intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng bệnh điếc đột ngột ở người già

Chia sẻ: Tu Khuyen Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số người cao tuổi khi ngủ dậy bỗng thấy ù tai, chóng mặt và điếc đột ngột. Theo các chuyên gia y tế, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điếc đột ngột sẽ dẫn tới điếc vĩnh viễn. Bệnh tăng ở người cao tuổi Anh Bùi Việt Tùng, 40 tuổi, trú ở quận Long Biên (Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Tai-Mũi-Họng TƯ cho biết: Bình thường buổi sáng anh hay vừa ăn điểm tâm, vừa xem tivi trước khi đi làm. Bỗng dưng, anh không thể nghe rõ tiếng cô phát thanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng bệnh điếc đột ngột ở người già

  1. Chứng điếc đột ngột ở người già Một số người cao tuổi khi ngủ dậy bỗng thấy ù tai, chóng mặt và điếc đột ngột. Theo các chuyên gia y tế, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điếc đột ngột sẽ dẫn tới điếc vĩnh viễn. Bệnh tăng ở người cao tuổi Anh Bùi Việt Tùng, 40 tuổi, trú ở quận Long Biên (Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Tai-Mũi-Họng TƯ cho biết: Bình thường buổi sáng anh hay vừa ăn điểm tâm, vừa xem tivi trước khi đi làm. Bỗng dưng, anh không thể nghe rõ tiếng cô phát thanh viên nói về vấn đề gì, trong khi cậu con trai giật mình khóc toáng trên phòng ngủ vì tiếng ti vi mở to quá cỡ. Kết quả khám bệnh, anh Tùng bị chứng điếc đột ngột độ 3. Tương tự, bà Nguyễn Thị Thành, 63 tuổi, trú tại đường Giải Phóng (Hà Nội) cho biết: Cách đây vài hôm, bà Thành ngủ dậy bỗng thấy chóng mặt từng cơn kéo dài, ù tai, sau đó không nghe rõ mọi tiếng động xung quanh. Do nhà ở gần Bệnh viện Tai- Mũi - Họng TƯ nên người nhà đưa bà đến viện để khám. Bác sỹ kết luận bà bị chứng điếc đột ngột ở người già. Cùng độ tuổi 63 như bà Thành, ông Mai Minh Tân ở Võ Nhai (Thái Nguyên) cũng đến bệnh viện khám sau 1 năm tự nhiên bị điếc. Theo người nhà ông Tân, trước đó ông Tân đã bị bệnh viêm tai nhưng chỉ chữa qua loa. Khi ông Tân bị điếc, người nhà lại cho rằng chắc là mắc bệnh ngễnh ngãng ở tuổi già nên cũng không ai quan tâm chạy chữa. Chỉ đến khi căn bệnh khiến ông Tân suy nhược cơ thể do không ngủ được, không muốn ăn uống, chẳng chịu tiếp xúc với ai và có biểu hiện trầm cảm, người nhà mới vội vàng đưa xuống viện khám và phát hiện ra ông mắc chứng điếc đột ngột.
  2. Để phòng bệnh, người cao tuổi nên đi khám định kỳ (Ảnh minh hoạ) Theo TS. BS Võ Thanh Quang, Giám đốc BV Tai – Mũi - Họng TW, chứng điếc đột ngột đang có xu hướng gia tăng ở người già. Bệnh thường xảy ra trong vòng vài ngày hoặc vài giờ do bộ phận tiếp nhận thần kinh thính giác ở tai trong bị ảnh hưởng. Thông thường, bệnh nhân không có triệu chứng nào ngoài dấu hiệu giảm sức nghe, ù tai, tiếng kêu o o trong tai, chóng mặt thành từng cơn kéo dài vài phút nên nhiều người chủ quan nghĩ tai sẽ phục hồi. Bệnh thường xảy ra ở một bên tai, nhưng cũng có thể xảy ra ở hai tai. Nên đi khám sau 24 giờ Cũng theo TS Võ Thanh Quang, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột ở người già như: Tổn thương màng nhĩ, viêm nhiễm tai do lâu ngày không được vệ sinh tạo thành nút ráy tai bít lấp ống tai, dẫn đến gây nghe kém. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, cao huyết áp; thay đổi cảm xúc, nóng lạnh đột ngột. Ngoài ra, do mạch máu thần kinh bị co thắt đột ngột làm rối loạn mạch máu nuôi vùng tai hoặc do bệnh miễn dịch, ngộ độc về thuốc cũng gây điếc.
  3. Để phòng bệnh, bác sĩ Thanh Quang cho rằng, quan trọng nhất là nghỉ ngơi, có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn nhạt, hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê... Tránh những thay đổi đột ngột, va đập mạnh, xúc động quá mức, những tiếng ồn cao. Thường xuyên vệ sinh tai bằng bông, tránh dùng vật lạ để vệ sinh, lấy ráy tai vì dễ gây viêm nhiễm, tổn thương tai. Hàng năm, nên đưa người cao tuổi đi khám đo thính giác tại các chuyên khoa tai mũi họng. “Khi có hiện tượng ù tai, chóng mặt hay giảm sức nghe, bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng khám ngay trong 24 giờ đầu là tốt nhất. Càng để lâu, khả năng phục hồi thính lực càng thấp. Nếu điều trị sau 7 ngày, khả năng điếc vĩnh viễn sẽ rất cao”- TS Võ Thanh Quang khuyến cáo. Điếc đột ngột do lạnh
  4. Điếc do lạnh rất dễ tái phát, lần sau nặng hơn lần trước. Nếu muốn "cứu" đôi tai, bệnh nhân nên đi khám trong ba ngày đầu tiên. Ngoài các nguyên nhân gây điếc như chấn thương, bệnh vùng tai, còn có một nguyên nhân khác ít người biết là bị điếc hoặc giảm sức nghe đột ngột vì trời lạnh. Theo bác sĩ Lương Thị Hồng Châu, Trưởng khoa Tai Thần kinh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, trường hợp điếc hoặc giảm thính lực đột ngột do lạnh không phải hiếm. Tuy nhiên, các dấu hiệu thường không rõ ràng nên người bệnh đôi khi không phát hiện ra. Dấu hiệu không rõ ràng Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, điếc đột ngột là hiện tượng mất sức nghe xảy ra một cách đột ngột và diễn tiến trong vòng 12 giờ. Vào mùa đông, khí hậu Việt Nam thường có nhiều gió nên hơi nước bốc hơi nhanh, khiến cho cơ thể dễ bị lạnh. Khi trời lạnh, các mạch máu co lại gây rối loạn sự vận chuyển của các mạch máu nuôi dưỡng vùng tai trong. Mà theo cấu tạo tai người, tai trong là nơi có ốc tai, từ đó hình thành nên các dây thần kinh nghe. Vì vậy, khi tai trong bị tổn thương, người bệnh sẽ bị điếc hoặc giảm thính lực. Tiến sĩ Dinh cũng cho biết mắc bệnh hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của
  5. từng người. Những người có cơ địa dị ứng hay sức đề kháng yếu như phụ nữ sau sinh, người già, trẻ em hay những người có bệnh về mạch máu như huyết áp cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác. Người bệnh có thể điếc một hoặc cả hai bên tai. Tuy nhiên, các biểu hiện giảm sức nghe đột ngột thường không rõ ràng nên người bệnh nhiều khi không phát hiện ra. Các bác sĩ lưu ý, có ba dấu hiệu hay gặp của chứng giảm sức nghe đột ngột mà người bệnh cần chú ý, đó là ù tai, chóng mặt từng cơn và có cảm giác đầy trong tai. Sau mấy ngày tập thể dục ngoài trời khi trời lạnh, bác Lưu (56 tuổi, Hà Nội) bị đau đầu và xuất hiện tiếng ù trong tai trái. Chủ quan vì nghĩ chỉ vài ngày sẽ hết nên bác Lưu không đến bệnh viện kiểm tra. Ba ngày sau, khi cảm thấy nghe khó khăn hơn ngay cả khi người nói chuyện đứng rất gần, bác đi khám và biết nguyên nhân gây ra tình trạng này do thời tiết lạnh. Dễ tái phát Theo bác sĩ Hồng Châu, điếc đột ngột có thể tái phát, những lần sau sẽ nặng hơn lần trước hoặc lan sang tai bên đối diện. Do đó, bệnh nhân phải được đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Người bệnh cũng cần tuân thủ tuyệt đối phương pháp điều trị nội khoa như tiêm truyền kháng sinh, chống viêm, giãn mạch, vitamin hỗ trợ thần kinh, thuốc chống dị ứng cũng như an thần. Thời gian điều trị khoảng 10 - 20 ngày. Ngoài ra, tiến sĩ Dinh cho biết, để quá trình điều trị có hiệu quả, người bệnh cần đi khám trong ba ngày đầu tiên là tốt nhất. Kết quả điều trị cũng cho thấy nếu được điều trị trong vòng một tuần từ khi phát hiện dấu hiệu bệnh, khả năng phục hồi sức nghe của bệnh nhân 60%. Sau một tuần, khả năng hồi phục sức nghe sẽ rất ít.
  6. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, trong mùa lạnh, cần chú ý các thói quen sinh hoạt hằng ngày như tránh ra ngoài trời quá sớm hoặc quá khuya. Trong những ngày thời tiết lạnh về sáng sớm và chiều tối, mọi người không nên tắm gội trước 7h và sau 20h. Đặc biệt là với người già, có thể lùi thời gian tập thể dục xuống muộn hơn để tránh bị lạnh. Mặc ấm trước khi ra ngoài trời lạnh, khi đi từ môi trường ấm, trong phòng kín có bật lò sưởi hay điều hòa ấm, cần tắt trước khi ra ngoài 15 phút để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ. CÁCH ĐỀ PHÒNG Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điếc đột ngột, trong vòng vài ngày hoặc vài giờ do bộ phận tiếp nhận thần kinh thính giác ở tai trong bị tổn thương. Thông thường, bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng ngoài dấu hiệu sức nghe bị giảm, vì vậy không ít người chủ quan khi nghĩ rằng sau đó tai sẽ phục hồi lại bình thường. Điếc đột ngột xảy ra có thể do yếu tố thời tiết và môi trường tác động, có thể do tổn thương ở màng nhĩ, viêm nhiễm hay do chất độc (rượu, thuốc lá...), tổn thương dây thần kinh (viêm màng não, vi-rút, u dây thần kinh...). Bên cạnh đó, nguyên nhân rối loạn mạch máu nuôi vùng tai do bệnh nhân căng thẳng, lo âu cũng được ghi nhận. Đối tượng mắc bệnh thường từ 20 tuổi trở lên, nhiều nhất là trong khoảng 30-50 tuổi. Cho đến nay việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến điếc cấp tính ở từng bệnh nhân vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng nội khoa. Do đó nếu phát hiện và được điều trị kịp thời, bệnh nhân có khả năng phục hồi cao, còn nếu chủ quan bỏ qua thì bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn. Với chứng điếc đột ngột, việc phòng ngừa chủ yếu là nghỉ ngơi, thư giãn để giảm lo lắng, căng thẳng nhằm hạn chế những tổn thương gây tắc mạch máu nuôi tai. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia y khoa:
  7. - Tuyệt đối không ráy tai hoặc không vệ sinh tai bằng cách đưa vật lạ vào tai vì dễ gây viêm nhiễm và tổn thương tai, ảnh hưởng đến hệ thống tiếp nhận âm thanh của tai. - Cần đến bác sĩ để khám ngay khi có hiện tượng ù tai chóng mặt hay sức nghe giảm; không nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu này vì càng để lâu thì khả năng phục hồi càng thấp. - Hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá cũng như đề phòng, không để xảy ra tình trạng chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng tai. - Đối với những công việc dễ ảnh hưởng tới thính giác, cần có các biện pháp bảo hộ cho cá nhân và tập thể như bố trí trang thiết bị che chắn tai và giảm tiếng ồn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2