YOMEDIA
ADSENSE
Chuẩn đoán sớm hư hỏng hệ truyền động bằng kỹ thuật phân tích dao động mới
31
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài báo này trình bày phương pháp phân tích tín hiệu dao động mới trong miền thời gian – tần số bằng phép biến đổi nén Wavelet (Wavelet synchorosqueezing transforms - WSST). Phương pháp này đặc biệt phù hợp với hệ truyền động vận hành với tốc độ quay biến đổi. Mời các bạn tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuẩn đoán sớm hư hỏng hệ truyền động bằng kỹ thuật phân tích dao động mới
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
<br />
CHẨN ĐOÁN SỚM HƯ HỎNG HỆ TRUYỀN ĐỘNG<br />
BẰNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DAO ĐỘNG MỚI<br />
NGUYỄN TRỌNG DU, NGUYỄN PHONG ĐIỀN<br />
Tãm t¾t: Ngày nay, giám sát tình trạng kỹ thuật và chẩn đoán hư hỏng của hệ<br />
truyền động trên cơ sở các phương pháp phân tích tín hiệu dao động đã trở nên<br />
phổ biến. Một loạt các phương pháp phân tích tín hiệu dao động trong miền thời<br />
gian và miền tần số đã được áp dụng có hiệu quả để chẩn đoán hư hỏng cho hệ<br />
truyền động. Bài báo này trình bày phương pháp phân tích tín hiệu dao động mới<br />
trong miền thời gian – tần số bằng phép biến đổi nén Wavelet (Wavelet<br />
synchorosqueezing transforms - WSST). Phương pháp này đặc biệt phù hợp với hệ<br />
truyền động vận hành với tốc độ quay biến đổi.<br />
Từ khóa: Hệ truyền động, Chẩn đoán dao động, Phép biến đổi Wavelet, Phép biến đổi Fourier<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các hệ truyền động cơ khí thực hiện đồng thời chức năng truyền lực và truyền chuyển<br />
động (truyền công suất). Đối với các hệ truyền động quay như hộp số bánh răng, quá trình<br />
truyền công suất diễn ra giữa các trục quay, trong đó các trục quay thường song song với<br />
nhau. Một hệ truyền động gặp sự cố có thể làm đình trệ hoạt động của máy và thậm chí, cả<br />
một dây chuyền sản xuất.<br />
Một hệ truyền động gồm nhiều cụm chi tiết cấu thành như kết cấu vỏ, trục, khớp nối<br />
trục, ổ đỡ, bánh răng. Mỗi cụm chi tiết như ổ đỡ con lăn được lắp ráp từ nhiều chi tiết máy<br />
đơn lẻ. Hư hỏng tại một chi tiết máy trong khi làm việc cũng có thể gây ra sự cố cho toàn<br />
bộ hệ truyền động.<br />
Do sự quan trọng của hệ truyền động đối với toàn bộ máy, vấn đề giám sát và chẩn<br />
đoán cho hệ truyền động thực sự nhận được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu vào<br />
những năm 90 của thế kỷ trước cùng với sự phát triển của kỹ thuật đo dao động bằng các<br />
đại lượng điện và nhiều phương pháp xử lý tín hiệu số đã được đề xuất. Khi đó, những giải<br />
pháp chẩn đoán máy quay đã được giới thiệu, và được các nước công nghiệp phát triển<br />
đón nhận, sau đó triển khai ứng dụng ngay trên các sản phẩm cơ khí của họ. Các công<br />
trình của các tác giả người Đức Cempel [2], Klein [3] và Kolerus [4] đã đặt nền móng cho<br />
sự phát triển các phương pháp chẩn đoán dao động của máy nói chung và hệ truyền động<br />
nói riêng. Bartz [1] đã tiến hành thống kê tần suất hư hỏng của các chi tiết/cụm chi tiết<br />
trong hộp số bánh răng, kết quả thống kê được trình bày trong bảng 1. Theo số liệu này, hư<br />
hỏng tại bánh răng xảy ra với tần suất cao. Do đó, vấn đề nhận dạng hư hỏng của bánh<br />
răng được quan tâm nghiên cứutrong bài báo này.<br />
2. GIÁM SÁT VÀ CHẨN ĐOÁN DAO ĐỘNG CHO HỆ TRUYỀN ĐỘNG<br />
Nhiệm vụ đầu tiên của quá trình giám sát là phân tích đối tượng cần giám sát (đặc<br />
điểm, chế độ vận hành, các yêu cầu đặc biệt về vận hành). Qua đó, ta có thể chọn lựa được<br />
một số yếu tố để biểu thị trạng thái kỹ thuật của đối tượng cần giám sát, thí dụ như tình<br />
trạng còn tốt hay các loại hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình vận hành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
160 N. T. Du, N. P. Điền, “Chẩn đoán sớm hư hỏng hệ truyền động… dao động mới.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1. Tần suất hư hỏng các chi tiết trong hộp số bánh răng [1].<br />
Chi tiết/cụm chi tiết n< 3000 n> 3000<br />
(vòng/phút) (vòng/phút)<br />
Bánh răng 58,2 % 31%<br />
Ổ đỡ con lăn 12,5 % 44%<br />
Vỏ hộp số 9,7 % 7%<br />
Trục 6,4 %<br />
Các chi tiết khác 13,2 % 9%<br />
(a) (b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.Hư hỏng cục bộ (a) và hư hỏng phân bố (b)(nguồn[5])<br />
Giám sát tình trạng (condition monitoring) là các hoạt động nhằm phát hiện sự hình<br />
thành và giám sát quá trình tiến triển của hư hỏng trong máy và thiết bị. Nhìn chung, các<br />
hư hỏng cục bộ (hình 1a) của chi tiết máy cần được phát hiện sớm để tránh nguy cơ sự cố<br />
hư hỏng đột ngột. Các hư hỏng phân bố cần được giám sát liên tục để tiên liệu được thời<br />
gian hoạt động còn lại và có<br />
x(t )<br />
kế hoạch thay thế kịp thời Hư hỏng<br />
(hình 1b). Việc giám sát tình<br />
trạng của một thiết bị dựa<br />
trên việc phân tích tín hiệu Mức dừng<br />
dao động được đo thường máy<br />
xuyên. Đường đặc tính của<br />
Thời gian hoạt<br />
thông số giám sát (x) được Mức cảnh báo động còn lại<br />
xác định từ kết quả phân tích<br />
và là cơ sở để kết luận về<br />
mức độ tiến triển của hư Thời gian hoạt động t<br />
hỏng (hình 2). Hình 2.Đường đặc tính để giám sát tình trạng.<br />
Ở một mức cao hơn, chẩn<br />
đoán tình trạng (condition diagnostics) có nhiệm vụ nhận dạng, định vị và đánh giá mức<br />
độ của hư hỏng đã được phát hiện từ việc giám sát tình trạng. Như vậy, nhiệm vụ của chẩn<br />
đoán tình trạng phức tạp hơn nhiều so với giám sát tình trạng và do đó, có chí phí cao hơn<br />
về thiết bị và nhân lực. Việc thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán dao động cho hệ truyền động<br />
tuân theo các nguyên tắc chung được mô tả trên hình 3.<br />
Hiện nay, trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp phân tích tín hiệu dao động phù<br />
hợp cho chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của các chi tiết quay trong hệ truyền động cơ khí<br />
như trục, nối trục, ổ đỡ và bộ truyền bánh răng. Đối với bánh răng, việc chẩn đoán hư<br />
hỏng trong điều kiện vận hành tốc độ quay ổn định, dựa vào các thành phần tần số ăn khớp<br />
và các dải biên xung quanh tần số ăn khớp [6-7] đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, do yêu<br />
cầu của quá trình công nghệ và sự thay đổi tải trọng, một số hệ truyền động vận hành với<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 161<br />
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
<br />
tốc độ quay biến đổi ngẫu nhiên. Trong những trường hợp như vậy, tín hiệu dao động đo<br />
được có dạng điều biến tần số và do đó phương pháp phân tích phổ khó có thể thu được<br />
nhiều thông tin hữu ích (như tần số ăn khớp, tần số dải biên...). Để mang lại nhiều thông<br />
tin hơn cho việc nhận dạng hư hỏng bánh răng, kỹ thuật phân tích tín hiệu đồng thời trong<br />
miền thời – gian tần số đã được áp dụng.<br />
Đo đạc<br />
<br />
<br />
Phân tích tín hiệu<br />
Giám sát<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thông số giám sát<br />
<br />
<br />
So sánh với chuẩn<br />
Phát hiện sự bất thường<br />
Xác định mức thay đổi<br />
<br />
<br />
Phát hiện hư hỏng<br />
<br />
<br />
<br />
Triệu chứng chẩn đoán<br />
Chẩn đoán<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trạng thái hư hỏng<br />
Thông số chẩn đoán<br />
Mô hình<br />
chẩn đoán<br />
<br />
<br />
Nhận dạng hư hỏng<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Quy trình giám sát-chẩn đoán dao động cho hệ truyền động.<br />
Phép biến đổi Wavelet liên tục (CWT) đã được sử dụng có hiệu quả để phân tích thời<br />
gian – tần số của tín hiệu dao động và đã được áp dụng như là một công cụ để chẩn đoán<br />
hư hỏng máy quay trong những năm gần đây [8]. Trong bài báo này sẽ đề cập đến phương<br />
pháp phân tích thời gian – tần số mới dựa trên cơ sở phép biến đổi CWT, được gọi là phép<br />
biến đổi nén Wavelet (WSST), nhằm mục đích chẩn đoán hư hỏng bánh răng trong điều<br />
kiện vận hành tốc độ quay biến đổi.<br />
3. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DAO ĐỘNG MỚI<br />
Trong phần này bài báo trình bày cơ sở lý thuyết phương pháp phân tích tín hiệu dao<br />
động trong miền thời gian – tần số bằng phép biến đổi nén Wavelet. Cho hàm tín hiệu:<br />
K<br />
x t Ak t e<br />
i 2 k t <br />
với K>0. Phép biến đổi Wavelet liên tục được thực hiện với<br />
k 1<br />
tín hiệu x(t) như sau [9]:<br />
A ˆ * s ei (1)<br />
WTx , s s<br />
4<br />
<br />
<br />
162 N. T. Du, N. P. Điền, “Chẩn đoán sớm hư hỏng hệ truyền động… dao động mới.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ˆ 0 nếu<br />
với điều kiện 0 . Vâ ̣n tố c góc tức thời x , s tại vị trí dịch<br />
chuyển và tỷ lệ s bất kỳ có thể đươ ̣c tính như sau:<br />
<br />
i WTx , s <br />
<br />
WTx , s <br />
<br />
x , s WTx , s (2)<br />
<br />
<br />
<br />
WTx , s 0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ thuật toán phép biến đổi WSST.<br />
<br />
Trong quá trình biến đổi tín hiệu từ miền thời gian – tỷ lệ (, s) sang miền thời gian – tần<br />
số góc (, x(,s)), phép biến đổi WSST đã cải tiến rõ rệt độ phân giải thời gian – tần số<br />
của tín hiệu. Các hệ số nén wavelet (giống như các hệ số wavelet trong CWT), được định<br />
nghĩa như sau bởi Daubechies [9]:<br />
1 x , s 3/2<br />
Tx , , WTx , s h s ds (3)<br />
A , x <br />
<br />
<br />
với h t e t 2<br />
<br />
/ là dạng hàm xung, và A , x s R ; WTx , s , là <br />
ngưỡng giảm nhiễu và là độ phân giải tần số (dương). Sơ đồ thuật toán phép biến đổi<br />
WSST được miêu tả trên hình 4.<br />
Minh họa về đồ thị phân bố thời gian - tần số của tín hiệu dao động bằng phép biến đổi<br />
CWT và phép biến đổi WSST được đưa ra trên hình 5. Ta thấy rõ ràng phân bố thời gian –<br />
tần số bằng phép biến đổi WSST có các tần số mảnh hơn, rõ hơn không bị nhiễu so với<br />
phép biến đổi CWT. Điều này giúp cho ta có thể quan sát các thành phần tần số của tín<br />
hiệu dễ dàng hơn, làm tăng khả năng chính xác của kết quả chẩn đoán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 163<br />
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
<br />
<br />
a) CWT b) WSST<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. So sánh phân bố thời gian – tần số bằng hai phép biến đổi<br />
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM<br />
Thí nghiệm được mô tả trên hình 6, gồm 2 bánh răng trụ, trong đó bánh răng gắn với<br />
trục vào là 24 răng, bánh răng gắn với trục ra là bánh răng 40 răng. Hư hỏng nứt chân răng<br />
được tạo ra trên 1 răng của bánh răng 24. Tốc độ động cơ biến đổi từ 300–1800 vòng/phút<br />
bằng biến tần. Tải trọng được tạo ra bởi phanh từ với momen xoắn cực đại là 100Nm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mô hình thí nghiệm(a), ví trí gá đặt đầu đo(b), vết nứt răng (c), kết cấu hộp số (d)<br />
<br />
Tín hiệu dao động đo được nhờ đầu đo gia tốc được biểu diễn trên miền thời gian<br />
(hình 7) và miền tần số (hình 8). Với trường hợp tốc độ quay biến đổi việc phân tích tín<br />
hiệu sử dụng các phương pháp truyền thống như phân tích phổ (hình 8) gặp nhiều khó<br />
khăn. Cụ thể là, các đỉnh phổ không tập trung, khó quan sát được các thành phần tần số<br />
cần quan tâm như thành phần tần số ăn khớp, thành phần tần số dải biên trong cả hai<br />
trường hợp bánh răng bình thường và bánh răng có hư hỏng nứt chân răng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
164 N. T. Du, N. P. Điền, “Chẩn đoán sớm hư hỏng hệ truyền động… dao động mới.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Phân tích thời gian - tần số trên hình 9a, b bằng phép biến đổi WSST cho thấy với<br />
trường hợp bánh răng không có hư hỏng (hình 9a) các tần số ăn khớp xuất hiện không rõ<br />
ràng (do bánh răng còn mới nên biên độ dao động của tần số ăn khớp nhỏ). Ngược lại với<br />
trường hợp bánh răng có hư hỏng nứt<br />
chân răng (hình 9b) có thể thấy rõ các<br />
tần số ăn khớp tăng tuyến tính theo<br />
thời gian, tỷ lệ thuận với tần số quay<br />
của trục. Thêm vào đó trên phân bố<br />
thời gian – tần số ta còn thấy có sự<br />
xuất hiện thành phần tần số dao động<br />
riêng của hộp số là hằng số theo thời<br />
gian, và vùng khoanh tròn là vùng<br />
cộng hưởng tần số. Khi tần số ăn khớp<br />
tăng dần gặp tần số dao động riêng sẽ<br />
gây nên hiện tượng cộng hưởng. Rõ Hình 7.Tín hiệu đo được trong miền thời gian.<br />
ràng bên cạnh phương pháp phân tích<br />
phổ truyền thống đã được khẳng định<br />
từ lâu, phân tích thời gian – tần số<br />
cũng có thể đưa ra vùng cộng hưởng<br />
này một cách trực quan và dễ dàng<br />
hơn. Có thể nói việc phân tích thời<br />
gian – tần số bằng phép biến đổi<br />
WSST mang lại nhiều thông tin hơn.<br />
Sử dụng phân bố thời gian – tần số từ<br />
phép biến đổi WSST có thể chẩn đoán<br />
sớm hư hỏng trong hệ truyền động<br />
ngay trong quá trình máy tăng tốc,<br />
giúp phòng tránh sớm rủi ro khi vận hưhỏng.Hình 8. Phân tích tín hiệu miền tần<br />
hành. số.<br />
a) Bình thường b) Có hư hỏng nứt chân răng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9.Phân bố thời gian – tần số bánh răng bình thường và bánh răng có<br />
<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo này đã trình bày một giải pháp nhỏ để chẩn đoán hư hỏng bánh răng trong điều<br />
kiện vận hành tốc độ quay biến đổi. Bên cạnh phương pháp phân tích truyền thống đã<br />
được khẳng định, phân tích thời gian – tần số dựa trên cơ sở phép biến đổi WSST, đã đưa<br />
ra một cách biểu diễn khác của tín hiệu và cung cấp nhiều thông tin hơn. Những kết quả<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 165<br />
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
<br />
nghiên cứu trong bài báo này rất có giá trị thực tiễn về lâu dài, đặc biệt hệ truyền động<br />
công suất lớn ở các nhà máy nhiệt điện và thủy điện, vận hành với tốc độ quay thường<br />
xuyên biến đổi.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bartz, W. J. (1992). Schäden an geschmierten Maschinenelementen. Kontakt und<br />
Studium Band 28. Expert Verlag, Ehningen.<br />
[2]. Cempel, C. (1990). Vibroakustische Maschinendiagnostik. Verlag der Technik,<br />
Berlin.<br />
[3]. Klein, U. (1999). Schwingungsdiagnostische Beurteilung von Maschinen und<br />
Anlagen. Verlag Stahleisen, Düsseldorf.<br />
[4]. Kolerus, J. (2000). Zustandsüberwachung von Maschinen. Expert-Verlag,<br />
Renningen–Malmsheim.<br />
[5]. Dien, N. P. (2002). Beitrag zur Diagnostik der Verzahnungen in Getrieben mittels<br />
Zeit- Frequenz- Analyse. Technischen Universität Chemnitz (Dissertation).<br />
[6]. Randall, R. B. (2011). Vibration-based Condition Monitoring: Industrial, aerospace<br />
and automotive applications. Wiley, New York.<br />
[7]. Nguyễn Phong Điền, Nguyễn Trọng Du (2012). Phát hiện vết nứt răng của bộ truyền<br />
bánh răng bằng phương pháp trung bình hóa tín hiệu dao động và phép biến đổi<br />
Wavelet liên tục. Tuyển tập công trình khoa học hội nghị cơ học toàn quốc lần thứ 9<br />
1, Hà Nội, 8-9, tháng 12, trang 119-129, pp.<br />
[8]. Peng, Z. K., F. L. Chu (2004). Application of the wavelet transform in machine<br />
condition monitoring and fault diagnostics: a review with bibliography. Mechanical<br />
Systems and Signal Processing18, pp. 199-221.<br />
[9]. Daubechies, I., J.F. Lu, & H.T. Wu (2011). Synchrosqueezed wavelet transforms: an<br />
empirical mode decomposition-like tool. Applied and Computational Harmonic<br />
Analysis30, pp. 243–261.<br />
ABSTRACT<br />
EARLY FAULT DIAGNOSTIS OF TRANSMISSION SYSTEM<br />
BY VIBRATION SIGNAL ANALYSIS NEW TECHNIQUE<br />
Today, condition monitoring and fault diagnostics of transmission systems based<br />
on vibration signal analysis methods has become popular. A variety of vibration<br />
signal analysis methods in the time domain and frequency domain has been<br />
effectively applied to fault diagnostic for transmission systems. This article presents<br />
the new vibration signal analysis method in time – frequency domain by Wavelet<br />
based on synchrosqueezing transforms (WSST). This method is especially suitable<br />
for transmission systems operating with variable rotational speed.<br />
Keywords:Fault diagnostic, Fourier transform, Wavelet based on synchrosqueezing transforms, Vibration analysis.<br />
<br />
Nhận bài ngày 06 tháng 02 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 4 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 4 năm 2015<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Bộ môn Cơ ứng dụng, Viện Cơ Khí, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội<br />
ĐT: 04 38680469<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
166 N. T. Du, N. P. Điền, “Chẩn đoán sớm hư hỏng hệ truyền động… dao động mới.”<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn