intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa bệnh chàm bằng các loài hoa

Chia sẻ: Rhea75 Rhea75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chàm (Eczema) là một bệnh ngoài da, thương tổn xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Trên nền da đỏ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như rôm, mụn nước dập vỡ chảy nước vàng, sau vài ngày, dịch khô thành một lớp vảy, vảy bong để lại lớp da đỏ hồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa bệnh chàm bằng các loài hoa

  1. Chữa bệnh chàm bằng các loài hoa
  2. Chàm (Eczema) là một bệnh ngoài da, thương tổn xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Trên nền da đỏ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như rôm, mụn nước dập vỡ chảy nước vàng, sau vài ngày, dịch khô thành
  3. một lớp vảy, vảy bong để lại lớp da đỏ hồng. Bệnh tái diễn thành từng đợt. Tại vùng tổn thương rất ngứa. Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chàm là do “tà độc thấp nhiệt” xâm phạm vào kinh túc quyết tâm can gây nên. Phép chữa chủ yếu là sử dụng những phương thuốc uống trong, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và cơ năng của tạng phủ bên trong cơ thể. Kết hợp với những loại thuốc rửa, bôi có tác dụng sát khuẩn, dưỡng da và chống ngứa để rửa và bôi vào vùng da ở âm nang. Trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng một số loại thuốc nam tương đối thông dụng dưới đây để chữa:
  4. Thuốc uống trong: Đối với những người khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, chỉ bị mọc mụn và ngứa, chảy nước ở nơi tổn thương, tùy theo điều kiện có thể lựa chọn một trong các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp dưới đây để chữa: Bài 1: Kim ngân hoa 16g, Thổ phục linh 30g, Vỏ cây núc nác 16g, Cỏ thanh ngâm 20g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi đun, đổ ngập nước trên mặt thuốc
  5. 2 – 3 cm, đun sôi giữ nhỏ lửa 15 – 20 phút, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Bài 2: Thổ phục linh 16g, Khổ sâm lá 12g, Vỏ núc nác 12g, Hạ khô thảo 12g, Nhân trần 20g, Kim ngân hoa 16g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo 6g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2 – 3cm, đun sôi, giữ nhỏ lửa 15 – 20g chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói. Đối với những người bị chàm có kèm theo một số chứng trạng bệnh lý toàn thân, như người mệt mỏi, da nhợt nhạt, tiêu hóa kém, bụng và sườn đầy chướng, chán ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền tế (nhỏ nhưng căng như dây đàn), dùng bài thuốc sau: Đẳng sâm 12g, Bạch truật 10g, Sinh địa 12g, Ý dĩ nhân 10g, Thổ phục linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 6g. Sắc với 100ml nước, đun cạn còn 450ml chia thành 3 phần, uống vào buổi sáng, trưa và chiều tối, lúc đói bụng. Có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và thanh trừ thấp nhiệt. Thuốc rửa: Tùy theo điều kiện, có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: Xuyên tiêu 30g, Hoa cây chổi xuể 20g, Hành sống (tất cả các bộ phận của cây) 10 củ, cho vào nồi đất, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 5 phút, đem xông âm nang, lúc nước thuốc nguội thì dùng để rửa chỗ bị chàm. Bài 2: Vỏ cây hòe 50g, vỏ cây núc nác 50g, Hương nhu 30g, Khổ sâm lá 30g. Đun sôi kỹ dùng để rửa chỗ da bị chàm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2