CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần V
lượt xem 5
download
Bệnh nhân nên hiểu rằng phần lớn những người mà đột ngột bị đau vùng thắt lưng, ngay cả với chứng đau thần kinh tọa, có nhiều khả năng cải thiện đáng kể trong tháng đầu tiên. Những loại thuốc được bác sĩ kê toa phổ biến nhất cho việc điều trị chứng đau lưng là những loại thuốc kháng viêm không steroid (nonsteroidal antiinflammatory drugs – NSAIDs). Có chứng cứ cho thấy rằng việc sử dụng ngắn hạn những thuốc kháng viêm không steroid mang lại sự thuyên giảm hiệu quả ở những bệnh nhân bị đau lưng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần V
- CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA Phần V SỬ DỤNG THUỐC Bệnh nhân nên hiểu rằng phần lớn những người mà đột ngột bị đau vùng thắt lưng, ngay cả với chứng đau thần kinh tọa, có nhiều khả năng cải thiện đáng kể trong tháng đầu tiên. Những loại thuốc được bác sĩ kê toa phổ biến nhất cho việc điều trị chứng đau lưng là những loại thuốc kháng viêm không steroid (nonsteroidal anti- inflammatory drugs – NSAIDs). Có chứng cứ cho thấy rằng việc sử dụng ngắn hạn những thuốc kháng viêm không steroid mang lại sự thuyên giảm hiệu quả ở những bệnh nhân bị đau lưng cấp tính. Những lợi ích của những loại thuốc kháng viêm không steroid đối với chứng đau lưng mãn tính thì ít chắc chắn hơn. Có một số lớn các loại thuốc kháng viêm không steroid hiện hành: • Các loại thuốc kháng viêm không steroid không cần toa bác sĩ bao gồm aspirin, ibuprofen (Motrin IB, Advil, Nuprin, Rufen), naproxen (Aleve), ketoprofen (Actron, Orudis KT).
- • Các loại thuốc kháng viêm không steroid cần có toa bác sĩ bao gồm ibuprofen (Motrin), naproxen (Naprosyn, Anaprox), flurbiprofen(Ansaid), diclofenac (Voltaren), tolmetin (Tolectin), ketoprofen (Orudis, Oruvail), and dexibuprofen (Seractil). • Uống các loại thuốc kháng viêm không steroid trong bữa ăn có thể làm giảm bớt tình trạng khó chịu của bao tử (xót bao tử), mặc dù là điều này có thể làm chậm hiệu quả giảm đau của thuốc. Vào tháng 4 năm 2005, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã yêu cầu các nhà sản xuất thuốc kháng viêm không steroid cần toa bác sĩ đính kèm theo các sản phẩm của họ những nhãn cảnh báo tương tự được dùng cho thuốc celecoxib (Celebrex) chặn men COX-2. Nhãn cảnh báo “màu đen” này, là nhãn cảnh báo nghiêm trọng nhất của FDA, nhấn mạnh vào những nguy cơ gia tăng cho những tình trạng về tim mạch (những tình huống có liên quan đến tim) và tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa mà có liên quan đến việc sử dụng những loại thuốc này. Cơ quan FDA cũng đòi hỏi các nhà sản xuất các loại thuốc kháng viêm không steroid không theo toa bác sĩ (over-the-counter – OTC) nên cụ thể hơn trong các nhãn cảnh báo liên quan đến những nguy cơ tiềm ẩn về tim mạch và đường tiêu hóa. Do những lợi ích về tim được công nhận, thuốc aspirin aspirin được miễn việc xem duyệt các nhãn cảnh báo này. Vào tháng 12 năm 2006, cơ quan FDA đề xuất những thay đổi lớn hơn về nhãn cảnh báo để làm nổi bật khả năng gây tổn thương gan của những loại thuốc này, cũng như những nguy cơ
- tương tác thuốc giữa rượu bia và những loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Việc sử dụng đều đặn và dài hạn các loại thuốc kháng viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đặc biệt đối với những người có bệnh tim. Sử dụng dài hạn các loại thuốc kháng viêm không steroid cũng là một nguyên nhân phổ biến đứng thứ hai gây ra loét và xuất huyết đường tiêu hóa. Để giảm bớt những nguy cơ có liên quan đến các loại thuốc kháng viêm không steroid, hãy dùng liều lượng thấp nhất cho phép để giúp giảm đau. Các tác dụng phụ có khả năng xảy ra của các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể bao gồm: • Khó chịu bao tử • Khó tiêu (cảm giác đốt cháy, sưng phồng ở lõm thượng vị) • Uể oải, buồn ngủ • Da bị thâm tím • Cao huyết áp • Bị ứ chất lỏng, bí tiểu • Đau đầu
- • Phát ban • Chức năng thận bị giảm Loét Do Thuốc Kháng Viêm Không Steroid và Xuất Huyết Đường Tiêu Hóa Việc sử dụng dài hạn các loại thuốc kháng viêm không steroid là nguyên nhân phổ biến đứng thứ hai gây ra các chứng loét. Các chứng loét do thuốc kháng vi êm không steroid gây ra có nhiều khả năng xuất huyết hơn những chứng loét do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Những người có nhiều nguy cơ bị xuất huyết bao gồm những người trên 60 tuổi, những ai có tiền sử bị các chứng loét hoặc xuất huyết đường tiêu hóa, những bệnh nhân mắc những chứng bệnh tim nghiêm trọng, những người lạm dụng bia rượu, và những người sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng đông (thuốc làm loãng máu) và các loại thuốc corticosteroids. Các loại thuốc ức chế bơm proton (Proton-pump inhibitor - PPI) có thể giúp ngăn ngừa và làm lành các vết loét do thuốc kháng viêm không steroid gây ra. Thuốc ức chế bơm proton bao gồm omeprazole (Prilosec), esomeprazole (Nexium), and lansoprazole (Prevacid).
- Các loại thuốc chặn men COX-2 (Coxibs). Các loại thuốc này ức chế men hoạt hóa viêm sưng mà được gọi là men COX-2. Nhóm thuốc này đầu tiên được cho rằng cung cấp những lợi ích t ương đương với nhóm thuốc kháng viêm không steroid nhưng gây ra ít lo âu hơn về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, theo sau nhiều báo cáo về các vấn đề về tim, phát ban ở da, và những tác dụng gây hại khác, cơ quan FDA đã tái đánh giá những nguy cơ và lợi ích của nhóm thuốc này. Điều này dẫn đến việc thu hồi thuốc rofecoxib (Vioxx) và valdecoxib (Bextra) khỏi thị trường thuốc Hoa Kỳ. celecoxib (Celebrex) vẫn còn được sử dụng, nhưng bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ xem loại thuốc này có thích hợp và an toàn cho họ không. Vào tháng 12 năm 2006, cơ quan FDA đã phê chuẩn thuốc celecoxib cho việc điều trị làm thuyên giảm các triệu chứng của chứng viêm khớp dạng thấp ở trẻ vị thành niên (juvenile rheumatoid arthritis) đối với những bệnh nhân ở độ tuổi từ 2 trở lên.
- Stomach ulcers: Các vết loét bao tử Một vết loét là một thương tổn hình chén (bát) trên da hoặc màng nhầy do tình trạng viêm, nhiễm trùng, hoặc ung thư gây ra. Để tránh kích thích vết loét, hãy ngưng hút thuốc lá và cố gắng loại bỏ một số chất trong bữa ăn, bao gồm caffeine và rượu bia. Những loại thuốc do bác sĩ kê toa có trên thị trường dùng để ức chế axit trong bao tử mà gây ra sự ăn mòn niêm mạc bao tử. Trị liệu nội soi có thể được sử dụng để ngăn chặn tình trạng xuất huyết có liên quan đến vết loét. Tramadol Tramadol (Ultram) là một loại thuốc giảm đau mà được sử dụng thay thế cho các loại thuốc giảm đau có tính an thần nh ư opioid. Mặc dù loại thuốc này có đặc tính giống như thuốc opioid, nhưng nó không gây nghiện. (Tuy nhiên, có những trường hợp được báo cáo là bị lệ thuộc và lạm dụng thuốc). Thuốc này có thể gây buồn nôn, nhưng không gây ra những vấn đề nghiêm trọng về đường tiêu hóa mà các loại thuốc kháng viêm không steroid có thể gây ra. Một số bệnh nhân uống tramadol gặp phải tình trạng ngứa nghiêm trọng. Dạng thuốc kết hợp của tramadol
- và acetaminophen (Ultracet) hiện tại đang có bán trên thị trường. Dạng thuốc kết hợp này cung cấp đặc tính giảm đau nhanh hơn tramadol khi dùng riêng. Thuốc Giảm Đau Opioid Thuốc an thần (narcotics) là những thuốc loại thuốc giảm đau tác động đến trung tâm thần kinh. Chúng là những loại thuốc cực mạnh được dùng để quản lý cơn đau. Có hai loại thuốc an thần: • Opiate, chẳng hạn như morphine và codeine, có gốc từ thuốc phiện thiên nhiên. • Opioid là những loại thuốc tổng hợp và bao gồm oxycodone (Percodan, Percocet, OxyContin), hydrocodone (Vicodin), và oxymorphone (Numorphan). Opioid thì hiệu quả trong việc làm thuyên giảm ngắn hạn cơn đau lưng. Nếu bác sĩ không quản lý tốt việc sử dụng thuốc, thì việc sử dụng những loại thuốc này trên 16 tuần để điều trị đau vùng thắt lưng vẫn chưa được nghiên cứu cặn kẽ và có thể làm tăng nguy cơ lạm dụng thuốc. Nhiều phương thức mới trong việc truyền tải thuốc đã được phát triển. Một miếng dán ở da có chứa thuốc opioid được gọi là fentanyl hấp thu thuốc qua da
- (Duragesic) có thể thuyên giảm đau lưng mãn tính hiệu quả hơn các loại thuốc opioid uống bằng miệng. Các tác dụng phụ của thuốc opioid bao gồ m lo âu, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, buồn ngủ, hoang tưởng đoán nhận, bí tiểu, khó chịu, thở nặng nhọc hoặc thở chậm. Tính nghiện ngập là một nguy cơ, mặc dù ít được tin rằng khi nào các loại thuốc này được dùng cho giảm đau. Thật vậy, khi được kê toa hợp lý, việc sử dụng các loại thuốc opioid cho chứng đau mãn tính có thể an toàn hơn trong một số trường hợp thay vì tiếp tục sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid. Một cách đáng tiếc, tình trạng lạm dụng thuốc opioid của những người trẻ đang là một mối lo ngại lớn. Trừ khi cơn đau thật sự nghiêm trọng, các chuyên gia đề xuất chống lại việc kê toa thường xuyên thuốc opiod. Tiêm Steroid Trên Màng Cứng Việc tiêm các loại thuốc corticosteroid (thường gọi là steroid) thỉnh thoảng được sử dụng để điều trị đau lưng dưới (thắt lưng) do va chạm mạnh dây thần kinh gây ra. Thuốc được tiêm vào khoảng không màng cứng (epidural space), ngay bên trong màng bọc bên ngoài cột sống. Việc tiêm thuốc được chỉ định càng gần vị trí dây thần kinh bị ảnh h ưởng càng tốt. Các loại thuốc corticosteroid có tác dụng giảm viêm.
- Các nghiên cứu về việc xem xét những lợi ích của việc tiêm các loại thuốc steroid cho chứng đau thần kinh tọa và đau vùng thắt lưng vẫn chưa thống nhất. Chưa có các nghiên cứu có chất lượng cao nào cho thấy rằng việc tiêm những loại thuốc này cung cấp lợi ích dài hạn cho đa số bệnh nhân khi được so sánh với các điều trị mang tính tranh cãi nhiều hơn. Tuy nhiên, có chứng cứ hợp lý cho thấy rằng những bệnh nhân tiếp nhận việc tiêm các loại thuốc này, thông thường từ 1 đến 2 tháng, được giảm đau tạm thời. Các tác dụng phụ nghiêm trọng và gây đau nhức, bao gồm viêm màng não và viêm sưng, có thể xảy ra. Tuy nhiên, những nguy cơ như vậy có tỉ lệ rất thấp. Việc tiêm steroid trên màng cứng cho chứng hẹp cột sống có thể giúp thuyên giảm tạm thời cơn đau nhưng thường không cải thiện được chức năng hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, cũng như không giúp bệnh nhận tránh khỏi làm phẫu thuật. Tiêm Chất Botulinum Toxin Các nhà nghiên cứu đang điều tra xem việc tiêm chất botulinum toxin (Botox) vào thắt lưng có thể giảm đau an toàn và hiệu quả không. Botox th ường được sử dụng để làm tan biến các nếp nhăn và để điều trị các rối loạn cơ thần kinh. Một liều lượng rất nhỏ Botox có thể gây tê liệt tạm thời các mô cơ. Một số nghiên cứu cho
- thấy rằng Botox có thể giúp thuyên giảm chứng đau vùng thắt lưng mãn tính nhưng vai trò của Botox trong việc điều trị đau lưng vẫn chưa được xác định. Các Loại Thuốc Chống Trầm Cảm Một số nghiên cứu cho thấy rằng các loại thuốc chống trầm cảm có thể l àm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cơn đau ở một số bệnh nhân, mặc dù các loại thuốc này ảnh hưởng rất ít đến những chức năng hoạt động hàng ngày. Các loại thuốc chống trầm cảm tricyclics có thể là những loại thuốc giảm đau hiệu quả đối với những người không bị trầm cảm mắc phải chứng đau lưng mãn tính. Các loại thuốc chống trầm cảm này bao gồm amitriptyline (Elavil, Endep), desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan), imipramine (Tofranil), amoxapine (Asendin), nortriptyline (Pamelor, Aventyl), and maprotiline (Ludiomil). Tricyclics có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng các loại thuốc này có một vai trò hữu hiệu mà đang được xem xét. Một cuộc xem duyệt gần đây các nghiên cứu hiện hành không tìm thấy được chứng cứ rõ ràng rằng các loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp ích cho những người mắc chứng đau vùng thắt lưng mãn tính. Tuy nhiên, những nhà xem duyệt lưu ý rằng các loại thuốc chống trầm cảm giúp ích cho những trường hợp đau mãn
- tính khác và cũng lưu ý rằng cần thêm những nghiên cứu quy mô hơn để làm rõ tính hiệu quả của các loại thuốc này đối với chứng đau vùng thắt lưng mãn tính. Các Loại Thuốc Thư Giãn Cơ Một dạng kết hợp các loại thuốc kháng viêm không steroid và các loại thuốc thư giãn cơ, chẳng hạn như cyclobenzaprine (Flexeril), diazepam (Valium), carisoprodol (Soma), hoặc methocarbamol (Robaxin), thỉnh thoảng được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp tính. Có chứng cứ cho thấy rằng các loại thuốc này có thể giúp thuyên giảm chứng đau vùng thắt lưng không cụ thể, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng những loại thuốc này nên được sử dụng một cách cẩn thận, vì chúng tác động đến não, chứ không tác động đến cơ. Những bệnh nhân mà dùng thuốc thư giãn cơ có thể gặp phải một số tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như buồn ngủ. Thuốc thư giãn cơ Soma có thể gây nghiện và có ít tác dụng ngoài việc gây ngủ. Dược Thảo và Các Loại Thực Phẩm Chức Năng Thông thường, các nhà sản xuất dược thảo và các loại thực phẩm chức năng (supplements) không cần sự phê chuẩn của cơ quan FDA để bán các sản phẩm của họ. Cũng giống như thuốc tây (tây dược), dược thảo và thực phẩm chức năng có
- thể ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cơ thể, và do đó có khả năng sản sinh những tác dụng phụ gây tác hại. Đã có một số các trường hợp được báo cáo bị các tác dụng phụ nghiêm trọng và gây chết người từ các sản phẩm dược thảo. Phải luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng dược thảo và các loại thực phẩm chức năng. Phần lớn các dược thảo trị đau lưng được cho rằng có cả hai tác dụng giảm đau và kháng viêm. Một vài loại dược thảo được tìm thấy có một số lợi ích khi so sánh với giả dược và viên đường. Tuy nhiên, các phương thuốc này không thể so sánh với những trị liệu tiêu chuẩn khác. White willow bark, bromelain, và Boswellia có những đặc tính làm loãng máu và có thể can thiệp đến các loại thuốc chống đông, chẳng hạn nh ư thuốc warfarin (Coumadin).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tự học chữa bệnh day bấm huyệt - Thần kinh tọa
12 p | 280 | 53
-
Đau thần kinh tọa
5 p | 403 | 50
-
THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - THẦN KINH TỌA ĐAU
9 p | 297 | 49
-
ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA (Kỳ 1)
5 p | 211 | 41
-
ÐAU DÂY THẦN KINH TỌA (Kỳ 2)
8 p | 176 | 38
-
Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
5 p | 288 | 38
-
Cập nhật biện pháp điều trị đau thần kinh tọa
5 p | 196 | 36
-
Có phương pháp điều trị dứt điểm Đau thần kinh toạ không?
5 p | 275 | 27
-
Đông y trị chứng đau thần kinh tọa
2 p | 192 | 21
-
Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Đông y
5 p | 195 | 20
-
Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa
2 p | 283 | 16
-
Đông y chữa đau thần kinh tọa
2 p | 166 | 16
-
HỘI CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA
18 p | 133 | 14
-
Bài thuốc dân gian trị đau thần kinh toạ
6 p | 126 | 8
-
CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA - Phần I
11 p | 69 | 5
-
Bài giảng Chứng đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm - BS. Nguyễn Năng Tấn
18 p | 45 | 4
-
Bài giảng Đau thần kinh tọa
42 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn