủ nghĩa Mác. Ngoài ra, sự ra đời của chủ nghĩa Mác còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức; kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tƣởng Pháp và Anh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là những thành tựu của khoa học tự nhiên với ba phát minh vĩ đại là: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lƣợng; học thuyết tế bào; học thuyết tiến hóa của Đác-uyn. Có thể nói, sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung và và triết học Mác nói riêng không phải là ngẫu nhiên, mà là một hiện tƣợng hợp quy luật; nó vừa là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đƣơng thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tƣ duy và tinh thần nhân văn của những nhà khoa học sáng lập nên nó. Khái quát những kinh nghiệm của phong trào công nhân và những thành tựu của khoa học tự nhiên, có nghiên cứu phê phán những tƣ tƣởng triết học trƣớc đó, C. Mác và Ph. Ăngghen đã thực hiện bƣớc ngoặt cách mạng vĩ đại trong triết học, đúng nhƣ V.I. Lênin đã viết: “Chủ nghĩa Mác là hệ thống các quan điểm và học thuyết của Mác. Mác đã kế thừa và hoàn chỉnh một cách thiên tài ba trào lƣu tƣ tƣởng chủ yếu của thế kỷ XIX, thuộc ba nƣớc tiên tiến nhất của loài ngƣời: triết học cổ điển Đức, môn kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp gắn liền với các học thuyết cách mạng nói chung. Tính triệt để và tính hoàn chỉnh tuyệt vời (mà ngay cả kẻ thù của Mác cũng phải thừa nhận) của những quan điểm của ông (mà toàn bộ hợp thành chủ nghĩa duy vật hiện đại và chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại, tức là lý luận và cƣơng lĩnh của phong trào công nhân ở tất cả các nƣớc văn minh trên thế giới”1. 2.2. V.I. Lênin bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tƣ bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Bản chất bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tƣ bản ngày 1 V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.59-60. 41 |
- Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại càng bộc lộ rõ nét; mâu thuẫn trong lòng xã hội tƣ bản ngày càng sâu sắc, nhất là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tƣ sản và vô sản. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc tại các nƣớc thuộc địa phát triển đã tạo nên sự thống nhất với phong trào vô sản. Các phong trào của nông dân chống địa chủ phong kiến và phong trào giải phóng dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản. Để làm suy yếu phong trào cách mạng và chống lại giai cấp vô sản, giai cấp tƣ sản đế quốc đã sử dụng một cách triệt để bọn cơ hội trong phong trào công nhân và chủ nghĩa xét lại. Giai cấp vô sản Nga dƣới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích đã trở thành ngọn cờ đầu của cách mạng thế giới. Giai cấp công nhân cùng với nông dân đã làm cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản 1905 - 1907; cuộc cách mạng tháng Hai 1917, phát triển thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mƣời 1917 vĩ đại đã mở đầu thời đại mới trong lịch sử thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, nhất là trong lĩnh vực vật lý học đã đặt ra cho triết học những yêu cầu phát triển mới về thế giới quan, phƣơng pháp luận và phải trả lời những vấn đề mà khoa học đặt ra. Cũng trong thời kỳ này chủ nghĩa Mác đang đƣợc truyền bá rộng rãi vào nƣớc Nga. Song, để bảo vệ lợi ích của giai cấp tƣ sản, những trào lƣu tƣ tƣởng trên thế giới nhƣ chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (Makhơ), chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa thực dụng,… mƣợn cớ đổi mới chủ nghĩa Mác nhằm mục đích xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác; thay đổi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bằng các biến dạng của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Bọn xét lại trong Quốc tế II, bọn Mensêvích, những ngƣời Nga theo chủ nghĩa Makhơ, thì cố gắng chứng minh rằng, chủ nghĩa Mác không có cơ sở triết học nên không phải là một học thuyết. Vì vậy, chúng định hợp nhất chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Cantơ mới. Trong bối cảnh đó, thực tiễn đặt ra nhu cầu là phải khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên để tiếp tục bảo vệ và phát triển thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác, nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng trong vật lý học; thực hiện cuộc đấu tranh lý luận để chống sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác, qua đó bảo vệ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác; vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra từ thực tiễn. Để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới, V.I. Lênin đã kịch liệt phê phán và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm cơ hội, xét lại của các nhà lãnh đạo Quốc tế II nhƣ Cauxki, Becxtanh, Plêkhanốp, Bukkharin, Tơrốtxki; phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm của E.Makhơ, Avênariut… Đồng thời, vận dụng chủ |42
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) nghĩa Mác một cách sáng tạo vào thực tiễn nƣớc Nga, V.I. Lênin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo giai cấp công nhân và Nhân dân Nga tiến hành cuộc cách mạng tháng Mƣời vĩ đại, mở đầu cho một thời kỳ lịch sử mới của sự quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, kết quả lịch sử đó đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của giai cấp vô sản và cá dân tộc bị áp bức vì độc lập, tự do. Vận dụng phép biện chứng mácxít vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc Nga, V.I. Lênin đã đề ra Chính sách kinh tế mới, với chủ trƣơng phát triển kinh tế nhiều thành phần, áp dụng chính sách thuế lƣơng thực thay cho chính sách cộng sản thời chiến, áp dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, phát triển thƣơng mại, sử dụng chuyên gia tƣ sản, áp dụng chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc, học tập kinh nghiệm của chủ nghĩa tƣ bản, thực hiện luân chuyển cán bộ từ trung ƣơng về địa phƣơng và thực hiện các hình thức của chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc (tô nhƣợng và hợp tác xã); coi trọng ngƣời nông dân và phát triển kinh tế nông thôn. Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin đã đƣa nƣớc Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội năm 1921, bƣớc sang một giai đoạn phát triển mới. 2.3. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể đất nước Trên hành trình vạn dặm đi tìm đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đƣờng cách mạng chân chính, con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn. Ngƣời đã nhận thức rằng, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là "chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất"2, từ đó Ngƣời khẳng định: "Từng bƣớc một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi mới hiểu đƣợc rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đƣợc các dân tộc bị áp bức và những ngƣời lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"3 và đặt trọn niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy lý luận đó làm ngọn đèn soi đƣờng, làm kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Vì vậy, đã tiếp thu lý luận Mác - Lênin và ra sức truyền bá lý luận đó thông qua những luận đề tƣ tƣởng của mình vào phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc Việt Nam, giác ngộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam đấu tranh để giành độc lập, giải phóng dân tộc, giải phóng những ngƣời lao động cùng khổ, xây dựng xã hội mới vì Nhân dân, vì con ngƣời. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.563. 43 |
- Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại Theo Nguyễn Ái Quốc, muốn đƣa sự nghiệp giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, cần phải nắm vững mục tiêu, bản chất và phƣơng thức tiến hành cuộc cách mạng đó, đặc biệt ở một nƣớc thuộc địa, phong kiến nhƣ ở Việt Nam, các nƣớc Đông Dƣơng và cả châu Á nói chung “Chế độ cộng sản có áp dụng đƣợc ở châu Á nói chung và ở Đông Dƣơng nói riêng không? Đấy là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay”4. Ngƣời cho rằng: “Xét những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu”5. Đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết phải quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa cộng sản, tức chủ nghĩa Bônsêvích có nghĩa là hoặc sự phá hoại tất cả, hoặc sự giải phóng khỏi ách nƣớc ngoài. “Nghĩa thứ nhất gán cho danh từ ấy làm cho quần chúng vô học và nhút nhát xa lánh chúng ta; nghĩa thứ hai thì dẫn họ đến chủ nghĩa quốc gia. Cả hai điều đó đều nguy hiểm cả. Chỉ có một số ngƣời trong nhân dân hiểu đƣợc thế nào là chủ nghĩa cộng sản”6. Điều đó cho thấy, việc truyền bá, giáo dục về chủ nghĩa cộng sản trong công nhân và Nhân dân có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam. Trăn trở của Ngƣời “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhƣng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chƣa phải là toàn thể nhân loại”7. Vì vậy, Ngƣời đặt vấn là cần phải “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc theo phƣơng Đông”8. Đồng thời, từ thực tiễn Việt Nam, Ngƣời đã thấy rằng “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống nhƣ ở phƣơng Tây,… nếu nông dân gần nhƣ chẳng có gì thì địa chủ cũng không có tài sản gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; ngƣời thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tơrớt. Ngƣời thì cam chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình. Sự xung đột về quyền lợi của họ đƣợc giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi đƣợc”9. Khác với C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ bản, V.I. Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Nguyễn Ái Quốc dành sự 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.45. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.47. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.80-81. 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.509-510. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.510. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.508-509. |44
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) quan tâm đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Nếu nhƣ các nhà sáng lập học thuyết mácxít nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp ở các nƣớc tƣ bản, thì Nguyễn Ái Quốc lại tập trung vào cuộc đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. Theo Ngƣời, độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng. Mục tiêu cao nhất của mọi cuộc đấu tranh là nhằm thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do, hòa bình để xây dựng đất nƣớc, đảm bảo cho Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đó cũng là mục tiêu cao cả của Ngƣời “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”10. Nói về chiến lƣợc cách mạng ở các nƣớc thuộc địa, Ngƣời khẳng định chƣa phải là đấu tranh giai cấp, mà là đấu tranh dân tộc. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Ngƣời phân biệt ba loại cách mạng: Cách mạng tƣ sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. Điều nổi bật trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con đƣờng cách mạng Việt Nam là sự kết hợp biện chứng tƣ tƣởng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời của chủ nghĩa Mác - Lênin với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nƣớc. Cuộc cách mạng duy nhất giải phóng triệt để và vĩnh viễn ngƣời lao động là cuộc cách mạng vô sản, song nó đƣợc tiến hành và có đặc điểm riêng nhƣ thế nào lại phụ thuộc vào hoàn cảnh thời đại, của riêng mỗi nƣớc, đồng thời Ngƣời xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc. Lực lƣợng của cuộc cách mạng đó là toàn dân tộc, trong đó công nhân và nông dân là “chủ cách mệnh”, “gốc cách mệnh”, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là “bầu bạn cách mệnh của công nông”... Đầu năm 1930, khi soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã hoạch định con đƣờng phát triển của dân tộc từ một nƣớc thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lƣợc cách mạng khác nhau: “Làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”11. “Tƣ sản dân quyền cách mạng” là nhằm giải phóng dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc (không bao gồm nhiệm vụ ruộng đất). “Thổ địa cách mạng” với nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất. “Đi tới xã hội cộng sản” lại là giai đoạn phát triển kế tiếp để từng bƣớc đạt mục tiêu chủ nghĩa xã hội, đó là hƣớng phát triển lâu dài. Cƣơng lĩnh chủ trƣơng tập hợp lực lƣợng rộng rãi, bao gồm toàn dân tộc để tiến hành các cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến triệt để. 10 Trần Dân Tiên (2005), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.52. 11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.1. 45 |
- Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại Trên cơ sở những điều kiện lịch sử xã hội của châu Âu, khi ở đó những nƣớc công nghiệp và chủ nghĩa tƣ bản cũng đã phát triển, C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đã vạch ra con đƣờng cách mạng vô sản giải phóng giai cấp công nhân và Nhân dân lao động. Các ông đều lấy việc giải phóng giai cấp vô sản ở các nƣớc tƣ bản làm nhiệm vụ trọng tâm và là điều kiện cho giải phóng dân tộc, giải phóng ngƣời lao động ở thuộc địa, thì Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận giải phóng con ngƣời của chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp, vạch ra nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, đề ra con đƣờng giải phóng ngƣời lao động ở thuộc địa, phù hợp với điều kiện xã hội, với nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân lao động: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời. Ngƣời đã nhận thức muốn giải phóng xã hội, giải phóng ngƣời lao động nhất thiết phải có đấu tranh giai cấp. Song, ở Việt Nam “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống nhƣ ở phƣơng Tây”12, bởi vì điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam khác với châu Âu; văn hóa phƣơng Đông khác với văn hóa phƣơng Tây. Đồng thời, nhận rõ đấu tranh giai cấp ở cả ở Đông Dƣơng, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Á và phƣơng Đông, Ngƣời đã cho rằng: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nƣớc. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những ngƣời culi biết phản đối, nó làm cho những ngƣời “nhà quê” phản đối ngầm trƣớc thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với ngƣời Pháp và ngƣời Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản, làm vua Duy Tân mƣu tính khởi nghĩa năm 1917”13. “Giờ đây, ngƣời ta sẽ không thể làm gì đƣợc cho ngƣời An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”14. Đặt lên hàng đầu mục tiêu, nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là điều mà C. Mác và Ph. Ăngghen đã kêu gọi trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “giai cấp vô sản mỗi nƣớc trƣớc hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vƣơn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”15. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân lao động đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc, ở đầu bằng Cách mạng tháng Tám năm 1945. 12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.508. 13 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.551. 14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.513. 15 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.623-624. |46
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam đã bắt đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951) xác định rõ con đƣờng hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1954, miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng và bƣớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong khi miền Nam vẫn phải tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong điều kiện miền Bắc vừa mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, nền kinh tế hết sức lạc hậu và đất nƣớc đang bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Trong những điều kiện nhƣ thế, chúng ta phải dùng những phƣơng pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội?... Chúng ta phải nâng cao sự tu dƣỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trƣờng, quan điểm, phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiêm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nƣớc ta. Có nhƣ thế, chúng ta mới cố thể dần dần hiểu đƣợc quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đƣợc những đƣờng lối, phƣơng châm, bƣớc đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nƣớc ta”16. Quán triệt những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta từ khi ra đời cho tới nay luôn giƣơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn kết chặt chẽ, hài hòa các mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời và đã giành đƣợc những thắng lợi to lớn trong cả ba cuộc giải phóng đó. Đại hội lần thứ III (9/1960) và Đại hội IV (12/1976) của Đảng đã đề ra đƣờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cả nƣớc. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, đồng thời cũng bộc lộ những khuyết tật, yếu kém. Điều đó đã đặt ra yêu cầu là phải tiến hành đổi mới đất nƣớc, mà bắt đầu từ đổi mới tƣ duy lý luận, nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và những quy luật khách quan của thời kỳ quá độ. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) với quan điểm nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật đã đánh dấu bƣớc ngoặt của quá trình đổi mới, nhất là đổi mới tƣ duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với sự đổi mới cơ chế quản lý chuyển dần sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách vững chắc, từng bƣớc thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng từ cuối những năm 70 và suốt những năm 80 của thế kỷ XX. 16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.92. 47 |
- Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại Đại hội VII của Đảng (6/1991) đã đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, nêu rõ về mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng gồm 6 đặc trƣng. Đầu những năm 90, với chính sách kinh tế đúng đắn, với đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ phù hợp, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã vƣợt qua những thách thức hiểm nghèo do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam phát triển theo đƣờng lối đổi mới của Đảng chính là sự phát triển sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chứng minh giá trị khoa học, tính cách mạng của lý luận, tƣ tƣởng đó. Trải qua hơn 20 năm đổi mới trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, với sự sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, Việt Nam đã tiến những bƣớc dài có những biến đổi sâu sắc và đạt đƣợc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Cùng với những thành tựu về tăng trƣởng, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, thực hiện chính sách xã hội, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và tăng cƣờng sức mạnh quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, Việt Nam còn đạt đƣợc thành tựu quan trọng về lý luận, “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”17, trƣớc hết là về mục tiêu và mô hình của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đại hội XI của Đảng (01/2011) đã thông qua Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), tiếp tục làm rõ và khẳng định những quan điểm và phƣơng hƣớng cơ bản con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội đã đề ra Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020) với những mục tiêu dựa trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trƣởng, tái cấu trúc nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lƣợc: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa; đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Trải qua 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng đã khẳng định những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nƣớc ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1996), vƣợt qua 17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.68. |48
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) tình trạng một nƣớc nghèo kém phát triển (2008); đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trƣởng kinh tế khá; phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với những nhận thức rõ và đầy đủ hơn vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị. Giữa thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen đã dự báo sự phát triển mạnh mẽ của đại công nghiệp, của khoa học công nghệ dƣới chủ nghĩa tƣ bản, sự phát triển của thị trƣờng thế giới. “Tự do buôn bán, thị trƣờng thế giới, sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nƣớc cũng ngày càng mất đi”, “sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập ấy sẽ mãi đi nhanh hơn”18. Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã chủ trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhằm sử dụng kinh tế thị trƣờng nhƣ là công cụ, phƣơng tiện để thực hiện mục tiêu từng bƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lựa chọn mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa thể hiện sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trƣờng trong thời đại ngày nay. Đó là một sự sáng tạo hết sức quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhƣ vậy, trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về nhiều vấn đề, trong đó cơ bản là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa... Không có sự vận dụng, phát triển sáng tạo đó thì không có những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Nhân dân Việt Nam đã đạt đƣợc 33 năm đổi mới đất nƣớc. III. KẾT LUẬN Chủ nghĩa Mác do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX và đã đƣợc V.I. Lênin phát triển vào đầu thế kỷ XX thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Trải qua quá trình đi tìm đƣờng cứu nƣớc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khi nhân loại đã bƣớc sang thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa, sự hội nhập khu vực, 18 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.620. 49 |
- Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại quốc tế, sự hợp tác và cạnh tranh vẫn sẽ nuôi dƣỡng ý thức độc lập dân tộc, tính tự giác trong giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời theo mục tiêu "Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". "Tƣ tƣởng của Mác đã làm nên lịch sử thế kỷ XX. Tƣ tƣởng của Mác vẫn là tƣ tƣởng của thế kỷ XXI. Nhân loại sẽ không có tƣơng lai nếu không có tƣ tƣởng của Mác"19. Vì vậy, việc tìm hiểu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong xây dựng, phát triển đất nƣớc ở Việt Nam hiện nay là việc làm quan trọng và cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 3. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Học viện Chính trị quân sự (2008), Học thuyết Mác và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.85. 6. Trần Dân Tiên (2005), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19 Học viện Chính trị quân sự (2008), Học thuyết Mác và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.85. |50
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương chi tiết môn những nguyên lý cơ bản Chủ nghĩa Mác Lê - Nin II
50 p | 239 | 17
-
Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
10 p | 29 | 17
-
Học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác
13 p | 92 | 9
-
Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam
11 p | 65 | 7
-
Cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác về văn hoá và đời sống văn hoá của giai cấp công nhân
5 p | 86 | 5
-
Trần Đức Thảo và Karl Popper: Những khác biệt trong cách tiếp cận chủ nghĩa Mác
11 p | 40 | 4
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2016-2017 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2) - ĐH Ngoại ngữ
1 p | 43 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2015-2016 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2) - ĐH Khoa học Tự nhiên
1 p | 43 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2018-2019 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2 - Khoa Quốc tế) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 58 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2018-2019 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin - ĐH Ngoại ngữ
1 p | 51 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2019-2020 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2 - Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 50 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2018-2019 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2 - Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 71 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2015-2016 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lên nin (Phần 2) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 37 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2018-2019 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2) - ĐH Ngoại ngữ
1 p | 64 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2019-2020 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2) - ĐH Ngoại ngữ
1 p | 44 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2015-2016 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lên nin - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 39 | 2
-
Quá trình hình thành và bản chất của “Chủ nghĩa Mác văn hóa”
8 p | 2 | 1
-
Chủ nghĩa mác với chủ nghĩa tự do mới về kinh tế
7 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn