intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùm Truyện ngắn của Nguyễn Hoài Sâm

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh viện Chợ Rẫy 1 giờ trưa. Bệnh nhân nặng nằm ngồi la liệt chờ bác sỹ gọi tên, đến lượt chữa trị. Những gương mặt tái nhợt, vô cảm vì bệnh tật nhạt nhòa giữa những gương mặt âu lo tư lự của người nhà. Cái nắng thiêu đốt của tháng 3 làm cho người bệnh càng thêm khó chịu, đau đớn. Cậu bé khoảng mười lăm tuổi, người hao gầy, mặt buồn so, hai tay giữ xe đẩy bệnh nhân. Trên xe, người mẹ ngoẹo đầu sang một bên và thở khó nhọc, mắt mở lờ đờ không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùm Truyện ngắn của Nguyễn Hoài Sâm

  1. CHÙM TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HOÀI SÂM Tấm lòng Bệnh viện Chợ Rẫy 1 giờ trưa. Bệnh nhân nặng nằm ngồi la liệt chờ bác sỹ gọi tên, đến lượt chữa trị. Những gương mặt tái nhợt, vô cảm vì bệnh tật nhạt nhòa giữa những gương mặt âu lo tư lự của người nhà. Cái nắng thiêu đốt của tháng 3 làm cho người bệnh càng thêm khó chịu, đau đớn. Cậu bé khoảng mười lăm tuổi, người hao gầy, mặt buồn so, hai tay giữ xe đẩy bệnh nhân. Trên xe, người mẹ ngoẹo đầu sang một bên và thở khó nhọc, mắt mở lờ đờ không còn sinh khí. Cậu lấy khăn mặt ướt, gượng nhẹ chấm lên mặt cho mẹ bớt khó chịu, chấm nước bọt túa ra hai bên miệng mẹ, ánh mắt, cử chỉ tràn đầy yêu thương. Bệnh của mẹ rất hiểm nghèo, tiền chữa bệnh eo hẹp. Biết ra sao ngày mai? Nhưng tôi tin, bằng tình yêu và trái tim của cậu bé dành cho mẹ, rồi một ngày kia, chắc chắn mẹ cậu sẽ khỏi bệnh… Nhớ mẹ Nỗi nhớ của con người thật lạ. Chỉ vài phút gặp gỡ một người, hay đến một vùng đất lạ, người ta đã nhớ suốt cuộc đời. Vậy mà ông, hơn bốn mươi sáu năm sống ở nước ngoài, ngay bênh cạnh cây cầu đẹp và nổi tiếng nhất thế giới mà ai cũng ao ước ngắm nhìn, khi trở về quê hương, ông không hề thấy nhớ và ước mong trở lại.
  2. Tám mươi tuổi. Ông nhớ quay quắt giàn mướp nở hoa vàng mấp mé bờ kênh, nhớ đàn cò trắng ngập ngừng trên đồng lúa xanh rờn, nhớ bát canh rau đắng, nhớ con gà cục tác trong nắng trưa… Ông nhớ hương vị nồi canh bí đỏ mẹ hầm đậu phộng thơm lừng như vừa mới ăn hôm qua, mẹ ông mất đã ba mươi lăm năm rồi! Nhớ mẹ. Ông bật khóc hu hu như một đứa trẻ… Thời gian vẫn cứ trôi, và cuốn đi tất cả, không có ngoại lệ… Thương nhớ một mùi hương Sống giữa thành phố Sài Gòn lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt, chợt thèm một khoảng không miên man của đồng quê, nơi cánh đồng lúa vàng trải dài tít tắp. Nơi những mái nhà nhỏ êm đềm nép dưới những bụi tre, những cây mít, cây ổi sai trĩu quả... Mùa đến, đi chợ tần ngần chợt nhớ, chợt thèm lắm một mùi hương: Quả thị! Trái thị tròn lẳn, vàng tươi và hương thơm say nồng quyến rũ, gọi mời. Tìm khắp chợ không thấy một hàng nào bán, thấy lòng man mác… Ngày trước trong làng, cứ hai ba nhà lại có một cây thị, khi thị chín hườm hườm, là trẻ con đã xốn xang ngắm nghía và bàn tán. Nào là đan giỏ lưới để đựng thị, hái như thế nào… Thế rồi từng quả thị no tròn được nâng niu, hôn hít như những báu vật của các cô chủ nhỏ. Ba ngày, một tuần sau khi thị đã chín mềm mới tiếc nuối đem ra xẻ thịt… hương vị nồng nàn khó tả không kém. Từ khi thành phố hoá nông thôn, tấc đất quý như tấc vàng, những cây thị bị chặt đi không thương tiếc. Người lớn bảo để cây thị chỉ mất thời gian với mấy cô cậu nhóc, chẳng kinh tế là bao, mà cũng chẳng ai có ý nghĩ muốn nhân giống cây thị làm gì…
  3. Về làng tìm đỏ mắt mới thấy một cây thị đứng chơ vơ, lẻ loi ở cuối đường, trái thì nhỏ xíu do cây đã già cỗi không được chăm sóc. Có lẽ, đến một ngày nào trái thị sẽ chỉ còn lại trong ký ức… Chợ đuổi Chợ xây to và khang trang. Hàng hóa đầy đủ, không thiếu một thứ gì. Người rủng rỉnh thời gian vào chợ săm soi lựa chọn từng con cá, mớ rau. Người nhiều tiền hơn vào siêu thị, sạch sẽ, thơm tho, tha hồ chọn lựa... Những người buôn bán ít vốn liếng không đủ tiền mua sạp. Họ tràn ra lề đường mưu sinh. Vài mớ rau ngót, rau muống, vài quả chanh, con cá, đôi khi chỉ là nhúm ớt hiểm, vài mớ hành lá, củ gừng… kiếm đồng rau cháo qua ngày, kiếm đồng tiền chân chính từ sức lao động của mình. Chợ đuổi họp ở ngoài đường. Ai có chậu bày chậu, có rổ bày rổ, cá, tôm, cua ếch… chỉ khác là tạm bợ và không theo trật tự nào cả. Chợ lúc nào cũng đông đúc, ồn ào kẻ bán người rao, tạo thành một thứ âm thanh hỗn độn, inh tai. Người bận bịu đi làm chỉ việc ghếch xe máy mua ngay tại chỗ, tiện lợi, không cần phải gửi xe. Trên vỉa hè, trên xe đẩy, giữa lòng đường.Giá nào cũng có… Chợ đuổi chẳng bình yên. Hàng ngày, xe giữ gìn trật tự đi tuần tra. Xe đến. Chợ chạy nháo nhào như bầy ong vỡ tổ. Người bán chụp vội rau cá, hớt hải cuốn cân, cuốn rổ bê chạy toán loạn. Người mua ngẩn ngơ nửa hối tiếc nửa thương cảm. Ai chậm chân bị hốt lên xe, rau ria, cá tôm, rổ rá, dao thớt sẽ bị tiêu hủy … Người bán nhớn nhác dõi theo, chờ đến lúc xe trật tự đi qua lại dọn ra…
  4. Ngày qua ngày. Chợ đuổi vẫn họp như cũ. Vào những giờ không có xe trật tự đi qua. Mà nếu không họp chợ lấy gì sinh nhai, lấy gì nuôi con? Bởi vì có những người chẳng thể biết làm gì lương thiện hơn ngoài bán buôn ngoài đường… để sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2