YOMEDIA
ADSENSE
Chủ nghĩa xã hội học hện đại
353
lượt xem 108
download
lượt xem 108
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học như A.Comte, H.Spencer, E.Durkheim, V.Patero, A.Radcliffe-Brown, B.Malinowski, T.Parson, R.Merton, Peter Blau...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ nghĩa xã hội học hện đại
- PHẦN II: MỘT SỐ CHỦ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI 1.Một số luận điểm gốc: Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã h ội h ọc như A.Comte, H.Spencer, E.Durkheim, V.Patero, A.Radcliffe-Brown, B.Malinowski, T.Parson, R.Merton, Peter Blau... Về mặt thuật ngữ, chủ thuyết chức năng còn được gọi là thuy ết chức năng-cấu trúc hay cấu trúc-chức năng.Chủ thuyết chức năng nh ấn mạnh đến tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định nhằm đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối bền vững và ổn định. Parson và Merton được coi là tác giả của thuyết chức năng-cấu trúc.Song, về sau, chính Parton đã thay vào đó là thuật ngữ thuy ết h ệ thống. Chủ thuyết chức năng để chỉ một tập hợp gồm các lý thuy ết cấu trúc, các lý thuyết chức năng và các lý thuy ết kết h ợp ch ức năng-c ấu trúc. Các lý thuyết này tuy khác nhau về nhiều điểm nhưng đều thống nhất ở những luận điểm gốc những phạm trù, khái niệm cơ bản và phương pháp luận nghiên cứu. Nguồn gốc lý luận: Thứ nhất, truyền thống khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng hữu cơ với chỉnh thể hệ thống . Thứ hai, truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hoá, thuy ết kinh té, thuyết vị lợi, thuyết hữu cơ phát triển mạnh. Từ đó, nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hội như một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành ph ần có nh ững ch ức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. Comte là người đầu tiên đề ra hướng nghiên cứu tĩnh h ọc xã h ội đ ể tìm hiểu các quy luật duy trì sự ổn định, trật tự của cấu trúc xã h ội. ông cho rằng do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận mà cấu trúc xã hội bị rối loạn gây ra sự bất thường xã hội. Nhưng ông ch ưa s ử d ụng khái niệm chức năng với tư cách là phạm trù xã hội học. Spencer là người vận dụng hàng loạt các khái niệm sinh vật h ọc như sự tiến hoá, sự phân hoá chức năng và đặc biệt là khái ni ệm c ấu trúc và khái niệm chức năng để giải thích các hiện tượng của sinh thể/c ơ th ể xã hội.Xã hội loài người qua quá trình phân hoá, chuyên môn hoá mà ti ến
- hoá từ hình thức đơn giản đến phức tạp, và sự biến đổi ch ức năng của các bộ phận kéo theo sự biến đổi cấu trúc của cả chỉnh thể xã hội. Durkheim đã đưa ra các quy tắc sử dụng khái niệm này để làm công cụ phân tích xã hội học. Ông đề cao phải phân biệt rõ nguyên nhân và chức năng của sự kiện xã hội thông qua việc vạch ra các tác nhân gây ra sự kiện xã hội. V.Patero nhấn mạnh vai trò của trạng thái cân bằng động trong sự biến đổi cấu trúc xã hội. B.Malinowski là người đầu tiên vận dụng khái niệm ch ức năng vào nghiên cứu các nhu cầu và chức năng tâm lí của cá nhân. R.Brown chủ trương nghiên cứu các chức năng của các thi ết ch ế trong hệ thống xã hội.Xã hội học phải là khoa học tự nhiên v ề xã h ội v ới nhiệm vụ là phát hiện ra các quy luật mối quan hệ xã h ội giữa các cá nhân. Tuy những đóng góp trong lý luận xã hội học của nhiều tác giả là khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ cho rằng để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phân tích cấu trúc-ch ức năng, t ức là ch ỉ ra các thành phần cấu thành và các cơ chế hoạt động của chúng. Các luận điểm gốc của thuyết này nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Phương pháp luận: Thuyết chức năng hướng vào giải quyết những vấn đề cơ bản về bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội. Chủ thuyết này đòi hỏi phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội. 2.Một số khái niệm cơ bản: Cấu trúc và hệ thống: Một cách khái quát: cấu trúc là kiểu quan hệ giữa con người và xã hội được định hình một cách ổn định, bền vững. Khái niệm hệ thống nhấn mạnh tính chỉnh thể, tính toàn vẹn, tính thống nhất của các thành tố.Gordon Marshal định nghĩa:”Hệ thống là bất kì mối liên hệ có cấu trúc hay được hình thành của b ất kì m ột s ố các y ếu tố nào mà hệ thống đó tạo thành một chỉnh thể hay một thể thống nhất”. Cả hai khái niệm này đều nói tới một tạp hợp các thành ph ần, bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ tạo thành một chính th ể t ồn t ại trong mối quan hệ tương tác, trao đổi với môi trường xung quanh.Và bất kì sự thay đổi ở bộ phận nào cũng gây ra thay đổi đến bộ phận khác và toàn bộ các bộ phận khác.Cả hai khái niệm này đều được triển khai trên các cấp độ khác nhau từ vĩ mô đến vi mô.
