intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chú ý phòng trị bệnh VTC và âm đạo cho bò sữa

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu chứng của bò bệnh Thời gian ủ bệnh 1 -3 ngày. Bò bị bệnh ở hai thể: Thể cấp tính và thể mãn tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chú ý phòng trị bệnh VTC và âm đạo cho bò sữa

  1. Chú ý phòng trị bệnh VTC và âm đạo cho bò sữa Time 13:23, 16 Apr | Tác giả: minhminhvet I. Triệu chứng của bò bệnh Thời gian ủ bệnh 1 -3 ngày. Bò bị bệnh ở hai thể: Thể cấp tính và thể mãn tính. - Thể cấp tính: Bò thể hiện sốt cao 40-41,50C kéo dài trong khoảng 2-5 ngày; âm hộ bị sưng đỏ và bò có phản ứng đau khi đứng dậy hoặc đi lại; sau đó dịch âm đạo chảy liên tục, lúc đầu dịch loãng và trong, có mùi tanh, 2-3 ngày sau dịch chảy ra đục lại, lầy nhầy như chất keo có lẫn mủ và máu, có mùi hôi thối. Bò bệnh ít đi lại, thường nằm một chỗ, ăn kém và mệt nhọc. Trong các trường hợp nặng, vi khuẩn từ chỗ viêm xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm trùng máu, làm cho bò có thể chết sau 4-5 ngày. Người ta cũng gặp một số bò có biến chứng viêm phúc mạc, viêm buồng trứng do vi khuẩn từ ổ viêm của âm đạo - tử cung xâm nhập vào buồng trứng và xoang bụng. Các trường hợp này, bệnh của bò cũng trở nên
  2. trầm trọng, có thể dẫn đến tử vong sau 5-7 ngày. - Thể mãn tính: Thường gặp ở bò 4-6 tuổi có sức đề kháng bệnh cao. Bò bệnh cũng có các triệu chứng lâm sàng tương tự như bò bị bệnh thể cấp tính, nhưng nhẹ hơn và bệnh có thể kéo dài hàng tháng. Điều đặc biệt là bò bị bệnh mãn tính rối loạn chu kỳ động dục, thời gian động dục chậm lại hoặc ngừng hẳn; phối tinh thường không thụ thai, lượng sữa giảm dần ở những bò bệnh trong chu kỳ cho sữa. II. Phác đồ điều trị. 1 - Kháng sinh điều trị: Dùng Penicillin với liều 30.000 đơn
  3. vị/ kg thể trọng bò phối hợp với kana- mycin với liều 20 mg/kg thể trọng bò. Thuốc phối hợp dùng tiêm liên tục 5-7 ngày. Liều thuốc chia 2 lần tiêm trong ngày. Trong trường hợp mãn tính kéo dài có thể dùng thuốc 7 ngày nghỉ 7 ngày, sau đó lại dùng tiếp lần 2, liệu trình cũng như lần đầu. 2- Rửa âm đạo - tử cung: Bằng 1 trong 2 dung dịch sau: - Dung dịch lodine: 5 p 1000 đã pha sẵn, bán tại các cửa hàng thuốc thú y. - Dung dịch Rivanol: 5 p 1000: Cách pha 0,5 g Rivanol pha với 1 lít nước sạch (nước máy, nước mưa), đun 800C trong 5 phút, để nguội. Dùng bốc hoặc ống cao su mềm thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát trùng trên cho bò bệnh. Mỗi ngày rửa 1 -2 lần. Mỗi lần dùng 500 ml dung dịch Rivanol 5 p 1000 hoặc 200 ml lodine 5 p 1000. 3 - Đặt viên chống nhiễm trùng: Dùng phối hợp 1 viên HAN - VTC 500 mg và 1 viên Bisepton 500 mg sau khi rửa tử cung - âm đạo. Viên HAN-VTC 500 mg mua tại các cửa hàng thuốc thú y và viên Bisepton 500 mg mua tại các cửa hàng dược y. 4 - Dùng các loại thuốc trợ sức: Tiêm Vitamin B1, Vitamin
  4. C, cafêin hoặc long não nước cho bò. Khi bò bị viêm âm đạo tử cung cấp có sốt cao, cần tiêm thuốc hạ nhiệt Analgin. Trong điều kiện ở các địa phương, thuốc không đầy đủ có thể thay thế kháng sinh mà vẫn đảm bảo hiệu lực điều trị: Kanamy- cin thay bằng Oxytetracyclin với liều 2C mg/kg thể trọng; Peni- cillin thay bằng Cephaflexin với liều 30 mg/kg thể trọng. Liệu trình dùng thuốc 6-7 ngày. Hai kháng sinh này dùng riêng ống tiêm, tiêm 2 chỗ khác nhau trên thân súc vật, vì hai loại thuốc nếu pha chung sẽ kết tủa, mất tác dụng điều trị. III. Phòng bệnh: Thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: 1 - Trước và sau khi phối tinh cho bò cái, dụng cụ cần sát trùng kỹ: Rửa sạch, luộc nước sôi trong 10 phút; tay người dẫn tinh viên phải rửa sạch và sát trùng bằng cồn 700. 2 - Khi xử lý bò đẻ khó hoặc sát nhau, dụng cụ và tay thày thuốc thú y cũng sát trùng cẩn thận như trên: sau khi xử lý phải dùng kháng sinh tiêm cho bò (Kanamy- cin phối hợp Pênicillin) trong 3 ngày; đồng thời đặt viên thuốc chống
  5. nhiễm trùng tử cung âm đạo trong 3 ngày liền (Hanvet - VTC 500 mg và Bisepton 500 mg). 3 - Thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh thú y ở chuồng trại và môi trường chăn thả bò, như quét dọn sạch hàng ngày, định kỳ phun thuốc diệt trùng 2 tuần/lần để diệt mầm bệnh và luôn đảm bảo nền chuồng khô sạch.q PGS-TS.Phạm Sỹ Lăng - Báo nông nghiệp số 210 ra ngày 21/10/2003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2