intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuẩn bị cho con vào đại học

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

120
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngân sách cho con vào đại học là nỗi lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh. Có cách nào để trút được gánh nặng này? Dù con chưa đến tuổi đi học hay đã đến trường, Các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ cho những "bước đi" của con trong tương lai học phí luôn là áp lực vô hình đối với nhiều bậc phụ huynh. Con càng lớn, nỗi lo lắng cũng tăng theo. Theo khảo sát của chúng tôi đa số các ông bố, bà mẹ thường dùng tiền để dành của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuẩn bị cho con vào đại học

  1. Chuẩn bị cho con vào đại học Ngân sách cho con vào đại học là nỗi lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh. Có cách nào để trút được gánh nặng này? Dù con chưa đến tuổi đi học hay đã đến trường, học phí luôn là áp lực Các bậc phụ huynh hãy vô hình đối với nhiều chuẩn bị ngay từ bây giờ bậc phụ huynh. Con cho những "bước đi" của càng lớn, nỗi lo lắng con trong tương lai cũng tăng theo. Theo khảo sát của chúng tôi đa số các ông bố, bà mẹ
  2. thường dùng tiền để dành của gia đình hoặc trích từ thu thập hàng tháng để đóng học phí cho con. Chỉ một số ít người nhận làm thêm ngoài giờ hoặc có một khoản thu từ đầu tư đặc biệt để dành riêng cho việc đóng học phí. Tuy nhiên, đó chỉ là những cách thức tạm thời, giải quyết việc trước mắt. Liệu nó có đảm bảo cho con bạn học hành một cách thuận lợi đến hết đại học? Điều này càng khó áp dụng đối với những phụ huynh có kế hoạch lớn cho con (đi du học, học trường quốc tế, các chương trình liên kết..) Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay Hiện tại, học phí bậc đại học ở các trường công lập nước ta khoảng 2 triệu đồng/năm, trường dân lập từ 5 triệu đồng/năm trở nên. Để cho con đi du học, bạn cần từ 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, trong 5, 10 hay 18 năm nữa, mức học phí này sẽ thay đổi. Chúng có thể tăng gấp đôi hay nhiều hơn. Vì thế, dù chưa biết con sẽ chọn học trường nào, bạn cũng cần chuẩn bị mọi việc ngay hôm nay.
  3. Định hướng ngôi trường tương lai Nếu bé nhà bạn đã đi học và bộc lộ năng khiếu, sở thích đặc biệt, bạn có thể dựa vào đó để giúp con chọn trường. Nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn sẽ khó vạch ra những khả năng con sẽ học trường đại học nào hoặc chuyên ngành gì. Tuy nhiên, bạn có thể nhắm đến những ngôi trường có lịch sử, môi trường và các kế hoạch phát triển tốt nhất. Đó sẽ là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của con bạn. Bạn cũng cần định hướng về ngành học có tiềm năng phát triển trong tương lai để sau này khi ra trường, con bạn dễ dàng tìm được việc. Với những hoạch định này, bạn có thể tư vấn cho con bạn lựa môi trường học tập tốt nhất. Điều quan trọng là thông qua đó, bạn có thể dự tính như cầu ngân quỹ cần dùng cho việc học tập của con. Lập ngân sách riêng cho con
  4. Càng bắt đầu sớm, số tiền bạn cần để dành hàng tháng nhằm lập kế hoạch ngân sách học tập cho con càng ít. Ví dụ: Hiện tại, con bạn năm tuổi. Bạn cần bắt đầu kế hoạch cho 13 năm sau. Như vậy mỗi tháng, bạn chỉ phải để dành 400.000 đồng (khoảng 10% thu nhập của gia đình). Nếu bạn bắt đầu trễ hơn, con số này có thể tăng lên đến 20% hoặc hơn. Bạn cũng đừng quên tính đến sự gia tăng học phí cùng vấn đề lạm phát. Bạn không thể biết số tiền cần để dành bao nhiêu là cho đủ. Để chắc chắc, mỗi năm bạn nên tăng khoản tiền này thêm 10%. Nghĩa là năm sau, bạn sẽ để dành được 110% so với năm trước. Như vậy, đến năm con bạn 18 tuổi, khoản tích lũy này đạt trên 100 triệu đồng. Nếu con bạn nhận được học bổng trong suốt thời gian đại học, bạn hãy dành số tiền để dành làm vốn ban đầu cho con bước vào đời. Lúc này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm là dã đảm bảo cho con một tương lai tươi sáng. Lựa chọn kế hoạch phù hợp với bạn
  5. Nếu mức học phí cho con nằm trong tầm tay, bạn không cần lo lắng nhiều. Nhưng nếu trường có mức học phí trên khả năng của gia đình, đó là lúc bạn cần cân nhắc đến những giải pháp. Bạn hãy ước tính xem mình có khả năng đáp ứng được bao nhiêu, thiếu bao nhiêu. Từ đó, bạn lập kế hoạch để kiếm đủ số tiền cần thiết. Các giải pháp thường được nghĩ đến là tăng tiết kiệm, thay đổi công việc có mức thu nhập cao hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu về những phương thức thanh toán học phí. Một số trường có chính sách ưu đãi như giảm học phí khi thanh toán học phí. Một số trường có chính sách ưu đãi như giảm học phí khi thanh toán trọn một lần. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới các chương trình hỗ trợ cho vay học phí, các loại học bổng của trường dành cho sinh viên… Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phần việc chính của bạn là lập kế hoạch tài chính vững chắc để con bạn được an tâm đến trường. Một số bậc phụ huynh mong muốn mình chuẩn bị đủ 100% họ phí cho con.
  6. Số khác muốn con vừa học vừa làm để tự lập và biết quý trọng giá trị của đồng tiền. Nhưng dù ít hay nnhiều, điều chắc chắn là bạn vẫn cần chuẩn bị cho con một ngân sách. Dưới đây là một số gợi ý về phương thức tạo dựng nền tảng chi phí học tập cho con để bạn tham khảo: Gửi tiền ngân hàng Đây vẫn được xem là giải pháp truyền thống, được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Bạn có thể lập cho con một sổ tiết kiệm và để dành theo cách tăng thêm 10% như ở trên. Ngoài ra, bạn có thể chọn rút tiền lãi tiết kiệm theo tháng/quý/năm để lo chi phí học hiện tại của con trong khi số tiền gốc vẫn còn.
  7. Một môi trường học tập tốt sẽ giúp con bạn phát huy hết năng khiếu của mình Mua bảo hiểm học tập cho con Các công ty bảo hiểm ngày càng đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm giúp các bậc cho mẹ an tâm về chi phí học tập của con cái sau này. Tùy theo khả năng tài chính của gia đình, bạn có thể chọn mua mức bảo hiểm phù hợp. Lợi ích của việc đầu tư kiểu này là tương lai của con bạn hoàn toàn được bảo đảm. Khi có chuyện không hay xảy ra, con bạn vẫn nhận đủ số tiền bảo hiểm khi đến tuổi quy định (thường là 18 tuổi). Bạn có thể liên
  8. hệ các công ty bảo hiểm để hiểu hơn về loại hình này. Tận dụng các cơ hội Nếu có điều kiện, bạn nên tạo dựng cho con một nền tảng tài chính dài lâu và có khả năng sinh lời. Chẳng hạn, với căn hộ phòng không dùng đến, bạn nên tận dụng cho thuê. Số tiền thu được dùng đầu tư cho việc học của con. Tuyệt đối không bao giờ dùng số tiền này cho nhưng việc chung của gia đình. Như thế, bạn mới có thể đặt nền móng vững chắc cho tương lai của bé. Ngoài ra, nếu có thời gian và khiếu buôn bán, bạn cũng có thể mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ. Lợi nhuận thu được từ cửa hàng bạn cũng phải ưu tiên dành riêng khoản lớn nhất cho tương lai của bé. Luôn dự phòng những khả năng xấu Người mẹ trong tác phẩm "Nếu em không phải là giấc mơ" của Marc Levy khi biết mình sắp chết đã lên kế hoạch thật chu đáo. Bà tính toán mọi thứ để con trai Arthur của mình được học hành và có cuộc sống đầy
  9. đủ ngay cả khi bà mất. Đó thực sự là một việc làm khôn ngoan. Bạn muốn tương lai con mình được bảo đảm? Vậy hãy sớm bắt tay lên kế hoạch, ngay từ hôm nay càng tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2