- Chức năng: Chức năng là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vân động của cả hệ thống. Durkheim coi chức năng là các nhu cầu chung của cơ thể xã h ội và bất kì một sự kiện xã hội nào cũng có chức năng nhất định. R.Brown chỉ ra rằng chức năng liên quan tới hiện tượng tâm lý và hành vi cá nhân trong cộng đồng. Parson dựa vào bảng phân loại các chức năng tức là các nhu c ầu đã chỉ ra thành phần cấu trúc của hệ thống xã h ội.Chức năng còn đ ược hi ểu là quá trình hoạt động đáp ứng nhu cầu, tạo ra lợi ích, thoả mãn nhu cầu của chỉnh thể xã hội. Có thể hình dung một chuỗi các sự kiện của chức năng như sau: hệ thống>>nhu cầu>>chức năng>>bộ phận>>cấu trúc>>hệ thống. Chức năng và loạn chức năng: Đây là sự phân biệt những hệ quả tích cực có lợi cho s ự trật tự, ổn định, cân bằng của hiện tượng đó với những hệ quả tiêu cực không có lợi.Merton gọi những hệ quả tích cực là chức năng (function) và hệ quả tiêu cực là loạn chức năng (dysfunction). Chức năng trội, chức năng ẩn và loạn chức năng: Merton đã phân biệt: một, loại hệ quả nổi trội được biểu hiện, được thừa nhân, được ý thức một cách có mục đích là chức năng trội (manifest function), hai, loại hệ quả tiềm ẩn biểu hiện ch ưa rõ ràng, ngấm ngầm, chưa được thừa nhận công khai là chức năng ẩn (latent function). Từ đó có 4 loại chức năng sau: -Chức năng tích cực nổi trội -Chức năng tích cực tiềm ẩn -Loạn chức năng hiện -Loạn chức năng ẩn. 3.Lý thuyết hệ thống xã hội của T.Parson Lược sử Talcott Parson(1902-1979) là nhà xã hội học người Mỹ, nổi ti ếng với lý thuyết hệ thống xã hội, lý thuyết hành động, có công l ớn trong vi ệc giới thiệu Weber với xã hội học Mỹ: ông đã dịch cuốn “Đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản” năm 1930.1931, ông đưa xã hội h ọc vào giảng dạy ở trường Havard.Và trở nên nổi tiếng từ khi xuất bản sách”Cấu trúc của hành động xã hội” năm 1937. Với tư cách là nhà khoa học tổ chức, sáng lập ra “Khoa các quan h ệ xã hội” ở trường đại học tổng hợp Havard năm 1946.Parson là tác gi ả của
- khoảng 270 ấn phẩm nghiên cứu trong đó có công trình xã hội học quan trọng như “Hệ thống xã hội”(1951), “Tiến tới một lý thuyết tổng quát v ề hành động” (1951). Lý thuyết hệ thống-hành động: Parson sử dụng khái niệm cấu trúc và hệ thống gần như tương đương nhau.Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khuôn mẫu, định hình hệ thống một cách tương đối ổn định.Khái niệm hệ th ống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp theo trật t ự nh ất định, được hình thành vừa độc lập vừa liên tục trao đổi qua lại với hệ th ống môi trường xung quanh. Về mặt lý thuyết, Parson xem xét hệ thống trong một trục toạ đ ộ ba chiều : chiều cấu trúc, chiều chức năng, chiều kiểm soát. Parson phân biệt ít nhất 4 cấp độ và thông qua quá trình xã h ội hoá, hành động của con người hình thành và biểu hiện trên các cấp độ hệ thống từ cấp hành vi của cơ thể lên cấp nhân cách, cấp xã h ội và c ấp văn hoá. Đặc điểm của từng cấp độ hệ thống: - Cấp hệ thống văn hoá tương ứng với hệ thống biểu trưng.Biểu hiện cụ thể là niềm tin tôn giáo, hệ ngôn ngữ, hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội. - Cấp hệ thống xã hội bao gồm tập hợp các cá nhân tương tác với nhau trong các tình huống nhất định. - Cấp hệ thống nhân cách có đơn vị cấu thành cơ bản là cá nhân, chủ thể hành động. - Cấp hệ thống hành vi bao gồm các quá trình sinh lý, v ật ch ất h ữu cơ của đời sống con người mà quan trọng nhất là hoạt động th ần kinh và hệ thống vận động. Tất cả các hệ thống hành động đều phải đương đầu với những vấn đề chức năng, những nhu cầu của tổng thể, đó là s ự thích nghi, h ướng đích, thống nhất và duy trì khuôn mẫu. Sơ đồ lý thuyết AGIL Theo Parson, hệ thống xã hội được cấu thành từ 4 tiểu h ệ thống tương ứng với 4 loại nhu cầu, chức năng cơ bản: Một là, Thích ứng (Adaptation-A): Có chức năng cung cấp các phương tiện, nguồn lực, năng lượng để thực hiện các mục đích đã xác định. Đây chính là tiểu hệ thống kinh tế. Hai là, Hướng đích (Goal attainment -G): Đóng vai trò xác định các mục tiêu và định hướng cho toàn bộ hệ thống vào việc thực hiện mục tiêu đã định. Đây chính là hệ thống chính trị.
- Ba là, Liên kết (Intergration-I): thực hiện chức năng găn kết các cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội, đồng thời kiểm soát xã hội, đây chính là các cơ quan pháp luật. Bốn là, Duy trì khuôn mẫu lặn (Latent pattern maintenance):thực hiện chức năng kích thích, chức năng quản lý, bảo trì các khuôn m ẫu hành vi, ứng xử của các thành viên. Đây chính là hệ th ống gia đình, t ổ ch ức văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật... Các tiểu hệ thống: - gắn kết với nhau theo nguyên lý điều khiển học - có mối quan hệ với nhau theo nguyên lý chức năng để tạo thành một chính thể toàn vẹn - trao đổi với nhau thông qua một loạt các phương tiện và công cụ xã hội. Các chức năng và tiểu hệ thống có thể tương ứng đan xen, bù trừ với nhau rất phức tạp. 4. Thuyết cấu trúc-chức năng của Robert Merton: Lược sử: Robert K.Merton sinh năm 1910 trong một gia đình người Do Thái di cư sang Mỹ. Ông là người đứng đầu phái cấu trúc-chức năng trong xã h ội h ọc Mỹ. Công trình khoa học nổi tiếng là “Lý thuyết xã hội và cấu trúc xã hội” (1968). Quan niệm về lý thuyết trung bình Nhiệm vụ của xã hội học hiện đại là phát triển những lý thuy ết chuyên biệt áp dụng từng lĩnh vực nhất định như lý thuy ết về hành vi sai lệch, lý thuyết về chuyển giao quyền lực và những lý thuyết khác. Thuyết cấu trúc-chức năng là sự giải thích một hiện tượng xã hội bằng cách chỉ ra hệ quả của nó đối với những cấu trúc mà nó là một bộ phận cấu thành.Và hệ các giá trị xã hội là nh ững yếu tố cơ b ản đ ể lý gi ải cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động của các thiết chế xã hội. Quan niệm về chức năng: Khái niệm loạn chức năng: Merton đã chỉ ra những phản chức năng của thiết ch ế xã hội..Và những hệ quả đó làm cản trở, gây rối loạn, giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc. Để nhận diện sự rối loạn chức năng cần trả lời câu hỏi:”h ệ quả của một hiện tượng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn h ại tới l ợi ích c ủa ai?” Phân loại chức năng trội và chức năng lặn:
- Merton chỉ ra cách phân tích chức năng là phải vượt qua quan niệm thông thường về mục đích, ý nghĩa để xác định chính xác, khách quan tác dụng của chúng.Khi tìm hiểu thiết chế và tổ chức xã hội cần chỉ ra h ệ quả chủ định, không chủ định.Trên thực tế, phải phân tích những tác động nhiều chiều của nó đối với cấu trúc xã hội có liên quan. Các cấu trúc chức năng thay thế: Merton gọi những nhu cầu chức năng cần phải đáp ứng để xã hội vận hành một cách bình thường là “những điều kiện tiên quy ết về mặt chức năng đối với xã hội”.Trên thực tế trong xã hội luôn có “các c ấu trúc chức năng thay thế nhau” trong việc đáp ứng những nhu cầu cần thi ết cho sự vận hành và hoạt động xã hội. Lý thuyết chức năng về sự sai lệch xã hội: Theo Merton :Sự lệch chuẩn(anomie) là sự không phù hợp, sự lệch pha giữa mục tiêu văn hoá và phương tiện được thiết ch ế hoá.Từ đó phân biệt 5 kiểu hành động thích nghi với xã hội: - Kiểu thoả hiệp: (++)Khi cả mục tiêu văn hoá và phương tiện được chủ thể lựa chọn đều phù hợp với hệ giá trị chuẩn m ực của xã h ội, được xã hội hoàn toàn chấp nhận. - Kiểu đổi mới (+-) kiểu hành động nhằm mục tiêu được chấp nhận nhưng bằng những phương tiện mà xã hội chưa hay không chấp nhận. - Kiểu thích nghi (-+) Kiểu hành động tuận theo các phương tiện được thừa nhận nhưng lại không nhằm vào mục tiêu văn hoá được xã h ội chấp nhận, - Kiểu thoái lui (- -) Kiểu hành động mà cả mục tiêu và phương tiện đều không được chấp nhận. - Kiểu nổi loạn (+ - + -)Kiểu hành động hướng tới mục tiêu mới được đặt ra để thay thế cho những mục tiêu cũ và sử dụng phương tiện mới thay thế cho phương tiện cũ. Sự khác biệt giữa các kiểu ứng xử xã hội chủ yếu là ở sự nhận thức và thái độ đánh giá của xã hội đối với từng biểu hiện và mục tiêu văn hoá và phương tiện được lựa chọn để thực hiện.Tiêu chuẩn để xác định mức độ đúng mực hay sai lệch của hành động ph ụ thuộc vào h ệ qu ả của nó đối với xã hội. Hạn chế của Merton là chưa giải thích được đầy đủ và chi tiết tại sao và khi nào xuất hiện từng loại hành vi sai lệch. Quan niệm về hệ vai trò “Hệ vai trò” để chỉ một cấu trúc gồm các vai trò và các quan h ệ của chúng mà cá nhân thực hiện khi nắm giữa một vị thế xã hội nhất định.
- Quan niệm này đã đặt ra vấn đề về sự tìm hiểu sự tác động của cấu trúc xã hội đối với việc hình thành hệ vai trò, cách thực hiện vai trò để đảm bảo tính cân bằng của xã hội. 5.Hướng nghiên cứu cấu trúc xã hội vĩ mô của Peter Blau: Lược sử Peter Blau (1918-2002) là người Mỹ gốc Áo, là ch ủ tích H ội xã h ội học Mỹ năm 1973-1974.Từng giảng dạy ở các trường: Đại học Tổng hợp Cornel, Đại học tổng hợp Chicago, Đại học Tổng hợp Columbia, Đại h ọc Tổng hợp North Carolina, Chapel Hill. Các công trình nghiên cứu quan trọng: Động thái bộ máy nhiệm sở,Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các cá nhân của hai cơ quan chính phủ(1955), Trao đổi quyền lực trong đời sống xã hội (1964), Cấu trúc nghề nghiệp của Mỹ (1968). Những đóng góp này thẻ hiện sự tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc khoa học thực chứng trong việc xây dựng những định lý có thể kiểm chứng. Theo ông, nhiệm vụ của xã hội học là phải chỉ ra được các tác nhân cấu trúc của mối tương tác đó để hiểu sự thống nhất xã hội. Hai kiểu cấu trúc xã hội: Blau phân biệt 2 loại đặc điểm cơ bản của cấu trúc xã hội: Đặc điểm thứ nhất là đặc điểm danh nghĩa (định tính) cho bi ết ch ất của sự vật, hiện tượng xã hội.Từ đó, có kiểu cấu trúc xã h ội không đ ồng nhất. Đặc điểm thứ hai là đặc điểm mức độ (định lượng).Từ đó có kiểu cấu trúc xã hội bất bình đẳng. Một số định đề xã hội học: - Định đề tần suất tương tác tỷ lệ nghịch với quy mô nhóm: Blau đặc biệt chú ý tới các yếu tố cấu trúc và tính cơ động xã h ội tác động tới sự liên kết xã hội. - Định đề sự liên kết xã hội tỉ lệ thuận với sự không đồng nhất. Định lý của Blau: quy mô nhóm nhỏ và sự không đồng nhất của nhóm làm tăng mối liên hệ giữa các nhóm tức là làm tăng sự thống nhất xã hội. - Định đề tương tác xã hội làm tăng sự liên kết xã hội:Sự giao kết và tương tác hợp đồng góp phần củng cố mối liên h ệ gi ữa các nhóm, còn sự hợp nhất làm giảm mối liên hệ giữa các nhóm. 6.Hướng nghiên cứu cấu trúc hoá của Anthony Giddens: A.Giddens sinh 1938 ở Bắc Luân Đôn, giáo sư xã hội học của trường đại học ở Cambrigde và Đại học Tổng hợp California.Tác phầm : Chủ nghĩa tư bản và lý thuyết xã hội hiện đại (1971), C ấu trúc giai c ấp
- của các xã hội tiên tiến (1973), Các quy tắc mới của ph ương pháp luận xã hội học (1976), Các vấn đề trung tâm của lý thuy ết xã h ội h ọc (1979), Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại (1978)... Quy tắc mới của phương pháp xã hội học: Một là, những quy tắc về đối tượng của xã hội học. Hai là, những quy tắc về hành động và cấu trúc. Ba là, những quy tắc của phương pháp nghiên cứu. Bốn là, những quy tắc về xây dựng khái niệm. Giddens đã xây dựng lý thuyết về sự cấu trúc hoá nhằm vào đ ối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là “tính hai mặt của cấu trúc”, là quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Lý thuyết cấu trúc hoá: Con người với tư cách là những hành thể luôn tái tạo ra các cấu trúc xã hội đồng thời hành động của họ bị cấu trúc xã hội quy định. Theo Giddens, cấu trúc gồm các quy tắc và các nguồn lực được sử dụng trong quá tình tái tạo các hệ thống xã hội. Ông ch ỉ ra các y ếu t ố tác động tới sự tái tạo xã hội-sự cấu trúc hoá xã hội nh ư sự hiểu bi ết lẫn nhau, sự tự chủ, tin cậy, thói quen và những yếu tố khác thuộc về điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài. Lý thuyết cấu trúc hoá nhấn mạnh tính chất hai mặt của hành động và cấu trúc xã hội cũng như quá trình chuyển hoá và tái tạo lẫn nhau c ủa chúng. 7. Hướng nghiên cứu mạng lưới xã hội: G.Simmel tập trung và khắc hoạ hình thức mạng tương tác xã hội (Formal Sociology), E.Durkheim nhấn mạnh cấu hình xã hội (Social Morphology), Jacos Moreno phát triển kĩ thuật trắc nghiệm xã hội (Sociometry) để xây dựng các đồ thức xã hội (Sociogram), Bavelas và Harold Leavitt chỉ ra các kiểu mạng lưới giao tiếp trong nhóm.F.Heider, T.Newcomb và một số nhà khoa học khác tập trung vào nghiên cứu động thái và sự cân bằng động của cấu trúc mạng lưới xã hội. Các tác giả đặt ra nhiệm vu nghiên cứu cấu trúc bên trong của xã hội. Đó là cấu trúc của các mối liên hệ xã hội, tương tác xã h ội và quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Trên cấp độ vi mô, các nghiên cứu mạng lưới xã hội chủ y ếu thực hiện trong nhóm nhỏ bằng phương pháp trắc nghiệm tâm lý xã hội. Trên cấp đô vĩ mô, nghiên cứu của M.Granovetter về mật độ và cường độ của mạng lưới xã hội cho biết những đặc điểm của mạng lưới xã hội có tác dụng khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập xã hội. 8. Hướng nghiên cứu hậu chức năng và chủ nghĩa chức năng mới:
- Vài thập kỉ cuối thế kỉ XX trong xã hội học đã xuất hiện thuyết cấu trúc-chức năng mới, thuyết chức năng hậu-Parson hay tân-chức năng luận và chủ nghĩa chức năng mới. Đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa ch ức năng mới là J.C.Alexander trong xã hội học Mỹ và N.Ludmann trong xã h ội h ọc Đức. Lumann phân biệt 3 loại cấu trúc xã hội tương ứng với cấp độ vi mo, trung mô và vĩ mô như sau: -Cấu trúc tương tác xã hội giữa các cá nhân -Cấu trúc tổ chức xã hội -Cấu trúc hệ thống xã hội Ông cho rằng mỗi hệ thống xã hội đều có sự “tự chỉnh cấu trúc” cho phép nó có khả năng tự quản lý, tự điều khiển, tự kiểm soát, t ự ra quyết định và tương đối độc lập trong mối quan hệ với các hệ th ống khác và môi trường xung quanh. Chủ thuyết chức năng rất đa dạng phong phú về lý thuy ết nh ưng đều có xu hướng chung là: -Triển khai phân tích cấu trúc-chức năng trên nhiều cấp độ từ vi mô đến vĩ mô. -Tăng cường tính phê phán khi xem xét các ch ức năng của thi ết ch ế xã hội. -Bổ sung và làm rõ nhiều khái niệm quan trọng. -Coi trọng sự biến đổi, sự đa dạng và tính tích c ực, s ự cơ đ ộng, năng động xã hội. -Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu cấu trúc-chức năng về mặt thực nghiệm. Song, chủ thuyết chức năng trong xã hội học thường bị phê phán mạnh mẽ ở các điểm sau: -Quá đề cao tầm quan trọng của sự cân bằng, ổn định mà xem nhẹ vai trò của biến đổi xã hội. -Quá nhấn mạnh quy luật tiến hoá mà xem nhẹ quy luật đột biến. -Rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn lấy hệ quả làm nguyên nhân khi giải thích sự tồn tại và biến đổi xã hội. -Một số lý thuyết, chức năng nặng về mô tả hơn giải thích. CHƯƠNG X:THUYẾT MÂU THUẪN 1.Một số luận điểm gốc: Người đặt nền móng cho thuyết này là K.Marl và F. Engels.
- Xuất phát điểm là sự đấu tranh của các mặt đối lập trong lĩnh vực đời sống xã hội. Các tác giả nổi bật: G.Simmel, V.Patero, G.Mosca, R.Michels, R.Park, T.Velblen, J.Schumpeter, M.Horkheimer, E.Fromm, T.Adorno... Thuyết nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và biến đổi xã h ội.Và nguyên nhân làm cho quan hệ xã hội luôn nằm tỏng tình trạng mâu thuẫn là do sự khan hiếm của nguồn lực và sự bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực. Chính mâu thuẫn, sự đấu tranh giai cấp là nguồn lực và đ ộng l ực của sự biến đổi, phát triển lịch sử loài người. Các chuẩn mực, giá trị văn hoá được coi là vũ khí, ph ương ti ện đ ấu tranh vô cùng lợi hại. Phương pháp luận: Tập trung phân tích động cơ và đặc điểm xã hội của các bên tham gia mâu thuẫn và bản chất của mối quan hệ mâu thuẫn. 2.Thuyết tinh hoa và lý thuyết của Thorstein Veblen: Thuyết tinh hoa: Khái niệm “nhóm tinh hoa của xã hội” chỉ một nhóm ít người có khả năng nắm giữ vị thế và quyền lực lãnh đạo những người khác trong xã hội. Đặc trưng: các thành viên cùng chiếm giữ và cùng ra sức bảo vệ địa vị lãnh đạo, chia sẻ lợi ích, ưu thế gắn liền với vị trí của họ. Petero đặc biệt quan tâm tới nhóm tinh hoa cầm quyền trong xã h ội và mối quan hệ mâu thuẫn giữa hai nhóm người thống trị và bị trị. Mosca nhấn mạnh quan hệ mâu thuẫn giữa những người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Michel phát hiện ra “quy luật thép” của giới cầm quyền. Tóm lại, lý thuyết tinh hoa chủ yếu xem xét các đặc điểm của cơ chế vận hành và duy trì cấu trúc mâu thuẫn mà ít tập trung vào phân tích nền tảng kinh tế của cấu trúc đó. Lý thuyết của Thorstein Veblen: T.Veblen (1857-1929), nhà xã hội, kinh tê học người Mỹ. Tác phẩm: Lý thuyết về giai cấp nhàn rỗi(1899), Lý thuy ết v ề doanh nghiệp kinh doanh(1904). Veblen tập trung tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của quy ền lực và mâu thuẫn trong bối cảnh lịch sử rộng lớn và nhấn mạnh 3 giai cấp nổi trội nhất trong xã hội học hiện đại đó là : giai cấp công nghi ệp, giai c ấp tài chính, giai cấp nhàn rỗi.
- Theo ông, những nhân tố thúc đẩy hành vi cá nhân đó là đ ộng c ơ kinh tế, danh vọng và uy tín. 3.Trường phái Chicago và quan niệm của Robert Park: Trường phái này chuyên nghiên cứu văn hoá và đời sống xã h ội ở thành thị dưới sự lãnh đạo của giáo sư xã hội học người Mỹ Robert Park (1864-1944).Tác phẩm chính : Nhập môn khoa học xã hội h ọc (1921), Thành phố (1925). Park yêu cầu phải nắm bắt được động thái của cấu trúc xã h ội và đời sống xã hội thực như nó xảy ra. Những quan niệm của Park: Đặc trưng của các mối quan hệ xã hội là sự mẫu thuẫn và c ạnh tranh, chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực vị thế và quy ền l ực, tác đ ộng t ới m ọi khía cạnh của đời sống xã hội của con người. 4. Lý thuyết của Joseph Schumpeter: J.Schumpeter (1883-1950), nhà kinh tế học người Áo. Tác phẩm: Lý thuyết phát triển kinh tế (1912), Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và Dân chủ (1943). Quan niệm xã hội học kinh tế: Xã hội học kinh tế là một bộ phận chuyên ngành của kinh tế h ọc bao gồm: -Lý thuyết kinh tế -Lịch sử kinh tế -Xã hội học kinh tế -Thống kê học kinh tế Nhiệm vụ của xã hội học kinh tế: miêu tả và lí giải các thiết ch ế tương ứng với kinh tế bao gồm các thói quen và tất cả các hình th ức hành vi ứng xử nói chung (hành vi “duy lý”). Schumpeter đưa ra khái niệm “doanh nghiệp” và phân tích mối quan hệ của nó với kinh tế. Đặc điểm “nhà doanh nghiệp”: -Là thủ lĩnh kinh tế. -Là nhân tố của sự phát triển kinh tế và biến đổi xã hội. -Có một số phẩm chất và hành vi khác với “con người kinh tế” Việc phát triến kinh tế và giải quyết các mâu thuẫn xã hội phụ thuộc vào hai yếu tố: -Yếu tố duy lý thể hiện trong hành động kinh tế. -Yếu tố sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp biểu hiện trong hành vi của nhóm nhà doanh nghiệp. Quan niệm về giai cấp: + Đặc điểm:
- - Gắn với gia đình. - Sự phân chia giai cấp gắn với quá trình sản xu ất và ch ức năng lãnh đạo kinh tế. -Phát triển theo “cơ chế di truyền xã hội”. Schumpeter nhấn mạnh tầm quan trọng của vị thế quy ền lực; và cho rằng chỉ khi nào giai cấp thống trị không có khả năng cung cấp các dịch vụ cần thiết cho xã hội thì mới bị thay thế. Ông khẳng định, chủ nghĩa tư bản không thể sống sót được và s ớm muộn gì cũng sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội. 5.Trường phái Frankfurt và thuyết mâu thuẫn-phê phán: Tác giả: Max Horkheimer, Theodor Adorno, Erick Fromm, Herbert Marcuse, Juergen Habermas. Đặc trưng: -Tính “phê phán”. -Tính triết học. Luận điểm gốc: tri thức, ý tưởng của con người là sản ph ẩm của xã hội học đang sống, do vậy khó có thể vươn tới tri thức khách quan. Về mối quan hệ giữa con người và xã hội, thuyết này cho rằng sự tự do phát triển của cá nhân phụ thuộc vào sự kiến t ạo h ợp lý c ủa xã hội.Thuyết tập trung phân tích ảnh hưởng của xã hội đối với con người và phê phán tinh thàn chủ nghĩa tư bản. Về mối quan hệ giữa “cái kinh tế” và”cái xã hội”, thừa nhận quan niệm cảu Marx coi cấu trúc kinh tế là cơ sở của cấu trúc xã hội.Thuy ết tập trung nghiên cứu mối quan hệ mâu thuẫn giữa các tiểu cấu trúc kinh tế-xã hội với văn hoá, tri thức, nhân cách và phê phán h ệ th ống kinh t ế của xã hội đã làm thui chột sự phát triển nhân cách, kìm hãm nhu cầu cơ bản của con người, kiểm soát con người đến mức họ chỉ biết tuân thủ mà không nghĩ tới phê phán hay kháng cự. Từ đó, xuất hiện kiểu “con người một chiều” trong hành động, suy nghĩ, tình cảm. 6.Thuyết phê phán “con người một chiều’ của Herbert Marcuse. H.Marcuse (1898-1979), nhà triết học người Đức là đại diện tiêu biểu của trường phái Frankfurt. Tác phẩm chính “Con người một chiều” (1964). Nội dung chính: phê phán quá trình một chiều với tư duy một chiều- sự duy lý kỹ thuật-công nghệ dẫn đến hành động, tình cảm một chi ều thiếu tính sáng tạo. Marcuse phân tích cách tổ chức đời sống lao động trong xã h ội hi ện đại và đưa ra một số nhận xét có tính phê phán sau:
- -Trong các nước công nghiệp giai cấp công nhân không còn trải qua sự bóc lột nữa nhưng điều đó không có nghĩa là mọi cái đã trở nên t ốt lành. -Lao động thủ công ngày càng bị thu hẹp cùng với sự tăng lên của quá trình cơ khí hoá, tự động hoá. Những quan niệm của Marcuse về sự tiến bộ khoa học- kỹ thuật: -Tích cực: Tăng cường chức năng đoàn kết xã hội. -Tiêu cực: Che đậy sự bất bình đẳng, làm tha hoá, suy thoái lao động; sự phân hoá giàu nghèo mộ cách sâu sắc. “Con người một chiều” thực chất là sản phẩm của thời đại công nghiệp cơ khí khó có thể đương đầu với những mâu thuẫn n ảy sinh trong lòng xã hội đó. 7.Lý thuyết phê phán “kép” của Juergen Harbermas: J.Harbermas sinh năm 1929 ở Đức Nội dung chính của thuyết: Vạch trần các nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn xã hội, phê phán sự giàu có về cuộc sống kinh tế tiêu dùng và một bên là sự nghèo đói về đời sống tinh thần của con người. Nhiệm vụ phê phán kép: Lý thuyết khoa học xã hội có nhiệm vụ phê phán kép, một mặt nhằm vào hiện thực xã hội và mặt khác là nhằm vào các khoa h ọc đang phản ánh hiện thực xã hội đó. Nội dung: Chỉ ra những thiếu sót, nghịch lý, cái phiến diện trong cả hai mặt nghiên cứu đó. Habermas phân loại xã hội có giai cấp thành: -xã hội truyền thống -xã hội hiện đại Các cuộc cách mạng xã hội là sản phẩm của những cuộc kh ủng hoảng, mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống xã hội. Phê phán cái xã hội đang bị quan liêu hoá, con người phục tùng và tuân thủ các quy định và luật pháp theo kiểu thống trị duy lý. Đề cao vai trò của hệ tư tưởng, ý thức và hệ giá trị, chu ẩn mực trong việc duy trì sự ổn định xã hội. Phân loại hành động xã hội: Căn cứ vào nhu cầu xã hội, Habermas phân biệt ba loại hành động tương ứng với 3 loại tri thức là: - Lao động sản xuất và tái sản xuất xã hội ứng v ới loại tri th ức khoa học (dựa vào quan sát) - Hoạt động giao tiếp ứng với tri thức lịch sử (dựa vào sự cảm thụ)
- - Hoạt động chính trị ứng với loại tri thức phê phán (dựa vào sự đấu tranh). Theo thuyết duy lý, Habermas chia hành động của con người thành 2 loại: -Hành động lao động -Hành động giao tiếp Chủ nghĩa duy lý đối lập với tư duy, ch ỉ quan tâm đ ến l ựa ch ọn phương tiện, công cụ lao động để đạt được mục đích cục bộ, ch ứ không hướng đến xác định mục tiêu chung, lợi ích chung và vấn đề chung cần giải quyết. Cái nhìn phê phán sự phát triển xã hội: Habermas đã chỉ ra một số điểm sau: +Xu hướng phát triển của xã hội hiện đại: -Lĩnh vực công ngày một thu hẹp. -Sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ngày một tăng lên. -Vai trò ngày một tăng của khoa học tỏng kiểm soát xã hội. + Các loại khủng hoảng: - Khủng hoảng kinh tế. - Khủng hoảng tính duy lý. - Khủng hoảng nhu cầu động cơ. Theo Habermas, những mâu thuẫn xã hội chủ yếu nảy sinh trong lĩnh vực tái sản xuất xã hội, lĩnh vực văn hoá, tinh th ần c ủa xã h ội. Và do cấu trúc phân tầng xã hội đã thay đổi theo hướng khoảng cách giàu nghèo dãn ra nhưng số người thuộc tầng đáy xã hội giảm và số người trung lưu tăng hơn so với trước đây nên các mâu thuẫn mới trong xã h ội tư b ản ch ủ nghĩa đương đại được giải quyết theo cách mới gọi là kiểu “chính trị mới” với sự ủng hộ chủ yếu từ phía tầng lớp trung lưu trong xã hội. Các lý thuyết thuộc trường phái phê phán nhấn mạnh sự tồn tại những mâu thuẫn, những vấn đề cần có cái nhìn phê phán trong sự phát triển xã hội, và đáng chú ý nhất là: -Mâu thuẫn giữa sự duy lý công nghệ và duy lý văn hoá. -Mâu thuẫn nảy sinh từ ưu thế của sự duy lý lỹ thuật-công ngh ệ gắn với vị thế vượt trội và áp đảo cảu giai tầng trên so với các giai t ầng dưới trong cấu trúc phân tầng xã hội. -Mâu thuẫn nảy sinh từ thực tế là các thiết ch ế và các hình th ức t ổ chức lao động trở thành công cụ thể hiện tính duy lý kỹ thuật-công nghệ và bản thân sự duy lý này trở thành lệ thuộc vào các công cụ, ph ương ti ện đó. 8. Thuyết hiện đại và hậu hiện đại trong xã hội học:
- Một số nhà lý thuyết phê phán tập trung phân biệt hai thuy ết này trên các chủ đề chính sau: -Cấu trúc xã hội. -Văn hoá. -Lao động. -Kiểm soát xã hội. -Tổ chức và sự kiểm soát xã hội. -Chính trị. -Nhận thức. 9.Lý thuyết của Lewis Coster: L.Coster sinh năm 1913 trong một gia đình Do Thái ở Đức. Tác phẩm chính: Các chức năng của mâu thuẫn xã hội, Các bậc thầy tư tưởng xã hội học. Nội dung của lý thuyết: -Tìm nguồn gốc của mâu thuẫn trong các hiện tượng tâm lý. -Chỉ ra sự phụ thuộc của các hình thức và các mức độ bi ểu hiện khác nhau của mâu thuẫn, xung đột đối với các tình huống xã hội. Dựa vào tính mục đích của mâu thuẫn, ông phân bi ệt 2 lo ại mâu thuẫn: -Mâu thuẫn thực tế. -Mâu thuẫn phi thực tế. Dựa vào phạm vi mâu thuẫn, Coster phân biệt 2 loại mâu thuẫn: -Mâu thuẫn trong nhóm. -Mâu thuẫn bên ngoài nhóm. Hạn chế của thuyết: chưa tính đến tầm quan trọng của luật pháp và những hệ giá trị, chuẩn mực chung trong việc điều tiết và giải quy ết mâu thuẫn. 10. Sự hình dung xã hội học và lý thuyết nhóm tinh hoa-quyền lực của Wright Mills. Mills (1916-1962) là nhà hội học người Mỹ. Tác phẩm: Sự hình dung xã hội học(1959), Cổ trắng (1951), Nhóm tinh hoa quyền lực (1956). Sự hình dung xã hội học: -xem xét một cách tổng hợp các khía cạnh văn hoá, xã hội, lịch sử, nhân cách của đời sống con người. -đặt cách tiếp cận xã hội học khoa học đối lập với cách làm xã h ội học nặng về điều tra xã hội và chủ nghĩa chức năng h ệ th ống ki ểu Parsons. -Công cụ cơ bản của sự hình dung xã hội học đó là phân biệt những mối quan tâm, lo lắng cá nhân với những vấn đề xã hội.
- Nhóm tinh hoa quyền lực: + Phân biệt 3 hình thái của quyền lực: -Quyền lực cưỡng chế (Coercion) -Quyền lực thống trị (Authority) -Quyền lực thao túng (Manipulation) + Mills cho rằng cấu trúc quyền lực đã biến xã hội thành một cấu trúc gồm hai nhóm: -Nhóm người có quyền lực. -Nhóm người không có quyền lực. + Khái niệm”tinh hoa quyền lực” là sự hợp thành của 3 yếu tố: -Thiết chế chính trị -Quân sự -Kinh tế + Cơ sở của sự thống nhất của giới tinh hoa quyền lực: -Sự giống nhau về mặt tâm lý -Sự giống nhau về mặt xã hội -Sự phối hợp chặt chẽ của nhóm chóp bu đại diện cho mỗi thế lực chính trị, quân sự, kinh tế. + Mills phê phán cách tổ chức theo kiểu nhiệm sở và chủ nghĩa tư bản quan liêu hiện đại. 11.Lý thuyết của Micheal Foucault: M.Foucault (1926-1984), nhà triết học hậu hiện đại người Pháp. Tác phẩm chính: Mất trí và văn minh, Trật tự của sự vật, Kỷ luận và trừng phạt. Cấu trúc xã hội quyền lực: Nội dung: -Con người phải hành động theo một kiểu nhất định để thích nghi với một cấu trúc nhất định. -Các hình thức tổ chức xã hội được duy trì bằng hệ th ống giám sát và kỉ luật ngầm đối với thể xác con người. -Xã hội là cái nhà tù khổng lồ, tổ chức là phòng giam. -Con người bị quyền lực chi phối. -Khái niệm “trường quyền lực”. Tri thức và quyền lực: Nội dung: -Tri thức khoa học góp phần tạo nên mạng lưới quyền lực và bi ến thành loại tri thức quyền lực. -Tính hai mặt của quyền lực. Kết luận: Thuyết phê phán và thuyết hậu hiện đại đã:
- -Phê phán cái nhìn một chiều kiểu quyết định luận. -Chỉ ra những bất hợp lý trong tri thức khoa học kiểu thực ch ứng. Đồng thời thay thế bằng cách nhìn phê phán, cách phân tích nhiều chiều. 12.Lý thuyết của Ralf Dahrendorf: R.Dahrendorf sinh năm 1929 ở Đức. Tác phẩm: Giai cấp và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội công nghiệp(1959), Xã hội và nền dân chủ ở Đức(19670, Tự do mới (1975). Mâu thuẫn quyền lực: Nội dung: -Xác định giai cấp dựa vào yếu tố quyền lực. -Định nghĩa “Quyền lực”: là khả năng mà một người trong quan h ệ xã hội có vị thế thực hiện ý chí của mình bất chấp sự kháng cự của người khác.Quyền lực là sự kiểm soát, quyền ra lệnh và quyền chiếm đoạt lợi ích từ người không có quyền lực. -Bộ mặt cơ bản của quyền lực là sự giành giật và quyền sử dụng quyền lực. -Chuẩn mực xã hội được thiết lập và duy trì bằng quy ền lực và l ợi ích của người nắm quyền lực. -Sự hình thành mâu thuẫn xã hội giữa 2 giai cấp: +Giai cấp có quyền lực +Giai cấp không có quyền lực -Giới hạn của quyền lực dựa vào những quy tắc, chuẩn mực xã hội gắn với vị thế nhất định. Mâu thuẫn và biến đối xã hội: + Mâu thuẫn xã hội phụ thuộc vào 4 yếu tố chính: -Kỹ thuật -Chính trị -Xã hội -Tâm lý + Các yếu tố tác động đến cường độ mâu thuẫn: -Việc sử dụng quyền lưc vào lợi ích riêng. -Sự di động xã hội giữa các vị thế. + Khái niệm “Vị thế chồng chất”: để chỉ cho một vị thế gắn với nhiều loại quyền lực. 13.Lý thuyết của Randall Collin: R.Collins sinh năm 1941 ở Mỹ. Tác phẩm: Xã hội học mâu thuẫn: tiến tới một khoa học giải thích. Nội dung: +Các nguồn lực mà con người sử dụng trong cuộc đấu tranh vì lợi ích:
- -Vật chất và kỹ thuật -Quan hệ xã hội -Thế và lực -Văn hoá + Lĩnh vực của đời sống: -Nghề nghiệp -Cộng đồng -Chính trị + Nhấn mạng vai trò của yếu tố tư tưởng, hệ giá trị, niềm tin đối với sự củng cố và duy trì quyền lực. CHƯƠNG XI THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TRƯNG 1.Một số luận điểm gốc: Nguồn gốc:xuất phát từ các quan niệm xã hội học của M. Weber, G.Simmel, R.Park. Tác giả nổi bật: C.H.Cooley, G.H.Mead, H.Blumer, E.Goffman. Tên gọi của thuyết là “tương tác luận biểu trưng” do Blumer đ ưa ra năm 1937. Nội dung của luận điểm gốc: Xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân, bất kì hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động đó phụ thuộc đó không những ph ụ thu ộc mà còn thay đổi với các ý nghĩa biểu trưng. Tư tưởng của Simmel: Xã hội được tạo thành từ vô số các “nguyên tử xã hội” là các mối tương tác xã hội. Tương tác xã hội phụ thuộc vào số lượng thành viên của nhóm. Kế thừa và phát triển tư tưởng trên, W.Thomas và F.Zanniecki đã phát triển thành trường phái Chicago-cái nôi của thuyết tương tác biểu trưng: -Định lý Thomas: “nếu người ta xác định tình huống một cách thực tế thì kết quả hành động của họ cũng thực tế”. -Nghiên cứu của W. Wund về ý thức, vai trò của yếu tố ngôn ngữ, trí nhớ đối với các quá trình trải nghiệm bên trong của con người. -Quan niệm của W.James về “dòng ý thức”. -Watson cho rằng tâm lý học hành vi là một “cành nhánh” c ủa khoa học thực nghiệm khách quan của khoa học tự nhiên với mục tiêu nghiên cứu là dự báo và kiểm soát hành vi. -Thorndike phát hiện một số quy luật quan trọng của hành vi.
- 2.Lý thuyết “Tôi soi gương” của Charles Cooley: C.H.Colley (1864-1929) nhà xã hội học người Mỹ nổi tiếng với các lý thuyết “Tôi soi gương” và “Nhóm nguyên thuỷ”. Về mối quan hệ giữa con người và xã hội, ông cho rằng đó là ki ểu tương tác nhiều chiều, trong đó sự giao tiếp là quan trọng nhất. Về mặt phương pháp luận: Vai trò cá nhân và cấu trúc xã hội tương tác với nhau tạo thành những số phận con người khác nhau. Lý thuyết “Tôi soi gương”: 3 yếu tố của “cái tôi nhìn trong gương” -Sự hình dung về vẻ bề ngoài của ta đối với người khác. -Sự hình dung về ấn tượng của người đó về cái vẻ bề ngoài đó. -Sự tự cảm nhận của bản thân khi có những hình dung đó. Phân loại nhóm dựa vào mối tương tác: Dựa vào đặc điểm và tính chất của mối tương tác xã h ội, Cooley phân biệt 2 loại nhóm sau: -Nhóm nguyên thuỷ hay nhóm bậc nhất (Primary Group) -Nhóm phát sinh hay nhóm bậc nhì (Secondary Group). 3.Lý thuyết tương tác “ba ngôi” của George Mead. G.H.Mead (1863-1931), nhà triết học thực chứng, nhà tâm lý học hành vi xã hội, nhà xã hội học người Mỹ. Tác phẩm chính : Tâm trí, tôi và xã hội. Phương pháp tiếp cận: Xây dựng và phát triển các khái niệm “cái tôi”, “nhân cách”, “t ương tác”, “biểu tượng”, “bản ngã”, “nhân cách”, “tri giác”... Phân biệt rõ cách tiếp cận xã hội học với tâm lý h ọc nói chung và với tâm lý xã hội nói riêng. Quan niệm về cái tôi và lý thuyết tương tác ba ngôi: “Cái tôi” thực chất là một cấu trúc xã hội nảy sinh từ kinh nghi ệm xã hội có được trong mối quan hệ “ba ngôi”: -Cá nhân với bản thân. -Cá nhân với người khác. -Cá nhân với xã hội. Cơ chế hành động của cá nhân quan trọng là sự hình thành “cái tôi” và “sự tương tác”.Thông qua cơ chế đó các yếu tố môi trường được chia thành: -Sự vật khách quan tôn tại với tư cách là các kích thích, không phụ thuộc vào cá nhân. -Sự vật tồn tại với tư cách là đối tượng của hành động hay y ếu t ố tạo thành cấu trúc của hành động.
- Có thể gọi lý thuyết tương tác của Mead là lý thuy ết tương tác “ba ngôi” với một ý nghĩa nữa là trong mối quan hệ với người khác mỗi cá nhân đều xuất hiện dưới 3 hình thái: -Tôi (I) bao gồm: + Tôi- chủ thể + Tôi- khách thể -Bản thân (Me) -Tự mình (Self) S.Freud cũng có quan niệm về cấu trúc kiểu “ba ngôi một thể” bao gồm: -Tôi (Ego) -Nó (Id) -Siêu tôi (Super- ego). Trong mối quan hệ xã hội, nhờ “cái tôi” mà con người có các khả năng hành động quan trọng: -Có thể tự tách ra khỏi bản thân để nhìn mình như một người khác. -Có thể đặt mình vào vị trí của người khác. Cơ chế hình thành của “cái tôi” thông qua: -Bắt chước, giao tiếp, đóng vai trò trong các trò chơi lúc còn nh ỏ và trong quá trình tiếp xúc, trao đổi, tương tác với người khác lúc lớn lên. Kết luận: Cái tôi là một cấu trúc xã hội đặc thù này sinh, phát triển trong mối tương tác xã hội với người khác và với chính bản thân mình. Khái niệm “biểu tượng”: Mead đã đưa ra định nghĩa “biểu tượng” (symbol) theo kiểu chủ nghĩa hành vi: Biểu tượng là một loại kích thích mà phản ứng đáp lại nó đã được đem lại từ trước. 4.Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer: H.Blumer (1900-1987) nhà xã hội học người Mỹ, khai sinh tên gọi thuyết “tương tác biểu trưng” (Symbolic Interractionism) năm 1937. Blumer đã hệ thống hoá ba luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng của Mead như sau: -Con người đối xử với sự vật trên cơ sở những ý nghĩa mà sự vật đó đem lại cho họ. -Ý nghĩa của sự vật nảy sinh từ mối tương tác xã h ội giữa các cá nhân. -Ý nghĩa của sự vật được năm bắt và được điều chỉnh qua cơ chế lý giải mà cá nhân sử dụng khi tiếp cận sự vật. Xã hội và hành động xã hội: Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng: -Xã hội được tạo thành từ những hành động tương tác xã hội.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn